Đề Xuất 6/2023 # Cảnh Báo: Bà Bầu Không Nên Ăn Gì Khi Mang Thai? # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Cảnh Báo: Bà Bầu Không Nên Ăn Gì Khi Mang Thai? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cảnh Báo: Bà Bầu Không Nên Ăn Gì Khi Mang Thai? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà bầu không nên ăn gì? Câu hỏi được nhiều chị em quan tâm trong thời gian mang thai. Để đảm bảo an toàn và phát triển thai nhi, hãy tìm hiểu ngay.

Khi có thai, các mẹ bầu sẽ phải rất suy nghĩ, đặc biệt là vấn đề ăn uống, làm sao phải khoa học, hợp lý cho thai nhi. Ngoài những danh sách các thói quen ăn uống đảm bảo cân bằng trong từng bữa ăn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu cũng cần phải tránh những thực phẩm gây hại cho sức khỏe của thai nhi.

Mang thai không nên ăn gì: Các sản phẩm từ sữa không được tiệt trùng

Các chuyên gia cho biết, mỗi ngày phụ nữ có thai nên ăn 3-4 cữ sữa để bổ sung canxi, protein, vitamin D giúp cho thai nhi phát triển xương, hệ thần kinh, tim và răng. Nhưng một điều mà các mẹ bầu phải hết sức lưu ý, không phải loại thực phẩm nào từ sữa cũng đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Sarah Krieger – chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu cho biết, “mẹ bầu nên tránh xa các loại sữa tho cũng như các loại thực phẩm được chế biến sữa sữa thô khác”. Sử dụng sữa tiệt trùng giúp tiêu diệt các loài vi khuẩn có hại cho sức khỏe của thai nhi nếu xâm nhập vào cơ thể.

Những loại phô mai tiềm ăn những nguy cơ nguy hiểm, bởi chúng đều không được tiệt chủng, một số loại vi khuẩn còn có thể gây sẩy thai.

mang thai không nên ăn gì

Thịt chế biến sẵn

Trong danh sách mang thai không được ăn gì, thịt chế biến sẵn được các chuyên gia khuyến cáo với mẹ bầu.

Thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ có listeria như thịt giăm bong, gà tây, xúc xích, thịt hun khói…. Những loại vi khuẩn tiếp tục trong những thực phẩm ở nhiệt độ nguội sẽ gây hại thai nhi.

Hầu hết những người khỏe mạnh khi ăn thực phẩm này sẽ không gặp vấn đề gì nhưng nó đặc biểm nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý.

Không nên ăn gì khi mang thai: Thịt tái và cá sống

Phụ nữ mang thai nên tránh tuyệt đối món thịt bò tái, sushi. Bởi vi khuẩn và các loại sinh vật khác sống trong thịt tái, cá biển khi xâm nhập vào cơ thể mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Các mẹ bầu nên dành thời gian chế biến những món ăn, thực phẩm phải được nấu chín ở nhiệt độ cao ít nhất 145 độ, với đồ ăn hâm nóng lại phải để nhiệt độ ít nhất 165 độ.

Trứng sống

Trong trứng có hàm lượng protein, vitamin và chất khoáng. Đây có thể xem là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên trứng sống thì hoàn toàn ngược lại. Nếu mẹ bầu hỏi không nên ăn gì khi mang thai, thì trứng sống là thực phẩm tuyệt đối không nên ăn.

Các loại thức ăn có chứa trứng sống tiềm ẩn nguy cơ có Salmonella, gây sẩy thai nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần chú ý trứng được nấu chín trong các món ăn. Bạn cũng nên kiểm tra xem thời gian sử dụng trứng và có bảo quản trứng đúng cách hay không.

Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Phụ nữ nên tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, do loại chất này có xu hướng tích trụ ttrong cơ thể. Có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh của thai nhi.

Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá ngừ đóng hộp. Cá nào càng lớn thì nguy cơ chứa thủy ngân càng cao.

Phụ nữ mang thai không nên ăn những gì? Gan

Trong gan có hàm lượng vitamin A lớn, rất tốt cho thai nhi và việc khôi phục những tổn thương của mẹ khi mang thai.

Tuy nhiên, thống kê cho thầy phụ nữ sau sinh đều dư thừa vitamin A, bởi hàm lượng dinh dưỡng này có nhiều trong các trái cây, rau củ quả và thịt.

Vitamin A là rất tốt nhưng sẽ không tốt cho thai nhi nếu cung cấp dư thừa. Việc dư thừa vitamin A có thể gây ra dị tật thai nhi.

Một bữa gan bò có thể chứa tới 431% vitamin A so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh xa món đó cho tới khi sinh con.

Rượu và thức uống từ cồn

Bà bầu không nên ăn gì khi mang thai? Câu trả lời là rượu và những thức uống từ cồn.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với việc thai phụ nên tránh xa rượu và các thức uống từ cồn, để ngăn ngừa hội chứng độc rượu thai nhi.

