Đề Xuất 6/2023 # Có Những Điều Bí Ẩn Trong Quá Trình Mang Thai Chưa Chắc Mẹ Bầu Đã Biết # Top 14 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Có Những Điều Bí Ẩn Trong Quá Trình Mang Thai Chưa Chắc Mẹ Bầu Đã Biết # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Có Những Điều Bí Ẩn Trong Quá Trình Mang Thai Chưa Chắc Mẹ Bầu Đã Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong thời gian mang thai, dạ con của người mẹ sẽ lớn dần lên theo sự phát triển của em bé. Thế nhưng mức độ giãn nở gấp 500 lần thì chắc không phải ai cũng biết. Đặc biệt, đến thời điểm sinh bé, tử cung mẹ sẽ giãn ra tối đa và so với tử cung bình thường khi không có thai có thể tăng lên 500 lần để tạo thành khoảng trống giúp đầu bé chui dần xuống cửa sinh và chào đời an toàn. Sau khi sinh, dạ con sẽ dần dần co lại như bình thường.

2. Em bé khóc trong bụng mẹ

Hầu hết các em bé có thể khóc khi vẫn còn trong bụng mẹ, tuy nhiên các mẹ không bao giờ nghe thấy tiếng khóc ấy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng em bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài và có thể biết khóc ngay từ trong bụng mẹ.

3. Em bé đi ị ngay trong bụng mẹ

Theo kết quả của các nghiên cứu, có khoảng 12% em bé ị ngay khi còn trong bụng mẹ. Những bé này không thể chờ đến khi sinh ra mới được ị. Hiện tượng này không phải là hiếm nhưng cũng không xảy ra thường xuyên nên có thể nhiều mẹ bầu không biết.

4. Bé cũng tè khi còn trong dạ con của mẹ

Em bé cũng tè trong bụng mẹ và sau đó bé nuốt cùng một chất lỏng như vậy. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không có gì phải lo lắng.

5. Các giác quan của mẹ cực nhạy bén trong suốt thời gian mang thai

Có 1 điều khá thú vị đó là các giác quan như khứu giác, xúc giác, vị giác của mẹ bầu trở nên cực kì nhạy bén, đặc biệt là với các loại mùi và vị. Mẹ bầu có thể cảm nhận được mùi hoặc hương gì đó mà chính những người bình thường không ngửi hoặc cảm thấy được.

6. Bé cũng “nếm” thức ăn mà mẹ đã ăn

Có 1 điều khá đặc biệt đó là những gì mẹ ăn thì bé cũng có thể cảm nhận được mùi vị của món ăn đó. Các chồi vị giác của thai nhi phát triển từ tuần thứ 13-15, bé có thể “nếm” và cảm nhận được mùi vị của tất cả những gì mẹ ăn.

7. Chân mẹ sẽ sưng lên và đau trong thời gian mang thai

Trong thai kì, bắt đầu từ tuần thứ 21, mẹ bầu sẽ cảm thấy chân sưng tấy, phù nề gây cảm giác đau, hiện tượng này vẫn thường được các mẹ gọi là “xuống máu”. Nguyên nhân là do các chất lỏng trong cơ thể tăng lên khi trọng lượng của mẹ và thai nhi ngày một lớn hơn.

8. Phụ nữ cao to dễ mang thai đôi

So với phụ nữ có trọng lượng và chiều cao bình thường thì những người có chiều cao nổi bật và khỏe mạnh sẽ dễ thụ thai đôi, thai ba hơn. Điều này đã được nghiên cứu và kết luận rằng phụ nữ có tầm vóc cao lớn có nhiều khả năng mang đa thai do lượng insulin trong cơ thể tăng lên.

9. Bé có vân tay từ tuần thứ 14

Mẹ có ngạc nhiên không khi em bé đã có vân tay ngay từ tuần thai thứ 14? Thông thường khi thai nhi phát triển và đạt chiều dài khoảng 7.6cm thì vân tay của bé sẽ xuất hiện.

10. Thời gian mang thai kỉ lục là 12 tháng

Thông thường thời gian mang thai trung bình của phụ nữ là 275 ngày (9 tháng). Tuy nhiên, nước Mỹ ghi nhận trường hợp có mẹ bầu đã mang thai tới 380 ngày (12 tháng) và em bé khi sinh nặng 2.7kg.

