Cập nhật nội dung chi tiết về Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu Và Những Cần Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chích ngừa trước khi mang thai bao gồm những vắc xin gì?
Tiêm phòng bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm có thể lây từ mẹ sang con, thai nhi khi mắc bệnh thường chậm phát triển và sức khỏe yếu. Do đó, các bà mẹ trước khi mang thai cần đặc biệt chú ý để tiêm phòng đúng liều lượng. Thông thường sẽ có 3 liều tiêm, nếu sau khi xét nghiệm mà cơ thể bạn có đủ kháng thể để phòng ngừa bệnh lý thì bạn không cần tiêm nữa. Thời gian tiêm chủng có thể là trước hoặc đang có thai đều được.
Tiêm phòng bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu nếu lây từ mẹ sang con sẽ khiến trẻ khi sinh ra bị các biến chứng, dị tật bẩm sinh hay bại não…Do đó các bà mẹ nên đi chích phòng nếu trước đây chưa từng bị bệnh hoặc chưa từng chích chích vắc xin phòng bệnh. Chị em nên tiêm phòng muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu.
Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, các bà mẹ nếu mắc bệnh cúm sẽ có thể khiến thai nhi bị dị tật như: sứt môi hay hở hàm ếch. Trong trường hợp bị nặng sẽ có nguy cơ sảy thai, thai lưu hay những biến chứng nghiêm trọng về phổi.
Hiện nay, loại vắc xin ngừa bệnh cúm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là vắc xin bất hoạt. Trong đó, cúm là một trong những bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bắt đầu mang thai. Vì thế, tiêm phòng trước khi mang thai đối với bệnh cúm là điều cần thiết. Thời gian tiêm phòng bệnh cúm có thể là trước khi mẹ bầu mang thai hay ở bất cứ độ tuổi nào của thai nhi đều được.
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella
Nếu mẹ bầu khi mang thai mắc phải một trong 3 bệnh này thì khả năng con sinh ra bị các dị tật bẩm sinh như: câm, điếc, chậm phát triển, mù hoàn toàn một phần…là rất cao. Chị em trước khi quyết định tiêm phòng cần đến cơ sở y tế để kiểm tra chắc chắn rằng mình chưa mang thai hoặc có đủ kháng thể để chống lại bệnh rồi mới đưa ra quyết định. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng trước khi mang thai đối với bệnh sởi, quai bị, rubella là từ 1 – 3 tháng và chỉ cần chích 1 liều duy nhất.
Đối với chị em dưới 26 tuổi trước khi mang thai nên chích ngừa vắc xin chống ung thư cổ tử cung (HPV). Liều lượng chích gồm 3 mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trường hợp đang trong quá trình chích ngừa mà có thai thì nên dừng chích. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quá trình tiêm không được quá 2 năm, do đó chị em có thể chờ sinh xong và tiếp tục tiêm.
Bạch hầu – ho gà – uốn ván
Để giúp con phòng ngừa bệnh ho gà sơ sinh, các mẹ bầu cần đi tiêm phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong độ tuổi từ 4 – 64 tuổi.
Mẹ bầu chích ngừa trước khi mang thai lần 2 có giống lần 1 không?
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé, trước khi mang thai lần 2, chị em vẫn nên đi chích ngừa. Tuy nhiên, cần chắc chắn việc trước đây mẹ bầu đã từng chích ngừa hay chưa? Nếu đã chích thì thời gian cách đây bao lâu và kháng thể có cao hay không? Hãy để bác sĩ thăm khám để biết được tình trạng sức khỏe chuẩn xác nhất.
Không chích ngừa trước khi mang thai có sao không?
Chích ngừa trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên như đã phân tích thì nếu thai phụ mắc các bệnh nguy hiểm như: cúm, thủy đậu, sởi, quai bị… trong thời gian mang bầu thì khả năng thai nhi mắc các bệnh như: dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hay thậm chí là sảy thai sẽ rất cao. Đó là lý do các mẹ bầu nên chích phòng trước khi mang thai theo lịch khám của bác sĩ.
Nếu trong thời quá trình chích ngừa mà không may mang thai, chị em cần báo ngay đến bác sĩ để điều chỉnh cơ chế phù hợp. Nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất một tháng đối với trường hợp tiêm vắc xin sống.
Cần theo dõi từ 24 – 48h sau khi chích phòng để xem cơ thể có phản ứng phụ hay không. Nếu xuất hiện các trường hợp như: co giật, choáng váng, ngất xỉu thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi ngay lập tức.
Không nên tiêm phòng trong trường hợp cơ thể đang gặp một số bệnh như: cúm, sốt, các bệnh lý về xương khớp, thận….
Mẹ Bầu Cần Biết “Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai Lần 2” Cần Thiết Thế Nào?
