Cập nhật nội dung chi tiết về Chú Ý Tư Thế Ngủ Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những tư thế ngủ bà bầu nên tránh
Nằm sấp khi mang thai gây tổn thương thai nhi
Tư thế nằm sấp cũng là tư thế được khuyến cáo nên tránh trong thời kỳ mang thai. Bởi vì tư thế này không chỉ gây ra sự khó chịu cho bà bầu mà còn rất dễ gây tổn thương cho thai nhi.
Tư thế ngồi gục xuống bàn
Khi làm việc, vì mệt mỏi nên nhiều bà bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng. Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.
Tư thế nằm ngửa
Không những thế, bà bầu nằm ngửa trong một thời gian dài, cung ứng huyết dịch của thận cũng không đầy đủ, làm tăng hàm lượng angiotensin trong huyết quản gây co thắt huyết quản.
Nằm ngửa còn có thể làm giảm huyết áp gây ra triệu chứng chóng mặt cho bà bầu, gây ra tình trạng ngáy ngủ, tăng cân và thậm chí ngừng thở khi ngủ.
Tư thế nằm nghiêng sang phải
Bên phải cơ thể là nơi các tĩnh mạch chủ đi qua. Khi bà bầu nằm nghiêng sang bên này, trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên các dây chằng và màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi. Điều này khiến việc cung cấp máu cho em bé bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí.
Tư thế ngủ phù hợp với bà bầu 3 tháng đầu
Từ 1 đến 3 tháng đầu, thai phát triển trong tử cung và dựa vào khung xương chậu của mẹ. Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.
Tư thế ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Có những bà bầu bị nghẹt mũi, chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng cũng là một lý do khiến các bà bầu mất ngủ. Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn.
Nếu không thể ngủ, các mẹ đừng cố ngủ mà nên dậy xem tivi, nghe nhạc hoặc đọc sách… Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục ngủ trở lại. Hoặc bạn đang trong tình trạng bị chuột rút, hãy duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân sẽ giúp bạn giảm đau đớn hơn và ngủ tốt hơn.
Tại sao nên nằm nghiêng trái khi ngủ
Nằm ngủ nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất cho bà bầu vì nó giúp làm tăng lưu lượng máu tới thai nhi đồng nghĩa với việc tăng lượng dinh dưỡng cho bé. Không những thế, khi nằm nghiêng sang bên trái, thận có thể dễ dàng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể từ đó làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc chứng sưng phù ở mắt cá, chân, bàn tay.
Ngoài ra, theo một chứng minh của các nhà nghiên cứu Anh, bà bầu nằm nghiêng sang bên trái ít có khả năng sinh non hơn những thư thế ngủ khác. Nằm nghiêng bên trái còn giúp tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi và làm giảm chứng huyết áp thấp ở bà bầu.
Vì vậy, bà bầu hãy tập cho mình thói quen ngủ nằm nghiêng sang bên trái ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
Tư Thế Ngủ Khi Mang Thai Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối Giúp Dễ Sinh Hơn
Để thai nhi phát triển được khỏe mạnh, toàn diện các bà bầu cần lưu ý các tư thế nằm ngủ khi mang thai theo các lời khuyên sau:
Bà bầu nằm nghỉ nhiều thì “vượt cạn” sẽ lâu hơn
Mẹ bầu nằm nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý. Khi không vận động các khớp xương, tim mạch và phổi một cách bình thường, trạng thái cơ thể của mẹ bầu thêm mệt mỏi. Khi nằm quá nhiều, giấc ngủ của bà bầu cũng khó đến hơn, họ cảm thấy khó chịu và rất nhàm chán.
Bên cạnh đó, nằm nhiều sẽ tạo nên tâm lý mẹ bầu muốn phụ thuộc vào người khác, và cũng không muốn phục vụ các nhu cầu cần thiết cho bản thân.
Có nhiều bà bầu trong giai đoạn đầu bị động thai, sẽ được bác sỹ yêu cầu nằm bất động trên giường để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Thế nhưng, bạn cũng có thể đi lại nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng. Và bên cạnh những ý kiến của bác sĩ, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ xem có thể thực hiện được các hoạt động cụ thể nào trong nhà nữa hay không?
