Cập nhật nội dung chi tiết về Cho Con Bú Khi Mang Thai Có An Toàn Không? Nên Làm Thế Nào mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những triệu chứng mang thai khi đang cho con bú
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Dấu hiệu đầu tiên mà bạn nên để ý chính là cơ thể luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải. Có nghĩa là chỉ vài ngày trước đây bạn vẫn thấy bình thường. Tuy nhiên trong những ngày gần đây nhất thì lại thấy giảm năng lượng một cách rõ rệt. Đặc biệt là có thể ngủ mọi lúc kể cả khi đang ẵm bé bú. Điều này có thể là do mang thai dẫn đến thay đổi nồng độ hormone khiến cơ thể khó chịu hơn.
Cảm thấy khát nước: Khi đang cho con bú bạn sẽ thường cảm thấy khát nước nhanh hơn do phải tạo nhiều sữa. Tuy nhiên nếu các mẹ mang thai cũng khiến cơ thể nhanh bị mất nước và thấy khát hơn bình thường.
Chuột rút thường xuyên: Nếu như bạn cảm thấy ngày càng nhiều lần mình bị chuột rút thì phần lớn là do mang bầu gây ra. Do khi thai vừa mới vào tử cung sẽ có tình trạng chuột rút.
Thường bị buồn nôn: Các mẹ bỉm sữa mang thai trong giai đoạn cho bé bú thường sẽ bị buồn nôn nhất là lúc sáng sớm. Đặc biệt là khi mang bầu lần 2 thì cảm giác buồn nôn cũng rõ ràng và dữ dội hơn.
Đói nhiều hơn trong ngày: Đói nhiều hơn trong ngày cũng là một dấu hiệu mang thai điển hình. Bởi vì lúc này mẹ bầu vừa phải phải nuôi một bé trong bụng và một bé bên ngoài nên cơ thể sẽ bị mất nhiều dinh dưỡng hơn.
Thay đổi chất lượng của sữa: Nếu quan sát bé của bạn thì sẽ thấy bé có một số báo hiệu rằng chất lượng sữa của mẹ đã giảm. Chẳng hạn như thường khóc vì đói do dinh dưỡng cơ thể người mẹ không đủ nên bé sẽ hay đói hơn. Ngoài ra bé cũng ít quan tâm đến sữa mẹ mẹ vì hương vị và mùi vị của sữa đã thay đổi do sự thay đổi của hormone. Lượng sữa cũng bắt đầu ít hơn đôi khi là mất sữa đặc biệt là trong khoảng tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ.
Cho con bú khi mang thai liệu có an toàn cho bé trong bụng?
Sau khi gặp phải những triệu chứng bên trên bạn đi khám và phát hiện mình đã mang bầu lần thứ 2 khi con đầu còn chưa kịp cai sữa. Thường các mẹ sẽ bắt đầu lo lắng bởi việc vừa mang bầu vừa cho con bú có được hay không. Liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai nhi trong bụng?
Cho con bú khi mang thai liệu có an toàn?
Nhiều người lo sợ rằng khi cho bé bú trong lúc vẫn đang mang thai sẽ khiến cho tử cung bị co bóp, gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Trên thực tế, trong quá trình cho con bú sẽ sản sinh ra một lượng hormone là oxytocin gây co bóp tử cung, nhưng đó chỉ là một lượng rất nhỏ. Do đó những cơn co bóp này gần như là vô hại và không phải là vấn đề đề quá lớn có thể gây ra tình trạng sảy thai.
Liệu bé đã đủ lớn hay chưa?
Bạn cũng cần phải xem em bé đang bú mẹ đã đã đủ lớn và sẵn sàng để chuyển qua chế độ ăn dặm hay chưa. Phản ứng về mặt tâm lý, thể chất của con đối với việc có thêm em và tuổi tích cách của bé chính là yếu tố mà bạn cần để ý. Trẻ chưa được 6 tháng tuổi thì vẫn sẽ bú mẹ hoàn toàn.
Có những bé khi thấy nguồn sữa mẹ giảm, mùi vị sữa thay đổi sẽ thấy không muốn bú nữa và tự động cai sữa sớm hơn. Nhưng có bé đã ăn dặm được nhưng vẫn bú mẹ, chủ yếu là vì cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Những khó khăn tiềm ẩn khi cho con bú khi mang thai
Mặc dù cho con bú khi mang thai về cơ bản là khá an toàn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số khó khăn mà các mẹ bầu nên lưu ý. Chẳng hạn như sẽ có cảm giác buồn nôn khi đang cho con bú hoặc núm vú bị chua. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ xảy ra thường xuyên hơn trong quá trình mang thai khi cho con bú khiến cho một số phụ nữ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên đây không phải là điều gì quá vất vả giống như bạn nghĩ. Bạn có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể bằng việc ngồi hoặc nằm để cho con bú một cách thoải mái nhất.