11. Tế bào gốc của bé giúp chữa lành vết thương cho mẹ

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị tổn thương bất cứ cơ quan nào, thai nhi trong bụng mẹ sẽ gửi tế bào gốc cho người mẹ để sửa lại cơ quan bị tổn thương đó. Đó là lý do vì sao hiện nay các tế bào gốc được lưu trữ dành cho tương lai của em bé hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình để chữa bệnh.

12. Mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày

Mỗi ngày, mẹ chỉ cần nạp thêm 300 calo so với chế độ ăn uống thông thường để bổ sung trong quá trình mang thai. Còn ngoài ra tất cả sẽ tích tụ thành chất béo.

13. Hội chứng Pica và sự thèm ăn kỳ quặc

Khi mang thai, các hormon trong cơ thể người mẹ thay đổi, 1 số mẹ bầu mắc phải chứng nghén có tên khoa học là Pica. Hội chứng kỳ lạ này khiến mẹ bầu thèm ăn những thứ vô dinh dưỡng, kì quặc, thậm chí là độc hại như bùn, đất, phấn viết bảng hay bột giặt quần áo.

14. Lưu lượng máu tăng cao

Nồng độ và lưu lượng máu của mẹ bầu sẽ tăng 50% từ tuần thứ 20. Điều này khiến người mẹ cảm thấy ngực mềm và đi tiểu thường xuyên hơn.

15. Phụ nữ khi đang mang thai vẫn có thể tiếp tục thụ thai

Phụ nữ khi đang mang thai vẫn có thể tiếp tục thụ thai. Đã có những trường hợp ghi nhận phụ nữ sinh con cách nhau chỉ 2 tuần nhưng không phải là sinh đôi mà là do thụ thai cách nhau 2 tuần.

16. Sữa non có thể xuất hiện ngay giai đoạn đầu thai kì

Đối với 1 số mẹ bầu, sữa non có thể xuất hiện sớm vào ngay giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này khá bình thường khi cơ thể bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở nhưng với giai đoạn đầu thì chất dịch màu vàng nhạt dần chuyển thành màu trắng.

17. Da và tóc của mẹ bỗng trở nên đẹp hơn

Khi mang thai, do sự thay đổi hormon nên da và tóc của mẹ bầu được cải thiện và đẹp hơn. Ngoài ra, còn do lượng canxi và vitamin mẹ bổ sung trong giai đoạn này.

18. Thay đổi cấu trúc xương chậu do sinh nở

Trong quá trình sinh nở, xương chậu người mẹ phân tách để cho em bé chui ra, tuy không thực sự là tách hẳn khung xương nhưng cũng không trở lại được hình dáng ban đầu. Mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe sau khi sinh.

19. Sắc tố da thay đổi

Do sắc tố da thay đổi quá mức trong thời kỳ mang thai nên nhiều mẹ bầu có hiện tượng sạm da, da tối màu đi trông thấy. Tuy nhiên sau khi sinh, da sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường ban đầu.

Nguồn: Weetnow

Những Điều Cần Biết Về Viêm Gan B, Rubella Trong Quá Trình Mang Thai

Kết quả chọc ối âm tính với rubella cho thấy, bạn có thể giữ thai và thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì gây ra nhiều dị tật nghiêm trọng cho thai nhi Vì thế việc xét nghiệm cho cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm Rubella là hết sức quan trọng.

Phụ nữ có thai đã bị sốt, phát ban mà không xác định rõ nguyên nhân cần được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán Rubella là xét nghiệm kháng thể IgM và IgG trong máu. Có thể xảy ra những khả năng sau:

– IgM âm tính, IgG âm tính: Thai phụ chưa từng nhiễm rubella đồng nghĩa với việc có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh trong thời gian sắp tới nếu không có sự phòng ngừa, đặc biệt là với trường hợp thai dưới 3 tháng (12 tuần). Với trường hợp thai trên 20 tuần thì đỡ lo hơn vì nhiễm Rubella ở thời điểm này ít ảnh hưởng đến thai.

