Đề Xuất 5/2023 # Cách Trị Sổ Mũi Cho Bà Bầu Đơn Giản, Nhanh Khỏi # Top 5 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Trị Sổ Mũi Cho Bà Bầu Đơn Giản, Nhanh Khỏi # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trị Sổ Mũi Cho Bà Bầu Đơn Giản, Nhanh Khỏi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo thống kê, có đến 30% mẹ bầu bị sổ mũi khi mang thai, tình trạng này thường xuất hiện trong suốt thời gian mang thai và có dấu hiệu nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng sổ mũi sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi. Chính vì thế, những cách trị sổ mũi cho bà bầu không dùng thuốc luôn được nhiều người quan tâm và áp dụng.

Những nguyên nhân gây sổ mũi cho bà bầu

Sổ mũi thường kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu… khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi cho mẹ bầu là do hàm lượng estrogen cao trong thời gian mang thai khiến cho màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy.

Khi mang thai, hàm lượng máu có thể tăng lên đến 50% làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Trung bình, mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Dù không khí có khô và ẩm đến đâu thì mũi vẫn làm cho khí đủ ấm và ẩm (bằng thân nhiệt cơ thể) trước khi đến phổi.

Tuy nhiên, vào mùa đông không khí quá khô khiến cho chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo, đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi. Khi hít thở mạnh, không khí ra vào tạo nên tiếng kêu sột soạt và cũng là dấu hiệu của sổ mũi, nghẹt mũi.

Một số trường hợp bị sổ mũi khi mang thai là do vi khuẩn gây nên khi sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn bình thường.

Cách trị sổ mũi cho bà bầu không dùng thuốc

Với những bà bầu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mà không kèm theo các triệu chứng khác thì có thể đang mắc phải tình trạng viêm mũi thai kỳ.

Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu thì có thể mẹ bầu đã bị cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm. Nếu dấu hiệu sổ mũi nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi thì mẹ nên đi khám bác sĩ. Ở những trường hợp nhẹ, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:

Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc dạng phun để xịt: Đây là một cách trị sổ mũi cho bà bầu đơn giản dễ thực hiện, chỉ cần dùng ngày từ 2 – 3 lần, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Súc miệng bằng nước muối cũng là một trong những cách trị ho sổ mũi cho bà bầu. Vì việc thường xuyên dùng nước muối súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ niêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng một phần nước muối trở ngược lên mũi giúp làm mũi sạch hơn.

Uống nhiều nước: Để trị cảm sổ mũi cho bà bầu đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Mẹ có thể uống nước ấm pha với chanh, với đường hoặc với mật ong.

Kê cao gối khi nằm ngủ để dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, một cách khác trị sổ mũi cho bà bầu là dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Một trong những cách trị sổ mũi cho bà bầu là nên duy trì luyện tập, vận động đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, nên tránh luyện tập ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.

Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, mùi nước sơn, mùi nước hoa hoặc rượu, bia…

Xông hơi cũng là một trong những cách trị cảm sổ mũi cho bà bầu, nhưng chỉ mang tính tạm thời. Mẹ bầu có thể làm ẩm chiếc khăn với nước nóng sau đó đắp lên mặt và hít thở để mang đến sự dễ chịu, nhẹ nhàng.

Không ăn cay vì các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, cà ri… có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.

Theo một số kinh nghiệm dân gian, hành, tỏi, lá tía tô và kinh giới, hay chanh thì đều có công dụng trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu. Tuy nhiên, với những mẹo dân gian này, mẹ bầu cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.

Bà bầu có nên dùng thuốc khi bị sổ mũi?

Vẫn có các loại thuốc trị sổ mũi cho bà bầu, tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc các chị em nên đến thăm khám bác sĩ để có được sự hướng dẫn, chỉ định cụ thể. Việc dùng thuốc sai cách có thể mang đến nhiều ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Chính vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.

Phòng tránh sổ mũi cho bà bầu bằng cách nào?

Để phòng tránh sổ mũi khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

-Súc miệng bằng nước muỗi mỗi ngày.

-Tuyệt không đi dưới trời mưa, vì rất dễ bị cảm lạnh.

-Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm, sốt, ho,… vì hệ miễn dịch của mẹ bầu thấp nên nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

-Không nên để quạt thổi trực tiếp vào mặt khi ngủ.

Thông tin liên hệ

(*) Lưu ý: Bạch Địa Căn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được cục an toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y Tế) cấp chứng nhận.

Hiệu quả sử dụng của sản phẩm có thể khác nhau, tùy cơ địa của người dùng.

Bản quyền thuộc về bachdiacan.vn

Online: 7 Tổng truy cập: 5603

4 Cách Trị Sổ Mũi Ở Bà Bầu Đơn Giản Mà An Toàn Cho Mẹ Và Bé

1. Điểm danh “thủ phạm” gây ra sổ mũi ở bà bầu

Estrogen cao: Hàm lượng Estrogen cao xuất hiện trong thời kỳ mẹ mang thai dẫn đến màng mũi bị sưng, đóng dịch nhầy.