Trường hợp nào có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai?
Trong trường hợp mẹ bầu có tiền sử chuyển dạ sớm, rong huyết, khó mang thai hoặc từng bị sảy thai thì nên đặc biệt cẩn thận. Bởi những cơn co bóp tử cung dù bình thường cũng có thể là nguy cơ khiến cho mẹ đẻ non hoặc sảy thai.
Làm gì nếu cho con bú khi mang thai?
Không nhất thiết phải cai sữa cho bé
Trong trường hợp cần cai sữa cho bé, các mẹ cũng nên lưu ý cắt giảm một cách dần dần. Hãy làm thưa từ từ các cữ bú mẹ để các bé quen dần với việc không bú nữa, cũng như cơ thể bạn kịp thích ứng để không có sự thay đổi quá lớn về hormone.
Sẵn sàng tâm lý đối với một số khó khăn
Cho con bú khi mang thai khiến cơ thể mẹ gặp một vài thay đổi hormone. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến quá trình cho bé bú khó khăn hơn.
Đầu vú bị đau
Cảm giác đau ở đầu vú là điều mà phần lớn chị em trong giai đoạn này phải trải qua. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi khiến cho đầu vú bắt đầu nhạy cảm hơn, đau hơn khi cho bé bú. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng việc cho con bú theo từng cữ ngắn. Hoặc sắp xếp thời điểm cho bé bú phù hợp với tuổi của bé để cơ thể có thời gian được nghỉ ngơi.
Cho con bú khi mang thai gây ra ốm nghén
Ai đã từng mang thai đều hiểu rằng nghén là một cảm giác cực kỳ khủng khiếp và khó chịu. Đặc biệt là vừa cho con bú, vừa nghén thì cơ thể càng thêm mệt mỏi hơn. Bạn cần chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này để kịp thời bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể không bị suy nhược, mất sữa.
Cho con bú khi mang thai gây co bóp tử cung
Cho bé bú sữa non của em mình?
Từ tháng thứ 4 đến thứ 5 của thai kỳ là lúc mẹ bầu sẽ tiết ra sữa non. Tuy đây là loại sữa giàu dinh dưỡng nhưng mùi vị không được thơm ngon như sữa mẹ. Có bé sẽ thấy chán và bắt đầu cai sữa.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt
Trong các bữa ăn, các mẹ nên ăn những món cung cấp những dưỡng chất thường thiếu. Chẳng hạn như Sắt, acid folic, I-ốt,… Hoặc bổ sung bằng việc uống thuốc bổ.
Sắt
Acid folic
Acid folic là thành phần giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho bé. Vì vậy cần bổ sung ít nhất là 400μg Acid folic mỗi ngày trong giai đoạn vừa có thai. Ngoài các viên uống, bạn có thể ăn những thực phẩm như rau chân vịt, sữa, rau cải xanh hoặc ngũ cốc, bơ,..
Iot
Những thực phẩm nên tránh khi cho con bú khi mang thai
Trong giai đoạn cho con bú khi mang thai bạn cần tránh một số thực phẩm không tốt để sức khỏe của hai con không bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như thịt tái hoặc thịt sống, sushi, tiramisu có trứng sống bởi có thể gây nhiễm giun, sán,… Không uống những loại sữa tươi đã quá hạn sử dụng hoặc chưa được tiệt trùng.
Rau củ quả nên được đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, rửa thật sạch sẽ trước khi dùng để loại bỏ bụi bẩn và chất bảo vệ thực vật. Nên hạn chế những đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt như snack, bánh ngọt, nước ngọt,… Các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,…
Một khi các mẹ bầu đã quyết định tiếp tục cho con bú khi đang mang thai thì điều quan trọng nhất chính là đảm bảo về nguồn dinh dưỡng. Dinh dưỡng có đầy đủ thì sức khỏe của mẹ và của hai đứa con mới có thể được đảm bảo.
Chăm sóc cả hai em bé khi bé trong bụng ra đời
Bạn cần chú ý chăm sóc cả hai em bé của mình khi đứa con trong bụng được sinh ra. Không chỉ là về thể chất mà cả về mặt tâm lý cũng cần được lưu tâm.
