Đề Xuất 6/2023 # Chế Độ Ăn Uống Sau Sinh: 12 Thực Phẩm Cho Bà Mẹ Mới # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Chế Độ Ăn Uống Sau Sinh: 12 Thực Phẩm Cho Bà Mẹ Mới # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Ăn Uống Sau Sinh: 12 Thực Phẩm Cho Bà Mẹ Mới mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu vô cùng quan trọng bởi nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chế độ ăn sau sinh cho sản phụ cũng quan trọng không kém. Nó giúp cho cơ thể người mẹ nhanh chóng được phục hồi sau quá trình vượt cạn, đồng thời cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Phần lớn trẻ sau khi sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ thời kỳ này được xây dựng dựa vào số lượng sữa cho con bú và quá trình phát triển của bé.

Một số nghiên cứu cho rằng tình trạng dinh dưỡng của mẹ sau khi sinh có ảnh hưởng tới số lượng và thành phần của sữa mẹ. Khi người mẹ ăn khẩu phần ít hơn so với nhu cầu thì một số chất dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ thay đổi chẳng hạn như tỷ lệ acid béo hoặc một số vi chất dinh dưỡng. Để đảm bảo khẩu phần ăn của mẹ trong giai đoạn này cần cung cấp đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra, nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để nâng cao chất lượng khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, những thực phẩm sử dụng trong khẩu phần nên lựa chọn thực phẩm theo mùa.

Năng lượng: Năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ này là cần thiết và nên bổ sung tương đương với năng lượng để mẹ bài tiết sữa. Nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm 550 – 625 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng thành.

Protein: Nhu cầu protein được tăng thêm so với người trưởng thành là 20 -25 gam/ ngày.

Lipid: Đối với phụ nữ nói chung và bà mẹ sau sinh nói riêng, nhu cầu lipid/ năng lượng tổng số (%) là 20 – 25%, và tối đa là 30%.

Vitamin: Vitamin B2 (tăng thêm 0.5mg/ngày), vitamin C (95mg/ngày), folate (tăng thêm 100 mcg/ngày), vitamin A (850mg/ngày)

Chất khoáng: Sắt (24mg/ngày), canxi (1,300mg/ngày), kẽm (9.5 mg/ngày)

Thường xuyên ăn thực phẩm lành mạnh sẽ giúp tối đa hóa năng lượng cho bà mẹ sau sinh. Lựa chọn thực phẩm cho bà mẹ sau sinh đóng vai trò quan trọng đến chất lượng sữa. Một số thực phẩm lành mạnh nên có trong khẩu phần của bà mẹ sau sinh bao gồm:

3.1. Cá hồi

Đây là loại thực phẩm có lợi cho những bà mẹ sau sinh. Cá hồi giống như các loại cá béo khác có chứa hàm lượng rất phong phú và quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng DHA trong sữa mẹ không cao, nhưng nếu mẹ tiêu thụ nhiều cá hồi thì hàm lượng này sẽ tăng lên.

DHA trong cá hồi cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng. Các nghiên cứu cho rằng DHA đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo, phụ nữ cho con bú nên giới hạn tiêu thụ số lượng cá hồi. Số lượng cá hồi tiêu thụ trung bình trong một tuần được khuyến nghị khoảng 360 gam. Lý do hạn chế tiêu thụ cá hồi để tránh tiếp xúc nhiều với thủy ngân. Mức thủy ngân trong cá hồi là thấp. Nên ăn cá theo khuyến nghị sẽ không gây hại cho cả mẹ và bé.

3.2. Sản phẩm sữa ít béo

Sữa là một phần quan trọng đối với mẹ sau sinh cũng như mẹ đang nuôi con bú. Sữa cung cấp một lượng vitamin D tăng cường sức mạnh của xương. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein và vitamin B, cùng với nguồn canxi phong phú. Bà mẹ cho con bú tiêu thụ sữa sẽ được cung cấp thêm canxi giúp cho xương của bé phát triển. Vì vậy, mẹ phải cung cấp đủ canxi để đáp ứng cả nhu cầu của mẹ và bé.

3.2. Thịt bò nạc

Thịt bò nạc không những tăng cường năng lượng cho mẹ mà còn là thực phẩm cung cấp sắt đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Thiếu sắt có thể làm cạn kiệt năng lượng và cũng như không đáp ứng được nhu cầu sắt khuyến nghị cho bé.