– IgM dương tính, IgG dương tính: Kết quả này chứng tỏ thai phụ đang nhiễm Rubella cấp. Nếu thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn bỏ thai, vì tỉ lệ mẹ có thể truyền vi-rút sang thai nhi lên đến trên 90%. Nếu tuổi thai từ 12-18 tuần, tỉ lệ gây dị tật thai thấp hơn, khoảng 40-60%, bác sĩ không tư vấn bỏ thai, nhưng sẽ cùng thai phụ cân nhắc tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu thai trên 18 tuần: bác sĩ sẽ không tư vấn bỏ thai, vì khả năng thai bị dị tật rất hiếm, song có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai, thai còi hoặc nhiễm trùng sơ sinh

– IgM âm tính, IgG dương tính: Có thể xảy ra nhiều khả năng, khi đó, cần xét thêm về tiền sử bệnh. Nếu thai phụ đã chích ngừa trước khi mang thai; hoặc từng bị Rubella đã được chẩn đoán thì có thể yên tâm tiếp tục dưỡng thai vì thai phụ đã có kháng thể. Nếu không nằm trong 2 diện trên và đã từng có sốt, phát ban, thai phụ cần được thử lại chỉ số IgG 1 tuần sau đó. Kết quả chỉ số IgG tăng dưới 4 lần biểu hiện thai phụ đã bị nhiễm IgG từ lâu, có thể yên tâm giữ thai; song chỉ số này tăng trên 4 lần đồng nghĩa với việc thai phụ mới bị nhiễm Rubella, cách xử lý tương tự với tình huống IgM dương tính, IgG dương tính.

– Nếu IgM âm tính, IgG dương tính: Nếu có kết quả này và thai phụ không nhớ thời điểm sốt phát ban hoặc thời điểm bị sốt, phát ban đã trên một tháng, việc thử IgG không còn giá trị, cần phải chọc ối để tầm soát Rubella. Nếu kết quả là dương tính, nên bỏ thai, nếu âm tính có thể giữ thai.

– IgM và IgG cùng dương tính nhưng IgM dương tính với nồng độ thấp (chỉ 1-5 đơn vị): Trường hợp này ít gặp, cần chẩn đoán phức tạp hơn. Nhiều khả năng dương tính giả do thai phụ mới bị nhiễm một loại siêu vi nào đó hoặc mới bị tái nhiễm. Khi đó, cần theo dõi và xét nghiệm IgM, IgG sau mỗi 1-2 tuần. Sau 2-3 lần liên tiếp nếu các chỉ số vẫn giữ nguyên, không đổi thì thai phụ có thể yên tâm

Viêm gan B là hiện tượng viêm nhiễm do vi-rút viêm gan B gây bệnh ở gan. Bệnh lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu, bên cạnh đó lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục

Vi-rút viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con, nên khi người phụ nữ có thai bị nhiễm vi-rút thì nguy cơ thai nhi bị nhiễm là rất cao. Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy theo từng thời gian mang thai của người mẹ.

Nếu người mẹ bị nhiễm vi-rút viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kì thì tỉ lệ mẹ truyền vi-rút cho con khoảng 1%, nếu ở 3 tháng giữa thai kì thì tỉ lệ lây truyền lên tới 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối thì tỉ lệ lên tới 60 – 70%. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Ngoài ra, sự lây truyền từ mẹ sang con còn phụ thuộc vào nồng độ vi-rút viêm gan B có trong máu của người mẹ khi mang thai. Nếu người mẹ có nồng độ vi-rút cao, vi-rút đang trong thời kỳ hoạt động và lây lan nhanh thì tỉ lệ lây nhiễm này sẽ rất cao.

Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan B ở mẹ nặng lên, vi-rút viêm gan B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường thai nhi không có nguy cơ bị dị dạng. Chỉ khi mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối của thai kì thì mới có nguy cơ đẻ non. Tuy nhiên, trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị viêm gan B có thể mắc viêm gan B bẩm sinh và khả năng tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan cũng rất cao. Vì vậy, làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B sang cho con là việc làm hết sức quan trọng.

Không rõ bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan B từ trước khi hay trong khi mang thai Nếu không may bị nhiễm vi-rút viêm gan B trong thời gian đang mang thai thì bạn cần thông báo với bác sĩ sản khoa hoặc chuyên khoa gan ngay để có biện pháp can thiệp phù hợp, tránh tự ý điều trị hoặc không can thiệp gì. Còn nếu đã bị viêm gan từ trước, cũng vẫn cần báo với bác sĩ về diễn biến bệnh viêm gan của bản thân: bị bệnh từ bao giờ, đã điều trị gì… Bạn cũng không nên quá lo lắng, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và thai nhi.

