Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Cần Quan Tâm Đến Vấn Đề Gì? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đủ chất, mẹ bầu cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, làm một số xét nghiệm cần thiết như: đo huyết áp, đo lượng đường huyết, siêu âm và chú ý đến hiện tượng phù nề quá mức. Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối hợp lý nhất Do sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ của bé cưng trong…
Không chỉ giúp thai nhi bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn phát triển “thần tốc”, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong 3 tháng cuối còn là tiền đề quan trọng để mẹ bầu vượt cạn một cách dễ dàng hơn.
Vì vậy, trong giai đoạn này, ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối.
Thể dục cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Cơ thể trở nên “ì ạch” và cảm giác lo lắng có thể gây hại cho thai nhi khiến nhiều mẹ bầu “chùn chân” khi nghĩ đến việc tập thể dục trong giai đoạn này.
Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, bà bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp bé cưng phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp “hành trình” vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Do đó, trừ khi có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa, nếu không, mẹ bầu không nên lơ là những bài tập trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Bà bầu 3 tháng cuối bị phù nề nặng phải làm sao?
Lưu lượng máu gia tăng “dữ dội” trong tam cá nguyệt thứ 3 là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu sưng phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân, bầu nên đi khám bác sĩ. Sưng phù chân trong một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, rất nguy hiểm.
Bà bầu 3 tháng cuối cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng
Với mục đích kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những xét nghiệm trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu tập trung vào một số bệnh thông thường như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn…
Bên cạnh đó, trong những tháng cuối cùng này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và “chốt” một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối… Khi có điều gì “không đúng” xảy ra, tuy không thể thay đổi tình hình, nhưng bầu có thể chọn cho mình cách ứng phó an toàn nhất như chọn nơi sinh, chọn cách sinh…
Như vậy, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà mẹ bầu sẽ phải vượt qua và đối mặt với những vất vả nhất. Vì vậy việc chăm sóc cho mẹ bầu lúc này là rất cần thiết để mẹ và bé khỏe để bướt vào giai đoạn “vượt ải” tốt nhất.
Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Cần Lưu Ý Những Gì
Ở 3 tháng cuối thai kì, lúc này các mẹ phải đối mặt với sự thay đổi lớn của cơ thể do sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ của thai nhi trong bụng. Vậy để đảm bảo sức khỏe tốt thì chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý những gì?
1. Bổ sung những dưỡng chất quan trọng vào cơ thể là cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối cần phải có
3 tháng cuối thai kì là mốc thời gian quan trọng trong nhất đối với các mẹ và em bé. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của thai nhi cùng đó là sức khỏe của mẹ.
– Mẹ bầu trong thời gian này có thể tăng từ 4,5 – 8 kg (hoặc khoảng 0,5kg/tuần) trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi cả mẹ và bé cùng to lên, bà bầu có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày. Khi đó nên chia thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng trong ngày.
– Các mẹ cần tăng cường thêm nhóm thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng như đạm, protein, sắt, canxi, DHA một loại chất béo Omega-3,…
– Mẹ nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, các loại hoa quả chứa chất vitamin C,… để giúp các mô liên kết dưới da, xương hình thành nhanh hơn. Không chỉ có vậy, vitamin C còn giúp cơ thể của bà bầu dễ dàng hấp thụ sắt tốt hơn cũng như ngăn chặn được bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở 3 tháng cuối thai kỳ.
– Đồng thời, mẹ cũng cần phải uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ bị bệnh táo bón, bệnh trĩ cũng như tăng cường sức đề kháng cho bé.
2. Đừng quên những xét nghiệm quan trọng trong chế độ chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối của thai kỳ
Mục đích của việc mỗi lần tới phòng khám gặp bác sĩ chính là để kiểm tra sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi. Điều đó giúp theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi xem có dấu hiệu bất thường nào ảnh hưởng đến bé hay cơ thể mẹ và bé thiếu những dưỡng chất gì để kịp thời bổ sung.
Các mẹ cần làm các xét nghiệm tập trung vào các bệnh thai kỳ phổ biến hiện nay như thiếu máu, bệnh liên cầu khuẩn và tiểu đường thai kỳ ,…Đặc biệt thời gian này, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định cuối cùng để xem thai nhi có gì bất thường ở vùng động mạch, tim, cấu trúc của não bộ, nhau thai và khối lượng nước ối dư hay thiếu… để chuẩn bị sức khỏe cho bà bầu tốt nhất trước khi vượt cạn.
3. Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối nên luyện tập những bài tập thể dục hoặc massage ở chế độ nhẹ nhàng
Ba tháng cuối, cho dù cơ thể mẹ bầu thời gian này đã rất “nặng nề”, lại cộng thêm cảm giác lo lắng, căng thẳng về tâm lý dễ gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu nên cố gắng tập một số bài thể dục và đi lại thật nhẹ nhàng hoặc có thể massage bầu. Bởi đây chính là cách chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối tốt nhất. Điều đó vừa giúp bà bầu nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bị phù nề chân, lưu thông khí huyết, tránh bị căng cơ chuột rút, giảm sự đau nhức ở toàn thân. Đặc biệt, những phương pháp này còn giúp cho “quá trình” vượt cạn dễ dàng hơn.
