Đề Xuất 6/2023 # Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Lần Đầu # Top 12 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Lần Đầu # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Lần Đầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn đã sẵn sàng làm cha mẹ? Bạn đã biết hết những việc cần làm trước khi mang thai chưa? Việc tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn là “tấm vé” an toàn cho sức khỏe bé cưng.

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc mà những ai chuẩn bị hoặc có mong muốn mang bầu cần lưu tâm. Đây là cách hiệu quả nhất ngăn ngừa khả năng dị tật thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.

Tại sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do vậy mà nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì thế mà tăng lên. Không chỉ là những bệnh với những triệu chứng khó chịu thông thường còn có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của bạn và bé cưng trong bụng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chích ngừa là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh và bảo vệ bạn khỏi những rủi ro sức khoẻ không đáng có. Ngoài ra, trong một số loại vắc-xin còn có chất giúp bé con trong bụng tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Trước khi tiêm phòng chị em luôn được yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch với từng loại bệnh. Dựa trên tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần nên tiêm bao nhiêu loại vắc xin và tiêm trước khi mang thai bao lâu.

Có những loại yêu cầu tiêm vacxin trước khi mang thai 1 tháng (như thủy đậu), có những loại 3 tháng (như Rubella) nhưng cũng có những loại có thể tiêm trong thai kỳ (như cúm)…

Chích ngừa vắc xin gì trước khi mang bầu? Tiêm phòng Rubella

90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Tiêm phòng sởi

Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh.

Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

Thủy đậu

Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.

Chích ngừa cúm trước khi mang thai

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.

Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi có thai

MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên chích ngừa khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.

Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR).Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.

Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella (Trimovax) chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nếu có dịch tiêm nhắc lại.

Vắc xin viêm gan B chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm.

Tiêm phòng trước khi mang bầu là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình. Ngoài những loại vắc-xin kể trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại chủng ngừa khác như viêm gan A, Tdap ( vắc-xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… trong thai kỳ của mình.

Theo Marry

Tiêm Phòng Gì Trước Khi Mang Thai Lần Đầu, Lần 2, 3?

Phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm ngừa rubella, sởi, thủy đậu, cúm… để tránh được các bệnh: sởi, thủy đậu, cảm cúm hoặc có thể ngăn ngừa dị tật thai nhi, sẩy thai, sinh non. Ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, việc tiêm ngừa trước khi mang thai là cần thiết. Các loại bệnh cần tiêm ngừa là: Sởi, quai bị và rubella: Thuốc tiêm là MMR (3 loại bệnh trong 1 mũi tiêm)….

Phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm ngừa rubella, sởi, thủy đậu, cúm… để tránh được các bệnh: sởi, thủy đậu, cảm cúm hoặc có thể ngăn ngừa dị tật thai nhi, sẩy thai, sinh non.

Ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, việc tiêm ngừa trước khi mang thai là cần thiết. Các loại bệnh cần tiêm ngừa là: Sởi, quai bị và rubella: Thuốc tiêm là MMR (3 loại bệnh trong 1 mũi tiêm). Không cần xét nghiệm trước tiêm. Có thể tiêm tại trung tâm y tế dự phòng quận, Viện Pasteur. BV Từ Dũ tiêm thuốc này cho trẻ em. Giá 1 mũi tiêm này khoảng < 150.000đ. Sau khi tiêm 3 tháng hãy để có thai, tối thiểu cũng là 1 tháng, không nên mang thai liền ngày sau tiêm. Thông thường chỉ cần tiêm ngừa cho vợ, còn nếu tiêm luôn cho cả chồng cũng tốt.

Viêm gan siêu vi B: xét nghiệm trước, nếu có kháng thể thì không cần tiêm.

Tại sao phụ nữ cần tiêm ngừa trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng văcxin phòng rubella, sởi, thủy đậu, cúm, viêm gan A, B,… Dưới đây là 5 mũi tiêm phòng trước khi mang thai mà các mẹ cần nhớ:

Tiêm phòng Sởi, Quai bị, Rubella cho phụ nữ trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa: Trước khi mang thai 3 tháng.