Ngoài ra, thịt bò nạc còn là nguồn protein và vitamin B12 rất cần cho bà mẹ cho con bú.

3.3. Cây họ đậu

Đậu là loại thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là những loại có màu sẫm như đậu đen và đậu bầu dục. Đây là loại thực phẩm tuyệt vời cho khẩu phần của bà mẹ cho con bú. Nó có nguồn protein thực vật khá tốt cho bà mẹ đang cho con bú và cả những người ăn chay.

3.4. Quả việt quất

Quả việt quất là loại quả mọng chứa nhiều vitamin và chất khoáng lành mạnh cho bà mẹ sau sinh. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho một lượng carbohydrate để giúp bà mẹ giữ mức năng lượng cao.

3.5. Gạo lức

Với những bà mẹ sau sinh, vấn đề cân nặng luôn được quan tâm. Hầu hết các bà mẹ đều muốn giảm cân nặng bằng cách cắt giảm lượng carbs trong khẩu phần. Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh sẽ khiến quá trình tiết sữa bị giảm. Trong giai đoạn này, mẹ có thể sử dụng carbs nguyên hạt như gạo nâu đưa vào khẩu phần để đảm bảo mức năng lượng cần thiết theo khuyến nghị. Thêm vào đó, các loại thực phẩm như gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết để tạo ra sữa chất lượng tốt nhất cho bé.

3.6. Trái cam

Đây là loại thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng. Cam không những giúp mẹ sau sinh tăng cường năng lượng mà nó còn cung cấp lượng vitamin C phong phú đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé.

3.7. Trứng

Trứng là loại thực phẩm linh hoạt đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày. Ngoài ra, nó còn được coi là có hàm lượng protein hoàn hảo với hầu hết các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Trứng không những chứa một lượng vitamin và khoáng chất mà còn có hàm lượng choline khá dồi dào. Vì thế, trứng là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà mẹ sau sinh bởi nó đáp ứng đủ những chất cần thiết theo nhu cầu khuyến nghị.

3.8. Bánh mì nguyên chất

Acid folic rất quan trọng trong sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhưng tầm quan trọng của nó không kết thúc ở đó. Acid folic còn là một chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ mà bé cần để có sức khỏe tốt. Bánh mì nguyên chất không chỉ tăng cường acid folic trong khẩu phần ăn mà nó còn cung cấp một lượng chất xơ và sắt lành mạnh.

3.9. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, củ cải Thụy sĩ, bông cải xanh có chứa hàm lượng vitamin A cao – là vitamin rất tốt cho cả mẹ và bé. Những lợi ích của chúng không dừng ở đó. Chúng còn là thực phẩm có hàm lượng canxi, vitamin C và sắt tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng chứa cả chất chống oxy hóa tốt cho tim và ít calo.

3.10. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

3.11. Nước

Nước giúp cho quá trình duy trì năng lượng cũng như khả năng sản xuất sữa của mẹ. Bởi vì các bà mẹ cho con bú đặc biệt có nguy cơ mất nước năng lượng. Do đó, các bà mẹ cần lưu ý bổ sung để đáp ứng nhu cầu về chất lỏng bằng cách uống nước trái cây, sữa….

Nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời sẽ giúp trẻ gia tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh. Vì thế bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bà mẹ cho con bú cần kiêng cữ các thực phẩm và đồ uống sau đây:

Rượu: Không có nồng độ cồn trong sữa mẹ được coi là an toàn cho bé. Nếu mẹ uống rượu nên tránh cho con bú cho đến khi rượu đã được làm sạch hoàn toàn trong sữa. Chẳng hạn, mẹ uống 355ml bia nồng độ cồn 5% cần 2-3 giờ để làm sạch hoàn toàn cồn có trong sữa, hoặc 148ml rượu có nồng độ cồn là 11 cũng cần khoảng 2-3 giờ để làm sạch hoàn toàn cồn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của mẹ.

Caffeine: Tránh uống nhiều hơn 2-3 cốc đồ uống chứa caffeine mỗi ngày. Caffeine trong sữa mẹ có thể kích thích bé hoặc cản trở giấc ngủ của bé.

Hải sản: Hải sản là nguồn protein và acid béo omega-3 khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các hải sản có chứa thủy ngân và các chất gây ô nhiễm. Tiếp xúc với thủy ngân quá mức qua sữa có thể gây nguy cơ cho hệ thần kinh đang phát triển của bé. Để hạn chế tiếp xúc nên tránh các loại hải sản chứa thủy ngân như: cá kiếm, cá thu, cá ngòi.

