Đề Xuất 6/2023 # Chó Mẹ Mang Thai Chưa Đến Ngày Dự Sinh, Bác Sĩ Mổ Lấy Thai Chết Hết 12 Con # Top 13 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Chó Mẹ Mang Thai Chưa Đến Ngày Dự Sinh, Bác Sĩ Mổ Lấy Thai Chết Hết 12 Con # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chó Mẹ Mang Thai Chưa Đến Ngày Dự Sinh, Bác Sĩ Mổ Lấy Thai Chết Hết 12 Con mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho việc đẻ mổ có nguy hiểm cho chó mèo đang mang thai không, đẻ mổ liệu có ảnh hưởng gì đến con mẹ, đẻ mổ thì lần sau có phải không đẻ thường được đúng không. Thông thường thì khi chúng ta can thiệp mổ đẻ thì sẽ không có nhiều ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con mẹ và con non.

Theo ghi nhận từ CTV Saigon Animal, bạn Trang Đặng mang chó lạp xưởng đang mang thai đến phòng khám thú y Chuẩn để thăm khám (địa chỉ tại 507 Phạm Hùng, Phường Vĩnh Lạc, Rạch Giá). Tại đây, chị được bác sĩ thú y tư vấn phải mổ để cứu chó mẹ, nếu không chó mẹ sẽ chết.

Hi vọng sẽ cứu được chó mẹ và chó con, lúc mổ xong thì cả 12 con chó lạp xưởng con đều chết hết. Chị Trang rất bức xúc và xót thương cho đàn chó con phải chết oan tức tưởi.

Chị Trang đã đăng đàn cảnh tỉnh cho mọi người về trách nhiệm làm việc của bác sĩ tại phòng khám Chuẩn đến cộng đồng nuôi chó mèo tại Kiên Giang: “Phòng khám CHUẨN 507 Phạm Hùng, chó chưa tới ngày sanh, nói không mổ, chó mẹ chết, đè mổ lấy tiền, thế là 12 con chó con đều chết hết. Phòng khám lol bác sĩ âm binh.”

Theo kinh nghiệm của các bác sĩ bên trung tâm phẫu thuật thú y Funpet, việc mổ thai cứu chó mẹ trong trường hợp thai quá nhiều là hoàn toàn hợp lý, nếu không xử lý sẽ chết cả chó mẹ lẫn con.

Khi nào chúng ta nên cho chó mèo đẻ mổ.

Khi con mẹ đến ngày sinh, nước ối cạn nhưng không có biểu hiện và cơn rặn đẻ

Khi kích thước con quá to, còn kích thước khung xương chậu của con mẹ quá nhỏ

Khi con mẹ sức khỏe không được tốt, số lượng thai thì quá nhiều

Thai nằm ngang, hoặc tư thế thai ngược

Cún mẹ quá già, yếu, không đủ sức khoẻ sinh thường.

Mang thai quá nhiều trung bình là trên 7 con thì thường những con sau sẽ bị ngạt không ra được do cún mẹ mất sức.

Các dòng bull pháp, bull anh, lạp xưởng, poodle và fox sóc cỡ nhỏ.

Khi siêu âm thấy nước ối quá cạn, hoặc thai bị phù. Mang thai 1-2 con thường thai to, khó sinh thường.

Tiêm kích đẻ, sau 15 phút không thấy con ra cần kiểm tra kỹ và có thể cần can thiệp mổ.

Tim thai yếu…

Vụ việc gây ra những luồng tranh cãi gay gắt về việc để chết 12 con chó lạp xưởng con.

Theo Saigon Animal News

Mang Thai Tuần 40: Ngày Dự Sinh Đã Đến

Mang thai tuần 40 tương ứng với khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày trong dân gian. Hơn 9 tháng trời cưu mang nặng nề, vượt qua bao khó khăn, vất vả nhất định. Giờ đây, mẹ bầu sẽ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc khi đứa bé sắp chào đời.

2. Thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 40

Theo thống kê chung, khoảng 70% mẹ bầu sẽ hạ sinh em bé từ tuần 40 trở lại. Và chỉ 30% còn lại là tiếp tục mang thai đến tuần thứ 41. Lúc ấy, thai sẽ được gọi là thai quá ngày (vì quá ngày dự sinh).

Mẹ bầu mang thai tuần 40 sẽ cảm nhận rất dễ dàng những cơn co thắt đầu tiên của tử cung. Những cơn co thắt ấy sẽ đến nhanh và mạnh mẽ khi người mẹ thực sự vào giai đoạn chuyển dạ. Cơn co với chu kỳ kéo dài khoảng một phút hoặc có thể lâu hơn. Thai phụ sẽ cảm thấy cơn đau lan tỏa từ dạ dày, bụng dưới, lưng và vùng trên của đùi.

Khi được đưa đến khoa Sản, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra độ giãn nở của cổ tử cung khi bạn mang thai tuần 40. Nếu cổ tử cung giãn từ 3 đến 4 cm, thai phụ sẽ được tiêm thuốc gây tê nhằm kiểm soát cơn đau. Phương pháp thường được sử dụng hiện nay là gây tê ngoài màng cứng.

Có nhiều trường hợp mẹ bầu khi mang thai được 40 tuần sẽ tự động đến giai đoạn chuyển dạ. Tiếp theo, thai phụ sẽ sinh bằng đường tự nhiên mà không cần sự can thiệp phẫu thuật nào. Tuy nhiên, tùy theo mức độ khó của quá trình chuyển dạ mà bác sĩ sẽ quyết định cho thai phụ sinh thường hay sinh mổ.

Còn được gọi là cơn gò bụng giả. Những cơn co như thế này sẽ không tăng về tần suất và mức độ. Ngoài ra, nếu thai phụ chịu đi bộ nhẹ hoặc thay đổi tư thế nằm có thể làm giảm triệu chứng này. Đây là những điều giúp phân biệt cơn co thắt Braxton Hicks với những cơn co của chuyển dạ thật sự.

Sự giảm cử động của thai nhi

Em bé vẫn đang di chuyển liên tục bên trong tử cung. Tuy nhiên, người mẹ sẽ cảm thấy những cử động ấy có phần giảm so với những tuần trước. Thông thường, bé sẽ cử động với tần suất khoảng 10 lần trong 1 giờ.

Cổ tử cung của thai phụ mang thai tuần 40 sẽ mở rộng ra, niêm mạc cũng dần mỏng đi. Độ giãn nở của cổ tử cung sẽ được đo bằng centimet, độ mỏng sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm. Cổ tử cung sẽ giãn ra tiếp tục và có thể xuất huyết. Đây là những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ sớm và tích cực.

Không giống như những tuần mang thai đầu tiên. Thay vì bị táo bón, thai phụ sẽ dễ bị tiêu chảy khi mang thai ở những tuần cuối cùng. Cơ chế được giải thích là do nhu động ruột tăng khi bị kích thích chèn ép. Điều đó dẫn đến triệu chứng tiêu chảy và là một dấu hiệu của chuyển dạ sắp diễn ra.

Chính vì thai nhi đã di chuyển xuống vùng xương chậu. Điều này làm cho vùng hông và bàng quang của người mẹ bị chèn ép dẫn đến triệu chứng đau. Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên mát – xa trong những tuần mang thai cuối. Mục đích là để giảm những cơn đau do thai nhi chèn ép.

Nhiều giả thuyết cho rằng do đôi chân chịu quá nhiều áp lực khi mang thai. Vừa phải chịu trọng lượng của mẹ, vừa cả trọng lượng của thai. Đồng thời, với khoảng thời gian kéo dài khi mang thai dễ dẫn đến đau chân hoặc chuột rút.

Hoàn toàn dễ hiểu nguyên nhân gây mất ngủ của mẹ bầu trong những tuần cuối. Đặc biệt là khi mang thai tuần 40, khi đứa bé sắp chào đời. Những cơn co tử cung gây đau đớn. Sự nặng nề ở vùng bụng. Sự đau mỏi chân, đau vùng hông lưng,… Cùng với sự hưng phấn vì em bé sắp chào đời. Tất cả đều là những yếu tố thuận lợi gây rối loạn giấc ngủ ở người mẹ.

