Đề Xuất 3/2023 # Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết # Top 4 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Có thai sau sinh mổ 15 tháng và những nguy cơ

Ngày nay, việc sinh con theo phương pháp mổ để không còn là chuyện hiếm. Thậm chí có không ít ca bác sĩ nhận mổ đẻ theo yêu cầu. Tuy nhiên việc mổ đẻ chỉ thực sự cần thiết với những trường hợp sản phụ không thể sinh đẻ theo cách tự nhiên.

Nói đây là phương pháp bất đắc dĩ là bởi, việc mổ đẻ có thể để lại nhiều hệ lụy cho những lần sinh sau. Và sau khi mổ đẻ lần đầu, sản phụ phải cần được nghỉ một thời gian khá lâu mới có thể mang thai trở lại một cách an toàn.

1.1 Nguy cơ sản phụ phải đối mặt sau mổ đẻ

Tuy công nghệ đẻ mổ mang lại rất nhiều ưu thế như nhanh gọn, tỷ lệ sống cao, và sản phụ cùng gia đình có thể chủ động lựa chọn thời điểm sinh đẻ thuận lợi nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó sản phụ cũng phải đối mặt với những hậu quả như vết sẹo vĩnh viễn, những lần sinh tiếp theo thai sẽ có thể bám vào vết sẹo cũ, rau cài răng lược thậm chí vỡ tử cung.

1.2 Tác hại của mổ đẻ đối với sức khỏe

Việc mổ đẻ không chỉ gây tác hại tiêu cực đến sức khỏe sản phụ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Ngoài việc người mẹ phục hồi chậm, thì thai nhi được sinh ra cũng sẽ có sức đề kháng với vi khuẩn kém hơn. Do không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của mẹ.

Theo quy định của các bệnh viện phụ sản, thì các thai phụ sau lần mổ đẻ trước. Phải đợi ít nhất 2 năm mới được mang thai tiếp, mới đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Tuy nhiên không hề có luật nào trên thế giới qui định rõ ràng như vậy. Nên nhiều trường hợp đáng tiếc do mang thai sớm hơn qui định đã xảy ra.

2. Nên làm gì nếu lỡ có thai sau sinh mổ 15 tháng

Thực tế đã có rất nhiều những bà mẹ trẻ do thiếu kiến thức về sinh sản, đã trót lỡ có thai sau khi sinh mổ 15 tháng. Điều này không quá nguy hiểm, xong vẫn gây ra tâm lý hoang mang dở khóc dở cười, do chưa đủ tiêu chuẩn chờ 2 năm. Điều khiến ai cũng lo sợ là nếu không may vết mổ nứt ra thì hậu quả sẽ khó lường. Vậy phải làm sao trong trường hợp này?

2.1 Đi khám bác sỹ

Như đã nói, người phụ nữ sau khi sinh mổ phục hồi thể trạng rất chậm, thường phải mất 48 tháng (2 năm) thì cơ thể mới dần ổn định trở lại, cho lần mang thai kế tiếp. Nhưng nếu lỡ mang thai sớm hơn dự kiến, thì bạn nên đến gặp ngay bác sỹ phụ khoa để khám.

Tại đây các bác sỹ sẽ căn cứ vào số tháng mang thai, cũng như tình trạng sức khỏe, cơ địa. Để đưa ra lời khuyên tốt nhất, giúp bạn sinh con an toàn.

Một lý do khác khiến bạn nên sớm đến gặp bác sĩ là để đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai. Việc đi khám bác sỹ đều đặn để được theo dõi sức khỏe. Sẽ làm giảm các hiện tượng như cơ thể mệt mỏi, bụng đau, hay xuất huyết tử cung.

 2.2 Ăn uống đầy đủ

Nếu lỡ mang thai sớm sau khi sinh mổ, thì việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể là hết sức cần thiết. Vì đây là lúc cơ thể cần năng lượng và dưỡng chất hơn bao giờ hết. Những gì người mẹ hấp thụ trong lúc này, sẽ vừa để cung cấp cho con, vừa để sản sinh tế bào mới làm tăng tốc quá trình phục hồi sẹo.

Ngoài ra cũng phải chú ý ăn uống đều, không được bỏ bữa. Vì khi sinh con, cơ thể sẽ cần tốn rất nhiều năng lượng.

