Các bộ phận hô hấp ở trẻ em còn rất non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ hô hấp rất hạn chế và dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
Trẻ thường thở bằng miệng; không khí không được đi qua mũi để lọc sạch và sưới ấm mà đi thẳng vào họng. Đây là nguyên nhân chính khiến bé bị ho và viêm họng thường xuyên, với tần suất từ 4 – 6 lần trong năm.
Để tránh bệnh, bạn cần giữ ấm và giúp bé tránh bị nhiễm lạnh; che chắn kỹ cho bé khi đi ra đường để tránh khói bụi, nấm mốc ô nhiễm; vệ sinh phòng ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ, tránh ấm thấp; tránh tiếp xúc nơi đông người có nhiều mầm bệnh, nguy cơ lây bệnh cao.
Để giảm bệnh, khi vừa chớm ho, trẻ cần điều trị kịp thời bằng thảo dược lành tính. Không nên để trẻ ho lâu, khiến trẻ mệt mỏi, mất sức; là cơ hội để vi khuẩn tấn công và lây lan, làm bệnh nặng hơn.
Hệ hô hấp bao gồm hô hấp trên và hô hấp dưới. Hô hấp trên gồm: mũi, hầu - họng, thanh quản. Hệ hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản & phổi.
Trẻ đa phần bị ho do viêm hô hấp trên, với nguyên nhân cảm phổ biến là do virus tấn công. Tùy theo loại virus lây nhiễm, tuỳ theo thể trạng từng bé mà bệnh nhẹ, có thể tự hết hoặc diễn tiến nặng hơn: viêm phế quản, viêm phổi.
Có đến 200 loại virus gây bệnh viêm hô hấp, nên khó có thể tiêm chủng để loại trừ hoàn toàn các virus gây bệnh. Do đó, biện pháp tối ưu nhất để giúp trẻ phòng ngừa bệnh hô hấp là tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp trẻ khỏe mạnh để miễn nhiễm virus. Hoặc, nếu bị nhiễm bệnh thì cũng có thể nhanh chóng vượt qua cơn bệnh.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng giúp ngăn chặn các nguy cơ lây lan viêm nhiễm xuống hệ Hô hấp dưới, bao gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi.
Lá phổi là trung tâm của Hệ hô hấp. Ở trẻ, phổi phát triển còn chưa hoàn thiện, nên dễ bị tấn công từ những yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột là cơ hội để các mầm mống gây bệnh tấn công. Bé rất dễ bị nhiễm bệnh hô hấp; nhẹ thì viêm họng, nặng thì viêm phổi.
Để tránh bệnh, bạn cần giữ ấm điều độ cho cơ thể bé, tránh để bé bị sốc nóng – lạnh đột ngột. Che chắn kỹ cho bé khi đi ra đường để tránh khói bụi, nấm mốc từ môi trường; vệ sinh phòng ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ; tránh tiếp xúc ở nơi đông người nơi có nhiều mầm bệnh, nguy cơ lây bệnh cao.
Khi thấy bé mệt nhiều, khó thở, khò khè, nên mang bé đi bệnh viện để được bác sĩ điều trị đúng và đủ. Nên ưu tiên phối hợp dùng thảo dược lành tính để làm giảm các triệu chứng ho, đàm. Không nên dùng kháng sinh khi chưa cần thiết, và tránh dùng kháng sinh bừa bãi (tăng liều, quá liều hoặc không đủ liều). Việc lạm dụng hoặc dùng kháng sinh sai cách sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng sau này: lờn thuốc, vi khuẩn kháng thuốc.
Ngoài việc điều trị bệnh, quan trọng hơn, mẹ cần giúp bảo vệ lá phổi. Nên ưu tiên chọn loại thảo dược có tác dụng bồi bổ lá phổi. Điều này giúp trẻ hạn chế nguy cơ lây lan xuống phổi gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có đến 200 loại virus gây bệnh hô hấp ở trẻ, chủ yếu là cảm lạnh, cảm cúm. Cho đến nay, khoa học chỉ phát minh ra vài loại vacxin ngừa vài loại virus mà thôi. Nguy cơ cảm cúm từ hàng trăm loại virus vẫn còn đó, không thể nào ngăn ngừa hoàn toàn được.
Có 2 cách tốt nhất để giúp bé giảm bệnh hô hấp: giảm các yếu tố gây bệnh và tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của bé. Cụ thể:
Ho xảy ra khi các tế bào dọc đường hô hấp bị kích thích. Có 3 nguyên nhân gây ho ở trẻ:
- Ho thông thường: do đường hô hấp kích ứng với các vật lạ như khói bụi, hóa chất hoặc không khí lạnh từ môi trường. Ho sẽ tự nhiên hết mà không cần dùng thuốc. Nếu cơ thể kích ứng nhiều, gây ho liên tục trong ngày hoặc vài ngày, cần dùng siro thảo dược để giảm kích ứng, dịu ngứa họng, giảm ho. Vì ho nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, làm bé mệt mỏi, mất sức, giảm đề kháng.
