Cập nhật nội dung chi tiết về Có Cần Thiết Phải Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai Hay Không mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều mẹ trẻ lần đầu tiên mang thai thường hay liên hệ với Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà hội để hỏi về vấn đề có nên xét nghiệm nước tiểu khi mang thai hay không. Đa số thường thắc mắc rằng bản thân không có tiền sử tiểu đường trước đó nhưng tại sao bác sĩ lại vẫn chỉ định xét nghiệm nước tiểu theo định kỳ. Vậy tại sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Xét nghiệm nước tiểu có thực sự cần thiết hay không?
Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai là một trong những chỉ định thường được các bác sĩ đề nghị mẹ bầu cần thực hiện theo định kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai rất đơn giản, không gây ảnh hại gì cho mẹ và bé mà còn giúp phát hiện một trong những bất thường trong thai kỳ mà thai phụ và thai nhi dễ gặp phải, dựa vào một số chất xuất hiện có trong nước tiểu sẽ phát hiện được sớm các nguy cơ tiềm ẩn của một số bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có những phương án can thiệp kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm không đáng có có thể xảy ra cho cả thai nhi và mẹ bầu.
*Sau khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nước tiểu, thai phụ sẽ được phát một cốc lấy mẫu nước tiểu và một ống vô trùng có nắp đậy.
*Nước tiểu được lấy vào ống vô trùng và đậy kín nắp để ngăn chặn các tác nhân khác từ môi trường xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
*Sàng lọc: mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích, xác định xem thai phụ có mắc các bệnh đái tháo đường, các bệnh về thận hay bị nhiễm trùng bàng quang hay không bằng cách dùng que thử có chứa hoá chất thích hợp hoặc đo nồng độ protein, vi khuẩn và đường… có trong nước tiểu.
*Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu khi mang thai của mẹ bầu để đưa ra những chỉ định cần thiết khác (nếu cần) hoặc tư vấn cho mẹ bầu chế độ chăm sóc thai nghén phù hợp trong suốt thai kỳ, đảm bảo an toàn cho cho mẹ và bé.
Có Thực Sự Cần Thiết Phải Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai Không?
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai.
Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tuần thứ 11. Hôm trước đi khám thì bác sĩ nói tuần sau (12 tuần) sẽ làm xét nghiệm nước tiểu. Từ trước đến nay em chỉ nghĩ cần thiết xét nghiệm máu khi mang thai thôi (để phát hiện các bất thường ở em bé), còn xét nghiệm nước tiểu thì không cần thiết, chỉ đến khi xét nghiệm trước sinh mới cần làm. Bác sĩ cho em hỏi, vậy em có cần xét nghiệm nước tiểu ở thời điểm này không? Em cảm ơn bác sĩ! (Trà Lê)
Trả lời:
Bạn Trà Lê thân mến!
Trong thời gian mang thai người mẹ không những phải lo giữ gìn sức khỏe của mình mà cần nghĩ tới cả đứa con trong bụng. Để đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con, người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm theo định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết, bao gồm cả xét nghiệm máu và nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai Xét nghiệm nước tiểu ở tuần thứ 12 của thai kì cũng là cần thiết. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề như sau:
– Nhiễm trùng đường tiểu: Nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là thai phụ cần thận trọng với chứng tiền sản giật
– Các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, giang mai…: Các bệnh này thường không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không được điều trị có thể gây sảy thai sinh non hoặc nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh
– Xác định lượng đường: Khi mang thai trong nước tiểu của thai phụ xuất hiện một lượng đường nhỏ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu những lần xét nghiệm sau đó, lượng đường tăng cao thì có thể bạn đang gặp chứng tiểu đường thai kỳ Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm glucose Xét nghiệm glucose được tiến hành ở tuần 24-28 của thai kìnhằm đưa ra chẩn đoán chính xác liệu thai phụ có bị tiểu đường hay không.
– Phát hiện sớm tế bào máu, vi khuẩn: Trong quá trình kiểm tra bằng que thử nếu phát hiện có enzym (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do vi khuẩn tạo ra) thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu Mẫu nước tiểu này sẽ được gửi lên phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn và thử độ nhạy cảm để xác định thai phụ có thật sự bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng đạm trong nước tiểu cao thai phụ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp Ngược lại, nếu lượng đạm không đáng kể huyết áp bình thường các bác sĩ vẫn gửi mẫu nước tiểu cho phòng thí nghiệm để cấy vi khuẩn và xác định xem thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Chúc mẹ con bạn khỏe!
Xét Nghiệm Nước Tiểu Là Gì? Vì Sao Phải Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai? Bapluoc.com
Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của…
Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ nhưng không thực sự hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng phân tích để xác định xem liệu bạn có đang mắc các bệnh về thận, đái tháo đường hay thậm chí là nhiễm trùng bàng quang hay không bằng cách đo nồng độ protein, đường, vi khuẩn hoặc bất kỳ chất nào khác.
Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Có nên xét nghiệm dị tật thai nhi
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu. Bạn có thể chỉ thực hiện một hoặc nhiều lần xuyên suốt quá trình khám thai định kỳ. Thêm vào đó, xét nghiệm nước tiểu không gây ra bất cứ rủi ro nào nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi thực hiện bài kiểm tra này.