Chẳng hạn ở những ngày đầu tiên sau khi em bé trong bụng chào đời, bạn nên ưu tiên cho bé mới sinh và hạn chế cho bé lớn bú sữa mẹ. Bởi đối với trẻ em mới sinh thì sữa non của mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bé lớn cần bú mới ngủ được thì có thể xoa lưng nhẹ, hát ru,… để tạo thói quen khác. Nhưng một thời gian sau đó chữa đã về nhiều hơn thì có thể tiếp tục cho hai bé bú như bình thường.
Trong trường hợp sữa về nhiều hoặc ngực căng tức sữa thì bạn hãy cho bé lớn bú trước. Bé có sức mút mạnh hơn sẽ thông tức sữa và giảm áp lực sữa. Khi bé mới sinh bú thì sẽ được bú với sức phù hợp, vừa phải hơn.
Có Nên Cho Con Bú Khi Mang Thai?
Cùng một lúc nuôi dưỡng 2 mầm sống không phải là điều mà người phụ nữ nào cũng có thể trải qua.
Con đầu chưa kịp cai sữa bạn đã phát hiện mình có bầu lần 2. Ngay lập tức một loạt câu hỏi và lo lắng chạy qua đầu: Mình có thể vừa cho con bú vừa mang bầu được không? Điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng? Đến đứa bé chưa kịp lớn của mình? Liệu mình có thể cho hai con bú cùng lúc?
Tất cả cảm xúc cũng như những câu hỏi này là hoàn toàn có thể hiểu được. Và để có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn và con, trước tiên hãy tìm hiểu về những lợi ích, rủi ro của việc vừa mang thai vừa cho bú cũng như sự sẵn sàng của bản thân và bé.
Rất nhiều mẹ lo lắng cho bú trong khi mang thai sẽ gây ra các cơn co bóp tử cung. Tuy nhiên, nếu thai hoàn toàn bình thường, những cơn co bóp này không phải là vấn đề, khó có thể gây ra tình trạng sảy thai. Do oxytocin – hormone được sinh ra trong quá trình cho bú, có khả năng kích thích co bóp tử cung – thường được sản sinh ra một lượng rất nhỏ. Những cơn co bóp này vô hại với bào thai.
Bên cạnh đó, một lượng nhỏ hormone sản sinh trong thời kỳ mang bầu cũng sẽ được chuyển vào sữa mẹ. Tuy nhiên, những hormone này cũng không ảnh hưởng đến bé đang bú.
– Mang bầu nguy cơ cao hoặc có nguy cơ đẻ non
– Mang thai đôi
– Được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu
– Bị chảy máu hoặc bị đau tử cung
Bé đã sẵn sàng?
Một khía cạnh quan trọng khác cần được xem xét khi bạn phát hiện ra mình đã có bầu trong lúc đang cho con bú là liệu bé đang bú mẹ đã đủ lớn để ăn dặm hay chưa. Những yếu tố ảnh hưởng tới điều này gồm có tuổi, tính cách của bé cũng như phản ứng về mặt tâm lý, thể chất của bé với việc mang thai của mẹ.
Thông thường, nguồn sữa mẹ sẽ bị giảm trong tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ. Điều này dẫn đến việc thay đổi vị sữa và có thể khiến bé khó chịu và tự cai sữa sớm hơn bạn nghĩ.
Tương tự, bạn cũng có thể tự hỏi rằng bản thân đã sẵn sàng cai sữa, việc mang bầu ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa bạn với đứa con lớn? Lúc này, bé bú mẹ chủ yếu vì dưỡng chất hay vì cảm giác dễ chịu?
Những cân nhắc trên là yếu tố quan trọng để bạn có kiểm soát sức khỏe cũng như sự phát triển lành mạnh của đứa con lớn trong trường hợp chúng chưa được 6 tháng tuổi – độ tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Trong khi đó, những đứa trẻ đã ăn dặm có thể sẽ thích đồ ăn ngoài hơn bú mẹ khi thấy nguồn sữa bị giảm.
Khó khăn tiềm ẩn
Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang thai rất có lợi nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức. Chẳng hạn, bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về thể chất như nôn mửa khi cho bú và núm vú chua. Gần 75% phụ nữ khi mang bầu có núm vú chua.
Ngoài ra, một số phụ nữ lo lắng cho con ti trong quá trình mang thai có thể làm cho tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng. Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ không phải là điều gì quá vất vả. Bạn có thể ngồi hoặc nằm cho con bú và tận hưởng những giây phút được thả lỏng cơ thể và chứng kiến sự thỏa mãn của con khi no sữa.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt
Nếu bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ dù mang thai, điều tối quan trọng là bạn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bé đang bú và thai nhi trong bụng. Lượng calorie cần bổ sung vào cơ thể tùy thuộc vào tuổi của bé đang bú. Bạn sẽ cần phải ăn thêm khoảng 500 calorie/ngày nếu bé đã ăn được thức ăn khác hoặc 650 calorie/ngày nếu bé dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn.
