Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Hỏi Tuần 1 Tháng 4 : Khi Nào Bé Biết Đạp ? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thuan Chi Chào mẹ Thu Hường Hơn nữa, cảm nhận của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng bởi công việc. Nếu mẹ đang mải làm việc, đang bận công việc, mẹ cũng có thể sẽ không chú ý tới cử động của bé. Nhưng nếu mẹ nằm và chờ đợi thì mẹ sẽ cảm nhận được nhiều hơn. Ngoài những lúc thức, bé cũng có lúc ngủ đấy mẹ ạ. Thông thường thì bé hoạt đông tối thiểu 4 lần trong một giờ, theo dõi trong 2 giờ liên tục, nếu mẹ thấy bé hoạt động ít hơn thì nên đi khám để được biết chính xác tình trạng của bé. Theo kinh nghiệm của bản thân mình cũng như đọc thông tin từ các bác sĩ thì mình biết, không phải bé hoạt động liên tục là tốt đâu. Cái gì cũng có mức độ. Nếu bé đạp nhiều một cách bất thường, có thể do bé thiếu oxy vì bé bị dây rốn quấn cổ chặt quá trong quá trình nhào lộn của mình. Vào những lúc này thì chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho mẹ những kết luận chính xác thông qua siêu âm vì thực tế không có một chuẩn mực nào cho sự hoạt động, di chuyển của bé đâu mẹ Thu Hường ạ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!Nguyen Thi Lan Phuong Chị gái của mình mang thai 22 tuần rồi,thi thoảng thì bé chỉ đạp và quẫy nhiều (1-2h) nhưng vẫn đủ 10 lần/ngày,thường thì bé hay đạp nhất là vào sáng sớm vì bé đói,nên thời gian này bạn nhớ phải ăn uống với chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Hello Baby hiểu rõ bé yêu của bạn đã có những tips ăn uống mách nước rất hữu dụng cho bạn rồi đó ^^ Mẹ Thu Hường à!Chưa có nghiên cứu nào về việc thai đạp cử động nhiều bao nhiêu lần vào giờ nào trong ngày là bình thường. Sự vận động của bé còn tùy thuộc tâm trạng tinh thần, mức độ no đói, chế độ làm việc hay nghỉ ngơi của mẹ đó. Bé đã có cảm xúc riêng của bé, cũng có lúc thức lúc ngủ, lúc chơi đùa nghịch ngợm lúc nhu mì ngoan ngoãn, nếu mẹ Hường có thói quen sinh hoạt điều độ hợp lý có lợi cho sức khỏe thì nghĩa là mẹ đang dạy bé từ trong bụng mẹ đấy.
Tuyển Chọn Câu Hỏi Hay Khi Mang Thai Tuần 37
Hỏi Bác Sĩ –
Bị thủy đậu khi mang thai được 37 tuần, có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đang mang thai 37 tuần nhưng bị thủy đậu, người em nổi rất nhiều mụn nước. Em nghe nói nổi nhiều mụn nước sẽ không tốt đúng không ạ và có tác động đến thai nhi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Bệnh thủy đậu trong thời kỳ mang thai có thể gây tác động cho thai nhi:
Bà mẹ mang thai trước tuần thứ 27 và bị thủy đậu, trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng thủy đậu bào thai (CVS) với tổn thương da, mắt, chân, tay, não, bàng quang…
Người mẹ mắc thủy đậu trong thời gian từ tuần 28 đến 36 của thai kỳ, vi rút sẽ “nằm yên” bên trong cơ thể của bé nhưng không gây nên bất cứ biểu hiện nào sau khi sinh. Tuy nhiên sau này trẻ có thể bị bệnh Zona trong thời kỳ thơ ấu.