Kết quả của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ điều gì?
Bệnh xảy ra khi các hormone thai kỳ trong cơ thể phá vỡ việc sản xuất insulin. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu nếu nhận thấy có thêm bất kỳ nguy cơ nào hoặc nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc phải chứng bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường thai kỳ chủ yếu xảy trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 24 trở đi. Việc đường huyết không được kiểm soát trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về tim, cột sống và dị tật thần kinh.
Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng đôi khi biểu hiện mập mờ khiến nhiều phụ nữ thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Dạng nhiễm trùng này có thể lan đến thận, từ đó gây ra vấn đề lớn cho em bé.
Nhiễm trùng đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng. Khi xét nghiệm nước tiểu cho ra kết dương tính, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp cấy nước tiểu. Bằng cách này, sự hiện diện của vi khuẩn có thể được xác nhận kèm theo việc chỉ định dùng kháng sinh phù hợp. Các bác sĩ thường xác định và điều trị các triệu chứng nhiễm vi khuẩn ngay từ đầu.
Ketone là một hợp chất có tính axit, xuất hiện khi chất béo bị phân hủy. Nếu mắc phải đái tháo đường, thì nhiều khả năng một lượng lớn ketone sẽ hiện diện trong nước tiểu của mẹ bầu. Khi kết quả kiểm tra đưa ra chỉ số ketone cao, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen ăn uống để đánh giá xem liệu bạn có gặp vấn đề gì không. Nhằm điều trị triệt để vấn đề, mẹ bầu sẽ cần đến bệnh viện để các bác sĩ đưa ra phương án phù hợp.
Protein niệu là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận mãn tính hoặc nhiễm trùng thận. Khi tình trạng này tiếp tục phát triển, nó còn trở thành dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một dạng bệnh có thể dẫn đến cao huyết áp sau khi mẹ bầu mang thai trải qua tuần thai thứ 20 và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Nếu cả chỉ số huyết áp và protein niệu của bạn đều bình thường, bác sĩ có thể quyết định cấy nước tiểu để xác định nguyên nhân gây ra niệu đạm khi mang thai.
Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu là gì?
Nuôi cấy nước tiểu là một dạng xét nghiệm nhằm tìm ra loại vi khuẩn có trong nước tiểu để bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu dùng loại kháng sinh chính xác cho dạng nhiễm trùng đang gặp phải.
Vì sao mẹ bầu cần xét nghiệm cấy nước tiểu?
Các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu
Để quyết định đúng loại kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ
Những phương pháp điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Thông thường đối với xét nghiệm cấy nước tiểu, mẹ bầu được yêu cầu thực hiện 2 lần. Lần đầu tiên nhằm kiểm tra vi khuẩn gây nhiễm trùng và lần thứ hai để kiểm tra xem nhiễm trùng đã được loại bỏ hoàn toàn chưa cũng như đảm bảo mẹ lẫn con sẽ không gặp nguy cơ có hại nào trong tương lai.
Xét nghiệm cấy nước tiểu được thực hiện như thế nào?
Quá trình xét nghiệm cấy nước tiểu diễn ra theo các bước sau:
Mẹ bầu đưa cho bác sĩ mẫu thử nước tiểu đầu tiên. Sau đó, mẫu thử sẽ được cho vào đĩa petri rồi thêm vào chất xúc tác hoặc đưa vào môi trường có yếu tố khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
Nếu không có sự phát triển của vi khuẩn, kết quả sẽ là âm tính. Ngược lại, khi nhận thấy dấu hiệu vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng, kết quả sẽ thành dương tính. Hơn nữa, bài xét nghiệm này sẽ có thể tiết lộ chính xác loại vi khuẩn đang phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Bạn có thể nhận được kết quả trong một hoặc hai ngày. Mặt khác, mẹ bầu có thể cần thực hiện xét nghiệm cấy nước tiểu nhiều lần trong suốt quá trình mang thai như một biện pháp phòng ngừa.
tag : bà bầu xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm khi mang thai, độ ph trong nước tiểu bà bầu, xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu có cần nhịn ăn, nước tiểu có mùi hôi khi mang thai
Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai
Cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu ở các phòng khám là khác nhau. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ lấy mẫu nước tiểu trong lần khám tiền sản đầu tiên và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm nước tiểu một cách toàn diện.
Những bác sĩ khác sẽ không yêu cầu lấy mẫu nữa trừ khi mẹ có các triệu chứng bắt buộc phải xét nghiệm nước tiểu. Một số bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ cụ thể về cách lấy “mẫu nước tiểu sạch”, trong khi các bác sĩ khác sẽ chỉ yêu cầu mẹ lấy một chút tiểu một chút vào cốc.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:
Làm thế nào để mẹ lấy được “mẫu thử sạch”?
Mẹ được cho một cốc đựng mẫu và khăn lau khử trùng và đến phòng nghỉ để lấy nước tiểu. Đầu tiên là rửa tay. Sau đó, với ngón tay sạch, tách môi âm hộ và làm sạch âm hộ của mẹ từ trước ra sau bằng khăn lau.