1.Tư thế nằm ngủ chuẩn trong ba tháng đầu
Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.
2. Tư thế nằm ngủ chuẩn trong ba tháng giữa
Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
3. Tư thế nằm ngủ chuẩn trong ba tháng cuối
Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon, có lợi cho sức khỏe.
Không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn.
Không nên nằm ngủ nhiều.
Nên luyện tập vận động, thể dục nhẹ nhàng để mẹ bầu có được cơ thể khỏe mạnh: Khi luyện tập chú ý giữ mát cho cơ thể, tập luyện đều đặn 30 phút/ ngày, 3 lần/tuần là hợp lí nhất.
Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không tập những động tác nằm thẳng lưng
Luôn bổ sung năng lượng suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nên uống nhiều nước trong và sau khi tập luyện.
Bà bầu nằm ngửa làm tăng nguy cơ hỏng thai
Một nghiên cứu kéo dài 5 năm vừa phát hiện những chị em nằm ngửa khi ngủ thì có nguy cơ thai chết non tăng gấp 6 lần.
Công trình của các nhà khoa học Australia có tên gọi Sydney Stillbirth Study, đã tìm hiểu thai kỳ của 295 phụ nữ tại 8 bệnh viện trên khắp nước này.
Sau 5 năm, họ tìm thấy những chị em nằm ngửa khi ngủ thì có nguy cơ thai bị chết non (tử vong sau 24 tuần tuổi) cao gấp 6 lần so với những người khác.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Adrienne Gordon, từ Bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney cho biết những khảo sát trước kia đã phỏng đoán rằng việc nằm lâu trong tư thế này hạn chế cung cấp máu đến thai nhi. Các bác sĩ cũng tin rằng ngủ nghiêng về bên phải hoặc nằm ngửa làm giảm lượng máu chảy qua một tĩnh mạch chính từ chân tới tim, ảnh hưởng đến việc cung cấp cho tử cung.
Tuy vậy, Gordon cũng bổ sung thêm rằng chị em đang mang bầu không nên quá sợ hãi nếu đôi khi họ ngủ trong tư thế nằm ngửa.
Theo một khảo sát trước đây, 3/4 số phụ nữ có bầu dành hầu hết thời gian ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái – cao hơn tỷ lệ ở phụ nữ không mang bầu. Điều này có thể là một bản năng để chọn tư thế tốt nhất cho thai nhi.
Tuy vậy, một số chuyên gia khác cho rằng khảo sát được thực hiện trên số ít thai phụ, do vậy khó có thể nói mối liên hệ giữa tư thế ngủ và hiện tượng thai chết non là chính xác. Ngoài ra, họ cũng nhất trí rằng chị em nên đi kiểm tra ngay khi thấy bé ít cử động hơn.
8 Tư Thế Dễ Ngủ Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu, Giữa, Cuối Có Lợi Cho Thai Nhi
1. Bà bầu nên nằm ngủ như thế nào tốt nhất
1.1. Bà bầu khi ngủ nên nằm nghiêng bên nào
Nằm nghiêng về phía bên trái đồng thời chân phải gấp lại và chân trái duỗi ra là tư thế tốt nhất cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai.
Với tư thế này tim của bà bầu sẽ hoạt động tốt hơn, không bị áp lực sức nặng của thai nhi đè nặng lên tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu về tim, điều này sẽ giúp việc lưu thông máu của bà bầu đến bào thai một cách tốt và ổn định hơn. Với tư thế nằm này còn sẽ giúp em bé trong bụng bà bầu được cử động dễ dàng hơn. Kết hợp với các loại gối ngủ cho bà bầu êm giấc không gây đau lưng cổ vai gáy chuột rút sẽ phần nào khắc phục cho bà bầu ngủ tư thế nào là tốt nhất.
Nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu (Nguồn: conlatatca.vn)
1.2. Khi nằm nghiêng, hãy kê gối gác chân
Nếu bà bầu nằm nghiêng khi ngủ thì nên kê thêm một chiếc gối êm ái, dễ chịu dưới chân để gác, điều này sẽ giúp bà bầu có được một tư thế nằm thoải mái nhất.