Người mẹ mang thai bị thủy đậu sau tuần 37 của thai kỳ đến trước khi sinh, trẻ sinh ra có thể bị nhiễm vi rút thủy đậu. Tuy nhiên những tình huống mà mẹ bị thủy đậu trước khi sinh từ 5 đến 21 ngày, thì nếu trẻ có bị thủy đậu cũng nhẹ vì trẻ đã được nhận kháng thể truyền từ mẹ. Nếu mẹ bị thủy đậu trước khi sinh 5 ngày, trẻ sinh ra nhưng không được nhận kháng thể từ mẹ do cơ thể chưa đủ thời gian để sinh kháng thể.
Trường hợp của em mang thai 37 tuần và bị nhiễm vi rút thủy đậu. Mong rằng bé sinh ra mạnh khỏe.
Chúc em mạnh khỏe.
Mang thai 37 tuần bị đau từng cơn ở lưng, háng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có bầu ở được 37 tuần rồi mà em lại có hiện tượng đau bụng̣ từng cơn, đau lưng, đau háng mà em chưa ra chất dịch gì? Vậy bác sĩ cho em hỏi đây là hiện tượng gì?
Em cảm ơn ạ!
Cách chữa sôi bụng và đi ngoài khi mang thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Em đang có bầu tuần 37. 2 hôm qua em bị đi ngoài kèm sôi bụng, đau âm ỉ ở vùng xung quanh rốn. Vì Tết nên em chưa đi khám được ạ. Có cách nào để hết sôi bụng và đi ngoài mà không tác động tới thai nhi không ạ.
Em cảm ơn bác sĩ!
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có tác động đến chức năng tiêu hoá. Tuỳ theo sự thích nghi và đáp ứng của mỗi người mà sự triệu chứng sẽ khác nhau. Nhiều người bị táo bón nhưng cũng có người bị tiêu chảy. Trường hợp của bạn mới bị 2 ngày nay, bạn cần xem lại chế độ ăn uống, vệ sinh thực phẩm, xem thời gian vừa rồi có ăn đồ lạ, đồ không chế biến kĩ không. Nếu có thì cần tránh ăn lại.
Trước mắt, nếu chưa đi khám được, bạn có thể ăn chả trứng lá mơ nhưng không rán bằng dầu mỡ mà lót miếng lá chuối hoặc cho trực tiếp lên chảo. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn thịt lợn nạc kho sung, tránh đồ mỡ, đồ nóng, chuối tiêu, cam quýt,.. vài hôm. Nếu không đỡ có thể uống Smecta. Nếu tình trạng đi ngoài kéo dài thì em bé dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, đợi qua Tết, nếu tình trạng này chưa hết thì bạn cần đi khám để được chữa trị tích cực.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, hiện tôi đang mang thai tuần thứ 37, các tuần trước tôi đi siêu âm kết quả đều bình thường, tới hôm qua đi siêu âm thì kết quả cho thấy kích thước hố sau 12,5mm còn lại tất cả mọi chỉ số đều bình thường. Tôi muốn hỏi bác sỹ ” kích thước hố sau lớn ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của thai nhi cũng như sự phát triển sau này của con tôi và có hướng điều trị hay giải quyết như thế nào để tốt cho con tôi ?” Tôi xin cảm ơn bác sỹ!
Trong thai kỳ não bắt đầu phát triển từ một cấu trúc dạng ống. Khi ống thần kinh phát triển, ống bên trong một phần tạo thành tủy sống và một phần phát triển thành các khoang gọi là não thất nằm trong não, chúng thông thương với nhau.
Bên trong não thất đám rối nhện sẽ sản xuất dịch não tủy, bắt đầu vào tuần thứ sáu của thai kỳ. Mỗi ngày dịch não tủy sẽ được sản xuất 300-500cc vào giai đoạn sơ sinh.
Trên siêu âm, vào tam cá nguyệt thứ hai gọi là giãn não thất nếu đo đường kính trên 10mm và não úng thủy nếu trên 15mm. Phần mô não có thể không tổn thương tầm trọng khi giãn não thất xảy ra. Nhưng nếu tiến triển thì có thể não sẽ tổn thương không hồi phục.