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống máy móc y hiện đại đạt chuẩn vào công tác thăm khám và điều trị bệnh. Đặc biệt với sự thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, hết lòng chăm sóc, điều trị, phục hồi và tư vấn về chế độ dinh dưỡng sau sinh sẽ đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.

Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh: Chế Độ Ăn Uống Khoa Học

Nên ăn gì, uống gì để có nguồn sữa dồi dào cho bé dưỡng chất phát triển thể chất khỏe mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ mới sinh con. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần hợp lý cộng thêm tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều nhất là trong giai đoạn đầu sau sinh, ngay cả với nỗi lo là… không đủ sữa cho con bú.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không phải bà mẹ nào sau khi sinh cũng có đủ nguồn sữa dồi dào cho bé bú đến trên 6 tháng. Vì thế cần có chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh hợp lý để không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ.

Chế độ ăn đa dạng hằng ngày

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn của bà bầu cần được cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng và nhiều năng lượng. Nhu cầu năng lượng mẹ đang cho con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất. Trong 3 tháng đầu sau khi sinh, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcalo tương đương với 3 chén cơm mỗi ngày.

Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa gồm: 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Những món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh và nấu chín nên được ưu tiên. Hạn chế sử dụng các món nướng và chiên. Tuyết đối không ăn món chế biến tái và sống. Đồng thời khi ăn mẹ cũng cần nhai kỹ thực phẩm cho dễ tiêu.

Nhóm thực phẩm nên sử dụng thường xuyên

Mẹ sau sinh cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để nạp vào cơ thể dưỡng chất cần thiết. Cụ thể là:

Chất đạm: Mẹ nên ăn nhiều thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ. Ăn nhiều loại đậu và hạt như: Đậu nành, đậu đen, đậu đỏ,… Đồng thời nên tăng cường uống sữa và ăn thêm trứng gà, yaourt trong khẩu phần ăn mỗi tuần.

Chất béo: Dùng dầu thực vật để chế biến món ăn, hạn chế sử dụng mỡ động vật.

Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở,… là những món chứa nhiều tinh bột và đường rất tốt cho cơ thể mẹ sau khi sinh. Bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt, kem lạnh,… nên hạn chế.

Vitamin và chất xơ: Việc ăn nhiều các loại rau có lá xanh đậm và những củ quả có màu cam, đỏ sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin và khoáng chất. Điển hình như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang,… Rau không chỉ cung cấp nhiều vitamin mà còn giàu chất xơ giúp phòng chống táo bón rất tốt cho mẹ và bé.

Trong trái cây cũng chứa nhiều vitamin tuy nhiên mẹ không nên ép lấy nước mà nên cắt nhỏ để ăn sẽ giúp dung nạp chất xơ trọn vẹn.

Chất sắt: Mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh,…

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước hàng ngày( khoảng 2- 3 lít) vì nước cũng là thành phần chính tạo nên sữa cho bé bú. Ngoài nước lọc, nước khoáng mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống sữa, ăn trái cây. Tuy nhiên khi uống sữa nên chọn những loại có nhiều can-xi để tốt cho quá trình phát triển xương của bé. Hạn chế uống nhiều vào ban đêm để tránh đi vệ sinh nhiều lần.

Những thực phẩm cần tránh

Một số thực phẩm mẹ nên tránh trong mỗi bữa ăn:

Gia vị: Những loại gia vị có độ nồng, mùi hăng cao như hành và tỏi là mẹ tuyệt đối không nên sử dụng vì sẽ ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ làm bé có thể bỏ bú hoặc khiến dạ dày bé khó chịu.

Thức ăn nhanh: Các thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán,… thường có hàm lượng calo cao mà lại ít chất dinh dưỡng nên mẹ cần hạn chế sử dụng. Đồng thời lượng dầu mỡ có nhiều trong các loại thực ăn này còn có thể gây ra những vấn đề đối với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Đồ uống có chứa cafein: Những thực uống như cà phê, trà xanh,… sẽ giúp mẹ tỉnh táo và giảm căng thẳng nhờ chất cafein. Tuy nhiên mẹ chỉ uống lượng nhỏ thôi. Nếu uống nhiều có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh. Mẹ nên thay bằng ca cao nóng sẽ giúp ngủ ngon và tốt hệ tiêu hóa của mẹ lẫn bé.

