Cập nhật nội dung chi tiết về Cơ Thể Thay Đổi Khi Mang Thai Như Thế Nào Với Bà Bầu Qua Từng Tháng Của Thai Kỳ? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
# Tháng thứ nhất
Trong tháng thứ nhất, bào thai mới hình thành nên đôi khi mẹ thậm chí chưa thể cảm nhận được sự tồn tại của con. Mẹ có khả năng gặp một số dấu hiệu mang thai sớm tương tự như triệu chứng cả, lạnh nhưng mẹ nhớ đừng uống thuốc.
# Tháng thứ hai
Sang tháng thứ 2, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên các hiện tượng thai nghén như thèm ăn hoặc chán ăn, buồn nôn,… bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, thân nhiệt mẹ bầu sẽ tăng cao, ngực căng tức, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ và dịch âm đạo tiết ra nhiều.
# Tháng thứ ba
Tháng thứ 3, ốm nghén vẫn tiếp tục “hành hạ” mẹ bầu cộng thêm táo bón, hay buồn tiểu và đau lưng. Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển thai nhi nên mẹ phải lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và duy trì tâm trạng tốt.
# Tháng thứ tư
Bước sang tháng thứ 4, bụng mẹ bắt đầu nhô lên, ốm nghén giảm đi nên cơ thể và tâm lý mẹ bầu sẽ thoải mái, dễ chịu hơn trước. Một số người có thể cảm thấy hơi đau bụng nhưng nếu không kèm theo các hiện tượng đáng báo động như ra máu, co thắt tử cung,… thì mẹ không cần quá lo lắng.
# Tháng thứ năm
Tháng giữa thai kỳ, bụng mẹ sẽ to lên trông thấy kèm theo cân nặng tăng đáng kể. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên chú ý ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá nhiều dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn khi sinh nở. Đây cũng là giai đoạn bé phát triển xương nên mẹ cần bổ sung canxi đầy đủ.
# Tháng thứ sáu
Bụng mẹ và cân nặng tiếp tục tăng khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn, cơ thể đau nhức, đặc biệt là phần lưng. Trong tháng này, mẹ cũng bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của bé.
# Tháng thứ bảy
Bước vào quý thứ ba của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ càng nặng nề hơn. Nhiều người bắt đầu thấy mệt mỏi, chân đau nhức, không muốn đi lại. Bù lại, đây là lúc cơ quan thính giác của bé hoàn thiện, bé bắt đầu nghe được tiếng mẹ nên mẹ có thể trò chuyện cùng bé hàng ngày.
# Tháng thứ tám
Những thay đổi bên ngoài cơ thể như phù chân, rạn da bắt đầu xuất hiện nên mẹ bầu phải chú ý chăm sóc da và kiểm soát cân nặng. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cần cực kỳ cẩn thận vì rất dễ rơi vào tình huống sinh non.
Cơ thể nặng nề nhưng mẹ đừng ngồi một chỗ, vận động thường xuyên sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
# Tháng thứ chín
Vậy là thời điểm gặp con yêu đã sắp đến gần, mẹ bầu dù mệt mỏi, nặng nề đến mức chỉ muốn nằm nhưng cũng phải cố gắng vận động nhẹ nhàng, tập trước những kĩ năng cần thiết cho lúc sinh đẻ. Trong tháng cuối cùng này, mẹ phải lưu ý những dấu hiệu sắp sinh để kịp thời đến bệnh viện.
Theo Vân Anh (Dịch từ Sohu) (Khám Phá)
Cơ Thể Mẹ Thay Đổi Thế Nào Khi Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn?
Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi mang thai theo từng giai đoạn? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều chị em thai phụ hiện nay để nhanh chóng có biện pháp đối phó, chuẩn bị tinh thần lẫn sức khỏe mà trải qua một cách suôn sẻ thuận lợi nhất. Theo tính toán cụ thể thì mỗi thai phụ sẽ phải mang nặng trong khoảng từ 280 – 283 ngày và chia thành 3 tam cá nguyệt rõ ràng. Và tất nhiên là mỗi một tam cá nguyệt thai kỳ sẽ có một vài thay đổi nhất định trên cơ thể người mẹ bởi em bé sẽ phát triển lớn dần từng ngày. Có thể trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ bị nghén, bị nôn khá nhiều nhưng qua tam cá nguyệt thứ hai, tình trạng khó chịu bớt dần đi cho tới tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian cần nghỉ ngơi nhiều hơn trước lúc sinh nở.