Khi mang thai tuần 40, người mẹ sẽ xuất hiện hai trạng thái đối lập. Đó là vừa tràn đầy năng lượng và phấn khởi. Đồng thời cũng khá mệt mỏi đến nỗi chẳng muốn làm gì. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy yên tâm vì đó là một hiện tượng sinh lý bình thường của một người mẹ sắp hạ sinh em bé.

4. Thai nhi như thế nào khi mang thai tuần 40?

Thai nhi lúc này có kích thước tương đương một quả bí ngô. Trung bình, em bé nặng 2,8 đến 3,5 kg khi sinh ra. Có chiều dài khoảng 45 cm đến 50 cm từ đầu đến mông. Đây chỉ là một mức trung bình. Chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, bạn sẽ biết con nhỏ của bạn có cân nặng và chiều dài bao nhiêu.

Lúc này, siêu âm thai sẽ giúp bạn biết được chính xác bạn sắp sinh bé trai hay bé gái. Đồng thời, một số trường hợp sanh khó có thể phát hiện qua siêu âm ở thời điểm này như:

Khi mang thai tuần 40, thời điểm sinh em bé đã cận kề. Chính vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận.

Xin ý kiến của bác sĩ Sản khoa về những nguyên nhân và phương pháp kích thích chuyển dạ nếu em bé không ra đời đúng hạn.

Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng và thích hợp khi mang thai tuần 40 như: đi bộ, tập những bài tập thể dục nhẹ.

Liên hệ với bệnh viện có chuyên khoa Sản gần nhất để lên kế hoạch sinh em bé khi sắp sửa chuyển dạ.

Chú ý những dấu hiệu của chuyển dạ như: thành lập đầu ối, ra nhớt hồng âm đạo, cơn đau tử cung dài và dày.

Quan hệ tình dục

Đi du lịch xa

Ngâm mình nhiều giờ trong nước lạnh

Tự ý uống thuốc giảm đau, thuốc ngủ

Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no

Để biết được mẹ bầu mang thai tuần 41 như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 41

Mang Thai 12 Tuần Đã Biết Sinh Con Trai Hay Gái Chưa?

Thai 12 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Trước khi đoán già đoán non, mẹ bầu cần nắm được những nguyên tắc về giới tính như sau: Giới tính thai nhi chủ yếu do bố quyết định. Các yếu tố phụ khác, bao gồm: môi trường thụ thai, thời điểm quan hệ, thời điểm thụ thai,…

Khi phân chia thì trứng của mẹ mang NST X còn tinh trùng của bố mang NST X hoặc Y. Do đó, nếu tinh trùng của bố là X thì mẹ mang thai bé gái còn nếu mang NST Y thì mẹ mang thai bé trai.

Tuy nhiên, trong vài tuần đầu, cơ quan sinh dục của thai nhi nam hay nữ sẽ đều giống nhau, cụ thể là ba ụ mô sinh dục lồi ra hai giữa chân và phải đến tuần thai thứ 8 mới có sự thay đổi rõ rệt.

Mang thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa?

Câu trả lời cho câu hỏi “thai 12 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?” là hoàn toàn có thể. Khi thai nhi 12 tuần tuổi thì bộ phận sinh dục đang có sự chuyển đổi rõ rệt về cấu tạo, ở bé trai sẽ hình thành phát triển tuyến tiền liệt và ở bé gái thì hình thành môi âm hộ và buồng trứng.

Tuy nhiên, khi đi siêu âm thai trong tuần này thì tỷ lệ dự đoán chính xác giới tính thai nhi chỉ nằm trong khoảng 50 – 80% thôi. Vì vậy, mẹ có thể đợi đến khi thai nhi 17 tuần tuổi – 18 tuần thì sẽ cho kết quả chính xác hơn với tỷ lệ 85 – 90%.