Để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh, đem lại hiệu quả có thể đạt đến trên 95%. Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị viêm gan B, thông thường bác sĩ sẽ cho tiêm huyết thanh đặc hiệu chống vi-rút viêm gan B ngay trong phòng sinh và tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng

Bạn cần lưu ý cho lần mang thai sau, trước khi quyết định mang thai, bạn nên đi kiểm tra và điều trị ổn định bệnh viêm gan B, khi vi-rút viêm gan B đã trở về ngưỡng an toàn rồi mới quyết định mang thai. Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang cho con bạn.

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Khi Mang Thai Chưa Chắc Chị Em Đã Biết

Cứ 10 thai phụ thì có 2 người bị chảy máu cam nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2. Triệu chứng này tưởng chừng vô hại nhưng đem đến rất nhiều phiền phức cho mẹ bầu trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân chảy máu cam khi mang thai là gì mà nhiều chị em vẫn lờ là bỏ qua.

Mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt vì trong thời gian này, sức khỏe của mẹ cũng đồng nghĩa với sức khỏe của bé. Một trong những vấn đề của nhiều phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu cam, vậy nguyên nhân từ đâu và phải xử trí ra sao?

1. Nguyên nhân bà bầu chảy máu cam khi mang thai?

– Khi mang thai, các hormone thai kỳ là estrogen và progesterone gia tăng. Lượng máu trong cơ thể cũng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và thai nhi. Các mạch máu ở mũi giãn nở, máu được sản xuất và cung cấp nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch, từ đó dễ có nguy cơ vỡ mạch máu, khiến bà bầu bị chảy máu cam.

– Đặc biệt, thai phụ dễ dàng bị chảy máu cam khi mắc phải cảm cúm, viêm xoang, dị ứng hoặc màng nhầy bên trong mũi bị khô do thời tiết lạnh, ở trong phòng máy lạnh, ca-bin máy bay hay do môi trường lạnh khô khác.

– Chấn thương và các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn đông máu cũng có thể khiến bà bầu bị chảy máu cam.

– Các loại thuốc cũng có thể làm cho mẹ bầu chảy máu cam như aspirin, warfarin, enoxaparin, clopidogrel hoặc các thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra bạn cũng nên cẩn thận đối với các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và các loại thuốc xịt mũi.

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không? Bị chảy máu cam khi mang thai thường hiếm khi gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy vậy, theo một số nghiên cứu, chảy máu cam khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Khoảng 10% bà bầu bị chảy máu cam khi mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh trong khi số liệu này ở nhóm bà bầu không bị chảy máu cam khi mang thai chỉ là 6%.

Nếu mẹ bầu chảy máu cam nhiều hơn 4 lần trong một tuần thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem bạn có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không. Nếu mẹ bầu chảy máu cam từ 2-3 lần trong một tuần thì có thể nguyên nhân là do bạn đang mắc phải một căn bệnh mạn tính nào đó như dị ứng chẳng hạn.

2. Khi nào có thể bị chảy máu cam lúc mang thai?

Chảy máu cam thường xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ. Đây là thời gian khi trẻ ở giai đoạn phát triển cuối cùng của cơ thể và phải thích ứng với hai nguồn cung trong máu. Một là từ cơ thể của mẹ, và hai là từ trong chính cơ thể của bé. Do sự phân chia thành hai kênh máu khác nhau, dẫn đến một vài sự mất cân bằng trong lưu lượng máu dẫn đến cao huyết áp. Hiện tượng này thường xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và cần có những cách xử lý và nghỉ ngơi phù hợp. Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh những thói quen lo lắng sẽ giúp giảm bớt tình trạng này. Có nhiều cách giúp các mẹ giải quyết vấn đề này và ngăn ngừa tái diễn sau này.

3. Làm gì khi bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ?

Khi bạn bị chảy máu cam khi mang thai, bạn cần:

– Ngồi xuống và nghiêng về phía trước để máu còn đọng lại chảy ra khỏi mũi, ngăn không cho máu chảy ngược vào họng và dạ dày.

– Nếu cảm thấy chóng mặt, bạn có thể nằm nghiêng sang một bên, dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt phía trên cánh mũi lại rồi thở bằng miệng. Cố gắng siết chặt cánh mũi và cố gắng thở bằng miệng trong vòng từ 10 đến 15 phút.

Bạn cũng có thể chườm đá lạnh lên sống mũi để làm hẹp các mạch máu và làm chậm quá trình chảy máu mũi.