Số mũi tiêm phòng uốn van là 5 mũi và sau 5 lần, việc có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng của bạn cách thời gian bạn mang thai là bao lâu.
Thai nhi được 26 tuần tuổi là thời gian thích hợp để tiêm loại vacxin này. Việc chích ngừa trước khi mang thai lần hai cũng thực hiện tại các trạm y tế phương, bệnh viên để tiêm theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
+ Nếu mẹ bầu chưa tiêm phòng uốn ván lần nào thì khi mang thai lần 2 sẽ tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ, mũi thứ 2 sẽ tiêm sau đó 1 tháng.
Tổng số mũi chích ngừa trước khi mang thai lần 2 là 5 mũi và sau 5 lần, việc có tiêm lại hay không tùy thuộc vào thời gian bạn mang thai cách thời gian bạn vacxin.
+ Những bà mẹ từ nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc vào tháng thứ 5.
+ Thai phụ đã được chích ngừa 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chích ngừa thêm 1 mũi nhắc lại.
+Đối với trường hợp mẹ bầu đã chích ngừa đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần 2. Với 5 mũi này thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi hứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên chích ngừa lại.
Chích ngừa uốn ván, viêm gan B cúm cho bà bầu mang thai lần 2 cần lưu ý những vấn đề sau.
Uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, nhất thiết mẹ bầu cần phải chích ngừa loại vacxin này. Mũi đầu tiên được tiêm từ tuần 22 trở đi, mũi thứ 2 chích lại sau 1 tháng. Để đề phòng sinh non, bạn nên chích ngừa mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30 của thai kỳ.
Chích ngừa phòng cúm
Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở rất nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau, với những loại cảm cúm thông thường sẽ không gây biến chứng gì đặc biệt cho thai nhi. Tuy nhiên khi mang thai những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật cho bé, nhất là khi mẹ bị mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bệnh cúm sẽ được tiêm vào trước hoặc trong thai kỳ, vì vậy mẹ nào đã mang thia mà chưa tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vacxin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virrut đã chết nên rất an toàn với bà bầu, chích ngừa vacxin cúm sẽ bảo vệ mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai.
Việc chích ngừa viêm gan siêu vi B là căn bệnh nguy hiểm, virut này có thể lây qua máu, dịch cơ thể. Theo thống kê mới nhất thì có tới 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi gan B sẽ bị lây bệnh này nếu không có biện pháp phòng tránh, bảo vệ kịp thời.
Thông Tin Quan Trọng Về Chích Ngừa Uốn Ván Cho Mẹ Bầu
Ngày Đăng : 26/11/2020 – 2:54 PM
Chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu hay chích các loại vắc xin phòng bệnh khác là điều tất yếu cần làm để chuẩn bị mang thai hoặc bảo vệ thai nhi khỏe mạnh trong thai kỳ. Tìm hiểu ngay thông tin quan trọng về chích ngừa trong bài viết này.
Nhiễm trùng uốn ván là bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ trong quá trình sinh nở. Chính vì vậy, để bảo vệ toàn diện cả mẹ và bé, chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu trở thành việc vô cùng cần thiết. Khuyến cáo, bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên bỏ qua mũi tiêm này.
Chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu
1. Chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu là mũi tiêm không thể bỏ qua
Uốn ván là bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao. Cực kỳ dễ xảy ra ở người có sức khoẻ yếu, có vết thương hở và bị nhiễm khuẩn uốn ván. Chính vì vậy, sinh con là giai đoạn mẹ dễ bị nhiễm trùng uốn ván bởi vết thương hở lớn do sinh nở. Bé cũng có thể bị nhiễm trùng uốn ván từ vết cắt dây rốn.
Vậy chi tiết uốn ván là bệnh gì?
1.1. Bệnh uốn ván là gì? có nguy hiểm như thế nào?
Uốn ván là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Các số liệu thống kê đã cho thấy rằng: uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, dao động trong khoảng 25% đến 90%. Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng uốn ván từ vết cắt dây rốn, thì tỷ lệ tử vọng cao đến 95%.
Vi khuẩn Clostridium tetani có trong đất cát, bụi bẩn, hoặc chất thải từ động vật. Vì chúng ở thể bào tử nên rất khó để tiêu diệt triệt để. Vi khuẩn Clostridium tetani có khả năng chịu nhiệt rất tốt, chống chọi lại được nhiều loại hóa chất. Nên cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhiễm trùng uốn ván, chỉ có 1 phương pháp duy nhất là tiêm phòng vắc xin.
1.2. Tại sao chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu lại quan trọng
Trong suốt thời gian mang thai, sức khỏe phụ nữ luôn trong trạng thái báo động, cần được chăm sóc toàn diện. Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Mẹ còn cần chú ý đến các mũi tiêm chích ngừa trước khi mang thai và trong thời gian mang thai để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và thai nhi 100%.