Có nhiều trường hợp mẹ đi siêu âm giới tính của con nhưng lại cho kết quả không chính xác hoặc chưa có kết quả. Đây không phải trường hợp hiếm gặp bởi việc siêu âm giới tính thai nhi phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tư thế nằm của thai nhi che bộ phận sinh dục nên khó quan sát, máy móc không hiện đại, bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm…

Vì những điều này nên đôi khi kết quả siêu âm có sự sai sót, tuy nhiên mẹ không cần phải quá lo lắng bởi trong suốt quá trình mang thai mẹ đâu chỉ siêu âm một lần phải không nào. Trong những tuần thai sau, chẳng hạn như thai nhi 28 tuần tuổi hay 31 tuần đã lớn hơn thì việc xác định giới tính con yêu cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Sử dụng mẹo dân gian để phân biệt giới tính thai nhi khi mang thai 12 tuần

Dùng nhẫn cưới xác định giới tính thai nhi. Mẹo này đã có từ rất lâu rồi nè mẹ. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:

Dùng dây buộc vào nhẫn cưới và treo sát bụng bầu.

Nếu chiếc nhẫn chuyển động theo hình tròn nhanh và mạnh thì bạn đang mang bầu bé gái.

Trường hợp nhẫn chuyển động như quả lắc thì bạn đang mang bầu bé trai.

Cách này tuy dễ nhưng rất khó xác định. Nhưng không sao cả, vẫn có nhiều mẹo khác.

Tức là mẹ bầu thèm đồ chua hay ngọt đó mà! Nếu mẹ nào thèm đồ chua thì có khả năng đang mang bầu bé trai. Còn thèm đồ ngọt thì đang mang bầu bé gái xinh đẹp. Các cụ cứ truyền lại như vậy, nhiều khi đúng tới 99% đó mẹ. Nhưng khoa học thì vẫn chưa chứng minh được tại sao đúng và tại sao chưa đúng. Mẹ nào tin cứ áp dụng.

Da dẻ cũng góp phần.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có dấu hiệu da tay bị khô, bàn chân lạnh hơn so với người mang thai bé gái. Cũng có nhiều lờ đồn rằng da dẻ đẹp mịn màng là bầu bé gái, “mụn mằn” nhiều là bé trai.

Theo như kinh nghiệm của các cụ truyền lại thì việc quyết định giới tính của thai nhi bằng cách xem độ tuổi của mẹ khi thụ thai và năm thụ thai. Nếu cả 2 đều chẵn hoặc đều lẻ thì là con gái. Còn 1 chắn 1 lẻ thì là con trai.

Trước khi phát hiện bản thân mang bầu, thấy lông chân phát triển nhanh hơn có nghĩa bạn đang mang bầu bé trai còn nếu nó không nhanh hơn hoặc kém hơn thì bạn đang mang bầu bé gái.

Khi bạn ngủ, bạn thường quay đầu về phía bắc hay phía nam gối của bạn? Nếu đó là về phía bắc, sau đó thì bé yêu của bạn có thể là cậu bé, còn nếu phía nam thì có thể bạn đang đón chờ một cô bé.

Các giấc mơ thương hay xuất hiện trong giấc ngủ của chúng ta, ngay cả khi bầu bí cũng vậy. Khi mang thai nếu các mẹ mơ thấy một cô nhóc xinh xắn, điều đó có nghĩa là bạn đang mang thai một cậu con trai đấy. Và ngược lại, nếu mơ thấy một cậu nhóc thì cái thai trong bụng sẽ là một cô bé đáng yêu.

Đặt một chìa khóa trước mặt mẹ bầu, cách mẹ bầu cúi xuống nhặt chìa khóa cũng nói lên giới tính của bé đấy. Nếu mẹ bầu cầm lên bằng phần chìa (phần nhọn), có thể mẹ đang mang thai con gái. Nếu mẹ cầm chìa khóa lên bằng đầu ngược lại (đầu tròn để cầm), đứa bé có nhiều phần trăm là dấu hiệu mang thai con trai.

Trong lần khám thai định kỳ kế tiếp, nhờ bác sĩ cho mẹ bầu biết nhịp tim của bé là bao nhiêu. Kinh nghiệm phương Tây cho rằng nhịp tim trên 140 nhịp mỗi phút là bé gái, và dưới 140 nhịp/phút là bé trai.

