Cập nhật nội dung chi tiết về Cứ 100 Ca Phá Thai Ở Việt Nam Thì Có 62 Trường Hợp Mang Thai Ngoài Ý Muốn mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà Nguyễn Thị Tuyết (hàng trên, thứ 2 từ phải sang), Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tham dự Hội thảo
Hiện nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác DS-KHHGD. Tỉ lệ tăng dân số giảm từ trên 2% năm 1993 xuống còn 1,09% năm 2016. Tỉ lệ chết mẹ giảm xuống còn 58.3 trên 10.000 trẻ đẻ sống năm 2016. Tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) năm 2017 là 76,5%, trong đó tỉ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là 65,4%.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại Hội thảoÔng Nguyễn Doãn Tú – Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, các kết quả công tác DS- KHHGĐ đạt được đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhờ thành công của chương trình DS-KHHGĐ, đã hạn chế tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội. Đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ chính là đầu tư cho phát triển một cách hiệu quả nhất. Theo kinh nghiệm quốc tế, nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước.
Bà Trần Thị Lan Hương – Giám đốc Y khoa Dược phẩm công ty Bayer Việt Nam và ông Đinh Huy Dương – Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục – Tổng cục DS-KHHGĐ ký cam kết thực hiện và chung tay tuyên truyền vì sức khỏe sinh sản phụ nữ Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027-2028. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân.
Sự kiện thu hút các bạn trẻ là sinh viên các trường ĐH tới tham dự
Hàng năm, theo thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam có tới 300-350 nghìn ca phá thai. Theo kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ năm 2016 của Tổng cục Thống kê, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 – 49 tuổi có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn. Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát.
Khách tham quan khu vực triển lãm của sự kiệnXuất phát từ thực tế trên, trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai khác nhau. Dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý, mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa.
Mục tiêu của Ngày tránh thai Thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên (VTN/TN), phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các BPTT để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản.
Phòng tránh thai hiệu quả, an toàn mang lại rất nhiều lợi ích:
Chủ động trong việc sinh con.
Tránh được những tai biến sản khoa và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
5 Trường Hợp Dễ Mang Thai Ngoài Ý Muốn
Không thể có thai khi đang cho con bú
Trong giai đoạn này, phụ nữ khó mang thai hơn bình thường nhưng không có nghĩa là không thể. Thực tế đã cho thấy rất nhiều phụ nữ vẫn có khả năng mang thai ngay trong thời kỳ cho con bú. Vì vậy, cách an toàn nhất là ông xã của bạn nên mặc “áo mưa” khi hai người gần gũi.
Thuốc tránh thai hiệu quả 100% Nhìn chung, thuốc tránh thai hiệu quả tới 99% nhưng còn 1% nữa, điều này đồng nghĩa với bạn vẫn có thể mang thai. Đặc biệt khi bạn dùng thuốc tránh thai trong thời kỳ uống kháng sinh điều trị bệnh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Xuất tinh bên ngoài sẽ không có thai
Nhiều cặp đôi không muốn dùng bao cao su trong quá trình quan hệ vì cảm giác không thật, họ chọn biện pháp xuất tinh ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không đảm bảo hoàn toàn. Dù chất dịch của các chàng tiết ra trước khi lên “đỉnh” ít có khả năng làm phái nữ thụ thai nhưng chúng lại có tác dụng giúp tinh trùng làm quen với cơ quan sinh dục của người phụ nữ để tiến vào trong và gặp trứng dễ dàng hơn.
Nàng không có thai nếu quan hệ ở tư thế nằm trên
Khi phụ nữ nằm phía trên trong quá trình yêu đương, tinh trùng sẽ khó tới được với trứng hơn nhưng “khó” chứ không phải “không thể”. Vì vậy, nếu bất cẩn, bạn hoàn toàn có khả năng mang thai.
