Cập nhật nội dung chi tiết về Có Thể Chụp X Quang Khung Chậu Cho Bà Mẹ Mang Thai? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam – Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Chụp Xquang khung chậu là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe. Đối với phụ nữ mang thai, chụp X quang khung chậu có thể được bác sĩ chỉ định để dự đoán khả năng sinh thường cho thai phụ.
1. Giải phẫu khung chậu
Khung chậu được ví như một giá đỡ, chứa đựng các tạng ở bên trong gồm bàng quang, trực tràng, tử cung, buồng trứng (ở phụ nữ). Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: Ở phía trước và 2 bên là 2 xương chậu, ở phía sau là xương cùng ở trên và xương cụt ở dưới. Cụ thể là:
2 xương chậu: Là 2 xương dẹt, to và có hình cánh quạt;
Xương cùng: Gồm 5 đốt, có 2 mặt và 2 bờ bên, đỉnh xương cùng tiếp giáp với xương cụt;
Xương cụt: Có từ 4 – 6 đốt, gồm một mặt trước, một mặt sau và 2 bờ.
4 xương của khung chậu khớp với nhau bằng 4 khớp bán động: Phía trước là khớp mu, 2 bên là 2 khớp cùng – chậu và phía sau là khớp cùng cụt. Các khớp của khung chậu có khả năng giãn nở được trong quá trình chuyển dạ, tạo điều kiện thuận lợi để đầu của thai nhi đi qua khung chậu. Tuy nhiên, khả năng giãn nở của các khớp khung chậu sẽ giảm đi nếu người mẹ lớn tuổi, thai phụ ít vận động trong thai kỳ.
Mặt trong của xương chậu có đường vô danh, chia khung chậu làm 2 phần: Phần trên là khung chậu to (đại khung), phần dưới là khung chậu nhỏ (tiểu khung).
2. Tìm hiểu kỹ thuật chụp X quang khung chậu
2.1 Quá trình thực hiện chụp X-quang khung chậu
Toàn bộ ca chụp có thể mất 10 phút hoặc hơn nhưng thời gian người được chụp tiếp xúc với bức xạ chỉ mất một vài giây. Quy trình thực hiện như sau:
Để bảo vệ một số bộ phận của cơ thể, bệnh nhân được yêu cầu mặc áo chì;
Kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế đứng chụp;
Kỹ thuật viên vận hành máy chụp X-quang;
Bệnh nhân đứng yên một vài giây trong khi chụp để tránh hình ảnh X-quang bị mờ
Nếu bệnh nhân không thể di chuyển đến phòng chụp X-quang, máy X-quang di động sẽ được đưa tới bên giường bệnh. Người bệnh có thể được chụp trong tư thế nằm hoặc ngồi.
Trong khi chụp, máy X-quang sẽ gửi một chùm bức xạ qua khung xương chậu và hình ảnh được ghi lại trên phim hoặc máy tính. Hình ảnh X-quang cho thấy các xương của khung xương chậu, bao gồm 2 xương hông, xương cùng và xương cụt. Trên hình ảnh X-quang, xương sẽ xuất hiện dày đặc, ngăn cản các tia bức xạ và xương có màu trắng. Các mô cơ thể (cơ bắp và chất béo) cho phép bức xạ xuyên qua, có màu tối.
2.2 Vai trò của chụp Xquang khung chậu
Kỹ thuật chụp X-quang khung chậu được chỉ định sử dụng nhằm tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng sưng, đau, biến dạng ở xương chậu, hông hay vùng đùi. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể phát hiện tình trạng gãy xương sau chấn thương, các vấn đề như khối u, nhiễm trùng tại vùng xương chậu,… Đối với phụ nữ mang thai, chụp X-quang khung chậu còn giúp dự đoán khả năng sinh thường.
3. Phụ nữ mang thai có thể chụp X-quang khung chậu không?
Thông thường, thai phụ có chiều cao dưới 150cm hoặc mông nhỏ sẽ có khung chậu hẹp hoặc giới hạn, khó sinh qua ngả âm đạo. Chụp X-quang khung chậu được chỉ định trong những trường hợp bác sĩ muốn đánh giá xem thai phụ có khả năng sinh con qua ngả âm đạo được hay không. Những chỉ định thông thường gồm:
Ước tính cân nặng thai nhi to (con so nặng trên 3,5kg);
Con so ngôi mông;
Thai thuận, sẹo mổ lấy thai cũ không phải do nguyên nhân khung chậu hẹp hoặc giới hạn;
Thời điểm cho chụp X-quang khung chậu thường là thai 38 tuần tuổi.