Sang thai kỳ thứ 2, bạn nâng lượng calorie cần bổ sung thêm 350 calorie và 450 calorie trong thai kỳ thứ 3. Nếu đang ở thai kỳ thứ nhất và cảm thấy khó ăn uống vì nghén, bạn có thể yên tâm vì lúc này, bạn không cần bổ sung thêm bất kỳ lượng calorie nào.
Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang bầu là một quyết định gồm cả 2 yếu tố sức khỏe và cảm xúc. Nếu bạn sẵn sàng cả về thể chất lẫn tâm lý thì không có lý do gì ngăn bạn làm điều bạn muốn!
Khi Mang Thai Mẹ Có Nên Cho Con Bú Hay Không?
Có rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng “dính bầu” ngay khi con đang còn bú mẹ. Thường những trường hợp này là do sau khi sinh, kinh nguyệt của mẹ chưa trở lại khiến mẹ chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa thai. Khi đã quyết định giữ thai nhi, nhiều mẹ tỏ ra bối rối không biết các nên cho con bú trong giai đoạn nhạy cảm này không?
Cách nhận biết mang thai khi đang cho con bú
Trên thực tế, trứng có thể rụng trước khi có kinh lần đầu. Trong khi đó, với mỗi người thời điểm rụng trứng là khác nhau. Những người không cho con bú, thông thường 6 – 10 tuần sau khi sinh, trứng đã bắt đầu rụng lại. Còn với những mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại vào khoảng tháng thứ 4 – 6, nhưng cũng có trường hợp tới 1 năm.
Chính vì thời điểm rất khó đoán, mà nhiều mẹ lại chủ quan không sử dụng biện pháp phòng tránh khi sinh hoạt vợ chồng, dẫn đến tình trạng thụ thai lúc nào không biết. Vậy nên, không thể dựa vào kinh nguyệt lần đầu để coi như biện pháp tránh thai và trễ kinh cũng không nên được coi là một dấu hiệu để nhận biết có thai trong trường hợp này.
Dù trong thời điểm cho con bú, mẹ vẫn có thể có những dấu hiệu nhận biết có thai bình thường như: buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau lưng, chóng mặt, nhạy cảm với mùi, thay đổi thói quen ăn uống,… Có nhiều bà mẹ do bị trầm cảm, stress sau khi sinh, mang bầu khi đang cho con bú càng khiến tâm trạng trở lên thất thường hơn, hay nóng giận, cáu gắt, buồn bã vô cớ và rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới tâm lý em bé mới chào đời và thai nhi trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, có những mẹ lại không có triệu chứng nào rõ rệt, chỉ phát hiện mang bầu khi thấy bụng ngày một to lên. Điều này là do cơ địa của từng mẹ.
Mang thai trong thời gian cho con bú khiến ngực đau mạnh hơn khi mang thai bình thường. Mức độ đau không chỉ dừng lại ở đau tức bình thường mà dữ dội hơn nhiều tới mức mẹ không muốn cho bé bú tiếp. Dấu hiệu này mẹ có thể không để ý và nghĩ rằng do viêm tắc tia sữa. Nếu khi massage ngực, tia sữa thông mà mẹ vẫn chưa hết đau thì hãy nghĩ tới trường hợp đang mang thai.
Khi đang cho bé bú mà có thai, cơ thể người mẹ sẽ phải làm việc gấp 3 so với bình thường để sản xuất đủ chất dinh dưỡng cho bầu sữa và nuôi dưỡng bào thai phát triển. Máu sẽ phải lưu thông liên tục khiến mẹ thiếu nhiều máu hơn. Điều này sẽ gây ra sự mệt mỏi cùng cực như khi phải “vắt kiệt sức” cơ thể vậy.
Núm vú và bầu ngực của bạn có thể mềm hơn trong khi mang thai.
Nguồn sữa của bạn có thể giảm đi một chút.
Cho bé bé khi đang mang thai có ảnh hưởng gì không
Một số bà mẹ lo ngại rằng việc kích thích núm vú trong thời gian cho con bú sẽ dẫn đến sinh non. Thực tế, sự kích thích núm vú sẽ kích hoạt cơ thể bạn sản xuất ra oxytocin – loại hormone hỗ trợ tiết sữa và góp phần tạo ra các cơn co thắt khi lâm bồn.