Lưu ý: Bạn không nên nghiêng đầu ra sau hoặc nằm xuống vì có thể bạn sẽ nuốt phải máu, gây buốn nôn hoặc nếu máu chảy vào họng sẽ gây kích thích ở đường thở, làm tình trạng càng trở nên nguy hiểm hơn. Nếu sau 15 phút mà máu chưa ngừng chảy thì bạn tiếp tục thực hiện thêm khoảng 10-15 phút nữa.

Chảy máu cam khi mang thai chỉ là tình trạng nhất thời và sẽ tự khỏi sau khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam khi mang thai thì bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

4. Cách phòng ngừa chảy máu cam khi mang thai

– Bà bầu tránh để mũi quá khô, nhất là trong thời tiết lạnh. Bà bầu nên giữ ấm cho cơ thể để phòng tránh cảm lạnh. Bởi vì cảm lạnh là một trong những yếu tố thuận lợi làm bạn dễ bị chảy máu cam. Ngoài ra, bạn có thể bôi một lớp mỏng vaseline quanh rìa hốc mũi để làm mềm da, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm và phun sương trong nhà để tăng cuờng độ ẩm.

– Tránh ngoáy mũi, dụi mũi mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.

– Bổ sung rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, nhóm thực phẩm giàu Vitamin C như hoa quả thuộc họ cam, quýt; những loại rau (quả, của) có màu vàng sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch.

– Bà bầu nên uống đủ nước hàng ngày. Nước sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng mất nước cho cơ thể, lại khiến cho dịch mũi loãng hơn và dễ dàng khi vệ sinh.

– Nhiều ý kiến cho rằng, thai phụ nên tránh các dùng sữa và các sản phẩm từ sữa (vì chúng làm gia tăng sản xuất dịch mũi) nhưng điều này không cần thiết. Sữa là nguồn thực phẩm quý giúp bạn tăng cường canxi và các chất bổ dưỡng (cho dù bạn có thể bổ sung canxi từ nguồn thức ăn khác); do đó, bạn không nên kiêng sữa chỉ vì lý do sợ bị chảy máu cam.

– Dùng nước muối dạng phun hoặc nhỏ để vệ sinh khoang mũi nhưng bạn nên tránh sử dụng tùy tiện các loại thuốc nhỏ mũi. Nhiều loại thuốc nhỏ mũi được chống chỉ định dành cho bà bầu. Ngoài ra, nếu dùng thuốc nhiều, sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc”. Điều này có nghĩa là nếu sau khi bạn ngưng dùng thuốc thì tình trạng chảy máu cam sẽ càng tồi tệ hơn.

Tổng hợp

Lịch Tiêm Phòng Cho Mẹ Bầu Trong Quá Trình Mang Thai

Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai

Viêm gan B

Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Virus viêm gan B thường lây truyền thông qua máu như từ mẹ sang con, truyền máu không an toàn, quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B… Trước khi tiêm phòng nên xét nghiệm máu để quyết định xem có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B hay không. Vắc xin gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai, vẫn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

Thủy đậu

Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. Nếu đã tiêm phòng khi còn nhỏ, cần tiêm một mũi nhắc lại và cách thời gian trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng.

Trước khi mang bầu

Rubella

Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu

Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc cuối của thai kì có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Viêm gan B

Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu

Mẹ bắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Thủy đậu

Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu

Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kì có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu có thể thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Cúm

Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai

Mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể khiến con bị dị tật.

Trong khi mang bầu

Uốn ván

Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng

Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Cúm

Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì trùng với mùa cúm (từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau)

Khi mắc cúm sé khiến bà bầu mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Lịch tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu Cúm

Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Song khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật. Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Uốn ván

Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Ngoài những kiến thức nêu trên, chế độ dinh dưỡng luôn là quan trọng nhất, vì nó sẽ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai. Do vậy, mẹ bầu cần lên cho mình một thực đơn dinh dưỡng phong phú với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, chất béo, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất), đồng thời bổ sung thêm viên uống vitamin tổng hợp giúp tăng cường sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các loại vitamin này khi sử dụng hàng ngày sẽ giúp bổ sung những loại vitamin thiếu hụt mà bữa ăn của mẹ không cung cấp đủ.

TPBVSK viên bổ sung PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.

Thanh toán khi nhận hàng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Những Điều Bí Ẩn Trong Quá Trình Mang Thai Chưa Chắc Mẹ Bầu Đã Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!