Tia X là một dạng bức xạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tia X được sử dụng trong chụp X-quang các bệnh lý về xương, phổi và nhiều cơ quan khác. Tia X có thể kèm theo nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp cho thai nhi nhưng nguy cơ này rất nhỏ.
Vì vậy, khi dùng tia X để chẩn đoán (như chụp X-quang chậu), liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều so với liều gây hại cho thai nhi. Đồng thời, chỉ định thực hiện X-quang khung chậu là khi thai được 38 tuần tuổi nên hầu như không gây ảnh hưởng tới trẻ.
Tuy nhiên, việc chỉ định chụp Xquang cho bà bầu cũng nên hạn chế, chỉ thực hiện khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ và chụp dưới sự hỗ trợ của các biện pháp phòng ngừa. Đồng thời, thai phụ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chụp X-quang.
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam từng là Giảng viên Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học Y Dược Huế với trình độ tiếng Anh, tiếng Nga tốt và trên 10 kinh nghiệm trong các các lĩnh vực của Chẩn đoán hình ảnh.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Có Bầu Chụp X Quang Có Sao Không
Sử dụng X-quang để chẩn đoán bệnh trong y học không làm tăng số lượng bé sinh ra bị dị tật. Thậm chí nếu các mẹ không chụp chiếu gì, vẫn có khoảng 4-6% trẻ sinh ra có bị các dạng dị tật khác nhau. Dị tật thường gặp nhất là các nốt thịt thừa trên da hoặc thừa một ngón tay hoặc chân. Tia X có thể đi kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh khác cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ.
Ảnh hưởng của tia X lên thai nhi
Cơ chế tác động của tia X lên thai nhi
Phương pháp chụp X quang có liều thấp hơn so với bức xạ được dùng để điều trị. Vì thế, mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X cũng sẽ khác nhau.
Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang vào các cơ quan như tim, phổi thì tia X không chiếu vào vùngbào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng sẽ với liều rất nhỏ nên không thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.
Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2 đến 6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau, với liều bức xạ từ 5 đến 6 rad thai nhi có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Tia X trong chẩn đoán hầu như không làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi tuy nhiên các mẹ cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong thời kỳ mang thai. Khi các mẹ có chỉ định chụp X quang cần thông báo cho bác sĩ về thai kỳ của mình.
Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi
Với cùng 1 liều bức xạ, tùy thuộc vào giai đoạn tuổi thai mà mức độ nguy hại của tia X gây ra đối với thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau:
Chụp X-quang khi mẹ mang thai 1 tuần: chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của tia X đến giai đoạn này.
Chụp X-quang khi thai 2 tuần – 7 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.
Chụp X-quang khi mẹ mang thai 8 -40 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.
Giai đoạn thai kỳ của mẹ và tia X
Hai tuần đầu thai kỳ: nguy cơ sẩy thai khi liều tia xạ trên 5 rad
Tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 thai kì: nguy cơ ảnh hưởng thai khi liều tia xạ trên 20 – 30 rad
Sau tuần thứ 20: thai nhi phát triển khá hoàn chỉnh và nguy cơ sẩy thai không tăng khi các mẹchụp X quang. Việc nàythường ít xảy ra vì cũng không nhiều người mang thai đến 20 tuần mà chưa biết mình có thai. Việc chụp X quang giai đoạn này nhằm chẩn đoán và thường bác sĩ chỉ định đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Cần nhớ là khi sử dụng tia xạ, ngoài việc góp phần tìm kiếm xem các mẹ bị bệnh gì thì bác sĩ còn sử dụng tia xạ để trị bệnh (gọi là điều trị). Rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng, nguy cơ…bác sĩ mới xác định được liều cần thiết. Vì vậy, những thông tin này là điều quan trọng đây:- Không có kỹ thuật chụp X quang nào gây hại cho thai nhi với một lần chụp.
Làm gì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm tia X
Nói cho bác sĩ của me rằng mẹ đang có thai, hay thậm chí “có thể mẹ có thai” khi được chỉ định chụp X quang.
Để ý xem những dấu hiệu có thể các mẹ đang mang thai khi chuẩn bị đi khám sức khoẻ, ví dụ như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, căng ngực. Có thể đó là triệu chứng của bệnh nào đó, nhưng hãy nói với bác sĩ để bác sĩ có cách xác định mẹ có thai hay không.
