Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Tiêm Phòng Gì Trong Thời Gian Mang Bầu? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài thời gian trước khi mang bầu, có những mũi tiêm có thể được thực hiện khi bạn đã mang bầu. Những loại tiêm này cần phải đảm bảo và bạn cần phải thực hiện đúng theo lịch trình để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thêm vào đó, việc tiêm phòng khi mang bầu sẽ giúp tránh được những bệnh cho mẹ và biến chứng của thai nhi. Vậy bạn cần tiêm phòng gì trong thời gian mang bầu?
Đây là mũi tiêm quan trọng và cần thiết khi mang thai. Bệnh uốn ván được gây ra bởi vi khuẩn độc tố thần kinh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra. Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh. Do đó, việc tiêm phòng bệnh này rất quan trọng.
Có 2 mũi tiêm uốn ván trong thời kỳ mang thai. Đó là vào tuần thứ 22, tức tháng thứ 4. Chậm nhất là bạn tiêm vào tháng thứ 5. Mũi tiêm tiếp theo cần phải sau đó 1 tháng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng của mẹ bầu cũng như trong quá khứ đã từng tiêm phòng uốn ván chưa mà bạn có những mũi tiêm phù hợp.
Tiêm phòng bệnh cúm
Nếu như 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng với mùa cúm, tức là từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, thì việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết. Bởi vì khi mắc bệnh cúm, bà bầu không thể nào uống thuốc được. Do đó, việc hết bệnh là do tự khỏi.
Khi mẹ bầu mắc bệnh, cơ thể sẽ rất mệt mỏi và ảnh hưởng đến thai nhi. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng trong bụng mẹ và khi sinh ra. Do đó, việc tiêm phòng tránh cúm cho bà bầu là điều rất cần thiết.
Tiêm phòng bệnh viêm gan virut B
Những thai phụ có nguy cơ cao về bệnh này và đã xét nghiệm ra kết quả âm tính có thể tiêm ngừa vắc-xin này. Bạn sẽ cần 3 liều tiêm ngừa để tạo miễn dịch cho bệnh. Các liều thứ 2 và 3 được tiêm vào tháng thứ nhất và tháng thứ sáu sau liều thứ nhất. Vắc-xin được sử dụng để bảo vệ bà mẹ và bé chống lại bệnh cả trước và sau khi sinh.
Tiêm phòng bệnh bại liệt
Tuy nhiên, vắc xin này cần được điều chế từ những vi rút bất hoạt.
Tiêm phòng Tdap
Uốn ván / Bạch hầu / Ho gà (Tdap): Tdap được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc cuối ba tháng giữa thai kỳ (sau 20 tuần). Nếu không được chỉ định tiêm ngừa trong thai kỳ, bạn nên tiêm ngừa Tdap ngay sau khi sinh bé.
Lưu ý: tất cả những mũi tiêm cần phải theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được lịch trình tiêm vắc xin đúng nhất.
Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai: Giá Tiêm, Tiêm Bao Nhiêu Mũi, Thời Điểm Tiêm Phòng
Tiêm phòng trước khi mang thai: Giá tiêm, tiêm bao nhiêu mũi, Thời điểm tiêm phòng. Con gái khi chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng các loại bệnh khác như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu A+C… nhưng có có 4 loại vắc xin chắc chắn cần phải tiêm phòng trước khi mang thai là : cúm, thủy đậu, viêm gan siêu vi B và Sởi, quai bị và rubella
Tiêm phòng trước khi mang thai: Giá tiêm, tiêm bao nhiêu mũi, Thời điểm tiêm phòng tốt nhất?
Địa điểm có thể thực hiện những mũi tiêm này có thể là trạm xá phường, xã bạn đang ở,Nếu bạn ở HCM có thể tới Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. ĐT: (08) 8320352 – 8202835 hoặc Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 5404 2829. Với các bạn ở Hà nội có thể tới Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh để tiêm. Ngoài ra với các mẹ ở tỉnh, mẹ có thể đến tiêm phòng tại trạm y tế hoặc trung tâm y tế dự phòng ở nơi mà mẹ đang cư trú.