2.3 Sinh hoạt nhẹ nhàng

Do mang thai sớm, nên cơ thể của phụ nữ rất yếu, còn vết mổ thì dễ bị tổn thương. Các chuyên gia đều khuyên rong những tháng mang thai, người mẹ tuyệt đối không nên vận động mạnh, hay vận động quá sức. Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh để vết mổ cũ bị tác động.

Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh lo lắng bất an. Nếu không tử cung sẽ bị co lại gây cản trở cho việc sinh đẻ.

Xemt hêm: Hỏi đáp: cách tính tháng thụ thai để sinh con trai

【Cần Biết】Có Thai Sau Khi Sinh Mổ 9 Tháng Phải Làm Gì?

Chào bác sĩ, em mới sinh bé đầu được 9 tháng bằng phương pháp đẻ mổ. Gần đây, em có những triệu chứng như buồn nôn, chán ăn và một số dấu hiệu khác giống như mang thai. Em đi khám thì mới biết đã mang thai được 7 tuần. Vậy bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có thai sau khi sinh mổ 9 tháng có nguy hiểm không và cần phải làm gì để vừa tốt cho bé đầu lại vừa tốt cho thai nhi trong bụng. (Phương Linh – Hà Nội)

Có thai sau khi sinh mổ 9 tháng có nguy hiểm không?

Với trường hợp mang thai sau 9 tháng sinh mổ, ban đã rất chủ quan sau sinh mổ và không có kế hoạch cẩn thận. Có thai trong thời điểm này rất nguy hiểm bởi lúc này vết sẹo mổ đang còn mới có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Việc mang thai sớm sau khi sinh mổ có thể gây nên những nguy cơ như:

Nứt vỡ tử cung: Nguy cơ này sẽ càng tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

Xuất huyết: Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục nên nếu mang thai sớm có thể gây nên tình trạng xuất huyết.

Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, bong nhau non,… Đây đều là những biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hơn nữa, trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé sẽ làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa sẽ khiến cho người mẹ không đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non, trẻ nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phái triển về mặt trí tuệ, thể chất ở trẻ khi lớn lên.

Có thai sau sinh mổ 9 tháng mẹ bầu cần phải làm gì?

Sau khi sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu tiên chỉ nên mang thai lần tiếp theo từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu tiên hoàn toàn bình phục, sức khỏe của người mẹ được đảm bảo an toàn cho lần mang thai tiếp.

Nếu có thai sau sinh mổ 9 tháng, bạn cần đến gặp bác sĩ, tiến hành siêu âm kịp thời để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như kiểm tra tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai này hay không.

Trong quá trình mang thai, bạn cần theo dõi vết mổ có gây đau không, nếu có bất kỳ dấu hiệu đau bất thường ở vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục, đau nang trên xương mu cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.

Thực hiện khám thai đầy đủ, nên đến bệnh viện trước ngày dự sinh để được làm các xét nghiệm tiền phẫu, đánh giá xem tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Nếu các bác sĩ sản khoa khám thấy nguy hiểm cho tính mạng của mẹ có thể phải đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt, bởi nguy cơ bị nứt vỡ tử cung, vết mổ cũ rất dễ có thể xảy ra.

Trên thực tế cũng có những trường hợp mẹ bầu mang thai lại sớm sau khi mổ lấy thai và có thể dưỡng thai thành cồng. Vậy nên bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ và đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Siêu âm có thể biết thai bao nhiêu ngày tuổi không?

【Cần Biết】Có Bầu Sau Sinh Mổ 8 Tháng Có Nguy Hiểm Gì Không?

Có bầu sau sinh mổ 8 tháng có nguy hiểm gì không là quan tâm của không ít các mẹ bầu. Bởi sau sinh, nhiều người thường không chú ý đến việc sử dụng đến những biện pháp tránh thai và đã dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

Có bầu sau sinh mổ 8 tháng có nguy hiểm gì không?

Vết sẹo trên tử cung do sinh mổ để lại cần khoảng 2 năm mới có thể phục hồi hoàn toàn. Do đó khi mẹ bầu mang thai sớm có thể sẽ gặp phải những biến chứng như:

Nứt vỡ tử cung: Đây là nguy cơ phổ biến nhất nếu mang thai sớm sau sinh mổ. Theo kết quả của một nghiên cứu, những người mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng sẽ có nguy cơ bị bục tử cung gấp 3 lần so với những người mang thai sau 2 năm.

Nhau cài răng lược: Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung, không bong tróc tự nhiên sau khi sinh khiến bác sĩ phải tìm cách bóc nhau thai. Quá trình này có thể khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều. Nếu thai nhau ăn quá sâu, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn mạng sống.