Nếu như các bà bầu cảm thấy việc đi lại khó khăn, muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn muốn nâng cao sức khỏe của cả mẹ và bé vào 3 tháng cuối của thai kỳ thì nên chọn cho mình một trung tâm spa để sử dụng dịch vụ massage cho bà bầu tại nhà hoặc tại spa uy tín.
Massage bầu là một trong những phương pháp tốt mang lại nhiều sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, đây cũng là thế mạnh của Mama Maia Spa, một địa điểm massage bầu được hơn 300.000 bà bầu tin chọn.
MC Minh Trang chăm sóc bầu 3 tháng cuối tại Mama Maia Spa
Diễn viên Hoàng Yến chăm sóc bầu 3 tháng cuối của Mama Maia Spa tại nhà
Ưu điểm vượt trội của dịch vụ chăm sóc massage cho bà Bầu tại Mama Maia Spa:
– 100% chuyên viên tại Mama Maia Spa đều được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lâu năm
– Kỹ thuật massage, bấm huyệt, chăm sóc và trị liệu bầu chuẩn Nhật Bản giúp các bà bầu hoàn toàn thư giãn, thoải mái và rạng rỡ khi mang bầu, nâng cao sức khỏe và giúp quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.
– Toàn bộ các quy trình chăm sóc massage bầu đều được các bác sĩ, chuyên gia sản khoa tư vấn cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý những gì và theo dõi sát sao trong suốt liệu trình để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả tuyệt đối
– Nguyên liệu massage bầu sử dụng trong suốt quá trình an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên, không gây kích ứng cho mẹ.
– Nhiều ưu đãi hấp dẫn và chi phí hợp lý, chỉ từ 99k các bà bầu đã có riêng cho mình 1 buổi trải nghiệm massage bầu. Cam kết không phát sinh thêm chi phí trong suốt liệu trình.
Các mẹ bầu chia sẻ suy nghĩ sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối của thai kỳ tại Mama Maia Spa:
Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ để vượt cạn an toàn và thành công!
Chế Độ Dinh Dưỡng Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Liệu mẹ đã biết chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung gì, nên ăn gì và không nên ăn gì để mẹ khỏe mạnh, con phát triển thông minh chưa?
Bạn có thể giúp bé thông minh hơn trong 3 tháng cuối vì đây là giai đoạn phát triển rất nhanh trí não của bé. Cần biết rằng não của trẻ bắt đầu phát triển từ tuần thứ 8 của thai kỳ và phát triển đều đặn suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối, não sẽ phát triển rất nhanh (có thể xem là nhanh nhất). Lúc này, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não của người trưởng thành.
Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ ăn uống như thế nào ?(Ảnhminh họa)
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Protein rất cần thiết cho thai nhi
Có mặt trong suốt 9 tháng mang thai của mẹ, protein đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Các axit amin trong protein tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển các tế bào, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu “tăng vọt” của bé trong giai đoạn này và sự “sản xuất” sữa của bà mẹ chuẩn bị cho việc đón chào trẻ ra đời.
Protein có nhiều trong cá, thịt gà, sữa, đậu, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân… Nhưng cần hạn chế tối đa các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu lớn và vừa, cá lát, cá ngừ đóng hộp…
Chất béo tốt cho não bộ của trẻ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung chất béo lành mạnh trong thực đơn để hỗ trợ quá trình mang thai và chuẩn bị cho con bú.
Chất béo giúp cho sự phát triển của não và hệ thần kinh khỏe mạnh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu đừng sợ lên cân mất dáng sau này mà hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Thai phụ cần 70-80g chất béo/ngày.
Chất béo có nhiều trong dầu ô liu, bơ, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên … Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, thịt rán …
Sắt và canxi giúp cho xương trẻ phát triển
Bà ầu 3 tháng cuối ăn đa dạng thực phẩm bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tăng cường chất béo lành mạnh, can xi, sắt, thực phẩm tốt cho trí não của trẻ…. (Ảnhminh họa)
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 1.500mg canxi. Để có được canxi, mẹ nên uống nhiều sữa, ăn tép nhỏ, cá nhỏ lẫn xương, tôm, cua, ghẹ, ốc, trứng gà, ngao, hến trai,…
Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ sẽ phải thiếu hụt một số lượng lớn sắt và canxi để giúp cho sự phát triển khung xương của trẻ và nuôi dưỡng trẻ, ngay cả trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng vẫn cần thiết cung cấp canxi và sắt cho các mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài việc bổ sung canxi và sắt thông qua các thực phẩm tự nhiên, mẹ bầu có thể uống thêm các viên sắt folic hoặc canxium bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Hãy kết hợp các thực phẩm giàu chất sắt (thịt bò, lòng đỏ trứng, gan…) với các loại thực phẩm giàu Vitamin C như trái cây họ cam chanh sẽ giúp việc chuyển hóa và hấp thu sắt tốt hơn cho cơ thể.