Kê gối gác chân để ngủ thoải mái hơn (Nguồn: shopee.vn)
1.3. Có thể kê gối tựa lưng
Ngoài việc biết được bà bầu nên nằm ngủ như thế nào là tốt nhất, nếu tư thế đó gây cảm giác không thoải mái khó chịu thì bạn nên kê thêm một chiếc gối ở dưới lưng, lệch sang một bên để tạo độ nghiêng và thông thường gối phải tạo một góc với giường khoảng 30 độ.
1.4. Đặt một chiếc gối giữa hai chân
Để giảm được áp lực của tư thế nằm lên phần xương chậu của bà bầu thì nên đặt thêm một chiếc gối ở giữa 2 chân để giữ được một khoảng cách nhất định.
Dùng gối ôm giữa hai chân để giảm áp lực cho phần xương chậu (Nguồn: shopee.vn)
2. Tư thế dễ ngủ cho bà bầu theo các quý thai kỳ
2.1. Tư thế nằm ngủ của bà bầu trong 3 tháng đầu
Trong giai đoạn thai kỳ còn nhỏ dưới 3 tháng, bà bầu nên nằm tư thế nghiêng và lựa chọn các loại gối êm, cao vừa phải để giảm áp lực. Tuy nhiên lúc này thai còn nhỏ bạn cũng có thể thay đổi nhiều tư thế như nằm ngửa hay nằm nghiêng đều được. Nếu bạn có thói quen nằm sấp hay ôm gối thì nên bỏ nếu đang mang thai vì những tư thế này không thực sự tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Chọn tư thế nằm nghiêng kết hợp với các loại gối ôm chuyên dụng cho bà bầu (Nguồn: zcare.vn)
2.2. Tư thế nằm ngủ của bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Nếu trong giai đoạn này bà bầu có nhiều nước ối hay mang song thai thì nên nằm với tư thế nghiêng. Với tư thế này sẽ giúp bà bầu cảm thấy thoải mái cũng như không gây áp lực quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu cảm thấy khó chịu phần chân cho nặng nề thì cũng có thể nằm ngửa và kê phần chân lên gối mềm.
2.3. Tư thế nằm ngủ của bà bầu ở 3 tháng cuối
Trong giai đoạn cuối thai kỳ này tử cung thường xoay về phía bên phải vì thế nếu bà bầu nằm nghiêng bên phải sẽ gây nhiều áp lực sau khi chất dinh dưỡng từ các loại sữa và vitamin cho bà bầu không đến được với thai nhi do đè lên các tĩnh mạch quan trọng. Vì thế tư thế nằm nghiêng về phía bên trái là tốt nhất cho bà bầu trong giai đoạn này. Nếu 2 chân của bà bầu bị tình trạng sưng và phù nề thì có thể kê thêm một chiếc gối cao lên để giúp máu dễ dàng lưu thông hơn.
Việc nằm ngủ đúng tư thế sẽ giúp bà bầu ngủ ngon và đủ giấc hơn (Nguồn: cpcs.vn)
3. Lưu ý cho giấc ngủ bà bầu thêm ngon
3.1. Không được nằm ngửa ở 3 tháng giữa thai kỳ
Với việc tìm hiểu bà bầu nên nằm ngủ như thế nào để tốt nhất cho em bé trong thời gian mang thai thì bạn cũng nên chú ý những trường hợp sau để có được một giấc ngủ tốt hơn. Trong giai đoạn 3 tháng đầu bạn có nằm ngửa, tuy nhiên từ tháng thai kỳ giữa trở đi bạn không nên nằm với tư thế này nữa. Vì lúc này thai kỳ đã lớn nếu nằm ngửa sẽ chèn ép các dây tĩnh mạch máu của máy giúp cho việc lưu thông máu đến tim gặp khó khăn chính vì thế không bơm đủ máu đến thai nhi. Ngoài ra tư thế này sẽ khiến bà bầu cảm thấy nặng nề và không thoải mái trong khi ngủ.
3.2. Chọn đệm cứng hơn bình thường
Trong thời gian mang thai bạn cũng nên lựa chọn những loại nệm chính hãng, an toàn, chất liệu không quá mềm như là nệm bông ép sẽ giúp bạn nâng cao được chất lượng giấc ngủ hơn. Loại nệm còn giúp bà bầu không bị đau lưng, cổ … và cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ngủ dậy.