Xuất huyết từ vết mổ: Trong 8 tháng, vết mổ cũ chưa hồi phục nên khi mang thai lần 2, sự lớn lên từ tử cung có thể khiến chỗ khâu bị rách và gây xuất huyết. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguy cơ thai bám vào vết sẹo: Khi tìm nơi làm tổ trong tử cung, phôi thai có khả năng chọn vị trí vết mổ để làm tổ. Trường hợp này cũng khá nguy hiểm, tương tự như mang thai ngoài tử cung do các gai nhau ăn sâu qua thành tử cung rối xuyên sang bàng quang.

Nhau bong non, nhau tiền đạo: Những phụ nữ mang bầu sau sinh mổ trước 1 năm có nguy cơ bị bong nhau non, nhau tiền đạo rất lớn.

Những nguy hiểm cho thai nhi: những mẹ mang thai sớm sau sinh mổ sẽ có khả năng sinh non cao, sau khi sinh ra tỷ lệ nhẹ cân, vàng da, kém phát triển thính giác kém ở những em bé này đều lớn hơn những me bé khác.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý nếu mang thai sau 8 tháng sinh mổ

Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ có phù hợp để giữ lại thai nhi không. Nếu trong trường hợp giữ lại, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì. Các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì nếu vết mổ không có dấu hiệu tổn thương, sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi đều tốt thì hoàn toàn có thể giữ lại cái thai. Trên thực tế cũng đã có nhiều trường hợp mang thai sau sinh mổ 8 tháng, thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và sinh ra an toàn.

Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu Thì Mang Thai Lại? Điều Mà Các Bà Mẹ Đều Cần Phải Biết!

Các chuyên gia y tế luôn khuyến khích các bà mẹ sinh thường để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và con sau khi sinh, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bắt buộc phải sinh mổ thì mới có thể đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con. Mẹ sinh mổ cần phải chăm sóc và kiêng cử nhiều hơn so với mẹ sinh thường. Nhiều người thắc mắc không biết là Sau khi sinh mổ bao lâu thì mang thai lại? Trong bài viết hôm nay sẽ giả đáp chính xác cho các bạn.

Ưu điểm và nhược điểm của sinh mổ?

Phương pháp sinh mổ có thể giúp cho các bà mẹ chủ động được thời gian cũng như hoàn cảnh sinh con của mình. Các bà mẹ cũng như những người thân có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết cho quá trình sinh con và trong quá trình chăm sóc mẹ và con sau khi sinh.

Sinh mổ còn có thể làm giảm nguy cơ bị tai biến đối với mẹ và con, các bà mẹ bị tim mạch, khó sinh hoặc con bị thai suy trng khi chuyển dạ thì tốt nhất nên chọn hình thức sinh mổ. Đồng thời, những thai nhi có hiện tượng ngược đầu, hoặc có hiện tượng lạ xảy ra trong quá trình sắp sinh cũng có thể chọn cách sinh mổ.

Các chuyên gia y tế cho rằng, con sinh thường sẽ thông minh, cứng cáp hơn so với những đứa trẻ sinh mổ. Bé sinh mổ sẽ không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của mẹ nên sức đề kháng của bé sẽ yếu hơn so với những em bé được sinh thường. Mẹ sinh mổ cũng sẽ lâu hồi phục hơn so với những mẹ sinh thường.

Bà mẹ sinh thường vốn đã phải kiêng cử vận động cũng như ăn uống khá khắc khe mà những bà mẹ sinh mổ còn phải kiêng cử nhiều hơn và trong khoảng thời gian lâu hơn so với các bà mẹ sinh thường. Vết mổ cũ có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề mang thai ở những lần sau như thai mưới sẽ bám vào sẹo cũ, vỡ tử cung hoặc rau cài răng lược.

Các bà mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Top 4 thức ăn nên ăn Sau khi Sinh mổ để có thể hồi phục được sức khỏe một cách nhanh chóng và đảm bảo cho sự phát triển của con trẻ.

Những đối tượng cần phải sinh mổ

Mẹ sinh mổ có thể là do gia đình lựa chọn cách sinh mổ hoặc cũng có thể do được bác sĩ chỉ định mổ. Đối với trường hợp gia đình lựa chọn hình thức sinh mổ thì ca phẫu thuật sẽ được tiến hành khi thai chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Những bà mẹ mắc các bệnh tim mạch, bệnh về não, khung chậu méo, khung chậu lệch… cũng sẽ được tiến hành phẫu thuật để lấy thai nhi ra.