Thời điểm tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì được?
Bạn gái có thể lựa chọn thời điểm để tiêm phòng đó là khoảng 3 tháng trước khi có quyết định mang thai. Riêng với vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) thì bạn nhớ tiêm trước khi mang thai ít nhất 6 tháng để có thể tiêm đủ 3 liều.
Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: vắc-xin 3 trong 1 (MMR) nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
Tiêm phòng trước khi mang thai phải tiêm bao nhiêu mũi?
có 4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Cúm: Mọi thời điểm. Mẹ mắc bệnh cúm trong 3 tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.
Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang thai. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật bao gồm dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu có thể truyền virus gây bệnh này cho cơ thể con khi sinh nở. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 – 3 tuần. Không tiêm vắc – xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật. Lưu ý, nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.
Viêm gan siêu vi B: Cần xét nghiệm trước, nếu có kháng thể thì không cần tiêm (xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm để đánh giá tình trạng nhiễm HBV). Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.
Sởi, quai bị và rubella: (Thuốc tiêm là MMR – 3 loại bệnh trong 1 mũi tiêm). Không cần xét nghiệm trước tiêm. Có thể tiêm tại trung tâm y tế dự phòng quận, Viện Pasteur. Sau khi tiêm 3 tháng hãy để có thai, tối thiểu cũng là 1 tháng, không nên mang thai liền ngay sau tiêm. Thông thường chỉ cần tiêm ngừa cho vợ, còn nếu tiêm luôn cho cả chồng cũng tốt.
Giá tiêm phòng trước khi mang thai
Bảng giá tiêm phòng trước khi mang thai mới nhất 2021
Các lưu ý trước khi tiêm phòng trước mang thai mà bạn gái cần biết
Các loại vacxin sống thường được bác sĩ khuyên không nên tiêm trong khi mang thai như: Vacxin HPV, vacxin ngừa cúm dạng xịt LAIV, vacxin ngừa sởi quai bị Rubella, vacxin chủng ngừa thủy đậu.
Nếu chẳng may mẹ không biết mình có thai mà tiêm vacxin MMR 3 trong 1 trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần làm tầm soát thai nhi để kiểm tra dị tật thật cẩn thận chứ không nhất thiết phải bỏ thai ngay.
Trước Khi Mang Thai Cần Tiêm Phòng Những Gì?
Các vấn đề tiêm phòng trước khi cưới hay tiêm phòng phòng trước mang thai là vấn đề khá nhiều đôi bạn trẻ quan tâm.
Chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng luôn mong muốn mình có những đứa con khỏe mạnh và thông minh sau khi chào đời. Vậy câu chuyện xung quanh việc trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì chúng ta cùng giải đáp trong bài viết sau đây.
Công việc tiêm phòng trước khi mang thai dường như đã quen thuộc với nhiều cặp đôi vì tính hữu ích của chúng. Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ thăm khám và xét nghiệm cho người phụ nữ. Các bệnh được tiêm phòng trước khi mang thai gồm.
Tiêm phòng rubella
Đây là loại virus phổ biến và lây quan đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh của virus là 12- 23 ngày. Khi nhiễm rubella thời kỳ mang thai đầu tiên có thể gây ra thai chết hay hộ chứng bệnh rubella bẩm sinh cũng như nhiều khuyết tật khác…
Virus rubella có thể tồn tại trong cơ thể trẻ 1 năm và bài tiết qua dịch hầu họng, nước tiểu… để lây nhiễm cho người khác.
Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)
Phụ nữ nếu như trước thời gian mang thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu trong nửa thai kỳ đầu.
Đây là một bệnh rất nguy hiểm lây qua đường nhau thai. Những dị tật mà chúng mang lại có thể là thận ứ nước, teo vỏ não, viêm võng mạc bồ đào, khuyết tật da và xương…
Tiêm phòng viêm gan B
Trước khi tiêm phòng viêm gan B phải xét nghiệm huyết thanh học. Việc này để đánh giá tình trạng nhiễm HBV. Có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng nếu có nguy cơ nhiễm viêm gan B.