Theo quan quan niệm dân gian khi mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên ốm nghén buổi sáng, khả năng bạn đang mang thai một công chúa là rất cao. Ngược lại, những người không bị cơn ốm nghén tấn công là dấu hiệu mang thai một bé trai.

Nhìn ngấn cổ chân con so đoán giới tính con rạ

Trào lưu nhìn ngấn chân bé đầu đoán giới tính bé thứ hai đang được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng và “khoe” khả năng tiên đoán trên mạng xã hội. Cụ thể: Nếu thấy có 2 ngấn thì lần sinh tiếp theo sẽ là bé gái, còn 1 ngấn thì bé trai.

Các phương pháp khoa học xác định giới tính thai nhi khi mang thai 12 tuần

Đây là phương pháp dự đoán giới tính thai nhi có mức độ chính xác cao nhất, khoảng 99% và sớm nhất vì có thể thực hiện khi thai nhi 10 tuần tuổi.

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện xét nghiệm máu, sau đó tiến hành phân tích các tế bào của thai nhi có trong máu của mẹ. Nếu trong máu mẹ có chứa nhiễm sắc thể Y thì mẹ đang mang thai bé trai, còn nếu không có nhiễm sắc thể Y thì mẹ đang mang thai bé gái.

Siêu âm giới tính thai nhi là phương pháp phổ biến nhất và được áp dụng trong suốt quá trình mang thai, nó không chỉ giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi, tầm soát nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh mà còn có thể giúp mẹ thấy được hình ảnh và biết được giới tính của con.

Đây là phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh lý về nhiễm sắc thể, thông qua đó mẹ sẽ biết được giới tính của thai nhi. Phương pháp này gần như có thể cho kết quả với tỷ lệ chính xác hoàn toàn không sai lệch, tuy nhiên nó không phổ biến như 2 phương pháp trên.

Mẹ Mang Thai Tuần 32 Bất Ngờ Ra Máu, Đi Khám Chết Lặng Khi Nghe Kết Luận Của Bác Sĩ

Mang thai ở tuần 32, chị Đ.T.L (ở Hà Nội) tự nhiên thấy máu ra. Lo sợ mình bị động thai, dọa sẩy nên chị đi khám, nhưng chị vô cùng bất ngờ trước kết luận của bác sĩ.

Tưởng chỉ động thai, hóa ra ung thư

Mang thai ở tuần 32, chị Đ.T.L (ở Hà Nội) tự nhiên thấy máu ra. Lo sợ mình bị động thai, dọa sẩy nên chị đi khám. Gia đình đưa chị nhập viện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sỹ tìm các nguyên nhân nhưng không thấy chị có vấn đề gì về thai nghén.

Sau đó có khám đường âm đạo thì thấy cổ tử cung của chị có tổ chức sùi. Lúc đầu lo sợ gây sẩy thai, chị L rất ngại khám phụ khoa và càng không muốn làm sinh thiết, xét nghiệm. Khi được bác sỹ tư vấn kỹ, chị quyết định bấm sinh thiết và kết quả cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn II và buộc phải lựa chọn hoặc là tính mạng của mình hoặc là thai nhi. Cuối cùng, chị đành phải đình chỉ thai nghén ở tuần thứ 34 và tiến hành cắt cổ tử cung.

Chị em cần khám định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung. Ảnh: TL

Trường hợp của chị V.T.H (23 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) cũng thật đáng tiếc khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Sau một lần quan hệ, chị thấy có những vết máu chảy ra từ bộ phận sinh dục nhưng không để ý. Thế nhưng, hiện tượng đó lại xuất hiện thêm vài lần nữa, chị mới vào viện khám để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi khám, các bác sỹ phát hiện chị bị nhiễm virus HPV tuýp 16 và đã có tổn thương biểu mô vảy mức độ cao.