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ bị mắc các bệnh này trong quá trình mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non,… rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm ngừa trước khi mang thai bằng mũi MMR – vaccine phối hợp sởi, quai bị và Rubella.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine MMR:

+ Thường gặp:

Đỏ, sưng đau tại nơi tiêm.

Đau đầu, chóng mặt.

Sốt nhẹ.

Buồn nôn, tiêu chảy.

Đau bắp thịt hoặc đau khớp.

Tiêm phòng Thủy đậu trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa: Trước khi mang thai ít nhất 1 tháng

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Vaccine phòng bệnh thủy đậu cũng là một loại vaccine nên tiêm trước khi mang thai. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, các bà mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine thủy đậu:

Vị trí tiêm có thể bị sưng đỏ, đau kèm sốt nhẹ.

Một số trường hợp bị phát ban nhẹ khoảng 5 – 10 ngày.

Tiêm phòng Cúm cho phụ nữ trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa:Trước hoặc trong thai kỳ vì vắc xin cúm chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rất cần thiết. Vắc xin cúm có 2 loại, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin cúm bất hoạt. Loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam là loại vắc xin bất hoạt. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm. Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine cúm:

Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và mệt mỏi.

Đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua.

Tiêm mạch máu, ảnh hưởng đến thận (rất hiếm gặp).

Tiêm phòng Viêm gan siêu vi B trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa: Trước thai kỳ, nhưng mẹ vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại trong thai kỳ

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine viêm gan siêu vi B:

Đau nhức, sưng, đỏ vị trí vừa tiêm.

Sốt nhẹ nhưng sẽ tự hết trong 1 – 3 ngày.

Tiêm phòng Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván

Thời điểm tiêm ngừa: Có thể tiêm trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần.

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Ngày nay, việc tiêm trước khi mang thai vaccin uốn ván – bạch hầu và ho gà vô cùng cần thiết. Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi.

Tiêm phòng trước khi mang thai lần 2 có giống lần 1 không?

Cũng giống như lần đầu, trước khi mang thai lần 2 chị em cũng nên chủng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, các loại vaccine cần tiêm ngừa phụ thuộc vào trước đây đã tiêm hay chưa, thời gian tiêm gần nhất cách mấy năm, kháng thể còn cao hay không. Vì vậy, bạn cần xét nghiệm kháng thể để xác định có nên tiêm lại hay không nếu đã từng tiêm hoặc không nhớ. Bạn nên gặp Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về việc nên tiêm ngừa loại nào.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao nhiêu tiền?

Bảng giá tham khảo của các mũi tiêm phòng trước khi mang thai:

Tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai ở đâu?

Các mẹ có thể đến những địa điểm sau đây để tiêm phòng:

Tại thành phố Hồ Chí Minh

Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. ĐT: (08) 8320352 – 8202835

Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 5404 2829

Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. ĐT (08) 3844 2756

Tại Hà Nội

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.

Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.

Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.

Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).

Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

Các mẹ ở tỉnh:

Mẹ có thể đến tiêm phòng tại trạm y tế hoặc trung tâm y tế dự phòng ở nơi mà mẹ đang cư trú.

Họ sẽ quản lý các mũi tiêm của phụ nữ mang thai cũng như quá trình tiêm chủng cho em bé của mẹ sau khi sinh.

Tiêm ngừa trước khi mang thai cần lưu ý gì?

Xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không tùy trường hợp. Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn đưa ra trong mỗi lần thăm khám.

Trong thời gian chủng ngừa các loại vaccine, nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 1 tháng nếu là vaccine sống. Nếu không may, mang thai trong thời gian đó, cần báo ngay bác sĩ, tham khảo ý kiến và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Không nên tiêm phòng khi cơ thể có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đang mắc các bệnh về xương khớp, thận…

Sau khi tiêm phòng, cần theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ để phòng các phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện như co giật, ngất xỉu, choáng váng chóng mặt bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất.