Với bệnh nhiễm trùng uốn ván. Khi mẹ sinh nở, đồng thời cả mẹ và bé đều có vết thương hở lớn, sức khoẻ lại chưa ổn định sau quá trình mới sinh. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh.
Khi mẹ bị uốn ván thì tỷ lệ con bị uốn ván cũng rất cao. Để hạn chế tối đa nguy cơ bé mới sinh bị nhiễm trùng uốn ván qua vết cắt dây rốn, mẹ cần chích ngừa uốn ván ngay trong thời gian mang bầu.
Bản chất của việc chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu là giúp cơ thể dần thích nghi với vi khuẩn và tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn. Khi kháng thể đã được hình thành thì sức khoẻ của mẹ có thể chống lại khả năng lây nhiễm bệnh uốn ván. Kháng thể này cũng có thể truyền sang con trong quá trình mang thai.
Như vậy, việc chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu là rất quan trọng. Bất cứ bà mẹ nào cũng không nên bỏ qua, nếu như muốn sinh con khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
2. Những lưu ý khi chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu
Chích ngừa trước khi mang thai hay trong khi mang thai đều có tác động nhất định đến sức khoẻ. Do đó, khi đi chích ngừa đặc biệt là chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu, bạn cần chú ý những điều sau.
Bác sĩ tư vấn chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu
– Sau khi chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu, mẹ có thể bị sốt nhẹ. Đừng lo lắng, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tiêm vắc xin là cách để kích thích cơ chế bảo vệ cơ thể hoạt động, giúp tạo ra các kháng thể chống lại bệnh nhiễm trùng uốn ván. Do đó, việc sốt nhẹ là phản ứng thường gặp.
– Ngoài khả năng bị sốt, vết chích ngừa uốn ván cũng có thể bị ngứa, tấy đỏ và hơi sưng. Đây là những triệu chứng nhẹ sau khi tiêm phòng, mẹ chỉ cần chườm đá vết chích và đợi vùng chích dịu xuống là được.
– Lưu ý: Khi đi chích ngừa trước mang thai hay chích ngừa uốn ván cho bà bầu, mẹ nên chọn địa chỉ uy tín, được sở y tế chứng nhận. Như vậy sẽ an tâm và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
– Chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu có hai giai đoạn, phụ thuộc vào lần mang thai của mẹ. Nếu mẹ mang thai lần đầu. Mũi chích đầu tiên là sau khi thai nhi được hơn 20 tuần tuổi, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất khoảng 30 ngày. Lưu ý mũi thứ 2 phải tiêm trước 30 ngày dự sinh.
Nếu mẹ mang thai lần hai ( cách lần mang thai đầu < 5 năm, lần mang thai đầu đã tiêm đủ mũi uốn ván) thì chỉ cần chích thêm 1 lần ở tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu lần bầu thứ 2 cách lần 1 trên 5 năm thì mẹ phải tiêm đủ 2 mũi uốn ván với thời gian tương tự lần mang thai đầu tiên.
3. Các mũi chích ngừa trước khi mang thai.
Ngoài chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu, việc chích ngừa trước khi mang thai cũng rất quan trọng. Đừng quên bất cứ mũi chích ngừa nào vì chúng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé sau này.
– Vắc xin viêm gan B: Viêm gan B rất dễ lây nhiễm từ mẹ sang con. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang bầu để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như của con trẻ. Muốn tiêm phòng viêm gan B, mẹ cần xét nghiệm viêm gan B trước.
– Chích vắc xin ngừa cúm trước mang thai: Cúm do virus là nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi. Những dị tật do cúm phổ biến nhất là hở hàm ếch, sinh non, sứt môi, nhẹ cân,…Loại bệnh tưởng chừng đơn giản này lại rất nguy hiểm với thai nhi do đó, trước khi mang bầu mẹ nên đi chích ngừa cúm. Hiệu lực phòng cúm của vacxin thường là 1 năm.
– Cũng tương tự như cúm, thuỷ đậu cũng là bệnh cần chích ngừa trước khi mang thai. Có khoảng 2% mẹ bầu bị mắc bệnh thuỷ đậu trong 5 tháng đầu tiên. Nếu mẹ bị thuỷ đậu khi mang thai, thai nhi rất dễ bị dị tật, liệt tay chân thâm chí là hình thể dị dạng.
– Nhóm bệnh tiếp theo cần chích ngừa trước khi mang thai là bạch hầu và ho gà: Đây là 2 bệnh dễ lây qua hô hấp, nên thế mẹ cần chích ngừa để phòng tránh, tránh lây từ mẹ sang con, gây sinh non hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
– Chích ngừa bệnh rubella, sởi cùng quai bị cũng cần thiết. Giống như nhóm bệnh trên bệnh này cũng có thể lây qua đường không khí và hô hấp. Nhiễm bệnh này thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hoặc dị tật nên mẹ cần chích ngừa trước khi mang thai để phòng tránh.