Những loại bệnh khác mà phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai có thể là phế cầu, gan siêu vi A, thương hàn, viêm màng não do mão mô A+C…
Trước khi mang thai phụ nữ phải có tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống hợp lý với những vitamin và dinh dưỡng cần thiết. Việc này rất quan trọng để có thể nâng cao chất lượng của các tế bào sinh sản. Không chỉ là tiêm phòng mà vấn đề dinh dưỡng cũng cần được quan tâm để có một thai nhi khỏe mạnh hơn.
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?
Một con số thống kê của bộ Y tế thì cứ có 100 phụ nữ mang thai thì có 4 trường hợp con bị dị tật. Với con số này, rất đáng để các bậc phụ huynh lưu ý vấn đề tiêm phòng trước khi mang thai.
Tại viện vệ sinh dịch tễ TW có tới hàng trăm chị em phụ nữ mỗi ngày đến để tiêm vắc xin phòng các bệnh gây dị tật cho thai nhi.
Việc sinh con dị tật là nỗi lo lắng lớn nhất của các bậc cha mẹ, khoa học và y tế phát triển sẵn sàng giúp các ông bố bà mẹ giảm bớt nỗi lo. Vấn đề chỉ là các cặp vợ chồng có sẵn sàng sử dụng chúng hay không.
Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?
Câu hỏi tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu cũng là vấn đề mà nhiều người đề cập tới. Tùy thuộc vào loại vacxin mà có thời gian tác dụng khác nhau.
Mỗi loại vắc xin khi tiêm phòng sẽ được bác sĩ dặn dò để bạn có thời gian căn chỉnh thích hợp. Hầu hết các loại vacxin đều rơi vào khoảng thời gian 3 đến 6 tháng sẽ có tác dụng.
Một loại vắc xin quan trọng của chị em phụ nữ là vắc xin ngừa ung thư tử cung (HPV) cần tiêm trước khi mang thai 6 tháng để đủ liều lượng tiêm. Nếu như cặp vợ chồng nào muốn có con ngay sau khi cưới hãy tiêm phòng trước khi cưới để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và con.
Các bác sĩ đã khuyến cáo rằng các bà mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai cho phụ nữ. Việc không tiêm cũng đồng nghĩa gia tăng tỷ lệ con bị dị tật, trường hợp xấu nhất là thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh.
Các bé sẽ dễ mắc các virus rubella, thủy đậu, viêm gan B… hoặc tỷ lệ phụ nữ bị sảy thai hoặc sinh non sẽ cao hơn.
Chi phí tiêm phòng trước khi mang thai
Trung tâm Y tế dự phòng
Phòng tiêm chủng quốc tế
Trung tâm tiêm phòng
Phòng tiêm chủng SAFPO Bệnh viện Việt Pháp
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online_ Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/
Những Điều Cần Lưu Ý Trong Thời Gian Mang Thai
Những điều cần biết khi mang thai là một vấn đề mà mọi chị em phụ nữ phải hiểu nhiều nhất. Đặc biệt là những bạn nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. Không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được tất cả những thông tin cần thiết khi mang thai. Chính vì vậy, thông qua bài viết sau đây, YouMed xin chia sẻ những điều quan trọng nhất, ý nghĩa nhất để chị em tham khảo.
1. Vì sao cần nắm vững những điều cần biết khi mang thai?
Như mọi người trong chúng ta đã biết, mang thai là một vấn đề rất ý nghĩa của con người. Đặc biệt, đối với người phụ nữ thì điều ấy càng trở nên thiêng liêng hơn. Nó thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Đồng thời cũng là điều thú vị khi người phụ nữ cưu mang một thiên thần trong bụng mình.
Mặt khác, mang thai là một quá trình không hề ngắn. Nó chiếm đến 40 tuần của người phụ nữ. Trong suốt thời gian này, thai phụ cũng cần nắm những kiến thức quan trọng. Chẳng hạn như nên ăn gì, uống gì, ngủ nghỉ như thế nào.