Tuy nhiên, lượng oxytocin phát sinh này không đủ để kích thích tử cung co thắt trong những trường hợp bình thường. Riêng trường hợp bạn thuộc nhóm có nguy cơ chuyển dạ sớm, bác sĩ có thể đưa bạn vào diện cần kiêng cữ như không được “yêu” hoặc để “núi đôi” bị kích thích. Khi đó, bạn mới không nên tiếp tục cho bé bú mẹ để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.
Nhiều mẹ có thể lo ngại về sự sống của thai nhi nếu bạn tiếp tục cho bé lớn bú. Đối với một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc dọa sinh non trước 20 tuần đầu, không có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé lớn bú đâu!
Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự phát triển tốt của thai nhi. Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn bình thường, vì bạn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang thai này. Những lo lắng có thể là trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bé lớn “tước mất” sữa non. Một số bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.
Có nên cho con bú sữa khi mẹ đang mang thai không
Theo quan niệm trước đây, nếu bà mẹ đang cho con bú mà lại mang thai thì không nên tiếp tục cho bú vì nhiều nguyên nhân. Cùng một lúc dưỡng chất trong cơ thể mẹ phải nuôi 3 người: mẹ, em bé bú rồi lại cả thai nhi, nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thai nhi và bé còi cọc, suy dinh dưỡng. Nếu cho con bú lúc đang mang thai, con sẽ bị đau bụng đi ngoài, còi cọc chậm phát triển. Em bé trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ ốm đau, bệnh tật nhiều hơn. Thậm chí, nhiều bà mẹ sợ bị sinh non vì cho con bú sẽ làm co bóp dạ con gây chuyển dạ sớm.
PGS – TS Vương Tiến Hòa (PGS.TS.BSCKII Chuyên gia Sản phụ khoa. Chuyên viên cao cấp bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, trước kia dinh dưỡng kém, người mẹ nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng mà vừa cho con bú, vừa nuôi dưỡng thai trong bụng thì đứa lớn cũng còi cọc mà thai nhi cũng phát triển không tốt. Còn hiện nay, nếu như ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Việc cho con bú có thể kéo dài đến sát ngày sinh hoặc khi thai nhi được 7,8 tháng.
Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý ăn uống cần phải tăng lên, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ, đứa trẻ bú và cả thai nhi. “Có nghĩa là ăn cho 3 người chứ không phải 2 người nên cần một lượng thức ăn nhiều hơn và cân đối các chất dinh dưỡng”, PGS – TS Vương Tiến Hòa nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Vương Tiến Hòa, trong những tháng đầu, bà bầu cần ăn nhiều thịt, chất đạm nhưng cũng cần lượng mỡ, đường, chất khoáng, vitamin. Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung axitfolic, canxi để cung cấp cho thai nhi đang phát triển.
“Bà bầu trong trường hợp đang nuôi con nhỏ mà có thai thì phải cần lượng thức ăn nhiều hơn, đầy đủ hơn, ngủ và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn”, bác sĩ Hòa lưu ý.
Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, hiện làm việc tại Phòng khám sản phụ khoa Song Hà) cho biết, mẹ mang bầu vẫn có thể tiếp tục cho con bú, tuy nhiên nếu người mẹ thể trạng quá gầy yếu hoặc có tiền sử sinh non, nhẹ cân hay hiện thai bị suy dinh dưỡng… thì không nên vừa mang thai vừa cho con bú. Còn lại, vừa mang thai vừa cho con bú không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ, thai nhi và em bé. Mẹ chỉ cần ghi nhớ phải tăng cường ăn uống bồi dưỡng là được.
Nếu con bạn còn nhỏ dưới 18 tháng và bạn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn hãy tiếp tục cho con bú bởi cơ thể bạn vẫn tiếp tục sản xuất sữa trong suốt thời gian bạn mang bầu bé tiếp theo. Thậm chí, bạn có thể cho bé lớn bú sau khi bạn đã sinh bé tiếp theo. Việc cai sữa sớm cho bé sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như giảm sức đề kháng và vitamin từ sữa mẹ.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc việc sẽ cho cả 2 bé cùng bú mẹ hay không. Nếu không, bạn nên tìm cách cai sữa cho bé lớn trước khi sinh vì nếu để sau khi sinh em bé mới cai sữa cho bé lớn, bạn sẽ dễ gây tổn thương tinh thần cho bé vì cảm giác bị bỏ rơi, chiếm đoạt. Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
Khi mang thai được 4 đến 5 tháng, bầu vú mẹ bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa rất giàu chất dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Bạn không nên lo lắng rằng nguồn sữa non bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ. Tuy nhiên, sự thay đổi mùi vị sữa cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ có thể sẽ làm một số bé tự bỏ bú. Khi đó, bạn cần bổ sung cho bé bằng sữa công thức và đồ ăn dặm để đảm bảo dưỡng chất cho bé phát triển.
