Cập nhật nội dung chi tiết về Có Bầu Uống Trà Atiso Được Không mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có bầu uống trà atiso được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống trà atiso. Tuy nhiên, bà bầu không nên lạm dụng uống trà để tránh làm mất cân bằng dinh dưỡng trong thời kỳ dưỡng thai.
Thành phần và tác dụng với sức khỏe của trà atiso
Atiso là một loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu. Cây atso có thể cao từ 1,5 đến 2m, lá dài từ 50 – 80cm. Người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã thường lấy hoa atiso để làm rau ăn.
Ngày nay atiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Tại Việt Nam, cây atiso bắt đầu được trồng từ thể kỷ 20 và được trồng chủ yếu ở Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo.
Ngoài việc sử dụng hoa và lá để ăn, atiso còn được dùng để làm thuốc chữa tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh về gan, thận, viêm thận cấp tính, sưng khớp.
Theo từ điển dược học, hoa atiso tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa, mát gan, lợi tiểu, thường được dùng để nấu canh. Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, giảm đau dạ dày.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá và đài của hoa atiso đỏ giùa acid và protein. Hoa chứa một chất mầu vàng loại Flavonol Glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô chứa Canxi Oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.
Có bầu uống trà atiso được không? Trà atiso là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy hột atiso chứa nhiều nước, dầu, protein, chất xơ và chất khoáng. Đầu hột atiso đỏ có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa nhiều vitamin, chất béo không no tốt cho người cao tuổi và người ăn kiêng.
Trà atiso được xem là thần dược đối với gan. Bởi nó giúp làm sạch gan, giải nhiệt. Trong trà atiso còn có nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý chỉ ra, một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có trong atiso sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hóa hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu còn thấy rằng, nếu uống trà atiso đều đặn hàng ngày còn giúp: điều tiết sự lưu thông của mật, cải thiện chức năng tiêu hóa, điều trị chứng buồn nôn, giảm cholesterol xấu trong máu, bổ sung vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, các thầy thuốc đông y khuyến nghị người dân không được lạm dụng uống trà atiso quá nhiều. Tuy trà atiso không có độc nhưng atiso có vị đắng có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu sử dụng liên tục mỗi ngày uống từ 2 – 3 lít nước trà atiso có thể là tổn thương dạ dày.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra, các trường hợp dị ứng atiso thì không nên uống. Nếu cố tình uống sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, uống quá nhiều atiso có thể gây tổn hại cho gan.
Có bầu uống trà atiso được không?
Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh, phó phòng Dinh dưỡng điều trị tại bệnh Viện Bạch Mai: Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà atiso trong thời gian dưỡng thai. Tuy nhiên, bà bầu không nên lạm dụng loại trà này bởi sẽ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn và làm mất cân bằng dinh dưỡng trong thời gian mang thai.
Thế nhưng, dưới góc độ y khoa, không thể phủ nhận các công dụng tuyệt vời của trà atiso với sức khỏe bà bầu như:
– Uống trà atiso giúp bổ sung vitamin C, kali, magie giúp tăng cường chức năng hệ tim mạch.
– Với những bà bầu có vấn đề về chức năng gan có thể sử dụng trà atiso. Trong trà atiso có 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid có chức năng giải độc gian, tăng cường chức năng hoạt động của gan, giúp gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Uống trà atiso giúp giảm mức cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch, ngăn ngừa sự phát triển của ung thư, nhất là ung thư vú.
– Uống trà atiso còn có tác dụng giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng, cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của bà bầu. Trong đó tốt nhất là chống lại tình trạng táo bón ở bà bầu.
Có bầu uống trà atiso được không? Bà bầu uống trà atiso thường xuyên giúp chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra: trà atiso là một dược liệu tuyệt vời đối với sức khỏe thai nhi:
– Bà bầu uống trà atiso giúp phát triển tế bào não của thai nhi. Bởi trong trà atiso có chứa hàm lượng cao choline. Chất này có tác dụng bảo vệ bé sơ sinh khỏi các khuyết tật ống thần kinh, giảm ung thư vú ở bà bầu.