Những tình trạng gặp ở thai nhi cũng được tiến hành sinh mổ nếu thai nhi có kích thước lớn, rau tiền đạo, rau cài răng lượng hoặc thai có dấu hiệu ngược đầu. Đối với phẫu thuật mỗ cấp cứu do các bác sĩ yêu cầu thường bị mắc các trường hợp như thai suy cấp trong chuyển dạ, tim thai xuống hoặc cổ tử cung không tiến triển, không mở hết…

Sau khi sinh mổ bao lâu thì mang thai lại?

Việc sinh mổ có thể là do gia đình tự lựa chọn nhưng cũng có thể do bác sĩ đề nghị, tuy nhiên, mẹ sinh mổ cần được chăm sóc nhiều hơn về vấn đề ăn uống cũng như hạn chế vận động để tránh các trường hợp xấu sau khi sinh, nhất là vấn đề mang thai kế tiếp.

Đa phần các bà mẹ sinh mổ ở lần đầu thì cũng phải sinh mổ ở lần kế tiếp, lần sinh thứ 2 mang nhiều rủi ro hơn chính vì vậy mà các bà mẹ cần phải lưu ý và tính toán thật kĩ khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh với nhau để có thể đảm bảo được sức khỏe, tính mạng cho cả mẹ và con sao cho hợp lý và an toàn.

Nếu mẹ lần đầu sinh mổ thì các chuyên gia y tế khuyên rằng nên sinh con lần tiếp theo sau hai năm tính từ thời điểm sinh mổ lần đầu. Hai năm là khoảng thời gian cần thiết để hồi phục sức khỏe cho mẹ sau sinh, là khoảng thời gian cần thiết đẻ vết mổ được hoàn toàn bình phục, đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp.

Sau hai năm kể từ khi bạn sinh mổ, nếu có ý định mang thai trở lại thì bạn nên đi siêu âm để kiểm tra tình hình sức khỏe của mình như thế nào, xem thử vết mổ lần đầu đã lành hẳn chưa và có nguy cơ xảy ra tình trạng gì không may nếu sinh con ở lần tiếp theo hay không. Khi đi khám, bạn nên nói cụ thể với bác sĩ về thông tin lần mang thai đầu tiên của mình.

Những thông tin, tiền sử có liên quan đến lần mổ đầu tiên có ảnh hưởng rất nhiều đến lần mang thai tiếp theo về thời gian mổ, lý do mổ, những sự cố, tai biến nếu có ở lần mổ đầu tiên và nếu vết mổ cũ vẫn còn dấu hiệu đau thì bạn nên lưu ý điều này và cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ có những kết luận chính xác nhất.

Không nên quá vội vàng trong việc mang thai lần thứ hai sau khi đã sinh mổ, vì rất có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh con lần sau. Nếu mẹ có dấu hiệu đau lại vết mổ cũ thì nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện để kiểm tra và theo dõi một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

Mẹ không nên quá nóng vội khi chưa đạt khoảng thời gian là hai năm sau lần sinh mổ đầu tiên, vì rất có thể lần tiếp theo mẹ sẽ dễ bị nứt hoặc vỡ tử cung, bị xuất huyết và cũng có thể mắc những tình trạng khác như là bị nhiễm trùng, nhau bong non, nhau tiền đạo,… Ảnh hưởng rất nhiều đến tính mạng cũng như sức khỏe của mẹ sau khi sinh.

Đồng thời việc mang thai quá sát nhau sẽ khiến cho mẹ bị suy kiệt sức khỏe cả trong quá trình mang thai và quá trình sau khi sinh. Mẹ rất dễ không đảm bảo được sức khỏe để chăm sóc trẻ sơ sinh, con sinh ra bị nhẹ cân hoặc thậm chí là mắc các bệnh như vàng da, thính giác kém, thể chất cũng như trí tuệ đều kém phát triển.

Sinh mổ được nhiều chị em lựa chọn vì nó có thể hạn chế đau đớn và nguy hiểm cho quá trình sinh con, tuy nhiên sinh mổ vẫn là hình thức mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho các bà mẹ, nhất là lần mang thai kế tiếp. Bài viết Sau khi sinh mổ bao lâu thì mang thai lại đã giải đáp những thắc mắc của các bà mẹ đang có ý định sinh mổ và đã sinh mỗ về vấn đề thời gian giữa các lần mang thai. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!