Nếu đang có thai và được đề nghị giữ ôm bé khi bé cần chụp X quang, các mẹ nên chủ động đề nghị người thay thế khi có thể. Nếu bé chỉ muốn mẹ bên cạnh, mẹ hãy mạnh dạn xin áo chì che chắn vùng bụng cẩn thận để không bị nhiễm tia.
Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã biết có bầu chụp x quang có sao không. Chúc mẹ thai kì an toàn khỏe mạnh.
Chụp X Quang Khi Mang Thai 12 Tuần Có Sao Không?
Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin cụ thể về kỹ thuật chụp X-quang.
Chụp X-quang là việc sử dụng tia X – một loại tia bức xạ, có thể đi qua các mô mềm, tế bào trong cơ thể, để ghi lại hình ảnh những bộ phận bên trong cơ thể mà nếu dùng mắt thường sẽ không thể thấy được. Chụp X-quang được ứng dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt là chẩn đoán bệnh nhờ hình hình ảnh. Tia X dễ dàng xuyên qua các tế bào, mô mềm, chất lỏng nhưng sẽ bị cản bởi các mô đặc như xương.
Thông thường, bức xạ tia X sẽ được giữ ở mức tối ưu nhất có thể để vừa thu được hình ảnh rõ nét lại vừa đảm bảo sức khỏe người chụp. Mặc dù vậy thì chụp X-quang vẫn được khuyến cáo là không nên thực hiện nếu như không thực sự cần thiết. Vậy nếu chụp X-quang khi mang thai 12 tuần có sao không?
Chụp x quang khi mang thai 12 tuần có sao không?
Trao đổi về vấn đề chụp X-quang khi mang thai 12 tuần có sao không, chuyên gia y tế chia sẻ như sau:
Như đã nêu ở trên, chụp X-quang tuy là một kỹ thuật hiện đại cho kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh một cách chính xác, tuy nhiên ít nhiều đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, nếu chụp X-quang có thể gây ra những tác hại nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chụp X-quang trong thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển, thậm chí gây dị tật thai nhi. Chụp X-quang khi mang thai 12 tuần có sao không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên trên thực tế, mức độ ảnh hưởng của tia X đến sức khỏe con người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều tia, tần suất tiếp xúc, thời gian,… Đối với việc chụp X-quang thì tia X sử dụng có liều tương đối thấp, bởi vậy thông thường, nguy cơ thai bị ảnh hưởng sau 1 lần chụp X-quang thường không phổ biến.
Tóm lại, chụp X-quang khi mang thai 12 tuần có sao không thì câu trả lời thường là có, Chuyên gia y tế khuyến cáo chị em nên tránh chụp X-quang trong thai kỳ để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.
Một số lưu ý khi mang thai 12 tuần
Sau khi giải đáp vấn đề X-quang khi mang thai 12 tuần có sao không, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số lưu ý cho chị em khi mang thai 12 tuần tuổi để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ, bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, đồng thời hạn chế sử dụng những thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc nằm ì một chỗ.
Chú ý vấn đề vệ sinh thân thể, vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, nhiễm trùng
Thăm khám và siêu âm thai định kỳ đầy đủ để có thể tầm soát sức khỏe và theo dõi sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12
Trường hợp chị em vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám và siêu âm thai an toàn tại Hà Nội thì có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Đây là địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín top đầu khu vực miền bắc, xuất sắc đáp ứng đủ 83 tiêu chí khắt khe của Sở y tế đề ra về y tế, nhờ vậy trở thành “cánh tay nối dài” của các bệnh viện lớn tuyến trung ương với sứ mệnh mang đến sức khỏe cho toàn nhân dân, góp phần giảm tải tình trạng ùn ứ tại bệnh viện công.
Chú trọng đặc biệt về chất lượng thăm khám và hỗ trợ điều trị, Đa khoa Y học Quốc tế trang bị đầy đủ từ cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại, tân tiến, được Sở Y tế kiểm duyệt chất lượng; đội ngũ bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám siêu âm thai và cho lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu trong thai kỳ. Môi trường y tế sạch sẽ, vô trùng – vô khuẩn theo quy định.