Đồ uống có cồn: Những thức uống có cồn luôn là thực phẩm tuyệt đối không nên sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai lẫn sau khi sinh vì nó ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Nếu phải sử dụng thì mẹ phải ngưng cho con bú tối thiểu 2 giờ để những độ cồn được bào thải ra khỏi cơ thể mẹ, không còn trong sữa.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh không nên chủ động bổ sung thực phẩm ăn kiêng vì trong giai đoạn này mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con.

Chế Độ Ăn Uống Cho Bà Bầu

Chế độ ăn uống cho bà bầu

Việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp cho cơ thể người mẹ được khỏe mạnh, mà còn giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà nên xây dựng thực đơn ăn uống khác nhau. Vì sao phải chú ý đến chế độ ăn uống cho bà bầu

Chế độ ăn uống khi mang thai rất quan trọng bởi nó là nguồn cung cấp dưỡng chất chính và là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh, ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Bạn cần biết rằng tất cả những gì mẹ ăn uống cũng đều được hấp thụ bởi thai nhi. Chính vì vậy, việc ăn uống đầy đủ, đảm bảo một chế độ ăn uống cho bà bầu thật khoa học khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Protein là thành phần quan trọng cấu trúc nên tế bào, cơ thể và các hệ enzyme. Do vậy, người mẹ mang thai cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein. Điều này giúp tăng cường quá trình xây dựng mô, tái tạo tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Các món ăn từ cá, thịt lợn, thịt bò, trứng… đều có hàm lượng protein rất cao.

Vitamin là những nguyên tố vi lượng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các phản ứng sinh hóa. Nếu thiếu vitamin, cơ thể mẹ và thai nhi sẽ dễ gặp tình trạng rối loạn quá trình trao đổi chất, thiếu máu, sắt, thậm chí là ảnh hưởng đến thị lực của bé sau khi ra đời. Do vậy, chế độ ăn uống cho bà bầu cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin thiết yếu.

Là thành phần dinh dưỡng có rất nhiều trong gạo và ngũ cốc, tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, cần ăn một lượng tinh bột vừa phải để hạn chế tình trạng tích lũy, chuyển hóa mỡ.

Trong chế độ ăn uống cho bà bầu, không thể thiếu những món ăn chứa lipid. Bà bầu có thể bổ sung lipid bằng cách tăng cường sử dụng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu nành..) hoặc mỡ cá. Lipid cung cấp năng lượng cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời cũng giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ không nên ăn quá nhiều lipid để tránh tình trạng thừa cân.

Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ. Chính vì vậy, các bà mẹ cần ăn nhiều những loại rau củ, trái cây có chứa thành phần này. Đặc biệt là những món rau có màu xanh đậm như salad trộn thịt bò, súp lơ xào.

Là thành phần chính cấu tạo nên xương, calci giúp cho hệ xương răng của mẹ được vững chắc. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống cho bà bầu cần có nhiều calci. Điều này giúp cho phụ nữ mang thai không bị loãng xương sau khi sinh. Ngoài ra, Calci còn đóng vai trò tiên quyết trong việc xây dựng cấu trúc xương răng cho trẻ. Các mẹ nên ăn nhiều trứng và uống sữa liên tục để bổ sung đầy đủ calci.

Sắt rất cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật chứa lượng sắt tương đối cao và dễ hấp thu.

Bữa ăn cho bà bầu

Từ những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết nói trên, các mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu thật đầy đủ và khoa học để giúp cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.

Bữa ăn của bà bầu trong giai đoạn thai kỳ nên có những món ăn sau:

Các món ăn từ rau củ: Chứa nhiều chất xơ, giúp cho các mẹ không bị táo bón hay nhiệt. Bên cạnh đó, rau củ còn chứa nhiều vitamin và acid folic rất cần cho quá trình trao đổi chất lẫn sự phát triển ở não bộ thai nhi. Bạn có thể chế biến canh rau, canh bí đỏ hầm xương, cà rốt xào khoai tây… để bổ sung đầy đủ các loại sinh tố cần thiết cho cơ thể.

Các món thịt: Thịt động vật chứa nhiều sắt, giúp tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn trong việc trao đổi oxy và thải độc, giảm tình trạng thiếu máu và hạn chế phù nề trong khi mang thai. Do vậy, chế độ ăn uống cho bà bầu cần được bổ sung đầy đủ các loại thịt heo, thịt bò, sườn… Những món này có thể chế biến theo rất nhiều cách khác nhau.