– Bà bầu uống trà atiso giúp bổ sung folate. Chất này có tác dụng giúp sản xuất liên tục các tế bào mới, ngăn ngừa các tật nứt đốt sống và dị tật ống thần kinh, ngăn ngừa tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân. Một bông atisô cung cấp 107 microgram folate (với khuyến nghị 400 microgram mỗi ngày cho phụ nữ mang thai).
Mặc dù là một loại thức uống rất tốt cho bà bầu song bác sĩ Vũ Thị Thanh, phó phòng dinh dưỡng điều trị, bệnh viện Bạch Mai khuyến nghị: “Trong trà atiso có chứa nhiều sắt nhưng lại thiếu các khoáng chất khác như kẽm, crom… Vì vậy, lạm dụng atiso có thể dẫn đến chán ăn, ăn không thấy ngon miệng”.
Ngoài ra, bà bầu chỉ nên dùng 10 – 20gram atiso sắc nước nếu dùng tươi; chỉ nên dùng 5 – 10gr sắc với nước nếu dùng khô. Những bà bầu dùng trà atiso đóng gói thì chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.
Bà Bầu Ăn Atiso Được Không? Uống Trà Atiso Khi Mang Thai Có Lợi Hay Có Hại?
Trang Chủ – Dinh Dưỡng Bà Bầu – Bà bầu ăn atiso được không? Uống trà atiso khi mang thai có lợi hay có hại?
1. Những kiến thức cần biết về cây atiso
Cây atiso là họ nhà cây gai, cao khoảng 1 đến 2m và có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu. Atiso được trồng để lấy lá và hoa để dùng làm nguyên liệu bào chế thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu nghiệm trong dân gian.
Tại Việt Nam, cây atiso thường được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo.
Trà từ cây atiso được biết tới là thức uống có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, giúp thải độc gan, ngăn ngừa bệnh ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol trong máu,…
Vì thế mà các chuyên gia thường khuyến nghị các mẹ bầu nên uống trà atiso để ổn định sức khỏe cơ thể trong suốt 9 tháng thai kỳ nhưng tốt hơn cả là đừng nên lạm dụng, bởi uống quá nhiều sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi.
2. Bà bầu ăn atiso có được không?
Hiện nay, rất nhiều chị em lo lắng về việc sử dụng trà atiso có thể gây hại trực tiếp cho thai nhi vì không phải loại trà thiên nhiên nào cũng tốt và không phải trà nào tốt với người bình thường đều sẽ tốt với bà bầu.
Để giải thích rõ ràng về việc bà bầu ăn atiso được không, các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng cũng chỉ ra một vài tác dụng bất ngờ từ thức uống này đối với phụ nữ mang thai như: Thanh nhiệt, giải độc điều hòa cơ thể, kiểm soát lượng đường dư trong máu, cung cấp một số dưỡng chất tốt nhất cho hệ tim mạch.
Bên cạnh đó, hoa atiso còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác với bà bầu như kiểm soát cân nặng khi mang thai, ngăn ngừa chứng táo bón, giúp làn da trở nên hồng hào căng mịn sạch mụn,…
3. Tác dụng bất ngờ của trà atiso đối với bà bầu
Khi uống trà atiso, bà bầu sẽ được hưởng những lợi ích sau đây:
3.1 Thải độc gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển
Mẹ bầu nào hay bị nổi mề đay, ngứa ngáy dị ứng, uống atiso sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng này đấy. Ngoài ra, atiso còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế béo phì sau sinh.
3.2 Ngăn ngừa dị tật cho thai nhi
Chất folate có vai trò ngăn chặn tật nứt cột sống hay dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ. Thế nên, bà bầu uống atiso sẽ giúp thai nhi trở nên khỏe mạnh và phát triển bình thường.