Quan hệ đường miệng không thể có thai
Theo ABC News đưa tìn năm 1988, một cô gái 15 tuổi sống ở ngôi làng nhỏ của quốc gia nam Phi Lesotho đã tới gặp bác sĩ với đầy đủ triệu chứng của một phụ nữ sắp sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra cô bé hoàn toàn không có âm đạo. Họ đã tiến hành ca mổ đẻ và đưa ra ngoài một bé trai khỏe mạnh.
Qua tìm hiểu, họ cho biết sở dĩ cô bé có thể mang thai là do tinh trùng nuốt vào đã tới được cơ quan sinh sản thông qua vết thương trên đường tiêu hóa (hơn 278 ngày trước đó, cô gái đã “yêu” bằng đường miệng). Từ đây, các chuyên gia sinh sản cho biết câu chuyện này chính là minh chứng cho khả năng sống sót và tồn tại kỳ diệu của tinh trùng. Mặc dù trường hợp này là rất hy hữu nhưng bạn nên cẩn thận vẫn hơn.
Trường Hợp Đảng Viên Sinh Con Thứ Ba Do Mang Thai Ngoài Ý Muốn
Hỏi:
Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW, ngày 22/3/2018 của UBKTTW về thực hiện một số điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, tại Điều 27 có nêu: “Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật”.
Về nội dung trên có 3 ý kiến:
(1) Chỉ cần có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương về việc nạo phá thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ thì đảng viên đó không bị xử lý kỷ luật.
(2) Phải có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện về việc sử dụng các biện pháp tránh thai mà ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ thì mới không bị xử lý kỷ luật
(3) Chỉ cần xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương vào sổ khám chữa bệnh của người đi khám, không cần giấy xác nhận.
Vậy vấn đề trên được hiểu như thế nào là đúng?
Trả lời:
Vấn đề trên được hiểu như sau, trường hợp đã sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn có thai (mang thai ngoài ý muốn); có xác nhận của bệnh viện nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ, thì không xử lý kỷ luật. Ý kiến thứ nhất đúng.
Việc xác nhận do bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên thì thực hiện và chịu trách nhiệm, có thể thực hiện trên sổ khám bệnh hoặc bằng giấy xác nhận (quy định này không áp dụng đối với trường hợp sinh con thứ 4 trở lên)./.
Theo Tạp chí Kiểm tra – Số tháng 12/2018
Admin DUK Doanh Nghiep
Ca Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam Đã Được Sinh Mổ Thành Công
Chăm sóc trẻ mới sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Đây là ca mang thai hộ đầu tiên được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng là em bé sinh qua hình thức mang thai hộ đầu tiên trào đời trong cả nước. Em bé ra đời trong niềm vui vỡ òa của cặp vợ chồng hiếm muộn suốt 16 năm nay.
Ca phẫu thuật mổ lấy thai do giáo sư Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia trực tiếp thực hiện.
Theo tiến sỹ Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người mang thai hộ (ở Hà Nam), các thủ tục cuối cùng cho ca phẫu thuật lấy thai cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng từ trước đó.
Như vậy, đây là em bé đầu tiên trào đời bằng phương pháp mang thai hộ, sau hơn 1 năm kể từ thời điểm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015).
Giáo sư Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đến nay cả nước đã thu nhận được gần 100 hồ sơ xin được cho phép mang thai hộ. Tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Hà Nội) đã duyệt 60 hồ sơ, trong đó đã thực hiện 46 ca; tại Trung tâm hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ (thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã có 33 hồ sơ từ các cặp vợ chồng hiếm muộn và đủ điều kiện mang thai hộ và đã thực hiện 19 ca.
Ông Tiến cho hay, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ thành công sau khi thực hiện kỹ thuật này đã đạt được 50%.
Theo các chuyên gia, bào thai mang hộ là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng của vợ chồng được mang trong tử cung của một người khác nhờ vào kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Em bé sinh ra mang gen di truyền của bố mẹ chứ không phải của người mang thai hộ./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cứ 100 Ca Phá Thai Ở Việt Nam Thì Có 62 Trường Hợp Mang Thai Ngoài Ý Muốn trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!