Sự thay đổi cơ thể của bà bầu khi mang thai qua từng giai đoạn tam cá nguyệt
3 giai đoạn trong suốt thai kỳ của mỗi thai phụ tương ứng với 3 tam cá nguyệt, đó là tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 0 – 12), tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 – 25) và tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 26 – 40). Ở từng tam cá nguyệt, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi được xem là đặc trưng cho tam cá nguyệt đó tuy nhiên mức độ nhanh hay chậm là phụ thuộc vào thể trạng mỗi thai phụ.
1. Tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 0-12)
Thai nhi bắt đầu có những bước hình thành và phát triển trong tử cung của mẹ vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này. Đây là thời điểm quan trọng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Với người mẹ thì khoảng thời gian 3 tháng đầu này chính là lúc mẹ phải thay đổi dần các thói quen sinh hoạt để đảm bảo sao cho cơ thể mẹ bắt đầu đáp ứng với việc đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.
Hormone hCG – hormone mới xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất là nguyên nhân khiến mẹ bầu ốm nghén và mót tiểu. Bên cạnh đó, sự gia tăng của hormone progesterone cũng góp phần làm mẹ bầu mệt mỏi, táo bón, sỏi mật. Tâm trạng của mẹ cũng vì thế mà dễ bị xáo trộn lúc vui lúc buồn, lúc phấn khích lúc hậm hực.
Cơ thể mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất rất yếu nhất là 2 tháng đầu tiên mang thai bởi mẹ bầu cần thiết phải đảm bảo sao cho tạo ra được một môi trường sống an toàn cho bé cưng trong bụng.
Tùy vào từng thể trạng mẹ bầu mà mức độ nghén có thể nhiều ít khác nhau. Thông thường mẹ nghén nặng nhất ở vào giai đoạn từ tuần 8-12 của thai kỳ. Ngoài biểu hiện buồn nôn, chán ăn hay thèm ăn bất thường của mẹ bầu bị nghén thì ngực của mẹ trong khoảng thời gian này cũng cực kỳ nhạy cảm. Mỗi khi lỡ tay chạm vào ngực thì rất đau, hai bầu ngực của mẹ bầu trông có vẻ đầy lên còn quầng vú thì chuyển màu sậm trong khi núm ti cứng.
Lượng đường trong máu giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên rất thấp, máu lên não cũng ít khiến mẹ bầu dễ cảm thấy đau hơn khi đứng lên, ngồi xuống một cách đột ngột.
Về mức tăng cân trong tam cá nguyệt thứ nhất này thì không quá đặt nặng việc mẹ buộc phải tăng cân nhiều. Mẹ bầu có thể tăng 1-3kg hoặc không tăng đều rất bình thường. Có nhiều trường hợp mẹ bầu sút cân do nghén nặng, không ăn uống được gì.
Mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu cần nhiều cẩn trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt bởi nguy cơ sảy thai, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là rất cao, đặc biệt với những thai phụ trên 35 tuổi.
Tuần thứ 12 của thai kỳ là thời điểm vàng để mẹ tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy để các bác sĩ chẩn đoán liệu thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.
2. Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13-25)
Đây là giai đoạn được đánh giá là “dễ thở” nhất với hầu hết bà mẹ mang thai bởi không cần quá kiêng khem như tam cá nguyệt đầu lại chẳng phải bụng to vượt mặt, khó di chuyển như tam cá nguyệt cuối. Mẹ bầu cũng đã dần quen với việc mình đang mang thai.
Ở 3 tháng giữa thai kỳ này, nhiều mẹ bầu may mắn thoát khỏi cảnh ốm nghén hành hạ, cũng không còn mệt mỏi dưới tác động của hormone nữa. Chính vì thế, mẹ bầu có thể ăn uống, tẩm bổ nhiều hơn để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giai đoạn này của bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải đối mặt với các vấn đề khác như ợ nóng, khó thở, phù tay chân, mỏi lưng, đau nhức tay chân … Nguyên nhân là do tử cung ngày càng phát triển làm đè nén dây thần kinh gây ra những cơn đau nhức. Estrogen được tiết ra từ buồng trứng là thủ phạm gây đỏ, ngứa lòng bàn tay, chân của mẹ bầu. Để xử lý các vấn đề này, mẹ bầu nên uống nhiều nước và chia nhỏ khẩu phần ăn.
3. Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 26-40)
Giai đoạn nước rút nên mẹ bầu cần tăng nhiều từ nửa ký đến một ký mỗi tuần đảm bảo sao cho cân nặng của mẹ phải tăng khoảng ¾ trọng lượng mẹ cần tăng trong suốt thai kỳ khi chạm mốc tuần thai 36 và 37.
Mức tăng cân chuẩn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là tứ 10-12 kg. Riêng những mẹ thừa cân hay nhẹ cân sẽ có mức tăng cân khác để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Sức ép và sức nặng của bụng bầu khiến mẹ đau lưng nhiều hơn trong giai đoạn này. Tình trạng phù nề chân do giãn tĩnh mạch cũng chuyển biến nặng nề hơn. Mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở. Để xử lý tình trạng phù nề mẹ nên mang giày thoải mái, ngủ đủ giấc mỗi đêm và tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, không được gác chân khi ngủ. Uống nhiều nước cũng là cách xử lý hữu hiệu cho tình trạng này nhưng tránh uống nhiều vào ban đêm vì dễ làm mẹ mất ngủ do phải đi toilet.
Khi chuyển sang tuần thai thứ 37 mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng bởi kể từ lúc này, bé con có thể chào đời bất kỳ lúc nào.
Tóm lại, mỗi một giai đoạn của thai kỳ trôi qua sẽ là những thay đổi nhất định trong cơ thể người mẹ, có thể khỏe hơn nhưng cũng có thể là kiệt sức, là stress vì nôn liên tục, là căng thẳng khi đối mặt với hàng loạt triệu chứng bất lợi không mong muốn. Quan trọng hơn cả là trước khi mang thai, cần nghiên cứu nắm rõ mọi kiến thức thai kỳ theo từng tam cá nguyệt, có như vậy thì mới chủ động được trong bất kỳ trường hợp nào và đảm bảo một kỳ thai diễn ra suôn sẻ thành công. chúng tôi chúc các mẹ xem tin vui!Mẹ – Bé – Tags: cẩm nang bà bầu
Cơ Thể Bạn Thay Đổi Như Thế Nào Khi Mang Thai Tuần Thứ 7?
Mang thai tuần thứ 7 các dấu hiệu còn chưa rõ ràng, thế nhưng bạn vẫn có thể có các triệu chứng ốm nghén như:
+ Bạn hay bị buồn nôn và ói mửa.
+ Tăng hoặc giảm cân.
+ Nước bọt tăng tiết nhiều.
+ Thèm ăn một vài món nào đó điên cuồng h oặc cảm thấy sợ ăn một vài món nào đó.
+ Hay bị ợ nóng và khó tiêu.
+ Thường xuyên buồn tiểu.
+ Cơ thể mệt mỏi.
+ Hay bị co thắt vùng xương chậu.
Ở thời gian này, các triệu chứng ốm nghén sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, nhưng sẽ giảm vào khoảng tuần 12.
Mang thai ở tuần thứ 7, bạn nên ăn nhiều bữa phụ sẽ tốt hơn khi chỉ ăn 3 bữa chính và cần tránh một số thực phẩm để giảm các triệu chứng khó chịu. Bạn có thể chọn uống trà bạc hà hoặc trà gừng, ăn kẹo để đỡ bị ốm nghén.
Khi mang thai tháng thứ 7, vú của bạn sẽ thay đổi như sau:
+ Kích thước lớn hơn.
+ Hay có cảm giác ngứa ran.
+ Núm vú cương cứng và trở nên nhạy cảm.
+ Quầng vú sẫm màu. Bầu vú xuất hiện nhiều bướu cục nhưng thật ra là tuyến mồ hôi.
Các triệu chứng khó chịu ở vú của bạn thường sẽ giảm dần sau ba tháng đầu.
Giai đoạn mang thai tuần thứ 7, mức độ gonadotropin màng đệm (HCG) của bạn đang tăng lên nhanh chóng, dẫn đến nhiều sự thay đổi khác trong cơ thể.