Mắc bệnh ở giai đoạn đầu, khi đó chị chưa có con nên các bác sỹ đã cân nhắc rất kỹ và quyết định cắt hết tổn thương tại chỗ đi rồi tư vấn để chị vẫn có thể mang thai. Một thời gian sau, chị có thai, các bác sỹ phải khâu vòng cổ tử cung để giữ được thai vì đã cắt cổ tử cung. Khi chia sẻ, chị H đã rất tiếc vì đã không tiêm phòng HPV sớm.

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh – Phó Trưởng khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.

Ung thư cổ tử cung phát triển vô cùng chậm, ở giai đoạn đầu gần như bệnh nhân không có biểu hiện gì. Muộn hơn, có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mờ hồ như mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng nhiều người vẫn nghĩ do suy nhược cơ thể, áp lực công việc hàng ngày chứ không phải là do bệnh tật từ bên trong.

“Đa phần các trường hợp chỉ đến khi viêm nhiễm phụ khoa, ra khí hư, khó chịu mới đi khám. Sau khi khám, tư vấn làm sàng lọc… mới phát hiện ra bị ung thư cổ tử cung. Khi xuất hiện các biểu hiện như ra máu bất thường mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn 2 trở đi.

Chỉ tính riêng trong tháng 4 năm nay, Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã tiếp nhận gần 500 trường hợp sàng lọc virus HPV, trong đó có 29 ca dương tính với chủng HPV tuýp nguy cơ cao, ngoài ra là các bệnh phụ khoa khác”, BS Thanh cho hay.

Ai nên đi sàng lọc ung thư?

BS Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nhiễm dai dẳng HPV (virus gây u nhú ở người). Có hơn 100 chủng HPV, trong đó chủng 16 và 18 dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung; chủng 6 và 11 dẫn đến 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.

Ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa nếu chúng ta phát hiện nguy cơ bệnh sớm. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.

Hiện có các phương pháp sàng lọc phát hiện bệnh gồm: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung và Xét nghiệm cobas HPV – xét nghiệm chính ban đầu (xét nghiệm đầu tay) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp bác sỹ đánh giá xem người phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay không, để từ đó có hướng theo dõi và xử lý thích hợp, kịp thời.

Bởi vậy, phụ nữ cần tạo thói quen đi khám sức khoẻ sản phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đối đầu tiên và chúng ta có thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ tuổi 21.

Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung (HPV test) vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung là rất thấp. Phụ nữ từ 30 tuổi hoặc hơn nên làm thêm HPV test song song với PAP test. Nếu cả hai xét nghiệm bình thường thì chỉ cần làm lại các xét nghiệm sau mỗi 3 năm.

Hiện nhiều phụ nữ có sai lầm rằng đã nhiễm virus HPV không cần tiêm vaccine nữa. Thực tế, virus HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác. Tiêm vaccine phòng bệnh giúp tạo kháng thể đủ mạnh để phòng ngừa nhiễm và tái nhiễm HPV.

Ngoài ra, phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc đã lập gia đình vẫn nên tiêm vaccine phòng HPV để phòng tái nhiễm hoặc phòng các chủng HPV chưa bị nhiễm. Song song với việc tiêm vaccine, bạn cũng nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP để tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia khuyến cáo, các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung gồm có nhiều con, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, mắc bệnh lây lan tình dục, hệ miễn dịch yếu (HIV, AIDS), hút thuốc…

Phụ nữ trên 30 tuổi đã có vài con hoặc nhiều con nên bắt đầu biết lo ung thư cổ tử cung. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp… Việc điều trị sẽ càng khó khăn và tốn kém ở giai đoạn muộn.

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết: Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, đối với phụ nữ khi đã quan hệ tình dục, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nên tiêm ngừa vaccine chống ung thư cổ tử cung trong độ tuổi quy định (9-26 tuổi) và nếu có các dấu hiệu bất thường thì phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xét nghiệm.

Theo Phương Thuận – Mai Thùy (Gia đình & xã hội)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chó Mẹ Mang Thai Chưa Đến Ngày Dự Sinh, Bác Sĩ Mổ Lấy Thai Chết Hết 12 Con trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!