Tiêm Phòng Khi Mang Thai Lần 2 Cần Chú Ý Những Gì?

Như lần mang thai đầu, trong lần hai dù mẹ đã quen với việc xuất hiện của thai nhi trong bụng song điều đó cũng không giúp ích gì khi hệ miễn dịch vẫn bị suy giảm. Khi mang thai, bà bầu có nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như uốn ván hay cúm, hậu quả chúng để lại cho thai nhi rất nghiêm trọng.

Tiêm phòng khi mang thai lần 2 cần những gì?

Thường thì mang bầu lần hai cách lần thứ nhất từ 3 – 5 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài để tác dụng của vacxin không còn như cũ vì thế bà bầu cần tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Mũi tiêm cần thiết khi mang thai lần 2

– Vắc xin phòng uốn ván

Từng trường hợp bà mẹ khác nhau mà khi mang thai lần 2 sẽ có lịch tiêm uốn ván khác biệt. Cụ thể, nếu như mẹ đã tiêm vacxin uốn ván ở lần mang thai đầu cách đây khoảng 4 – 5 năm, bà bầu cần tiêm nhắc lại một mũi khi thai nhi được 26 tuần tuổi. Với bà bầu chưa được tiêm mũi uốn ván nào trước đây thì cần tiêm đủ 2 mũi trong đó mũi đầu tiên tiêm khi mẹ bầu vào tháng thứ 4 hoặc 5, rơi vào khoảng tuần thai thứ 21 – 22. Mũi thứ hai cách mũi đầu một tháng và trước ngày sự sinh tối thiểu 30 ngày.

Nếu như bạn đã tiêm phòng uốn ván từ 1 – 2 mũi trước đây bạn cần được tiêm thêm một mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Đối với bà mẹ đã tiêm hai mũi uốn ván trong lần đầu nhưng lại không tiêm mũi nhắc lại sau khi sinh bạn cần tiêm bù mũi thứ 3 ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

Trường hợp bạn đã tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván với lần cuối đã quá 1 năm cũng nên tiêm nhắc lại vào tháng thứ 4. Còn trường hợp thai kỳ đã tiêm phòng đủ 5 mũi thì không cần tiêm bổ sung nữa, nhưng nếu như mũi tiêm cuối đã trên 10 năm thì vẫn nên tiêm nhắc lại.

– Vacxin ngừa cúm

Lần thai đầu bạn đã tiêm đủ 2 mũi nhưng khi tiêm phòng khi mang thai lần 2 bạn cần cần tiêm vacxin ngừa cúm. Bởi lẽ loại vacxin này chỉ có hiệu quả trong thời gian một năm bởi các chủng cúm luôn thay đổi vì thế hàng năm vacxin cúm được Tổ chức Y tế Thế giới cập nhật thêm một chủng cúm mới.

Bà bầu có thể tiêm vacxin này đúng vào mùa cúm khi tới giai đoạn mang thai 3 tháng hay 3 tháng cuối trong giai đoạn thai kỳ.

– Vắc xin viêm gan B

Thông thường thì vacxin viêm gan B sẽ được tiêm phòng trước khi bạn mang thai. Đối với trường hợp bà bầu chưa từng tiêm loại vacxin này kể cả trong thời gian đầu mang thai. Đặc biệt bạn lại thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như có chồng hay người thân nhiễm viêm gan B hoặc là y bác sĩ, cán bộ y tế hay người ham gia vào công tác truyền máu, lọc máu… Bạn cần thiết nên tiêm loại vacxin này để phòng tránh những nguy cơ và tác động có thể gặp phải do loại siêu vi này.

Trong khi tiêm phòng, bạn nên nhớ nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Bà bầu nên tiến hành tiêm ngay tại cơ sở y tế nơi mình cư trú hay chọn địa điểm cố định để tiêm bởi điều này có thể giúp bà mẹ có thể quản lý được lịch tiêm phòng cho các bé sau này.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về vấn đề này mời bạn liên hệ thêm với bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.