Khi mang thai, ai cũng sẽ trải qua những biến đổi về tâm lý, cảm xúc do sự thay đổi nội tiết tố cùng những xáo trộn trong cuộc sống. Bạn sẽ thường gặp phải những cảm xúc như:
+ Cảm thấy phấn khích về những gì đang xảy ra.
+ Hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.
+ Nghĩ về những ngày tháng tới mình sẽ phải làm gì khi có em bé.
+ Hay giận hờn vu vơ hoặc cảm thấy tủi thân mà không có lý do hoặc vì những lý do rất nhỏ nhặt.
Nếu bạn đang trải qua những cảm xúc khác thường, không thể làm chủ, Marry Baby khuyên bạn nên chia sẻ với những người mà mình tin tưởng, chẳng hạn như:
+ Nói chuyện với bạn đời hoặc bạn thân, đặc biệt là người đã từng mang thai và sinh nở.
+ Th i thoảng bạn có thể nghỉ làm hoặc làm việc ở nhà.
+ Hãy nói cho mọi người trong gia đình biết bạn muốn được nghỉ ngơi mỗi ngày.
+ Bạn nên hít thở không khí trong lành và tập thể dục hàng ngày.
+ Bạn nên tự cho phép mình lười biếng để có thời gian nghỉ ngơi.
Nếu các cảm xúc tiêu cực kéo dài, có thể bạn đã bị trầm cảm. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, một số triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng đến 14-23% phụ nữ tại một số thời điểm trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai rất dễ bị trầm cảm , đặc biệt là nhóm sau:
+ Gặp khó khăn về tài chính
+ Không được người thân giúp đỡ.
+ Có vấn đề về gia đình hoặc mối quan hệ.
+ Đã từng hoặc đang bị lạm dụng hoặc chấn thương.
+ Có tiền sử về tâm thần hoặc bị rối loạn cảm xúc.
+ Sử dụng ma túy, nghiện rượu hoặc người bạn đời sử dụng.
+ Đã từng trải qua điều trị sinh sản.
+ Đang gặp biến chứng khi mang thai.
+ Hay buồn bã và lo lắng.
+ Khó ngủ, mất ngủ, hay gặp ác mộng.
+ Mất hứng thú với các hoạt động thông thường.
+ Cảm thấy vô vọng, tội lỗi hoặc vô dụng.
+ Bị thay đổi thói quen ăn uống.
+ Nghĩ đến việc làm đau bản thân hoặc tự tử.
Sự thay đổi ở niêm mạc cổ tử cung
Hoạt động của progesterone khi mang thai tạo ra nút nhầy ở tử cung vào khoảng tuần thứ 7. Đó là một lớp chất nhầy bao phủ và chặn lối vào tử cung để ngăn ngừa virus, tinh dịch và các chất khác xâm nhập gây hại cho thai nhi.
Nút nhầy chủ yếu được tạo thành từ nước và glycoprotein. Hiệu quả bảo vệ của nút nhầy có thể thay đổi tùy theo sự dao động của hormone, nên bạn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn như viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng âm đạo.
Sự phát triển của thai nhi
Bạn sẽ nhận thấy nhiều thay đổi của thai nhi trong tuần thứ 7, bao gồm:
+ Trí não tiếp tục phát triển.
+ Các đặc điểm khuôn mặt tiếp tục hình thành, bao gồm lỗ mũi, miệng, lưỡi và con ngươi mắt.
+ Các chi tiếp tục phát triển rõ ràng hơn. Chồi chân, tay lúc này giống như mái chèo. Đầu gối và mắt cá chân, móng chân đang hình thành, đôi chân cân xứng với kích thước của cơ thể bé. Vai, cánh tay, ngón tay tiếp tục phát triển.
+ Tủy sống tiếp tục phát triển.
+ Tim, phổi và ruột tiếp tục phát triển.
+ Bắt đầu hình thành tuyến sinh dục.
+ Cơ bắp tiếp tục phát triển.
+ Thận đang lớn dần và bắt đầu hoạt động. Bé sẽ biết đi tiểu sau vài tuần.
+ Kích thước cơ thể của bé đã lớn hơn 10.000 lần so với thời điểm thụ thai, khoảng 2,54cm hoặc bằng khoảng kích thước một quả nho.
+ Phôi có các ngón tay và ngón chân có màng riêng biệt lớn bằng một hạt đậu nảy mầm và có thể di chuyển.