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy lượng rượu nhỏ có thể ảnh hưởng tới thai nhi về sau nhưng không có bằng chứng không có nghĩa là không tổn thương tới thai nhi. Nguy hiểm nhất là thời điểm mang thai 3 tháng đầu.

Nước hoa quả chưa được tiệt trùng

Uống nước hoa quả là cách bổ sung thêm khẩu phần trái cây, rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải loại rau củ quả đều tốt cho thai nhi, bởi chúng tiềm ẩn vi khuẩn chúng tôi hoặc listeria.

Những loại vi khuẩn này ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mẹ bầu cũng tránh uống nước ép trái cây tại hội chợ, chợ nông dân, bởi bạn không chắc chắn được họ đã ép từ bao giờ.

Để đảm bảo an toàn bạn nên sử dụng nước ép ngay tại nhà, sử dụng ngay lập tức sau khi ép.

Như vậy, chị em vừa tìm hiểu xong vấn đề bà bầu không nên ăn gì. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu không cần kiêng khem thái quá nhưng vẫn có những thực phẩm không nên ăn khi đang mang bầu. Thai phụ cần cân nhắc chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai nhi, để đảm bảo tốt nhất thai phụ nên thăm khám và cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Cảnh Báo: Bị Sốt Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Không Nên Chủ Quan

Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt:

Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong số các loại virus thường gây sốt thì sốt do nhiễm Rubella được coi là nguy hiểm nhất vì có thể gây dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, mẹ có thể sẽ phải đình chỉ thai nghén.

Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng và ốm nghén nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật có thể các triệu chứng sẽ nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu sốt nhẹ thì có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu để sốt cao trên 39,5 độ có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Khi thân nhiệt mẹ tăng cao đột ngột làm cho thai nhi không kịp thích ứng dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

Mẹ bầu sốt khi mang thai phải dùng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hoặc nhiễm khuẩn nước ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết sẽ phải đình chỉ thai nghén, mẹ có nguy cơ phải cắt tử cung.

Một số lưu ý chăm sóc mẹ bầu khi bị sốt

Dù mẹ bầu bị sốt ở giai đoạn nào trong thai kỳ đi chăng nữa thì việc nhanh chóng hạ thân nhiệt là điều cần làm đầu tiên. Các bác sỹ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc hạ sốt thông thường có thể gây tác dụng phụ với sức khỏe của mẹ và trẻ, thậm chí có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu nên hết sức chú ý chăm sóc cơ thể khi bị ốm.

Khi bị sốt, mẹ bầu nên dùng khăn ấm lau khắp người để giúp tăng thải nhiệt qua da. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi thân nhiệt giảm xuống bình thường (~ 38 độ C).

Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ có thể mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Tránh tuyệt đối không mở cửa có gió lùa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu.

Không cần ủ ấm quá nhiều nhưng cũng không nên ăn mặc quá phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, mẹ sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Do đó, mẹ nên mặc vừa phải phù hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

Nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam cũng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.

Chú ý đến chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nên ăn các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như cháo, súp, canh, bún, phở…để dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

Mẹ có thể dùng lòng trắng trứng như một miếng gel lạnh để hấp thu nhiệt lượng cơ thể. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần tách lòng trắng trứng sau đó ngâm một chiếc khăn mỏng và đắp lên lòng bàn chân. Khi khăn khô vì hấp thụ nhiệt, tiếp tục thay khăn mới cho đến khi thân nhiệt giảm xuống.

Dùng thuốc xịt mũi: các loại thuốc xịt có chứa kháng thể Histamin, sau khi sử dụng 2-3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.

Không phải tất cả những trường hợp mẹ bầu bị sốt đều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận bồi bổ sức khoẻ và tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp.

Cảnh Báo 10 Loại Trái Cây Bà Bầu Tuyệt Đối Không Nên Ăn Nhiều

Cảnh báo 10 loại trái cây bà bầu tuyệt đối không nên ăn nhiều khi mang thai các chị em phụ nữ cần chú ý. Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ nhất là trong ăn uống. Theo như quan niệm của nhiều người trái cây là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo để mẹ bầu thỏa sức ăn uống khi mang thai. Tuy nhiên có nhiều loại trái cây có tính nóng dễ gây xuất huyết, hoặc quá ngọt làm lượng đường tăng cao, dễ gây sảy thai các mẹ nên thận trọng không nên ăn nhiều. Vậy khi mang thai, bà bầu nên kiêng ăn những loại trái cây, rau củ, hoa quả gì để bảo đảm thai nhi khỏe mạnh.

Những loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

3. Dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể bạn sẽ sảy thai.

Tuy vậy đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Đu đủ chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và còn giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, bà bầu ăn nhiều đậu phộng dễ làm tăng nguy cơ em bé sinh ra có xu hướng bị dị ứng với loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do chất đạm trong đậu phộng mà các thai phụ ăn có thể đi vào bào thai gây triệu chứng trên. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Viện Hopkins đã đặt ra giả thuyết rằng liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tuy chưa có câu trả lời thuyết phục nhưng tốt nhất là chúng ta tự nên tránh ăn nhiều vì chúng có thể an toàn cho chúng ta nhưng lại gây bất lợi cho thai nhi.