Phụ Nữ Từng Sảy Thai Lần Đầu Cần Lưu Ý Gì Trước Khi Mang Thai Lần Tiếp Theo?

1. Không nên mang thai lại sớm sau khi sảy thai lần đầu

Các chị em phụ nữ nên lưu ý, sau khi sảy thai lần đầu, không nên có thai lại quá sớm, ít nhất là bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 3 tháng. Vì đó là khoảng thời gian tốt nhất để âm đạo và tử cung trở lại bình phục hoàn toàn. Đồng thời, các chị em cũng nên chuẩn bị tốt nhất về mặt sức khỏe để lần mang thai tới sẽ khỏe mạnh và an toàn hơn.

Đối với những người bị băng huyết khi sảy thai thì nên nghỉ ngơi trong thời gian 6 tháng. Lúc đó, nên ăn uống đầy đủ, thư giãn tinh thần đồng thời uống thuốc bổ máu để lấy lại sức khỏe tiếp tục mang bầu lần

2. Nên tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai

Thường thì khi sảy thai lần đầu đó là do phôi thai có sự bất thường về nhiễm sắc thể, chiếm đến 70%, nên khi đó, bác sĩ sẽ không mổ xẻ, khám nghiệm. Bởi trường hợp này sẽ không hoặc rất hiếm khi xuất hiện ở lần mang thai tiếp theo.

Còn khi bị sảy thai từ 2, 3 lần trở nên thì cần hết sức lưu ý. Bạn cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân sảy thai ở những lần trước để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đó có thể là do di truyền, sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể người mẹ, rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố hay những dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung.

Mất con, ai cũng cảm thấy dằn vặt và cắn rứt lương tâm. Những chị em nào nằm trong trường hợp này cũng trở nên khép kín và có suy nghĩ tiêu cực hơn. Những lúc này, người chồng đóng vai trò vô cùng quan trọng để vực dậy tinh thần của vợ mình, luôn giữ cho cô ấy có được tinh thần thoải mái, vui vẻ. Nếu cứ stress hay trầm cảm trong một thời gian dài thì sẽ khó thụ thai, kinh nguyệt thất thường, việc rụng trứng trở nên khó khăn hơn.

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng vì nghĩ đã sảy thai lần đầu thì sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa sản cho biết đến 85 % chị em sẽ mang thai lại bình thường khi đã bị sảy. Vì thế, không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, lưu ý không nên tập quá nặng sẽ dễ ảnh hưởng đến lần sảy thai trước. Thay vào đó là tập những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ hay tập yoga để cải thiện sức khỏe.

Chọn chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm giàu chất sắc, axit folic, cung cấp trái cây, rau xanh, và các loại vitamin A, C…

Không chỉ vợ mà người chồng cũng nên chăm sóc bản thân để giúp việc thu thai trở lại dễ dàng hơn. Các anh chồng nên bỏ thuốc lá, giảm bớt rượu bia, anh uống khoa học, lành mạnh để tinh trùng luôn khỏe mạnh.

Sau khi sảy thai lần đầu, chắc chắn chị em sẽ bị mất sức trầm trọng, vì vậy hãy nghỉ ngơi một thời gian để tẩm bổ cho cơ thể. Việc mất máu quá nhiều khiến bạn xanh xao, thiếu sức sống, vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để họ tư vấn cho một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Những phụ nữ sảy thai lần đầu đừng quá tuyệt vọng, bởi bạn vẫn còn cơ hội để mang thai và sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, các bạn phải biết cách chăm sóc bản thân, giữ tinh thần luôn thoải mái, hạnh phúc, đừng nên suy nghĩ quá nhiều về lần sảy thai trước sẽ khiến bạn stress, trầm cảm. Nếu không, bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận lời tư vấn cụ thể và tốt hơn.

Hạnh Sử (Tổng hợp) Mẹ – Bé –

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Lần Đầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!