Các loại nệm cứng sẽ tốt hơn cho giấc ngủ của bà bầu (Nguồn: uuviet.com)
3.3. Tư thế nửa nằm nửa ngồi
Nếu những tư thế trên chưa làm bà bầu có giấc ngủ ngon nhất, thì bà bầu nên thử tư thế nửa nằm và nửa ngồi. Tư thế này sẽ giúp giảm áp lực lên bụng cũng như lên tim hơn so với tư thế nằm ngửa.
3.4. Không nằm sấp
Nằm sấp là tư thế bà bầu tuyệt đối không được dùng trong suốt quá trình mang thai. Tư thế này sẽ khiến cản trở việc hô hấp và cung cấp đủ lượng oxy cho thai nhi trong suốt thời gian bà bầu mang thai.
3.5. Không nằm gục xuống bàn
Cũng giống như nằm sấp việc nằm ngủ xuống bàn cũng có thể gây tình trạng thiếu oxy cho cả cơ thể mẹ và thai nhi. Vì nếu nếu có làm văn phòng bà bầu nên mang theo một chiếc gối kê lưng để có thể ngả lưng một khi ngủ trưa hay cảm thấy mệt mỏi.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không
9 cách giúp bà bầu chìm vào giấc ngủ nhanh
Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu 3 Tháng Giữa &Amp; 3 Tháng Cuối Bà Bầu Cần Chú Ý
Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu 3 tháng giữa & 3 tháng cuối bà bầu cần chú ý tuyệt đối không nên xem nhẹ coi thường, nếu không sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Mang thai là một chặng hành trình 9 tháng 10 ngày khá dài và vất vả, đòi hỏi người mẹ phải thật thận trọng trong mọi tình huống vì lỡ như một chút sơ sảy, bất cẩn sẽ hối tiếc cả một đời. Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu có thể kể đến như đau bụng, chảy máu âm đạo, ra nhiều khí hư,…dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa như đau bụng ra máu, thai máy bất thường, tiền sản giật, thai nhi chậm phát triển,…hoặc dấu hiệu mang thai 3 tháng cuối như xuất huyết âm đạo, mẹ bầu bị vàng da, đau đầu kéo dài, dịch âm đạo có mùi lạ,…đều là các biểu hiện triệu chứng tuyệt đối không nên xem thường vì có nhiều khả năng bị thai chết lưu, sinh non, tiền sản giật,…cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.
1. Liệt kê những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu ở bà bầu cần phải đặc biệt chú ý
Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm của thai kì, những bất thường ở giai đoạn này là không thể xem thường. Những bất thường dễ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kì?
1.1 Ra khí hư và ngứa âm đạo
Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo, âm hộ khi mang thai do thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Thường thì viêm âm đạo trong giai đoạn mang thai không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị triệt để thì bệnh sẽ kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu nặng thì có thể ảnh hưởng đến thai như đẻ non, sảy thai.
Để tránh bị viêm, khi mang thai, các mẹ bầu cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi có dấu hiệu viêm phải dùng thuốc. Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả, và không ảnh hưởng đến thai, các bà mẹ không được tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám và có hướng điều trị đúng.
1.2 Mẹ bầu nghén nặng
Nghén là dấu hiệu bình thường khi có thai và không có gì nguy hiêm. Thường biểu hiện là buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, thích ăn các món ăn mà thường ngày không thích, có thể ăn nhiều hơn,… Các dấu hiệu này sẽ ít đi và hết hẳn sau 3 tháng, có trường hợp đến tháng thứ 4 mới hết. Mặc dù là dấu hiệu bình thường, nhưng có trường hợp nghén nặng, ví dụ như nôn quá nhiều sẽ gây mệt mỏi cho mẹ bầu và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bị nôn quá nhiều, bà mẹ mang thai phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và được tư vấn của cán bộ y tế.
1.3 Mẹ bầu đau buốt và đái rắt
Mẹ bầu khi thấy đau buốt và đái rắt thì đây là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, thường sẽ gây khó chịu cho phụ nữ. Các mẹ bầu khi mang thai phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có lời khuyên của bác sĩ.