Những việc cần làm khi mang thai tuần thứ 7
+ Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, nồng độ sắt, miễn dịch bệnh sởi và các loại khác.
+ Xét nghiệm các bệnh di truyền.
+ Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá glucose (đường), protein, vi khuẩn và hồng cầu.
+ Thay đổi lối sống khi mang thai và cả sau khi sinh.
+ Không hút thuốc và uống rượu , đặc biệt là trong khi mang thai, đồng thời tránh sử dụng tất cả các chất cấm và độc hại trong thời gian này.
+ Luôn hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng một loại thuốc nào đó, kể cả thực phẩm chức năng hay các loại thuốc bổ sung.
+ Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các môn tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và bổ sung vitamin trước khi sinh. Đặc biệt cần bổ sung nhiều các thành phần sau vào chế độ ăn:
Canxi để hệ xương và răng của bé phát triển khỏe mạnh: Bạn có thể bổ sung các sản phẩm từ sữa, nước cam, rau xanh, cá hồi đóng hộp, nước hầm xương.
Protein cho sự tăng trưởng và sửa chữa tế bào: Protein có trong thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt, đặc biệt là đậu lăng và đậu.
Axit folic, vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Bạn có thể tìm thấy trong các loại rau và thực phẩm như bánh mì và ngũ cốc.
Sắt để tăng sản xuất tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu: Có trong rau xanh, thịt đỏ, hạt đậu, đậu phụ và thực phẩm tăng cường.
Các kiêng kỵ cần tránh khi mang thai tuần thứ 7
+ Nên tránh nhuộm tóc trong 12 tuần đầu của thai kỳ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
+ Không sử dụng các loại mỹ phẩm có các thành phần gây hại thai. Cụ thể, bạn có thể xem .
+ Không sử dụng các phương pháp làm đẹp có sử dụng sóng điện từ hoặc bức xạ.
+ Tuyệt đối không thực hiện bất kỳ một loại hình phẫu thuật thẩm mỹ nào, kể cả chỉ là tiểu phẫu thuật như cắt mí, niềng răng.
+ Cá biển rất tốt nhưng nếu ăn quá nhiều các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ gây hại cho não và hệ thần kinh đang phát triển của bé.
Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến khích bà bầu chỉ nên ăn các loại cá từ 170g – 227g mỗi tuần.
Tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá thu, cá mập, cá kiếm.
+ Loại bỏ chế độ ăn ít carbohydrate: Nghiên cứu chứng minh rằng, ăn ít carbohydrate trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh lên 30%.
Cảnh giác khi mang thai tuần thứ 7
Mang thai tuần thứ 7 vẫn còn trong giai đoạn nhiều rủi ro có thể xảy ra như sảy thai, vì thế bạn nên cảnh giác nếu thấy có các triệu sau:
+ Chảy máu âm đạo hoặc bị rò rỉ dịch âm đạo.
+ Cảm thấy triệu chứng có thai không rõ ràng hoặc chóng mặt.
+ Hay bị huyết áp thấp.
+ Áp lực trực tràng.
+ Bị đau vùng chậu nghiêm trọng hoặc co thắt mạnh.
Mang Thai Tuần Thứ 35 Thai Nhi Và Cơ Thể Của Mẹ Thay Đổi Như Thế Nào?
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 35
Trong tuần mang thai thứ 35 này, cân nặng của bé tăng ít nhất 0,25kg so với tuần thai thứ 34. Chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến gót chân là 47cm, tương đương như một quả dừa. Bé cũng đang dần rụng hết lớp lông tơ bao phủ bên ngoài cơ thể. Đặc biệt, chuyển sang khoảng thời gian này, bé sẽ nuốt hết các lớp sáp bao phủ bên ngoài làn da và chất bài tiết khác, để cho ra một hỗn hợp màu đen (hay còn gọi là phân su). Đây là “thành phẩm” của bé đầu tiên sau khi chào đời.
Khoảng thời gian này, bé đã ổn định vị trí nằm với tư thế đầu chúc xuống. Đối với những trường hợp ngoại lệ khi thai nhi chưa ổn định vào đúng vị trí sẽ nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện các động tác xoay thai từ bên ngoài bụng của mẹ.