3.3 Giúp hỗ trợ hệ tim mạch phát triển
Những dưỡng chất có trong atiso như vitamin C, kali, magie,…sẽ giúp lưu thông máu trong cơ thể và giúp bà bầu thấy thoải mái sảng khoái hơn.
3.4 Giảm viêm, lợi tiểu và nhuận trường
Trà atiso bổ sung các dưỡng chất tốt cho vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa tao bón, bệnh trĩ và các bệnh về đường tiêu hóa.
3.5 Giúp an thần và ngủ ngon
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ không sâu nên hãy uống một tách trà atiso để chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Nhờ vậy, từ bây giờ mẹ chẳng còn phải lo lắng thiếu ngủ khi mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi nữa.
4. Công dụng lợi ích của hoa atiso với phụ nữ đang mang thai
Chính nhờ hàm lượng chất béo, đường và calo thấp nhưng lại giàu chất xơ nên bông atiso rất tốt cho sức khỏe bà bầu, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi:
4.1 Bông atiso dồi dào lượng folate
Mỗi bông atiso cung cấp tới 107 microgram folate nên rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là sự hình thành các tế bào mới. Ngoài ra, folate trong bông atiso còn giúp bảo vệ não bộ, hộp sọ của trẻ, hạn chế sinh non, sinh con nhẹ cân.
4.2 Hoa atiso chứa nhiều Magie
Magie rất cần cho sự phát triển của trẻ, nếu bà bầu bị thiếu hụt Magie dễ gây chuột rút, tê mỏi chân tay. Bông atiso chứa hàm lượng Magie lên tới 50 miligram/bông nên chắc chắn sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu của bạn.
4.3 Hoa atiso chứa ít chất béo, cholesterol
Nếu mẹ bầu ăn quá ít thực phẩm giàu calo trong suốt thai kỳ, thì nguy cơ mắc các biến chứng trong, sau sinh sẽ thấp hơn. Lượng cholesterol mỗi ngày cho cơ thể không nên vượt quá 300 miligram. Bông atiso không chứa cholesterol nên chắc chắn sẽ rất an toàn có lợi cho tim mạch.
4.4 Bông atiso rất giàu hàm lượng chất xơ
Mỗi bông atiso chứa khoảng 10gram chất xơ nên sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường ổn định hơn, tránh tối đa mọi biến chứng táo bón, chướng bụng đầy hơi khi mang thai.
4.5 Bông atiso cung cấp choline cho cơ thể
Choline là một trong những dưỡng chất quan trọng, tương tự như các vitamin B. Cơ thể chúng ta chỉ sản xuất một lượng choline rất nhỏ, vì vậy việc bổ sung thêm bằng các thực phẩm có chứa dưỡng chất này dồi dào là cực kỳ cần thiết. Đối với mẹ bầu, các chuyên gia khuyên nên nạp 41 miligram choline mỗi ngày.
4.6 Các dưỡng chất chính yếu khác
Ngoài những lợi ích của bông atiso vừa nêu trên thì nó còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như vitamin B3, vitamin A, canxi, vitamin C thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ và sắt giúp hạn chế nguy cơ sinh sớm.
5. Những lưu ý dành cho bà bầu khi uống trà atiso
Một điều cực kỳ quan trọng không được bỏ qua đó là, ngay cả với những loại thức uống an toàn có lợi cho bà bầu cũng tuyệt đối đừng nên uống quá nhiều bởi tình trạng lạm dụng luôn đi kèm với tác dụng phụ nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi.
Lượng atiso nên sử dụng vừa phải một ngày là từ khoảng 10-20g sắc với nước uống nếu tươi còn khô là từ 5-10g. Còn đối với những loại trà atiso đóng sẵn trong túi thì uống mỗi ngày tầm 2 gói là đã đủ cho mẹ bầu rồi đấy.