Mục tiêu chính của việc nắm bắt những điều cần biết khi mang thai đó chính là sự khỏe mạnh của người mẹ. Và quan trọng hơn nữa là thai nhi phát triển bình thường. Hạn chế được những rủi rõ trong quá trình mang thai như:
Sẩy thai.
Thai chết lưu.
Sinh con nhẹ cân.
Trẻ sơ sinh non tháng.
Em bé bị dị tật bẩm sinh.
Trẻ sơ sinh bị bệnh truyền nhiễm từ người mẹ,…
2. Tiêm phòng trước mang thai
Khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Chính điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh. Một số bệnh chỉ làm cho thai phụ hơi khó chịu.
Tuy nhiên, có những bệnh khác thậm chí có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người mẹ và bé trong bụng. Chính vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ người mẹ khỏi những bệnh lý nguy hiểm không đáng có.
Một số vaccine mà người phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm:
Thủy đậu (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
Sởi – Quai bị – Rubella (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván.
Các loại vaccine mà người phụ nữ có thể tiêm phòng khi đang mang thai bao gồm:
Viêm gan siêu vi B.
Cúm.
Uốn ván.
3. Lịch khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ giúp thai phụ có thể theo dõi sự phát triển của em bé. Đồng thời có thể phát hiện sớm nguy cơ dị tật, hoặc các biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai rất quan trọng mà thai phụ không nên bỏ qua:
Thời điểm tuần 11 đến 13 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy, tầm soát các bệnh như Down, dị tật ở tim, tay chân, thoát vị cơ hoành,… Chỉ số này càng thấp thì thì thai nhi càng có ít nguy cơ bị bệnh bẩm sinh.
Khám thai tuần tuần 21 đến 24: Để chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan nội tạng,…
Thời điểm tuần 30 đến 32 của thai kỳ: Nhằm phát hiện các bất thường xảy ra muộn như: dị tật tim, động mạch, các bất thường ở não. Đồng thời cũng biết được thai có chậm phát triển hay không.
Khám thai tuần 35 đến 36 của thai kỳ để xác định thai ổn trước khi sinh. Đồng thời dự đoán thời điểm sinh em bé.
4. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần phải nắm vững. Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ và của cả em bé trong bụng.
Để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Bao gồm: Tinh bột, đạm, đường, lipid và vitamin. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sao cho có sự cân bằng tốt nhất giữa các nhóm dưỡng chất.
4.1 Các loại vitamin cần bổ sung
Vitamin A để tăng cường miễn dịch, ổn định thị lực.
Vitamin B1 giúp phòng bệnh tê phù.
Vitamin B2, B12 giúp phòng bệnh thiếu máu.
Vitamin B6 giúp hạn chế tình trạng nghén khi mang thai.
Axit folic hay vitamin B9 giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời phòng thiếu máu ở thai phụ.
Vitamin C giúp vững bền mạch máu, tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng.
Vitamin D giúp hấp thụ canxi.
4.2 Các chất dinh dưỡng vi lượng
Chất xơ để kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón.
Canxi.
Chất khoáng vi lượng như: sắt, kẽm, magie, iod, kali.
4.3 Nhóm các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Hải sản.
Thịt nạc, thị gà, cá biển.
Sữa dành cho bà bầu như: Anmum, Similac Mom, EnfaMama A+,… Những loại sữa này rất giàu dưỡng chất. Đồng thời còn hỗ trợ tăng cường trí thông minh cho trẻ sơ sinh.
Ngũ cốc các loại.
Trái cây như: chuối, cam, táo, nho, quýt, bưởi,…
Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi.
Trứng gà.
Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu phộng,…
5. Tăng cân khi mang thai
Đối với người có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 (cân nặng bình thường): Bạn chỉ nên tăng từ 11 đến 16 kg trong suốt thai kì. Tăng tối đa 2 Kg trong ba tháng đầu. Tăng trung bình 0,5 Kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt.
Thiếu cân (BMI < 18,5): Bạn cần tăng từ 13 đến 18kg trong suốt quá trình mang thai.
Thừa cân (BMI từ 25 đến 29,9): Cả thai kỳ, bạn chỉ nên tăng từ 7 đến 11 Kg.
Béo phì (BMI ≥ 30): Bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9kg.