Các món cá: Đây là loại thực phẩm giàu đạm nên rất có lợi trong sự phát triển mô của bé. Bên cạnh đó, dầu Omega-3 còn giúp cho sự phát triển não bộ của thai nhi được thuận lợi. Các mẹ hãy tự tay làm món cá ngừ kho, cá bống kho tộ… để ăn cùng với cơm trắng rất ngon miệng và bổ dưỡng.

Ngũ cốc: Trong ngũ cốc chứa nhiều vitamin cùng những nguyên tố kim loại thiết yếu. Nhờ đó mà tăng cường quá trình trao đổi chất đối với cơ thể cả mẹ và bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp sự phát triển của thai nhi diễn ra lành mạnh.

Đồ uống dành cho bà bầu

Khi xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu, cần đặc biệt chú ý đến những loại đồ uống. Bởi điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thai kỳ:

Nước lọc: Chắc không cần phải giới thiệu, bất cứ ai cũng cần phải uống từ 2 – 4 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần uống nhiều nước nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn, thanh lọc cơ thể cũng như thải bỏ các chất độc.

Sữa: Chứa nhiều DHA, Calci và vitamin D nên rất thuận lợi cho sự phát triển trí não cũng như hệ xương răng cho cơ thể bé.

Nước trái cây: Chứa nhiều vitamin, chất xơ nên đặc biệt có lợi cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Những nguyên tắc bà bầu cần lưu ý

Khi xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai, cần chú ý đến những nguyên tắc sau:

Chia nhỏ các bữa ăn thành bữa chính và bữa phụ.

Cần phải ăn thật nhiều rau xanh, trái cây, chất xơ.

Phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú.

Ăn chậm, nhai kĩ.

Tránh xa thực phẩm tươi sống, các chất kích thích và rượu bia, thuốc lá.

TPBVSK viên bổ sung PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập chúng tôi hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTPSản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc NinhThực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng

Chế Độ Ăn Sau Sinh: Mẹ Sinh Mổ Có Được Ăn Thịt Bò Không?

Ăn thịt bò có những lợi ích gì?

Trước khi mẹ biết được bà bầu sinh mổ có được ăn thịt bò không thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về dinh dưỡng mà thịt bò mang lại. Có thể nói thịt bò là một trong những nhóm thực phẩm chứa mang đến nguồn năng lượng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường sức dẻo dai và tránh tình trạng mệt mỏi.

Trong thành phần thịt bò có chứa nhiều protein, các vitamin B12, B6 cùng nhiều chất khoáng như magie, sắt, kali…, nhiều acid amin, acid gốc nitro giúp biến protein trong thức ăn thành đường hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động hàng ngày. Chính vì thế nếu cần bổ sung năng lượng thì thịt bò có thể cho kết quả gấp đôi những loại thịt động vật khác.

Bên cạnh đó, trong thịt bò còn chứa acid linoleic và palmitoleic giúp chống lại bệnh ung thư cùng nhiều mầm bệnh khác nhau.

Sinh mổ có được ăn thịt bò không? Sau quá trình vượt cạn đầy gian khổ, các mẹ bị mất máu nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, cần một lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường rất nhiều để bổ sung vào cơ thể.

Theo một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ cần bổ sung từ 2000 đến 2500 calo một ngày và với những bà mẹ sau sinh thì cần tăng thêm từ 300 – 500 calo. Mẹ bầu được khuyên cần bổ sung nhiều nhiều thực phẩm giàu các yếu tố như: Protein, chất béo, đa khoáng và vitamin. Sinh mổ ăn thịt bò được không? Hoàn toàn được vì thịt bò chính là ứng cử viên sáng giá cho việc giúp các mẹ bổ sung dinh dưỡng sau sinh.

Tuy nhiên, quan niệm dân gian từ trước đến nay đều khuyên rằng sau sinh nên kiêng các loại thực phẩm như: Thịt bò, tôm, rau muống, nếp,…vì nghĩ rằng chúng sẽ khiến vết sẹo lồi, ngứa và lâu lành. Thật ra theo ý kiến của các chuyên gia, quan niệm này không có căn cứ vì sẹo lồi, co rút và quá trình lành vết thương do cơ địa của mỗi người chứ không do ăn tôm hay thịt bò. Ngược lại, khi bạn bổ sung thịt bò vào khẩu phần ăn thì những dưỡng chất trong thịt bò sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể, rất tốt cho vết mổ. Sinh mổ có được ăn thịt bò không? Mẹ chắc chắn đã có câu trả lời cho bản thân rồi đúng không nào?