Trường hợp bà bầu dùng quá liều lượng cho phép sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan, khiến mẹ bầu chán ăn, thậm chí là bỏ bữa liên tục vì ăn không thấy ngon miệng. Với những thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp thì không nên uống với lượng lớn trong thời gian dài bởi lâu dần tích tụ sẽ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp đột ngột.
Bảo Yến tổng hợp Dinh Dưỡng Bà Bầu –
Bà Bầu Có Được Uống Trà Bí Đao Không?
Bí đao là loại thực phẩm thanh mát rất tốt cho sức khỏe, nhưng còn với người đang mang thai thì còn phải tìm hiểu thêm. Việc bà bầu có được uống trà bí đao không và ăn bí đao không vẫn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Đừng lo lắng, vì bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn và giúp bạn có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu khỏe mạnh nhất.
Uông trà bí đao khi mang thai
Bà bầu nên uống trà bí đao để chăm sóc sức khỏe tốt hơn (Ảnh: Internet)Bí đao có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng nó một cách hợp lý nếu không muốn gây ra các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bí đao có thành phần chính là nước cùng các dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, B3, C tốt cho sức khỏe bà bầu, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Ở giai đoạn cuối này, người mẹ dễ bị phù chân do tĩnh mạch dưới bị chèn ép. Đây là nguyên nhân khiến cho tuần hoàn máu bị giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Với sự trợ giúp của bí đao,mẹ bầu sẽ được chăm sóc tốt hơn.
Nhờ tính mát,vị ngọt tự nhiên chống khát nước, giảm chứng sưng phù chân nhanh chóng hơn.
Chính vì lợi ích này mà khi phụ nữ mang thai uống trà bí đao sẽ không gây ảnh hưởng xấu mà còn rất tốt cho sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, cần biết cách uống trà sao cho hợp lý để đảm bảo an toàn nhất.
Cách nấu trà bí đao đơn giản tại nhà
Nguyên liệu chuẩn bị: Trái bí đao, đường, lá dứa.
Cách làm: Bí đao rửa sạch, không cần bỏ vỏ mà chỉ lấy bỏ phần ruột bên trong. Sau đó đem cắt thành những miếng nhỏ, mỏng. Sau đó đặt nồi nước lên bếp đun sôi rồi cho bí đao, đường, lá dứa vào nấu chung. Đun trên ngọn lửa nhỏ vừa phải cho đến khi bí đao nhuyễn thì khuấy đều và tắt bếp. Cuối cùng là chỉ cần lọc lấy nước trà bí đao, bỏ xác là bạn đã có món trà thơm ngon, thanh mát rồi.
Cách nấu trà bí đao đơn giảm tại nhà tốt cho mẹ bầu (Ảnh: Internet)Bà bầu uống trà bí đao như thế nào là tốt nhất?
Uống trà bí đao tốt nhất là vào giai đoạn cuối của chu kỳ mang thai. Thời gian này khả năng hấp thu dưỡng chấc của thai nhi diễn ra cao hơn. Vì vậy đây cũng là lúc uống trà để tốt cho sức khỏe của mẹ, giảm sưng phù chân và tăng cường sức đề kháng.
Mỗi ngày mẹ nên uống 1 ly trà bí đao để làm mát và cung cấp năng lượng kịp thời cho cơ thể.
Ngoài việc uống trà bí đao khi mang thai, bạn còn có thể chế biến các món ăn thanh mát từ bí đao như món canh nhồi thịt, bí đao nấu với gà hoặc tôm cũng rất ngon.
Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn bí đao
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao. Mẹ bầu cũng cần chú ý khi đảm bảo các món từ bí đao được nấu chín. Bởi bí đao sống chứa nhiều nhựa, có tình xà phòng nên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã biết được cách uống trà bí đao như thế nào là tốt nhất và có chế độ ăn uống phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Phụ Nữ Mang Thai Có Uống Trà Được Không?
Trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới – và là thứ mà nhiều phụ nữ tiếp tục uống trong giai đoạn mang thai. Nhiều người có thể tin rằng trà có thể an toàn khi uống trong khi mang thai vì nó tự nhiên. Trong thực tế, phụ nữ có thể có được lợi ích từ việc giảm lượng trà nhất định, không cần phải ngừng uống hoàn toàn.
Hạn chế uống trà chứa caffein
Các loại trà đen, trà xanh, trà trắng, matcha, chai và oolong đều có nguồn gốc từ lá của cây Camellia sinensis. Chúng có chứa caffeine – một chất kích thích tự nhiên nên được hạn chế trong thai kỳ.
Lượng caffeine mỗi cốc 240 ml trà các loại chứa:
matcha: 60-80 mg
trà ô long: 38-58 mg
trà đen: 47-53 mg
chai: 47-53 mg
trà trắng: 25-50 mg
trà xanh: 29-49 mg
Caffeine có thể dễ dàng đi qua nhau thai và gan chưa hoàn thiện của bé sẽ gặp khó khăn khi phá vỡ nó. Vì vậy, trẻ sơ sinh có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ từ lượng caffeine nếu caffeine đó không được coi là an toàn cho người lớn.
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh tiếp xúc với quá nhiều caffeine trong khi mang thai có thể có nguy cơ sinh non cao hơn hoặc bị nhẹ cân hoặc dị tật bẩm sinh. Lượng caffeine cao khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu. Những rủi ro này sẽ rất ít xuất hiện khi phụ nữ mang thai giới hạn lượng caffeine của họ ở mức tối đa 300 mg mỗi ngày.
Tuy nhiên, một số phụ nữ nhạy cảm hơn với các tác động xấu của caffeine. Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhỏ phụ nữ này có thể có nguy cơ sảy thai cao gấp 2,4 lần khi tiêu thụ 100-300 caffeine mỗi ngày.
Trà chứa caffein chứa ít caffeine hơn cà phê và thường được coi là an toàn để uống trong khi mang thai. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ của chúng có thể cần được giới hạn để tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine mỗi ngày.
Một số loại trà thảo dược có thể có tác dụng phụ nguy hiểm
Trà thảo dược được làm từ trái cây khô, hoa, gia vị hoặc thảo mộc và do đó không chứa caffeine. Tuy nhiên, chúng có thể chứa các hợp chất khác được coi là không an toàn khi mang thai, điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ rủi ro sau:
Các loại trà có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non của bạn: thì là, cỏ cà ri, ngải đắng, cỏ roi ngựa, cây bạc hà hăng, cam thảo, húng tây, ích mẫu, cần núi, cúc La Mã nếu sử dụng một lượng lớn .
Các loại trà có thể kích thích hoặc làm tăng chảy máu kinh nguyệt: cây ích mẫu, cây cần núi và nhũ hương.
Các loại trà có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh: quế, ích mẫu và cây lưu ly.
Hơn nữa, trong những trường hợp hiếm hoi, trà bạch đàn có thể gây buồn nôn, hoặc tiêu chảy. Một báo cáo trường hợp cho thấy rằng thường xuyên uống trà hoa cúc khi mang thai có thể dẫn đến lưu lượng máu qua tim của thai nhi kém.
Một số loại trà thảo dược cũng có thể chứa các hợp chất phản ứng với thuốc. Do đó, phụ nữ mang thai nên ý kiến của bác sĩ về bất kỳ loại trà thảo dược nào mà bạn đang uống hoặc dự định uống bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai.
Hãy nhớ rằng, do số lượng nghiên cứu hạn chế về sự an toàn của trà thảo dược, thiếu bằng chứng về tác dụng phụ tiêu cực nên nó cũng không được coi là bằng chứng cho thấy trà an toàn khi uống trong thai kỳ.
Cho đến khi vấn đề này được nghiên cứu kĩ hơn, tốt nhất là phụ nữ mang thai nên thận trọng và tránh uống bất kỳ loại trà nào chưa được chứng minh là an toàn cho phụ nữ có thai.