Chú ý khi ăn trái cây bà bầu nên biết

Ngoài những loại trái cây đã liệt kê ở trên không nên ăn nhiều, mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc ăn hoa quả để đảm bảo an toàn và cung cấp dưỡng chất vào cơ thể:

Không dùng trái cây thay bữa chính: Nhiều thai phụ dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá, cơm. Vì lượng chất protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn, nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong trái cây cũng không thể phong phú bằng vitamin trong rau xanh.

Không ăn chuối tiêu khi đói: Trong chuối có chứa nhiều magie. Nếu ăn loại quả này khi đang đói thì nó sẽ phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Các loại rau bà bầu không nên ăn khi mang thai

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng.

Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.

Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.

Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Cảnh Báo Nguy Hiểm Khi Mang Thai Quá Ngày Dự Sinh: Mẹ Nên Làm Gì?

Theo đó, thời gian mang thai trung bình là 280 ngày, hoặc 40 tuần. Khi mang thai quá ngày dự sinh 5 ngày hoặc 1 tuần (từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42) được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần hoặc 294 ngày (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng) thì gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng.

Tuy nhiên, theo thống kê, trung bình cứ khoảng 12% phụ nữ mang thai được chẩn đoán là mang thai quá ngày dự sinh thì thực tế chỉ có 4% là quá ngày thực sự, còn lại là do sự nhầm lẫn trong việc tính ngày dự sinh (nhất là những người cho chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ rõ ngày).

Vậy mang thai quá ngày dự sinh gây nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

Bà mẹ mang thai quá ngày dự sinh có thể do nhiều nguyên nhân: sinh con đầu lòng, thai phụ từng có tiền sử mang thai quá ngày dự sinh, thai phụ bị béo phì. Một số nghiên cứu cũng cho rằng bà mẹ sinh con trai thì thai nhi sẽ già tháng hơn.

Hoặc thai nhi xuất hiện các yếu tố bất thường như: sự thiếu hụt enzyme ở nhau thai, hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp xuống thấp, dây rốn thai nhi quá ngắn, sự bất thường về ngôi thai như quá cao, nằm ngược, nằm ngang… cũng là nguyên nhân khiến thai nhi quá ngày dự sinh mà không chịu chui ra.

Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu cứ để thuận theo tự nhiên, không thăm khám hay có biện pháp can thiệp kịp thời thì có thể gây nguy hiểm tới cả mẹ và bé:

Bà mẹ mang thai quá ngày d ự sinh càng lâu thì sức khỏe và tính mạng của bé càng nguy hiểm. Thai có thể bị chết lưu (do lượng nước ối giảm, khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lưu lượng oxy cung cấp cho thai nhi, dẫn đến suy thai.)

Ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim thai nhi, tổn thương hệ thần kinh, gây thiểu năng hệ thần kinh vận động, nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, sốt cao, nhiễm trùng, em bé chào đời bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo, sức đề kháng kém, thậm chí là tử vong…

Đối với mẹ bầu khi mang thai quá ngày dự sinh:

Thai nhi ở trong bụng mẹ càng lâu, phát triển càng lớn thì bà bầu càng khó sinh do con to, quá trình chuyển dạ cũng sẽ vất vả hơn. Thậm chí, bà mẹ có thể sẽ được chỉ định mổ lấy thai.

Nước ối cạn dần khiến mẹ dễ bị cơn gò tử cung chèn ép dây rốn. Sau sinh mẹ bị mất nhiều sức, phải nằm viện nhiều ngày, sức khỏe cũng yếu đi và dễ để lại nhiều biến chứng.

Các mẹ nên làm gì khi mang thai quá ngày dự sinh?

Như đã nói ở trên thì bà mẹ mang thai quá ngày dự sinh nếu không được bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Vì vậy, để phòng tránh rủi ro hoặc những biến chứng xấu, chị em tốt nhất nên đi khám định kỳ, nhất là trong tháng cuối, gần ngày dự sinh.

Khi được xác định là quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp thích hợp để gây khởi phát chuyển dạ như:

Lọc ối: Dùng tay để tách màng ối ra khỏi tử cung.

Phá vỡ túi nước ối: Tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích sự chuyển dạ.

Tiêm Oxytocin: Thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt để kích thích quá trình chuyển dạ.

Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ sẽ thực hiện 1 số bước cần thiết để gây ra tác động áp lực, giúp cổ tử cung mở ra và quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu.

Nếu các phương pháp này không có hiệu quả, rất có thể mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ hoặc hỗ trợ sinh thường. Vì vậy, thai phụ hoặc người nhà cần trao đổi kỹ với bác sĩ để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảnh Báo: Bà Bầu Không Nên Ăn Gì Khi Mang Thai? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!