Não úng thủy là một trong những di tật thần kinh thường gặp, chiếm tỉ lệ 0,3-2,5 trên 1.000 trẻ sinh sống. Việc điều trị sau sinh là đặt ống thông nối vào xoang bụng khá thành công. Còn việc đặt ống nối từ não thất – buồng ối đã bị bỏ vì quá tốn kém.
Nguyên nhân: bất thường nhiễm sắc thể là 10%, xuất huyết hay nhiễm trùng sơ sinh. Do đó khi phát hiện giãn não thất hay não úng thủy phải loại trừ khả năng bất thường nhiễm sắc thể, từ đó mới theo dõi để đánh giá sự tiến triển của giãn não thất.
Chẩn đoán trong thai kỳ dựa vào AFP (một trong 3 chất được thử trong triple test) và siêu âm. Chọc dò ối để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể.
Não úng thủy có thể kết hợp với nhiều dị tật khác. Hội chứng Chiari bao gồm giãn não thất (30%), thoát vị màng não và bất thường hố sau. Trẻ sinh ra sẽ bị liệt chi và rối loạn chức năng vùng lều. Hội chứng Dandy – Walker là một tình trạng nặng khác, có 2-10% kèm theo não úng thủy, bệnh có tính di truyền trên nhiễm sắc thể X (bệnh biểu hiện trên bé trai).
Bà bầu bị viêm đa khớp nên sinh thường hay sinh mổ?
Câu hỏi bởi: hồng
Chào bác sĩ.
Em năm nay 26 tuổi. Em bị bệnh viêm đa khớp từ nhỏ. Giờ em đang có bầu 37 tuần nhưng các khớp tay và chân sưng đau khó cử động. Vậy xin hỏi bác sĩ là khi đẻ con em nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ?
Cám ơn bác sĩ.
Em có tiền sử viêm đa khớp từ nhỏ và đợt này các khớp tay và chân sưng đau, khó cứ động có thể là do đợt tiến triển của bệnh. Vì em đang có thai nên việc dùng bất kì loại thuốc nào đều phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc để khỏi tác động tới sự phát triển của thai nhi.
Đối với một sản phụ khi nhập viện để sinh, việc quyết định lựa chọn sinh thường hay mổ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thông qua quá trình hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ. Các yếu tố đó được gọi là các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Các yếu tố tiên lượng cuộc sinh bao gồm các yếu tố từ phía mẹ, phía thai và phần phụ của thai. Chẳng hạn như việc sinh mổ sẽ được chỉ định trong một số tình huống sau:
– Về phía mẹ:
+ Mẹ có sẹo mổ sinh cũ.
+ Các bất thường về khung chậu như: khung chậu hẹp, khung chậu lệch, tiền sử chấn thương khung chậu,…
+ Tiền sử có tổn thương tầng sinh môn, âm hộ âm đạo, dò hậu môn trực tràng.
+ Mẹ bị các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, một số bệnh lý về xương khớp mà không rặn đẻ được (suy tim, hen phế quản,…)
+ Tiền sản giật, sản giật.
+ Hoặc sẽ phải mổ đẻ nếu thời gian chuyển dạ quá lâu, sản phụ bị kiệt sức, thai có nguy cơ bị suy
+ Hoặc do mẹ có các khối u vùng tiểu khung làm cản trở đường ra của thai nhi
– Về phía thai có thể do một số lí do như:
+ Suy thai hay có nguy cơ bị suy thai
+ Ngôi thai trong buồng tử cung không thể cho sinh thường được như: ngôi ngang, hầu hết các dạng ngôi ngược,…
– Về phần phụ của thai: mổ đẻ sẽ được chỉ định trong tình huống rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn vì bánh rau xuống quá thấp che lấp toàn bộ vùng cổ tử cung làm cản trở đường ra của thai nhi nên phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường được.