Mặt khác, áp dụng công nghệ 4.0 trong y tế, Đa khoa Y học Quốc tế xây dựng hệ thống y tế điện tử hiện đại hỗ trợ tư vấn qua điện thoại, chat trực tuyến 24/24; đặt lịch khám, lấy mã số khám qua mạng. Thông tin các nhân của người bệnh được bảo mật riêng tư theo quy định của ngành y tế, chi phí niêm yết công khai minh bạch.
Hiện nay, với mong muốn chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho nhân dân, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 20h hàng ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ). Mọi thắc mắc vui lòng ấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 599 – 0836 633 399 để được giải đáp cụ thể.
Cập nhật lần cuối vào ngày 02 tháng 10 năm 2020 lúc 13:52 bởi
Phụ Nữ Mang Thai Chụp X
Chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Chụp X-quang là việc cần thiết mà bác sỹ yêu cầu để kiểm tra một vài vấn đề về sức khỏe. Nếu bạn có thai, bác sỹ sẽ không bao giờ yêu cầu chụp X-quang vùng bụng, nhưng đôi khi vì một hoàn cảnh nào đó, bác sỹ có thể yêu cầu bạn phải chụp X-quang vùng bụng hoặc thấp hơn. Nếu điều này xảy ra, đừng quá lo lắng. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ mà tia X-quang gây ra cho bạn và thai nhi rất nhỏ, lợi ích mà bạn nhận được lớn hơn nhiều. Nhưng thực tế là. ngay cả những rủi ro khá nhỏ, bạn cũng không nên chụp X-quang nếu không cần thiết.
Chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Khi chụp X-quang vùng cánh tay, chân, đầu, răng hoặc ngực, thì cơ quan sinh sản của bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với các tia X-quang. Vì vậy, nếu việc chụp X-quang được thực hiện đúng kỹ thuật, việc này không ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, tia X-quang được chiếu ở vùng thân dưới của người mẹ – bụng, dạ dày, xương chậu, lưng dưới hoặc thận – có thể khiến thai nhi phải chịu tác động trực tiếp với chùm tia X-quang.
Phụ nữ mang thai hãy cân nhắc khi quyết định chụp X-quang
Tác hại của phóng xạ được sử dụng trong khi chụp X-quang gây ra với thai nhi, hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng, các nhà khoa học đều công nhận rằng, thai nhi rất nhạy cảm với những tác động từ bức xạ, một số loại thuốc, uống rượu quá mức và nhiễm trùng. Bức xạ có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào, có thể khiến thai nhi bị hoặc mắc bệnh bạch cầu sau này.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, đa số các dị tật bẩm sinh và các bệnh tật khác ở trẻ xảy ra ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân có hại nào trong suốt thai kỳ. Các nhà khoa học tin rằng, tính di truyền và sai sót ngẫu nhiên trong quá trình phát triển có thể gây ra những vấn đề này.
Nếu lỡ chụp X-quang rồi mới biết mình có thai có sao không?
Nên đọc
Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi chụp X-quang?
Đừng quá lo lắng! Hãy nhớ rằng, khả năng nguy hại cho bạn và thai nhi từ tia X-quang rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đã chụp X-quang phần thân dưới, hoặc điều trị bức xạ vùng thân dưới, nên trao đổi với bác sỹ về những rủi ro có thể gặp phải.
Nếu được chỉ định chụp X-quang, bạn hãy nói với bác sỹ nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ là mình có thai. Điều này rất quan trọng, ngay cả trong những tuần rất sớm của thai kỳ.
Thỉnh thoảng, một người phụ nữ có thể nhầm lẫn các triệu chứng của thai kỳ với bệnh nào đó. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu mang thai nào như buồn nôn, nôn, đau vú, mệt mỏi, hãy kiểm tra xem có thai không hoặc nói với bác sỹ trước khi chụp X-quang vùng bụng.
Bạn có thể yêu cầu được mặc áo chì để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình khi chụp X-quang. Điều này sẽ ngăn chặn thiệt hại trên gene, gây hại đến những đứa con tương lai của bạn.
Bất cứ khi nào bác sỹ yêu cầu bạn phải chụp X-quang, hãy nói cho bác sỹ biết về lần chụp X-quang trước đó (nếu có) để bác sỹ cân nhắc về sự cần thiết của việc chụp X-quang với bạn.
An An H+ (Theo FDA)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Thể Chụp X Quang Khung Chậu Cho Bà Mẹ Mang Thai? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!