Như vậy, cho con bú khi mang thai có nên hay không hoàn toàn tùy thuộc vào người mẹ.
Nếu sức khỏe của người mẹ yếu, cho con bú ít có thời gian nghỉ ngơi, dinh dưỡng của mẹ phải phân bố cho nguồn sữa nuôi bé, cho thai và cho chính bản thân mẹ. Bạn có thể cân nhắc việc cai sữa cho con một cách từ từ, không gây sốc cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, nếu bạn là người có tiền sử động thai hay thuộc nhóm có nguy cơ chuyển dạ sớm, bác sĩ có thể đưa bạn vào diện cần kiêng cữ như không được “yêu” hoặc để “núi đôi” bị kích thích. Ngoài ra động tác bú mẹ kích thích gò tử cung và phần nào ảnh hưởng đến thai. Khi đó, bạn mới không nên tiếp tục cho bé bú mẹ để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.
Khi mang thai mẹ có nên cho con bú hay không đã được giải đáp rồi đó. Các mẹ hãy yên tâm là cơ thể chúng ta rất kỳ diệu, nếu mẹ hoàn toàn khỏe mạnh thì vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ trong suốt quá trình thai kỳ đấy. chúng tôi chúc các mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan.
Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Khi Đang Cho Con Bú Biểu Hiện Như Thế Nào?
1. Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú chính xác nhất
Một số người mẹ nhận ra phản ứng khác lạ của trẻ khi bú mẹ, nếu mẹ mang thai. Ví dụ, trẻ có thể giảm cảm giác muốn bú sữa mẹ. Điều này là do thay đổi trong hương vị và độ đặc của sữa mẹ. Ví dụ, khi mẹ có bầu, sữa mẹ có thể mặn hoặc chua hơn. Dù vậy một số trẻ không có phản ứng gì với sữa mẹ. Do đó, bạn khó có thể nhận ra mình đang mang thai hay không, nếu chỉ xem xét phản ứng của trẻ.
Đau ngực là một triệu chứng nổi bật khi mang thai, dù bạn có đang cho con bú mẹ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có thai khi đang cho con bú, đau ngực có thể dữ dội hơn. Nhiều người mẹ thấy việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bú. Dù vậy cũng có những người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú, bất chấp đau đớn. Một số người mẹ không nhận ra cơn đau ngực tăng lên.
Nếu bạn có thai khi đang cho con bú thì các triệu chứng thai nghén cũng giống như khi bạn có thai bình thường. Tuy nhiên, có thể bỏ qua triệu chứng rõ nét nhất là tắt kinh. Điều này là do bạn cần có thời gian để quay trở lại với chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. Nhưng sự rụng trứng trong lần đầu tiên sau sinh có thể xảy ra trước khi bạn có kinh. Bởi vậy, bạn có thể “dính bầu” dù chưa thấy có kinh trở lại.
2. Mang thai khi cho con bú phải làm sao?
Rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng nếu đang cho con bú mà người mẹ lại mang thai thì cần phải cai sữa ngay, nếu tiếp tục thì bé sẽ bị đau bụng, không phát triển… Nhưng các chuyên gia đã phủ định hoàn toàn ý kiến trên.
Cơ thể người mẹ sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo.
Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai hoàn toàn không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe của người mẹ, của bé hay thai nhi, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ.
Sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ.
Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.
Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú.
Nếu bé muốn tiếp tục được bú mẹ, không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ.
Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Tuy vậy, việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc hay không cũng là một điều nên cân nhắc.
Nếu bạn cho con lớn cai sữa trước khi sinh bé tiếp theo, những tổn thương về mặt tinh thần có lẽ sẽ ít hơn việc cai sữa sau khi bé tiếp theo chào đời. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.
Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
3. Đang cho con bú uống thuốc phá thai được không?
Hỏi: Chào bác sĩ, Tôi năm nay 23 tuổi, mới sinh con được 6 tháng. Tôi đang gặp phải vấn đề về sức khỏe rất cần sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ cho tôi hỏi đang cho con bú có được uống thuốc phá thai không? Do tôi và chồng đã quá chủ quan khi quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai nên tôi đã dính bầu, tính đến nay đã được 6 tuần. Vì con của tôi còn quá nhỏ nên tôi không thể giữ lại thai nhi. Tôi và chồng quyết định bỏ thai để có thể nuôi dưỡng cho con nhỏ tốt hơn. Tôi định phá thai bằng thuốc cho nhẹ nhàng, kín đáo và an toàn, nhưng tôi vẫn còn nhiều lo lắng. Tôi rất mong sẽ nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Xin cảm ơn! (bạn Nguyễn T.L, Cầu Giấy, Hà Nội).