Mang thai đôi: Nên tăng thêm 17 đến 24 Kg trong thai kì nếu trước khi mang thai, bạn có cân nặng bình thường. Tăng 14 đến 23kg nếu thừa cân, và 11 đến 19 Kg nếu bị béo phì.
6. Những bệnh có thể mắc phải khi mang thai
Một số bệnh có thể nặng hơn khi mang thai, hoặc do mang thai thúc đẩy phát sinh bệnh. Thường gặp các bệnh như:
Tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
Đái tháo đường thai kỳ.
Rối loạn tâm thần khi mang thai. Điển hình như: rối loạn cảm xúc, stress, lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,…
Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ.
Bệnh thuộc hệ tiêu hóa như: Đầy bụng khó tiêu, trĩ, táo bón, tiêu chảy.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Viêm đường tiểu.
Bệnh thuộc hệ hô hấp: Khó thở, viêm phổi, hen suyễn,…
Các bệnh viêm nhiễm do suy giảm sức đề kháng như: Sởi, thủy đậu, quai bị,…
7. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Khi mang thai, người mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học nhất. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng thời gian 30 phút. Hạn chế thức khuya, dậy sớm.
Song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, thai phụ cũng nên thường xuyên vận động. Điều này giúp tinh thần bạn thoải mái. Đồng thời giúp lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Những bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu như: đi bộ, yoga bầu, bơi lội,…
Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ bị rạn da ở vùng bụng. Để giúp cho làn da của mình được tốt nhất, ngay từ tháng thứ 4, bạn nên dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm da chiết xuất từ thiên nhiên. Mục đích là để hạn chế tình trang rạn nứt, thâm đen trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu cũng nên đăng ký tham gia vào một lớp học tiền sản. Cụ thể như:
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
Vận động khi mang thai.
Chuẩn bị trước khi sinh.
Cách tắm cho em bé tại nhà.
Làm sao cho bé bú đúng cách.
Cách phòng bệnh thường gặp ở bà bầu.
8. Những điều cần tránh khi mang thai
Khi mang thai, người mẹ không nên làm những công việc nặng. Không nên làm trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại. Hoặc những việc làm phải đứng lâu, khom lưng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Quan hệ khi mang thai: Mặc dù không cần kiêng cử quá mức nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ. Bạn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự thay đổi về hormôn, tâm lý, sức khỏe.
Không ăn các loại thực phẩm sống, tái, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nói không với những thức ăn chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập.
Tuyệt đối không thuốc lá và hít khói của thuốc lá. Không uống rượu bia, chất kích thích hoặc các loại nước uống có cồn. Hạn chế tối đa nước ngọt có ga vì có thể làm tăng các nguy cơ của thai kỳ. Chẳng hạn như sinh non, sinh em bé nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,…
9. Sử dụng thuốc khi mang thai
Một trong những điều mà thai phụ không nên chủ quan đó chính là thuốc uống khi mang thai. Mẹ bầu phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý uống thuốc, kể cả thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những loại thuốc có thể uống khi mang thai bao gồm:
Thuốc giảm đau Paracetamol.
Viên uống bổ sung vitamin phức hợp, axit folic, canxi.
Viên uống bổ sung chất sắt.
Thuốc giảm tình trạng nôn do nghén như Magie B6, Domperidon.
Thuốc ngủ có thành phần thảo dược như: Night Queen, Mimosa.
Những loại thuốc nên thận trọng dùng khi mang thai (phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa):
Thuốc hạ áp.
Thuốc trị đái tháo đường.
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm non steroid.
Thuốc chống động kinh.
Nhóm thuốc điều trị rối loạn tâm thần.
Thuốc kháng sinh các loại.
Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ sẽ hiểu rõ hơn những điều cần biết khi mang thai. Từ đó, YouMed mong rằng những bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai sẽ có một thai kỳ ổn định, phát triển tốt. Sau 9 tháng 10 ngày cưu mang sẽ hạ sinh được một em bé khỏe mạnh, thông minh.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Tiêm Phòng Gì Trong Thời Gian Mang Bầu? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!