Các mũi chích ngừa trước khi mang thai trên đều rất quan trọng, mẹ cần cực kỳ lưu ý để đi chích ngừa đúng thời gian và đủ số mũi. Chỉ có như vậy, mới hạn chế được tối đa ruir ro bệnh tật trong quá trình mang thai cũng như chuẩn bị cho ngày sinh nở.
Mong rằng, bất cứ mẹ chuẩn bị mang thai hay đang mang thai nào cũng nắm bắt được các thông tin quan trọng này. Và từ đó có có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe thai nhi một cách khoa học, toàn diện và đúng đắn nhất. Chúc các mẹ mang thai khỏe mạnh, sinh con mẹ tròn con vuông!!
Chích Ngừa Rubella Trước Khi Mang Thai Mấy Tháng
1, Bệnh rubella là gì? Nó nguy hiểm như thế nào?
– Bệnh rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do virut rubella gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới và thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch nhất là ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
– Tuy bệnh rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (không gây nên những biến chứng nguy hiểm và không gây chết người) nhưng lại khá nghiêm trọng với các mẹ bầu dó có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Mẹ bầu bị mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu của thai kì (hoặc 20 tuần đầu) sẽ dễ bị những tai biến như sảy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, các khuyết tật về tim…
2, Biến chứng của bệnh đối với mẹ và thai nhi bị nhiễm rubella
Thường người mẹ không có triệu chứng của bệnh, điều đáng ngại nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ bầu. Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật càng cao nếu bị nhiễm rubella càng sớm, cụ thể:
Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi thì 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật
Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi 13-14 tuần, thì 30-40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật
Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi 15-16 tuần, thì 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật
Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi 16-20 tuần, thì 10% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật
Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi trên 20 tuần tuổi, khi tỉ lệ thai nhi dị tật cực kì thấp (dưới 1%)
Các biến chứng dị tật của thai nhi: khi mẹ mang thai được 3 tháng đầu bị bệnh rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung, nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm mọc răng, chậm lớn kèm theo là các dị tật bẩm sinh.
Biến chứng có xu hướng xảy ra ở người lớn hơn là trẻ em. Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm rubella có thể đau hoặc viêm khớp đặc biệt ở cổ tay, ngón tay và đầu gối. Viêm não xảy ra khoảng 1/5000 trường hợp và thường gặp nhất ở phụ nữ, xuất huyết xảy ra khoảng 1/3000 trường hợp ở trẻ em.
3, Chích ngừa rubella trước khi mang thai mấy tháng
Có 2 biện pháp chính để phòng bệnh rubella là cách li và tiêm phòng vắc xin. Tiêm phòng vắc xin rubella giảm độc lực tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời.
Đối với phụ nữ đang có ý định chuẩn bị mang thai phải tiêm phòng trước khi đậu thai ít nhất 3 tháng. Tuyệt đối sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục. MMR, vắc xin ngừa rubella về lí thuyết có thể làm mẹ bầu nhiễm rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng được sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy nếu chưa chích ngừa rubella trước khi mang thai thì bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
– Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng, bị suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm phòng rubella.
– 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc xin rubella mới được phép mang thai. Các mẹ có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng
– Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm virut Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella nên đi xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của virut để có chẩn đoán xác định bệnh, sau đó đến khám tại các bệnh viện sản khoa để được hướng xử lí thích hợp.
– Ngoài tiêm phòng vắc xin rubella, trước khi mang thai các mẹ bầu cần chú ý tiêm phòng thêm một số loại vắc xin khác như:
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B: virut viêm gan B dễ dàng lây sang cho thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Đối với viêm gan B (gồm 3 mũi) hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng.
Tiêm phòng cúm: Sức đề kháng của bạn sẽ giảm xuống khi mang thai nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc các bệnh cảm cúm rất cao. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra biến chứng gì đặc biệt cho thai nhi nhưng những cơn cảm cúm kèo dài thi khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì.
Di chứng do rubella để lại cho thai nhi là hết sức nặng nề. Trước khi mang thai các mẹ cần chủ động phòng ngừa bằng các tạo miễn dịch chủ động. Sau khi tiêm ngừa rubella phải cần tối thiểu 3 tháng mới được phép mang thai. Mong rằng với những chia sẻ trên của Mom&Baby các mẹ đã có cho mình những kiến thức cơ bản nhất về chích ngừa rubella.
Công ty TNHH Mom&baby Hằng NgaVPGD: Số 44, Ngõ 117 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 0439922238 – 0439987368, 0912608882 – 0988370427
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu Và Những Cần Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!