Trả lời của bác sĩ: Thân chào bạn Nguyễn T.L!
Các loại thuốc phá thai đều chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú. Phá thai bằng thuốc tuy là phương pháp phá thai an toàn, có tỷ lệ thành công cao, ít ảnh hưởng đến sức khỏe nên có rất nhiều chị em lựa chọn để phá thai khi mang thai ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, các loại thuốc phá thai chống chỉ định (không được dùng) đối với phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, trường hợp này bạn không được phép dùng thuốc để phá thai.
Bạn có thể thực hiện phá thai bằng phương pháp phá thai không đau bằng ống hút siêu dẫn trực quan. Tốt nhất, bạn nên đến phòng khám để bác sĩ chuyên khoa khám phụ khoa và xác định phương pháp phá thai cho phù hợp để bảo đảm an toàn và hiệu quả, không ảnh hưởng tới con nhỏ khi đang cho bú.
Đang cho con bú các bác sĩ khuyên bạn không nên phá thai bằng thuốc trong thời kỳ này. Bởi vì, nếu bạn thực hiện phá thai bằng thuốc thì bạn sẽ phải ngừng cho con bú trong khoảng từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tháng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng và sức khỏe của con nhỏ.
Nếu sử dụng thuốc phá thai, bạn sẽ thấy máu ra ồ ạt khoảng 2 tiếng đồng hồ, và sẽ ra máu như chu kỳ kinh nguyệt bình thường trong suốt 1 tháng, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn và qua đó gây ảnh hưởng xấu tới lượng và chất sữa cho con bú. Các loại thuốc phá thai đều chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú vì thuốc phá thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho con qua lượng sữa mẹ.
4. Phương pháp phá thai an toàn khi cho con bú
Hỏi: Tôi lập gia đình được hơn 1 năm và bây giờ tôi có một cháu trai hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tôi lại đang tiếp tục mang thai cháu thứ hai. Do kinh tế gia đình không không khấm khá để tôi có thể sinh con liên tục cho nên tôi và chồng đã bàn nhau nghĩ đến việc bỏ thai đi. Chúng tôi muốn sau khi vững về kinh tế mới lên kế hoạch sinh con thứ 2. Nhưng tôi vẫn rất lo lắng vì bây giờ tôi đang cho con bú nếu như phá thai có gây ảnh hưởng gì không? Xin các bác sĩ cho biết phương pháp phá thai nào an toàn khi đang cho con bú như tôi? (Phạm Thanh Ngân- Hưng Yên)
Trả lời: Thanh Ngân thân mến, hiện nay rất nhiều các cặp vợ chồng bị “vỡ kế hoạch” ngay sau khi sinh con và khi người vợ còn đang trong thời gian cho con bú. Cũng giống gia đình bạn, nhiều cặp vợ chồng khác cũng vì không có điều kiện để sinh con thứ 2 hoặc vì một lí do nào đấy mà họ phải đi đến quyết định bỏ đi đứa con của mình.
Bạn đang trong thời gian cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không muốn giữa thai để sinh thì biện pháp tốt nhất là bạn nên thực hiện phương pháp phá thai an toàn bằng phương pháp ngoại khoa (tức là nạo hút thai). Bởi nếu sử dụng phương pháp nội khoa (tức là phá thai bằng thuốc) thì bạn phải ngưng thời gian cho con bú ít nhất là 5-7 ngày. Và những loại thuốc mà sử dụng trong phá thai nội khoa đó tất nhiên là có chống chỉ định cho phụ nữ cho con bú vì ít nhiều gì thì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Tuy nhiên việc quan trọng nhất hiện giờ là bạn và chồng cần bạn bạc kỹ trước khi quyết định tới các cơ sở y tế chuyên khoa để sử dụng dịch vụ phá thai. Sau khi đã thống nhất với nhau, bạn nên tìm tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và an toàn để thực hiện. Tại đây tùy vào độ tuổi thai nhi, tùy vào thể trạng của bạn, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phá thai an toàn nhất cho bạn.
Ngoài ra nếu chưa muốn có con thứ 2 thì vợ chồng bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ về phương pháp tránh thai an toàn cho bạn để không xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn lần nữa.