- Ho do virus tấn công gây viêm hô hấp cấp tính: Trường hợp này vẫn chưa cần dùng kháng sinh vì virus không đáp ứng với kháng sinh. Nên cho bé dùng siro ho có chứa các loại thảo dược giúp giảm ho, giảm đàm và kháng viêm tự nhiên. Đồng thời tích cực giúp bé hạ sốt, hút dịch mũi ra ngoài, sát trùng đường hô hấp bằng cách nhỏ mũi, súc miệng với nước muối sinh lý.
- Ho do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng: cần dùng kháng sinh để điều trị. Song song, nên kết hợp dùng thảo dược giúp giảm triệu chứng ho, loãng đàm. Khi dùng kháng sinh, bé sẽ nhạt miệng, đắng miệng, tiêu chảy. Ba mẹ cần kiên nhẫn cho bé uống theo đúng chỉ định bác sĩ, để bé không bị lờn thuốc. Có như vậy, cơn bệnh mới không còn dai dẳng hoặc trở nặng về sau.
Để an toàn cho trẻ, bạn nên mang bé đến bác sĩ để được thăm khám chính xác. Tùy vào thực tế sức khỏe của bé mà bác sĩ sẽ quyết định về việc dùng kháng sinh cho bé.
Ho là cơ chế phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể. Ho giúp tống ra ngoài các vật thể lạ bám vào đường hô hấp, làm sạch đường hô hấp để bé thở tốt hơn. Đàm quyện lấy các vật thể lạ bám dính vào đường hô hấp, sau đó nhờ cơ chế ho tống ra ngoài.
Để an toàn, nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán cẩn thận. Nên ưu tiên phối hợp dùng thảo dược lành tính để trẻ không bị nóng người, nhạt miệng hoặc đắng miệng. Các loại thảo dược có tính bồi bổ lá phổi lên được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn này.
Ho và đàm là dấu hiệu báo động hệ hô hấp của trẻ có vấn đề. Nếu ho ở mức độ nhiều, dẫn đến mất ngủ, kém ăn, mất sức… thì bố mẹ cần giúp trẻ giảm ho, giảm đàm kịp thời. Nếu ho kéo dài, bé sẽ mệt nhiều và suy kiệt cơ thể, có thể dẫn đến viêm nhiễm hô hấp nặng hơn hoặc lây lan xuống phổi.
Chăm sóc bé bị ho đàm, mẹ cần:
Trẻ dưới 3 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp khá cao, là do cơ quan hô hấp của bé còn non yếu. Để bé giảm mắc bệnh hô hấp, mẹ cần lưu ý:
Việc uống thuốc kháng sinh là cần thiết khi hệ hô hấp đã bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của thuốc, nên phối hợp dùng thảo dược trị ho thiên nhiên, giúp bé mau hết ho, hết đàm. Thảo dược cũng sẽ giúp bé ít bị nóng trong người, nhạt miệng, đắng miệng.
Để giúp bé ít phải sử dụng thuốc kháng sinh, thì đừng để bé ho nhiều, ho nặng. Ngay khi bé vừa chớm ho trong ngày, kịp thời sử dụng thảo dược trị ho sẽ giúp trẻ giảm đàm, ít ho và nhanh chóng phục hồi.
Thuốc kháng sinh không phải là nguyên nhân trực tiếp làm bé còi cọc, nhưng thuốc gây ra những tác dụng phụ như đắng miệng, nhạt miệng, nóng và khó chịu trong người, khiến bé ít ăn, bỏ bú, khó ngủ. Từ đó, trẻ mất sức và còi cọc.
Thuốc kháng sinh cũng làm ảnh hưởng đến hệ lợi khuẩn của bé. Lợi khuẩn bị yếu thì vi khuẩn có hại càng dễ tấn công. Đó là lúc hệ miễn dịch đã bị suy yếu. Vì vậy, khi bé dùng kháng sinh, thì mẹ nên lưu ý giúp bé bồi bổ thể trạng bằng cách tăng sản sinh lợi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sức đề kháng thì bé mới không bị còi cọc.
Hiện nay, dưỡng chất ImmuneGama là phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, được chiết xuất từ thành tế bào của lợi khuẩn. Đây là thức ăn của tế bào miễn dịch, kích thích sản sinh tăng 130% tế bào miễn dịch. ImmuneGama được xem là dưỡng chất tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên mạnh mẽ nhất. Cần bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng lợi khuẩn và tăng cường đề kháng thường xuyên theo định kỳ để giúp bé phát triển khỏe mạnh, không còn còi cọc.