1.4 Đau bụng và chảy máu âm đạo
Đây là dấu hiệu bất thường khi mang thai và rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Đau bụng trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm như động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng… Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không có ra máu âm đạo thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều.
Nếu dấu hiệu đau bụng không giảm thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng xử trí đúng nhất. Nếu đau bụng có kèm theo ra máu là rất nguy hiểm, không được chần chừ, đến ngay cơ sở y tế để khám, theo dõi và điều trị.
Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy dễ chịu hơn, ăn uống cũng ngon hơn, ốm nghén không còn hành hạ nữa. Tuy nhiên trong 3 tháng giữa này cũng có những nguy hiểm bất thường mà mẹ bầu cần lưu ý:
2.1 Tiền sản giật
Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm và thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan trong giai đoạn tam các nguyệt thứ 2 này. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi chậm phát triển, suy thai… vì tiền sản giật có ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể của người mẹ trong đó có cả nhau thai. Vì vậy nếu đột ngột thấy huyết áp cao rõ rệt, bị phù hoặc sưng quá nhiều… mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Tăng huyết áp ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
2.2 Thai nhi phát triển chậm
Thai nhi phát triển chậm thường thấy ở những mẹ bầu lớn tuổi hoặc các mẹ bầu đã có nhiều con trước đó. Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khi mang thai sẽ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai chậm phát triển. Tình trạng này có thể được chẩn đoán qua các lần đo kích thước vòng bụng khi đi khám thai.
2.3 Mẹ bầu không tăng cân hoặc bụng không to lên
Trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu cần kiểm tra cân nặng thường xuyên và đều đặn. Giai đoạn này thường các mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh hơn, bụng sẽ to lên trông thấy, vì các triệu chứng nghén không còn nữa, ăn uống cũng ngon hơn. Bởi thế, nếu mẹ bầu nào vẫn không tăng cân hoặc bụng không thấy to lên trong 3 tháng giữa thì nên khám ngay để tìm ra nguyên nhân cụ thể, có thể đó là dấu hiệu suy thai, thai chết lưu,…
2.4 Nước ối quá nhiều hoặc quá ít
Nước ối là một trong những yếu tố quan trong nhất giúp duy trì sự sống của bào thai, vì vậy nước ối quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo thai nhi có thể bị tổn thương hay không. Nước ối quá nhiều cho thấy có khả năng hệ thống thần kinh, tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml được coi là một chứng bệnh, có thể gây ra khiếm khuyết về thận hoặc phổi cho thai nhi.
2.5 Thai máy bất thường
Thông thường thì thai máy sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, các mẹ bầu nên theo dõi thai máy thường xuyên, nếu thấy có dấu hiệu thai máy bất thường như đang máy đều mà không thấy máy nữa thì mẹ cần đi khám để kiểm tra ngay.
2.6 Đau bụng ra máu
Tương tự giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, đây là dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm, có thể dẫn đến sảy thai trong giai đoạn này. Nguyên nhân có thể là do tử cung bị dị tật như có 2 vách ngăn ở tử cung, cổ tử cung mở sớm…hoặc có thể là bắt nguồn từ các vấn đề ở nhau thai như: nhau tiền đạo, nhau bong non và cảnh báo sinh non. Tốt nhất nếu gặp trường hợp này cần đến ngay bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị.
Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 các mẹ bầu không còn thực sự thoái mái khi đi lại nữa, cơ thể trở nên nặng nề mệt mỏi hơn. Trong những tháng cuối này thai nhi sẽ tăng cân rất nhanh, mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất. Trong 3 tháng cuối khi gặp một số bất thường sau thì mẹ bầu cần đặc biệt chú ý và đến ngay cơ sở khám thai uy tín để có cách xử lý kịp thời.
3.1 Đau bụng bất thường
Khi mẹ bầu thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội, kéo dài ở bụng rồi lan sang lưng, bắp chân. Song song với đó là tử cung co cứng lại, thì có khả năng cao mẹ bầu đã bị bong nhau non. Mẹ cần nhập viện ngay để tránh nguy hiểm tới tính mạng của cả hai mẹ con.