5. Các cách tránh thai khi cho con bú an toàn hiệu quả nhất
Cho con bú sữa mẹ là cách tránh thai tự nhiên được nhiều phụ nữ lựa chọn vì thông thường sau khi vừa sinh con, phụ nữ sẽ tạm thời bị mất kinh và nếu cho con bú thì kinh nguyệt vẫn tạm thời chưa trở lại. Nguyên nhân là do khi cho con bú liên tục sẽ ảnh hưởng làm kìm hãm đến lượng hormone kích thích rụng trứng trong cơ thể của người mẹ dẫn đến cơ thể không tạo ra đủ lượng hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng. Khi trứng không rụng thì đồng nghĩa với việc không thể thụ thai. Phương pháp tránh thai này sẽ hiệu quả đạt đến 98% khi hội đủ một số điều kiện như sau:
Phải cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không dùng thêm thực phẩm bên ngoài. Các lần bú không được gián đoạn hơn 6g, cho bé bú liên tục cả ngày lẫn đêm.
Chưa có kinh nguyệt trở lại từ khi sinh con.
Thường phương pháp tránh thai này có hiệu quả trong vòng sáu tháng sau khi sinh. Sau 6 tháng thì hiệu quả của phương pháp này sẽ giảm dần và bạn nên tìm một phương pháp tránh thai khác.
5.2. Sử dụng thuốc uống tránh thai
Bạn có thể lựa chọn dùng viên thuốc tránh thai, hiện nay có nhiều loại thuốc tránh thai của nhiều hãng dược phẩm khác nhau tuy nhiên xét về thành phần thuốc thì bao gồm 2 loại chính đó là loại kết hợp (phối hợp hai hormone là progestin và estrogen); và loại thứ hai là loại chỉ có một thành phần là hormone progestin. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nếu muốn dùng thuốc tránh thai thì được khuyến cáo dùng loại có một thành phần là hormone progestin vì loại này không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai này:
Thời gian tốt nhất bắt đầu sử dụng thuốc là 6 tuần sau sinh.
Nếu bạn có kinh trở lại thì có thể uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.
Nên uống thuốc trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.
Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ theo tờ hướng dẫn dùng thuốc.
5.3. Thuốc tiêm tránh thai
Thời gian tốt nhất để bắt đầu tiêm loại thuốc này lần đầu là 6 tuần sau khi sinh. Do thành phần loại thuốc tiêm này chứa loại hormone progesterone. Sau khi được tiêm thì loại hormone sẽ phóng thích trong máu có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng cũng như cản trở việc hình thành nút nhầy ở cổ tử cung ngăn cản tinh trùng xâm nhập để thụ tinh.
Loại thuốc tiêm này dùng an toàn cho mẹ ngay cả trong thời gian cho con bú vì nó không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sự phát triển của bé. Thường một mũi tiêm có hiệu quả trong 3 tháng, nếu muốn tiếp tục tránh thai người mẹ cần tiếp tục các mũi tiêm tiếp theo.
Que cấy tránh thai có hình dạng nhỏ hơn que diêm và được cấy ở mặt dưới của cánh tay. Thành phần bên trong que cấy chứa duy nhất chất progestin và được phóng thích đều đặn mỗi ngày trong cơ thể. Bạn có thể cấy que tránh thai 6 tuần sau sinh và que có tác dụng 7 ngày sau khi được cấy vào cơ thể.
Tác dụng tránh thai của que trong thời gian 3 năm, tuy nhiên khi muốn có thai bạn chỉ cần đến cơ sở y tế đề nghị tháo que ra. Cũng như loại thuốc tiêm tránh thai, thành phần hormone trong que cấy không gây ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa.
Đây là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều phụ nữ chọn lựa sử dụng vì chỉ cần đặt 1 lần, thêm nữa đặt vòng cũng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú. Tuy nhiên để việc đặt vòng thuận lợi thì nên chờ sau khi tử cung co hồi lại thì mới nên đặt, tránh trường hợp đặt vòng quá sớm khi tử cung chưa kịp co lại, thường sau 2 tháng sau sinh bạn có thể đặt vòng.
Đây là phương pháp đơn giản, chi phí không cao tuy nhiên đối với một số phụ nữ có cơ địa không thích ứng với vòng tránh thai hoặc không thích hợp đặt vòng thì nên lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
Là màng phin có hình giống như mũ cao su có hình vòm co giãn phủ ngoài tử cung và ôm khít với âm đạo. Chiếc màng này hoạt động như một tấm chắn ngắn không cho tinh trùng đi sâu vào tử cung.
Đây là một trong những phương pháp tránh thai hiệu quả đồng thời có thể ngăn chặn việc lây bệnh truyền nhiễm. Việc sử dụng đơn giản, có thể dùng ngay khi bạn cảm thấy thoải mái và có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, thêm nữa phương pháp tránh thai này hoàn toàn an toàn, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa trong suốt thời gian nuôi con.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cho Con Bú Khi Mang Thai Có An Toàn Không? Nên Làm Thế Nào trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!