Vitamin, khoáng chất, chất xơ tăng sức đề kháng
Hãy tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C 85 mg mỗi ngày), khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì… để bà bầu hấp thu canxi, sắt một cách tốt hơn, dễ dàng hơn, đồng thời cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh việc bị táo bón, trĩ và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
– Bổ sung năng lượng thông minh:Dù rất cần bổ sung năng lượng nhưng bạn cũng đừng tham lam với quan niệm ăn cho hai người. Bạn chỉ nên bổ sung khoảng 300mg calo mỗi ngày.
Lưu ý ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ:
– Ăn uống nhiều bữa: vìnếu bạn ăn nhiều trong mỗi bữa ăn sẽ dễ gây chứng ợ nóng, ợ hơi và gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Hơn nữa việc chia nhỏ bữa ăn này sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn và mẹ không lo béo hay tăng cân quá mức.
– Uống đủ 2.5-3l nước mỗi ngày bao gồm cả lượng nước lọc, nước canh, hoa quả, sữa và sinh tố….
– Bổ sung, tăng cường thực phẩm tốt cho IQ của bé: Các loại axit béo không no rất cần cho sự sống và đặc biệt quan trọng đối với các bà bầu. Axit béo omega-3 DHA và EPA giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh. Vì thế các mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như: uống dầu cá hoặc ăn cá (đặc biệt là cá hồi rất giàu omega 3); các loại hạt mẹ ăn con thông minh (hướng dương, hạt bí, quả óc chó, hạnh nhân…); rau lá xanh (súp lơ xanh, bắp cải, đỗ xanh…); các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành, canola.
Lưu ý dinh dưỡng khi mang thai
Ngoài ra cần lưu ý dinh dưỡng trong suốt toàn bộ thai kỳ nữa như:
– Cung cấp đầy đủ Acid Folic cho cơ thể: Việc cung cấp đủ lượng acid folic cần thiết sẽ giúp làm giảm các khuyết tật ống thần kinh của thai nhi từ 50% – 70%. Vì vậy một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai là bạn nên tăng lượng acid folic cho cơ thể trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ khoảng 600mg mỗi ngày bằng cách uống viên thực phẩm chức năng hoặc ít nhất cần tăng cường các loại thức ăn giàu acid folic như các loại đậu hạt, các loại rau có lá xanh thẫm, gan và trái cây họ cam, chanh.
– Ăn nhiều cá: DHA (Omega 3) có tác dụng lớn đối với sự phát triển não bộ của bé, giúp bé sinh ra có thị lực tốt hơn, bộ nhớ và khả năng ngôn ngữ phát triển hơn. Để tăng cường sức khỏe của mẹ và đảm bảo em bé trong bụng được khỏe mạnh cần cung cấp đủ lượng DHA cần thiết có lẽ là một trong những điều lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai. Bà bầu cần ăn ít nhất khoảng 300g cá mỗi tuần hoặc có thể uống bổ sung viên dầu cá thay thế nếu không thích cá.
– Tránh các chất có cồn và cafein: Các vấn đề về rối loạn hành vi, rối loạn khả năng tập trung, hiếu động thái quá ở trẻ em có thể là kết quả của việc khi mang thai người mẹ đã sử dụng các chất có cồn như rượu, bia, cocktail… Ngoài ra, các thức uống có chứa cafêin cũng làm bà bầu có nguy cơ sẩy thai. Vì vậy bạn cần nhớ một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai nữa là tuyệt đối tránh các chất này nếu muốn sinh ra một em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
– Không để cơ thể thiếu sắt: Cơ thể bà bầu cần gấp đôi lượng sắt so với người bình thường để hỗ trợ tăng 50% về lưu lượng máu và thúc đẩy lưu trữ sắt ở thai nhi.
– Bổ sung Canxi: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, bạn cần tối thiểu 1,000mg canxi mỗi ngày để giúp em bé phát triển răng và xương. Nếu không có đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ phải dùng đến lượng canxi lấy từ chính xương của bạn – làm tăng nguy cơ bạn bị loãng xương sau này.
5 Bí Kíp Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Đầu
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bịra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.
2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:
– Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.
– Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…
3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ
Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.
Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.
4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da
Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…
Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.
5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng
Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.
Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.
Theo http://bachkhoasuckhoe.vn/suc-khoe-a-z/me-va-be/5-bi-kip-cham-soc-ba-bau-3-thang-dau-375/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Cần Quan Tâm Đến Vấn Đề Gì? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!