3.2 Dịch âm đạo có mùi lạ
Khi mang thai mẹ bầu dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo do sức đề kháng trở nên yếu hơn bình thường. Khi phát hiện dịch âm đạo có mùi lạ, mẹ cần đi khám và điều trị dứt điểm. Tránh để tới khi thai nhi chào đời, khi qua âm đạo, vi khuẩn tiếp xúc với thai nhi có thể gây viêm niêm mạc miệng, viêm da,…Trước thời điểm thai nhi bước vào tuần 37, nếu dịch tiết âm đạo xuất hiện đồng thời với những cơn co thắt giả, thì mẹ bầu có nguy cơ cao sinh non.
3.3 Chiều cao vùng bụng tăng nhanh có thể do dư nước ối
Dấu hiệu chiều cao vùng bụng tăng nhanh ở vào giai đoạn cuối của thai kỳ như thế này cũng không được xem nhẹ vì có thể là mẹ bầu đang bị dư một lượng nước ối khá lớn gây nguy hiểm cho thai nhi.
3.4 Tăng cân quá nhanh ở giai đoạn cuối thai kì
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu chỉ nên tăng từ khoảng 11,3 – 16 kg, trong đó số cân cần tăng trong 3 tháng cuối là khoảng 6kg. Số cân tăng quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là khi mẹ tăng cân quá nhanh, đi kèm với phù nề, đau đầu, rối loạn thị giác; đây chính là những dấu hiệu tiền sản giật ở khi mang thai.
3.5 Có dấu hiệu tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Khi mang bầu đặc biệt là 3 tháng cuối các mẹ bầu sẽ thường xuyên muốn đi tiểu do tử cung ngày một to gây áp lực lên bàng quang. Nếu mẹ bầu thấy số lần đi tiểu ít hẳn hoặc không buồn tiểu nữa thì hãy đi khám ngay. Vì đó là những triệu chứng của việc cơ thể bạn đang bị mất nước hoặc tiểu đường khi mang thai.
3.6 Đau đầu kéo dài
Mẹ bầu bị cơn đau đầu kéo dài 2 – 3 giờ, đi kèm với rối loại thị giác, sưng phù các vùng tay, mắt, mặt thì đó là những biểu hiện cho thấy huyết áp của mẹ bầu đang tăng rất cao.
3.7 Không còn cảm giác căng tức ngực
Từ thời điểm thai nhi tuần thứ 8, vòng một của các mẹ bầu đã tăng dần kích cỡ cho tới cuối thai kỳ. Mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đau tức ngực, đi kèm với các dấu hiệu: tiết sữa non, ngứa hay rạn da vùng ngực. Nếu bỗng nhiên mẹ thấy mất các dấu hiệu này thì khả năng cao đã xảy ra hoại tử Villous, có thể thai đã bị chết lưu ở trong tử cung.
3.8 Bị sưng phù cả cơ thể trong cả giai đoạn dài
Đây là dấu hiệu nổi bật của chứng tiền sản giật ở các mẹ bầu. Tuy rằng ở những tháng cuối thai kì, mẹ bầu sẽ bị sưng phù chân, tay nhưng nếu mẹ nhận thấy cả cơ thể sưng phù thì cần đi khám ngay.
3.9 Mẹ bầu bị vàng da kèm theo ngứa ngáy toàn thân
3.10 Bị xuất huyết âm đạo có thể mẹ bầu sắp sinh non
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, chảy máu âm đạo là một dấu hiệu thường gặp của bệnh nhau tiền đạo. Nếu ra máu đi kèm với đau tì bụng, thì có thể mẹ bầu đã bị nhau bong non, nguy hiểm hơn là vỡ tử cung, vỡ mạch máu tiền đạo dẫn đến nguy cơ sinh non.
3.11 Cảm nhận thấy thai máy bất thường
Thai máy trong bụng mẹ là một ấu hiệu cho thấy thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh. Trong trường hợp thai nhi gặp vấn đề, mẹ có thể nhận ra nhờ vào sự thay đổi của số lần thai máy so với bình thường. Số lần thai máy ít đi hoặc không máy vào những thời điểm cố định đều là những biểu hiện cho thấy thai có thể đã bị chết lưu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chú Ý Tư Thế Ngủ Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!