Với những bé sinh vào tuần thứ 35 sẽ được gọi là sinh non. Và sinh ra sau tuần 40 của thai kỳ sẽ gọi là sinh muộn. Nếu bé sinh non ở thời điểm này rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp do phổi của bé vẫn chưa hoàn thiện hết. Để duy trì nhiệt độ cơ thể, khi sinh non, bé bắt buộc phải nằm trong lồng ấp và chăm sóc rất cẩn thận.
Sinh non thường phổ biến ở những trường hợp mang thai đôi hoặc do di chứng tiền sản giật hoặc viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, trong thai kỳ nếu bà bầu thường xuyên sử dụng rượu hoặc thuốc lá cũng rất dễ dẫn đến tình trạng sinh non.
Thay đổi cơ thể của mẹ khi mang thai tuần thứ 35
Vào tuần thai thứ 35 này, thai nhi đã lớn hơn rất nhiều. Đó là lí do vì sao bạn có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Điều bạn cần làm lúc này là chia thật nhỏ các bữa ăn trong ngày và di chuyển, đi lại thật nhẹ nhàng, hạn chế các việc làm nặng.
Không giống như các tuần thai trước, tuần này, bạn sẽ ít bị ợ nóng hơn do thai nhi đã lọt xuống vùng chậu. Với các mẹ đã từng sinh em bé, quá trình sa bụng này sẽ không xuất hiện trước khi chuyển dạ.
Khi bé đã lọt xuống vùng chậu, bạn sẽ thấy áp lực tăng lên ở phần bụng dưới. Đó là nguyên nhân khiến việc đi tiểu và sinh hoạt trở nên thường xuyên và khó khăn hơn. Cũng trong tuần thai này, bạn cũng cảm nhận được rõ rằng các cơn co thắt báo hiệu trước khi chuyển dạ.
Trong những trường hợp đặc biệt như có biểu hiện rỉ nước ối, thai nhi ngừng cử động hay chảy máu ở âm đạo, nhức đầu, đau bụng và sốt dai dẳng, bạn cần lập tức gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm quy trình chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa
Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai tuần 35
Theo các bác sĩ khuyến cao, ngay từ tuần thứ 32 trở đi bạn đã có thể nghĩ đến việc chuẩn bị các đồ dùng cần thiết khi sinh tại bệnh viện. Hãy tham khảo những kinh nghiệm sắm đồ cho trẻ sơ sinh tiết kiệm, đầy đủ nhất. Đặc biệt lưu ý mua thêm miếng lót ngực hoặc áo lót dành cho bà bầu vì vú của bạn lúc này đã tiết ra sữa non rồi.
Vài tuần tiếp theo chắc chắn bạn sẽ bận rộn hơn vì ngày chuyển dạ đang đến dần. Vì thế, hãy tranh thủ khoảng thời gian này để sắp xếp lại những công việc của gia đình và lên kế hoạch chuẩn bị những đồ dùng, vật dụng cá nhân cần thiết để không gặp khó khăn khi đến ngày sinh nở.
Mang thai tuần thứ 35 cũng là lúc thai nhi đang phát triển rất nhanh. Do đó, bạn hãy bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất khoáng, sắt, đạm và canxi để phòng ngừa bệnh thiếu máu. Một chế độ dinh dưỡng kết hợp với các loại rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều. Đặc biệt khi mang thai tuần thứ 35, tử cung đã mở rộng và tạo áp lực lên thành dạ dày, khiến bạn hay ợ hơi và cảm thấy khó chịu. Những lúc như này, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn duy nhất 3 bữa/ngày.
Lời khuyên dành cho các ông bố và người thân
Khi bầu bí, cơ thể cũng như tâm lý của chị em phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều. Họ thường xuyên cảm thấy lo âu, buồn phiền, dễ bực bội và xúc động. Đây là biểu hiện tâm lý hết sức bình thường mà đa số các bà bầu sẽ trải qua. Chính vì thế, người chồng và người thân hãy quan tâm và trò chuyện với họ nhiều hơn. Thay vì khó chịu, quát mắng hãy động viên, an ủi và cảm thông để cô ấy luôn giữ được tinh thần thư thái, thoải mái nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cơ Thể Thay Đổi Khi Mang Thai Như Thế Nào Với Bà Bầu Qua Từng Tháng Của Thai Kỳ? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!