Vì vậy, để trả lời được xem đẻ thường hay mổ đẻ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiên lượng cuộc đẻ như trên và sẽ do bác sĩ đỡ đẻ cho em trực tiếp quyết định. Bệnh viêm đa khớp của em cũng chỉ là một trong các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Trước khi sinh, bác sĩ sẽ giải thích và giải đáp với bạn và gia đình để có thể chọn được phương pháp sinh an toàn nhất cho cả mẹ và con.
Chúc em mẹ tròn con vuông.
Mẹ Bầu Có Biết Thai Nhi 23 Tuần Đạp Như Thế Nào?
Khi thai nhi được 23 tuần tuổi bé sẽ có những chuyển động, cú đạp nhẹ. Nhưng mang thai lần đầu bạn không biết thai nhi 23 tuần đạp như thế nào? Ngoài cơn đạp còn có dấu hiệu nào để biết thai nhi phát triển bình thường? Và những điều quan trọng nào cần lưu ý trong giai đoạn này?
Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?
Bước vào tuần thứ 23, bé con trong bụng mẹ đã nặng được khoảng 600gr, dài khoảng 30cm. Thính giác con cũng đã phát triển nên có thể cảm nhận được những âm thanh bên ngoài.
Lúc này mỗi khi con yêu cử động sẽ tạo một lực đáng kể, truyền đến thành bụng của mẹ. Vậy thai nhi 23 tuần đạp như thế nào, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động nào?
Với những mẹ mang thai lần đầu sẽ hình dung ra cảnh bé đạp mạnh mẽ trong bụng. Nhưng thực tế ở giai đoạn 23 tuần tuổi mẹ chỉ cảm nhận được cú đá nhẹ nhàng. Cùng với đó là những cử động lúng búng lặp đi, lặp lại nhiều lần khi bé bị nấc cụt. Khi bé lớn hơn thì hoạt động cũng nhiều lên và mạnh mẽ hơn.
Ở tuần thứ 23 bé đã có nhiều chuyển động với những cú đạp, đá, cuộn vòng tròn, nấc cụt…. Nhưng mẹ chưa thể nhận ra tất cả những cử động đó mà chỉ cảm nhận được cử động mạnh mẽ nhất vào lúc thư giãn, nghỉ ngơi, trước hoặc sau bữa ăn.
Rất khó để trả lời chính xác thai nhi 23 tuần đạp như thế nào. Vì mỗi bé sẽ có các cử động, tần suất và giờ giấc hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, có ngày bé hoạt động nhiều, có ngày lại ít, thưa thớt hơn.
Thai nhi 23 tuần tuổi ít cử động vì sao?
Việc thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường cũng rất được các bà mẹ quan tâm. Nếu mẹ cảm nhận thấy bé cử động ít hơn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bởi đó có thể do những nguyên nhân sau:
Bé đang ngủ
Thai nhi ngủ rất nhiều trong một ngày. Vậy nên nếu con im ắng, không chuyển động thì có thể lúc đó bé đang ngủ thôi.
Mẹ đã quen với chuyển động của bé
Ở giai đoạn này cử động của bé vẫn còn nhẹ nên nếu không chú ý mẹ sẽ không nhận ra. Ban ngày khi bận bịu công việc mẹ sẽ cảm thấy con ít hoạt động. Thực tế có thể bé yêu đang nghịch ngợm tưng bừng trong bụng mẹ. Thêm vào đó là do mẹ đã quá quen với những chuyển động đó, thấy hoàn toàn bình thường nên không nhận thấy được.
Bé nằm ở vị trí quay mặt vào cột sống
Với tư thế này của bé thì mẹ rất khó cảm nhận được cử động của con yêu ở phía trước bụng.
Nhau thai bám mặt trước
Trường hợp bánh nhau bám mặt trước tử cung, gần vùng rốn thì khi con yêu nằm phía sau nhau thai, mẹ sẽ rất khó cảm nhận được chuyển động của con.