Hạn chế ăn thịt bò nướng bởi vì trong món ăn này sẽ chứa nhiều chất gây ung thư.

Khi ăn thịt bò thì không nên ăn cùng lúc với hải sản bởi cả hai loại thực phẩm này đều chứa rất nhiều đạm. Dùng cả hai cùng lúc sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng cho các mẹ.

Sinh mổ có được ăn thịt bò không? Nếu các mẹ có bệnh viêm thận thì tốt nhất không nên ăn thịt bò.

Trong thành phần thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng nhiều cholesterol, chất béo từ mỡ sẽ làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch, béo phì nếu sử dụng nhiều và quá thường xuyên. Các chuyên gia khuyên các mẹ chỉ nên ăn 80g thịt bò mỗi ngày là đủ.

Không nên ăn thịt bò nếu hệ tiêu hóa của các mẹ quá kém.

Phụ nữ sinh mổ ăn thịt bò nên lưu ý điều gì?

Sinh mổ ăn thịt bò được không? Tuy rằng câu trả lời là được nhưng các mẹ cũng nên lưu ý một số điều quan trọng để món ăn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

Các mẹ nên chọn thịt bò có màu đỏ tươi, không nên chọn thịt bò màu đỏ sẫm.

Nên chọn loại thịt bò có thớ thịt nhỏ, trong và mềm, có độ đàn hồi.

Nên chọn mỡ bò có màu vàng, cứng.

Khi chọn một miếng thịt bò, các mẹ nên ấn tay thử độ đàn hồi của thịt, không chọn thịt có nhớt dính hay ngửi có mùi chua.

Lưu ý chọn thịt bò cho mẹ sau sinh mổ

Việc chọn được miếng thịt bò tươi ngon, bổ dưỡng sẽ giúp các mẹ có một bữa ăn thơm ngon và có lợi cho sức khỏe cùng quá trình hồi phục vết thương mổ của mình.

Ngoài thịt bò các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm nào?

Yến được chưng cách thủy thủ công từ 100% tổ yến nguyên chất, liều lượng và định mức theo tiêu chuẩn chuyên gia: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml, vỏ chai thủy tinh cao cấp không hề ảnh hưởng đến sức khỏe khi chưng ở nhiệt độ cao.

Đảm bảo 100% Yến Thật, không pha tạp, không sử dụng thuốc tẩy, chất bảo quản, chất phụ gia tạo mùi, giữ được hương vị nguyên thủy của tổ yến.

Mẹ được chọn lựa 12 vị tùy theo sở thích, thay đổi độ ngọt tùy theo khẩu vị

Chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Chưng mới mỗi ngày theo phương pháp thủ công, giao nóng hổi trong vòng 2h ngay sau khi đặt hàng.

Trong thành phần yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: các loại vitamin, 18 loại axit amin, protein, các chất cơ thể không tự tổng hợp được và nhiều khoáng chất khác. Những thành phần dinh dưỡng trong yến có tác dụng giúp vết thương mổ mau lành, giảm căng thẳng sau sinh, bổ sung dưỡng chất khôi phục tình trạng mất máu khi sinh, lợi sữa cho bé,…và còn nhiều lợi ích khác mà thực phẩm vàng này mang đến.

Các mẹ sau sinh thường không có thời gian chế biến yến sào, vì thế nhà Yến đã cho ra đời bộ giải pháp vàng giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng trong thời gian nhanh nhất: Yến chưng tươi Thượng Yến với những ưu điểm vượt bậc hiếm thương hiệu nào có được:

Với những thông tin trên, Thượng Yến tin rằng đã giúp bạn trả lời một cách đầy đủ nhất cho câu hỏi ” Sinh mổ có được ăn thịt bò không? “. Để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm cũng như đặt hàng thì quý khách có thể gọi trực tiếp qua số hotline: 028 39 123 678 – 0929 123 678 để chúng tôi tư vấn giúp bạn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Ăn Uống Sau Sinh: 12 Thực Phẩm Cho Bà Mẹ Mới trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!