Đi tiểu trong vài giây vào bồn vệ sinh và sau đó để cốc dưới dòng nước tiểu cho đến khi mẹ lấy đủ cho mẫu thử. (Tránh chạm vào mặt trong của cốc bằng ngón tay.) Sau đó kết thúc việc đi tiểu vào bồn vệ sinh và xả sạch. Đóng nắp cốc và đưa cho y tá.
Mẹ hoàn toàn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện như thế nào?
Một y tá kiểm tra nước tiểu của mẹ bằng cách nhúng một que thử màu vào mẫu và so sánh kết quả với biểu đồ. Kết quả được ghi trên biểu đồ y tế để nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mẹ xem
Phân tích kết quả xét nghiệm nước tiểu
Đường
Thỉnh thoảng có một lượng đường nhỏ trong nước tiểu khi mang thai, nhưng nếu nồng độ đường của mẹ tăng cao ( chỉ số glucose cao) trong một vài lần khám thai liên tiếp hoặc ở mức rất cao trong một lần khám có nghĩa là mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện bài kiểm tra glucose để tìm hiểu xem đó có phải là dấu hiệu tiểu đường không.
(Ngay cả khi kết quả xét nghiệm nước tiểu của mẹ là bình thường, mẹ sẽ có một xét nghiệm dung nạp glucose trong khoảng từ tuần 24 đến tuần 28 để kiểm tra tình trạng tương đối phổ biến này.)
Protein
Protein dư thừa trong nước tiểu của mẹ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection – UTI), tổn thương thận hoặc một số rối loạn khác.
Trong giai đoạn sau của thai kỳ của mẹ, thừa protein cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật nếu hiện tượng này đi kèm với huyết áp cao.
Nếu mẹ thừa protein trong nước tiểu nhưng huyết áp của mẹ vẫn bình thường, của mẹ có thể gửi một mẫu nước tiểu sạch đến phòng thí nghiệm trong một hộp đựng vô trùng để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ketone
Ketone được tạo ra khi cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo được lưu trữ hoặc ăn vào để lấy năng lượng. Điều này có thể xảy ra khi mẹ không nhận đủ carbohydrate (nguồn tạo năng lượng thông thường của cơ thể).
Nếu mẹ đang bị buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng hoặc mẹ giảm cân khi mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu của mẹ để tính chỉ số Ketone.
Nếu chỉ số ketone của mẹ cao và mẹ không thể hấp thụ đồ ăn hoặc nước, mẹ cần truyền dịch và thuốc. Nếu ketone được tìm thấy kết hợp với đường, điều đó có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Tế bào máu hoặc vi khuẩn
Trong lần khám tiền sản đầu tiên của mẹ, mẫu nước tiểu của mẹ rất có thể sẽ được kiểm tra vi khuẩn chỉ ra nhiễm trùng tiểu thông qua xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm nuôi cấy và kiểm tra độ nhạy.
(Xét nghiệm nước tiểu cho thấy mẹ có bị nhiễm trùng tiểu hay không, và xét nghiệm độ nhạy cho thấy loại kháng sinh nào có thể điều trị nhiễm trùng hiệu quả.)
Nếu xét nghiệm ban đầu này là âm tính, nguy cơ mắc nhiễm trùng tiểu (UTI) sau này trong thai kỳ là thấp, trừ khi mẹ có tiền sử nhiễm trùng tiểu mãn tính hoặc tái phát.
Mẹ có thể tiếp tục thử bằng que thử trong khi mang thai hoặc mẹ chỉ xét nghiệm một lần và dựa vào các triệu chứng.
Xét nghiệm que thử kiểm tra một loại enzyme nhất định ( sản xuất bởi các tế bào bạch cầu) và nitrit ( sản xuất bởi một số vi khuẩn), cả hai đều báo hiệu nhiễm trùng tiểu.
Nếu một trong hai yếu tố này xuất hiện trong xét nghiệm que thử, mẫu nước tiểu vô trùng sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nuôi cấy và độ nhạy.
Mẹ thường phải chờ khoảng 48 giờ để có kết quả xét nghiệm cấy nước tiểu và độ nhạy. Tuy nhiên, bác sĩ có thể bắt đầu cho mẹ uống một số loại kháng sinh trước khi thử nghiệm hoàn tất, đặc biệt nếu mẹ có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mẹ sẽ được xét nghiệm lại sau khi điều trị nhiễm trùng tiểu. Trong khoảng thời gian định kỳ nếu bác sĩ cảm thấy mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu tái phát – ví dụ, nếu mẹ có tiền sử nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng tiểu thường xuyên, bác sĩ sẽ xem xét các phương án điều trị mạnh hơn,
Mặc dù nhiễm trùng tiểu thường gây ra các triệu chứng đau khi mẹ không mang thai, nhưng mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng khi mang thai.
Nếu không được điều trị, kể cả khi không đau, không có triệu chứng nhưng bệnh có thể phát triển thành nhiễm trùng thận toàn phần. Các trường hợp như vậy hầu như luôn phải nhập viện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Cần Thiết Phải Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai Hay Không trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!