Bình thường thai nhi 24 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh thường sẽ có hơn 4 cử động/30 phút, lặp lại 3 lần mỗi ngày. Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần thì mẹ cần theo dõi kỹ càng, đếm cử động trong 1 tiếng hoặc 2 – 4 tiếng.
Nếu trong 1 giờ thai nhi có trên 4 cử động thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Trường hợp, trong 4 tiếng có hơn 10 cử động thì mẹ tiếp tục đếm có đủ 3 lần trong một ngày hay không. Nếu ít hơn thì mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra.
Đặc biệt, nếu mẹ không cảm nhận được bất kỳ cử động nào của thai nhi thì đó có thể dấu hiệu cho thấy thai chậm phát triển, thai chết lưu…
Mẹ cần lưu ý điều gì trong giai đoạn này?
Với thông tin trên thì mẹ đã có thể biết thai nhi 23 tuần đạp như thế nào. Để con yêu khỏe mạnh và phát triển tốt thì mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Và phải trò chuyện với bé nhiều hơn để tạo sự kết nối với con yêu ngay trong thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng khi thai 23 tuần
Mẹ cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất đặc biệt là chất sắt. Mỗi ngày mẹ cần khoảng 30 miligam sắt để sản xuất đủ hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, hạn chế tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, khó thở.
Uống nước thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn, làm sạch nước ối cũng như sản xuất sữa. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 8 – 10 ly nước mỗi ngày, uống thêm nước ép trái cây, các thức uống lành mạnh khác theo tư vấn của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt
Cố gắng ngủ ngon mỗi ngày để não bộ thai nhi được nghỉ ngơi hoàn toàn. Cũng như giúp sức khỏe của mẹ được tốt hơn. Sử dụng gối ôm thiết kế dành riêng cho bà bầu để cảm thấy dễ chịu hơn.
Học các biện pháp, tập các môn thể thao giúp thư giãn tinh thần như: bài thở, yoga, bơi lội…
Bắt đầu từ thời điểm này mẹ hãy hát cho bé nghe. Hoặc cho bé nghe nhạc bằng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu với âm lượng vừa phải. Điều này sẽ kích thích não bộ bé phát triển, cũng như khiến bé chuyển động nhiều hơn.
{Chia Sẻ} Giúp Mẹ Trả Lời Câu Hỏi “Chăm Sóc Em Bé Mới Sinh Như Thế Nào” Đúng Cách?
Mẹ hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non , và cho bé mới sinh bú khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày.
2, Cách bế em bé mới sinh đúng cách
3, Cách cho em bé mới sinh ngủ tốt nhất :
Mẹ nên đặc biệt quan tâm và chăm sóc đến giấc ngủ của con. Hãy bế con vào lòng và ru con ngủ, nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ.
Luôn ngủ cùng con là nguyên tắc hàng đầu khi chăm sóc em bé mới sinh. Vì con nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cao, bé có thể ăn suốt ngày nên mẹ hãy ngủ cùng con để tiện cho việc cho con ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.
Lời ru rất quan trọng, mẹ hãy hát ru cho giấc ngủ của bé được sâu hơn. Nó không chỉ giúp em bé mới sinh phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru mẹ cũng cảm thấy tinh thần được thư thái hơn.
3, Cách thay tã và quấn tã cho em bé mới sinh
Ngay sau khi bé ra đời, một trong những việc mẹ sẽ phải làm hằng ngày, thậm chí hằng giờ là thay tã cho bé. Hoạt động này diễn ra rất thường xuyên trong ngày do bé đã có những hoạt động tiểu tiện, và mẹ cần phải giữ cho bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng.
Do đó, mẹ dù có kinh nghiệm hay không cũng buộc phải trở thành một chuyên gia thay tã trong một thời gian ngắn.Tuy nhiên, thay tã lót hay quấn tã lót của bé không chỉ đơn thuần là vấn để vệ sinh, đây còn là một cơ hội lý tưởng để bố mẹ và bé “tương tác” với nhau, vì thông thường bé sẽ thức khi được thay tã.