Một số loại trà có thể bị ô nhiễm
Có nhiều loại trà không được kiểm tra hoặc được quy định chặt chẽ. Điều này dẫn đến phụ nữ có thể vô tình uống trà bị ô nhiễmh các hợp chất không mong muốn, chẳng hạn như kim loại nặng. Chẳng hạn, một nghiên cứu đã thử nghiệm các loại trà đen, trà xanh, trà trắng và ô long. Nó phát hiện ra rằng 20% của tất cả các mẫu đã bị nhiễm nhôm. Hơn nữa, 73% của tất cả các mẫu có chứa hàm lượng chì được coi là không an toàn khi mang thai.
Trong một nghiên cứu khác, những phụ nữ có lượng trà xanh và thảo dược uống nhiều nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ có nồng độ chì trong máu cao hơn 6-14% so với những người hạn chế uống. Điều đó nói rằng, tất cả các mức chì trong máu vẫn ở trong phạm vi bình thường.
Do không có quy định, nên cũng có nguy cơ các loại trà thảo dược có chứa thành phần không được liệt kê trên nhãn. Điều này làm tăng nguy cơ phụ nữ mang thai vô tình tiêu thụ một loại trà bị nhiễm độc với một loại thảo mộc không mong muốn, chẳng hạn như những loại được liệt kê ở trên. Hiện không thể loại bỏ rủi ro này, tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu phần nào bằng cách chỉ mua trà từ các thương hiệu có uy tín.
Các loại trà an toàn có thể uống khi mang thai
Hầu hết các loại trà chứa caffein được coi là an toàn để uống trong khi mang thai, miễn là bạn không tiêu thụ quá 300 mg caffeine từ trà mỗi ngày. Phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với caffeine chỉ nên uống tối đa 100 mg caffeine mỗi ngày.
Khi nói đến các loại trà thảo dược, có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của chúng trong thai kỳ. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ mang thai tránh tiêu thụ bất kỳ loại thảo mộc nào với số lượng lớn. Nhưng theo một vài nghiên cứu, các loại trà thảo dược có chứa các thành phần sau đây có thể an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ:
Trà lá mâm xôi. Trà này được coi là có khả năng an toàn và được cho là rút ngắn thời gian chuyển dạ và giúp chuẩn bị tử cung để sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể rút ngắn thời gian của giai đoạn chuyển dạ thứ hai, nhưng chỉ trong khoảng 10 phút.
Trà bạc hà. Trà này được coi là có khả năng an toàn và thường được sử dụng để giúp giảm khí, buồn nôn, đau dạ dày hoặc ợ nóng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu chứng minh chắc chắn lợi ích của bạc hà.
Trà gừng. Gừng là một trong những phương thuốc thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất trong thai kỳ và được coi là có thể an toàn. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm buồn nôn và ói mửa, nhưng khi được tiêu thụ khô, không nên vượt quá 1 gram mỗi ngày.
Trà bạc hà chanh (Lemon balm tea). Trà này được coi là có thể an toàn và thường được sử dụng để làm giảm lo lắng, khó chịu và mất ngủ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được tìm thấy để chứngminh tác dụng và sự an toàn của nó trong thai kỳ.
Kết luận
Mặc dù phổ biến rộng rãi, nhưng không phải tất cả các loại trà đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Các loại trà chứa caffein như trà đen, trà xanh, trà trắng, matcha và chai thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ của chúng có thể cần phải được hạn chế để tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Hầu hết các loại trà thảo dược nên tránh. Trà lá mâm xôi, trà bạc hà, trà gừng và trà chanh bạc hà là những thứ duy nhất hiện được coi là an toàn. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn nên tránh trà lá mâm xôi, trà bạc hà trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Nguồn: healthline
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Bầu Uống Trà Atiso Được Không trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!