Mẹ hãy quấn tã cho bé thật gọn ngàng sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới. Nhờ đó bé sẽ đỡ bị giật mình khi ngủ.
Nhiều mẹ có quan điểm không nên tắm cho em bé mới sinh hàng ngày. Tuy nhiên, quan điểm này không hề đúng bởi khi mới sinh trên người bé sẽ có nhiều chất gây. Đây là chất bảo vệ da bé trong những tiếng đầu, nhưng nếu để quá lâu thì nó sẽ là điều kiện cho vi khuẩn tấn công bé.
Vì vậy, việc tắm cho em bé mới sinh tại nhà hàng ngày ó tác dụng làm sạch gây của trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc không quấy về đêm , không bị ngứa ngáy. Quan trọng là sẽ giúp vùng da quấn tã ở bé sạch sẽ và loại bỏ tất cả vi khuẩn có hại, gây kích thích trên da gây ra bệnh hăm ở bé.
Mẹ hãy xem hướng dẫn tắm cho em bé mới sinh sau đây:
Trước khi tắm:
Mẹ nên đặt một chiếc khăn trong thau tắm, để tránh trượt. Với những thau được thiết kế đặc biệt, mẹ có thể bỏ qua thao tác này.
Đổ nước vào 2 chậu tắm, theo thứ tự nóng trước lạnh sau. Chú ý nước tắm cho con phải đủ ấm, nhưng không được quá 32 độ C.
Bước 1: Massage toàn thân cho bé
Trước khi tiến hành tắm cho con, mẹ hãy massage toàn thân cho bé. Bước massage rất quan trọng, giúp bé thoái mái, tăng lưu thông máu.
Bước 2: Rửa mặt và gội đầu
Rửa mặt: Mẹ hãy bế ngửa bé trên tay, dùng khăn xô nhỏ thấm nước lau nhẹ nhàng vùng mặt, mắt, mũi, vành tai.
Gội đầu: Làm ướt tóc bé, thoa dầu gội và massage nhẹ nhàng, sau đó gội sạch bằng nước ấm và lau khô đầu
Bước 3: Tắm toàn thân bé
Mẹ nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo cho bé, đặt bé trong chậu nước ấm, dùng khăn xô nhỏ lau nhẹ từ trước ra sau, từ trên xuống dưới đặc biệt là các vùng nếp nhăn ở cổ, khuỷu tay, nạch, bẹn.
Với những trẻ chưa rụng rốn, mẹ cần bổ xung thêm những bước sau vào “quy trình” của mình:
Dùng bông gòn thấm nước lau sạch rốn và tiếp tục lau khô rốn cho bé.
Sử dụng cồn 70 độ sát trùng da quanh rốn của bé
Băng rốn cho bé bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.
Hoặc nếu muốn, mẹ có thể để hở rốn.
Bước 5: Lau khô người cho trẻ
Sau khi tắm cho trẻ xong mẹ hãy nhanh tay lau sạch người cho trẻ, để da khô thoáng, dễ chịu.
Mặc quần áo cho bé, đội mũ, đóng bỉm, đi bao tay, bao chân, ủ ấm cho bé để bé thấy được cảm giác an toàn, ấm áp.
Sau khi tắm:
Hãy dùng khăn lau khô đầu, mình của con. Mẹ có thể dùng phấn thoa qua những vùng da có nếp gấp, và bôi dầu khuynh diệp lên phần ngực, mỏ ác, lưng của bé.
Mặc quần áo ấm cho bé, mang vớ tay vớ chân cho bé.
Nhẹ nhàng chải đầu cho bé.
Sau khi tắm cho bé xong, mẹ nên cho bé ở trong phòng kín độ 30 phút và tránh gió lùa.
Kết thúc “quy trình”, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và tai của bé.
5, Tiêm phòng cho em bé mới sinh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Hỏi Tuần 1 Tháng 4 : Khi Nào Bé Biết Đạp ? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!