Lưu lượng máu tăng: Lượng máu trong cơ thể mẹ trong giai đoạn mang thai tăng 50%. Điều này làm cho các mạch máu nhỏ ở màng mũi bị sưng phù và khiến cho đường thở bị thu hẹp, sổ mũi, hay hắt hơi.

Do không khí thay đổi: Mỗi ngày trung bình có 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Do đó, không khi khô hay ẩm đều được mũi làm ẩm trước khi đưa vào phổi. Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm có trong cổ họng bị khô lại và dính như keo, đọng lại thành vách sau mũi. Khi mẹ bầu hít thở mạnh, không khí ra vào tạo nên những tiếng sụt sịt và đó là dấu hiệu của sổ mũi.

Do mẹ bị nhiễm vi khuẩn: Một hiện tượng sổ mũi ở mẹ bầu do các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai gây ra. Nó lây lan do sức đề kháng của mẹ yếu hơn so với những người bình thường. Điều này dẫn đến mẹ bầu ho, sổ mũi nhiều hơn.

Những cách trị sổ mũi ở bà bầu sau đây sẽ là những cách đơn giản và có hiệu quả tuyệt vời nhất cho các mẹ.

2.1. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt

Mẹ bầu nên xây dựng thói quen tập luyện thể thao thường xuyên để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tuần hoàn máu diễn ra trong cơ thể tốt hơn. Điều này sẽ giúp cho mũi của mẹ thoải mái hơn khi được tập luyện đều đặn.

Các mẹ cần tránh những bài tập ngoài trời khi thời tiết đang hanh khô. Bởi vì nó khiến cho mũi của mẹ bị đỏ, đau và khó chịu hơn.

Cách trị sổ mũi ở bà bầu này cũng khuyến khích các mẹ không kích thích mũi bằng các mùi xung quanh như mùi nước hoa, mùi sơn, rượu….. Khi ngủ, mẹ nên kê cao gối để giảm đờm và giảm ho.

2.2. Cách trị sổ mũi ở bà bầu bằng muối ăn

Có lẽ, đây là cách đơn giản nhất để mẹ trị được chứng sổ mũi khi mang thai. Muối ăn có sẵn trong tủ bếp của tất cả bà nội trợ. Một chút muối hòa cùng với một chút nước ấm súc miệng, rửa mũi sẽ khiến cho chứng sổ mũi của mẹ giảm hẳn mỗi ngày.

Tuy nhiên, áp dụng cách trị sổ mũi ở bà bầu này các mẹ lưu ý không pha nước muối quá mặn. Bởi vì chúng có thể làm tổn thương họng, khi rửa mũi cũng tác động đến màng mũi không kém.

2.3. Dùng tỏi để trị sổ mũi cho bà bầu

Đông Y chỉ ra trong tỏi có nhiều chất kháng sinh có thể giữ cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Do đó, có thể áp dụng cách trị sổ mũi ở bà bầu bằng tỏi hằng ngày.

Mẹ có thể xông hơi với tỏi bằng cách đun một lít nước sôi, thả 3 – 4 tép tỏi đã băm nát vào. Sau đó, hít hơi nước kèm với tinh dầu trong tỏi sẽ khiến mũi mẹ được thông, triệu chứng sổ mũi cũng biến mất.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi dùng tỏi để xông mũi, bởi vì nếu như mẹ dị ứng với tỏi nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, rát cổ họng…..

2.4. Cách trị sổ mũi cho bà bầu bằng quả chanh

Cách trị sổ mũi ở bà bầu bằng chanh đã được rất nhiều mẹ áp dụng và cho những phản hồi tích cực. Chanh có hàm lượng vitamin C cao. Trong 1 quả chanh, nước cốt của nó có thể nạp đủ khoảng 51% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của chúng ta.

Nước chanh cũng có tính kháng khuẩn và kháng virus cao. Do đó, việc bổ sung vitamin C từ chanh sẽ làm tăng đề kháng chống lại các bệnh tật hiệu quả. Mẹ bầu có thể dùng một cốc nước chanh ấm cùng với mật ong mỗi ngày để giảm sổ mũi, tiêu đờm khi bị ho, bị cúm….

Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà An Toàn

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi

Một số lý do khiến bà bầu bị nghẹt mũi khi mang thai gồm:

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu

Các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu mà không cần dùng đến thuốc gồm:

1. Xông hơi trị nghẹt mũi cho bà bầu

Xông hơi là cách trị nghẹt m ũi cho bà bầu khá phổ biến và đơn giản. Bạn chỉ cần cho nước vào nồi lớn và đun sôi thật nóng. Sau đó lấy khăn lớn trùm đầu và đặt chậu nước xông hơi bên dưới mặt để hơi bốc lên. Hít lấy hơi nước bốc hơi trong vài phút để giảm nghẹt mũi.

2. Máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa rát mũi. Do đó, bà bầu bị nghẹt mũi có thể cân nhắc việc đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng khi bạn ngủ để nhanh chóng cải thiện cơn nghẹt mũi.

Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên làm sạch bộ phận làm ẩm và thay nước để vi khuẩn không phát triển. Bạn cũng có thể hít thở sâu để tận hưởng sự ấm áp và thư giãn.

3. Nhỏ nước muối

Đây cũng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu khá hay mà bạn không nên bỏ qua. Bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Sau 5-10 phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.

4. Rửa mũi

Cho một muỗng cà phê muối và baking soda vào nước. Trộn đều và đổ một ít vào lòng bàn tay. Bây giờ hãy hít mạnh vào mỗi lỗ mũi và lặp lại vài lần cho đến khi bớt nghẹt mũi. Sau đó, mẹ bầu hãy rửa lại bằng nước sạch.

5. Hỉ mũi

Đè một lỗ mũi bằng ngón tay cái và xì mũi nhẹ nhàng lỗ còn lại. Điều này sẽ khiến các chất nhầy bị loại bỏ hết, giảm nghẹt mũi. Lặp lại động tác này vài lần cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Kê gối cao

Kê gối cao cũng là một trong những cách hỗ trợ trị nghẹt mũi cho bà bầu khá hiệu quả. Khi ngủ, bạn hãy giữ mũi trên cao hơn tim mình vì trọng lực sẽ giúp mũi bạn rút hết nước nhầy, giúp giảm nghẹt mũi và cả tình trạng ợ nóng khi mang thai. Ngoài ra, chèn gối xung quanh cổ sẽ giúp cổ và cột sống của bạn được cân bằng tốt hơn.

7. Tập thể dục

Tập luyện khi mang thai với các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng là một cách tốt để trị nghẹt mũi mũi cho bà bầu. Thế nhưng, bạn không nên tập thể dục ngoài trời vì các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, mùi xăng xe… sẽ dễ làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tập một vài bài tập tim mạch thường xuyên để hỗ trợ quá trình lưu thông máu và ngủ ngon hơn trong thai kỳ.

8. Uống nhiều nước

9. Thoa thuốc mỡ

10. Bổ sung vitamin C

11. Bấm huyệt

Bấm huyệt để trị nghẹt mũi không còn là một phương pháp quá mới. Dùng ngón tay cái ấn vào khu vực ở hai bên mũi khoảng năm phút. Bạn có thể ấn lần lượt từng bên hoặc ấn cùng một lúc. Với phương pháp này, chất nhầy ở mũi sẽ bị loại bỏ và không còn nghẹt mũi.

12. Giữ ấm chân

Bạn có thể thử mang vớ khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa dầu gió vào chân trước khi mang vớ. Điều này sẽ giúp chân và cơ thể ấm áp hơn và giảm sưng mũi hiệu quả.

13. Dùng cây cải ngựa (Horseradish)

Cho một ít gia vị củ cải ngựa, giấm táo và một ít đường vào nước, khuấy đều. Uống hai muỗng canh hỗn hợp này mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng, từ đó ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi hiệu quả hơn.

14. Uống trà gừng

Gừng có tính chống viêm tự nhiên hiệu quả nên bạn có thể dùng một tách trà gừng thơm cay để chữa nghẹt mũi cho bà bầu. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi xắt lát mỏng và thêm vào một chút mật ong để có được loại thức uống giảm nghẹt mũi hữu hiệu. 1 tách trà gừng mật ong có khả năng làm nóng các cơ quan đường hô hấp nên lập tức sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

15. Xịt thông mũi

Để trị nghẹt mũi cho bà bầu, bạn có thể dễ dàng mua các loại xịt hoặc thuốc hít thông mũi ở các tiệm thuốc tây để giúp giảm viêm, làm thông thoáng đường thở hơn. Không những thế, các loại xịt hoặc thuốc hít này rất dễ dàng sử dụng và mang theo.

Một số loại thuốc trị nghẹt mũi cho bà bầu

Đối với tình trạng nghẹt mũi, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi. Loại thuốc này khá an toàn vì không phải là thuốc uống, do đó không thể đi vào cơ thể. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng việc sử dụng thuốc xịt mũi không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, viêm mũi thai kỳ có thể do nồng độ histamine tăng lên khi mang thai. Đối với nguyên nhân này, thuốc kháng histamine sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Thuốc này cũng rất an toàn cho phụ nữ mang thai.

Bạn có thể đã nghe về nhiều loại thuốc giúp điều trị nghẹt mũi. Tuy nhiên, khi mang thai, bạn nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc sau đây:

Afrin: Afrin thúc đẩy sự co mạch máu và niêm mạc, loại bỏ phù nề, giúp bạn thở dễ dàng. Nếu bạn thực hiện những phương pháp trên mà không hết thì mới dùng thuốc này. Quan trọng hơn, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mũi Otrivin (Xylometazoline): loại thuốc này không an toàn cho các bà mẹ đang mang thai. Do đó, bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Đây là thuốc dùng để điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh.

Vibrocil:Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống vibrocil vì những ảnh hưởng của thuốc vẫn chưa được xác định. Nó thường được chỉ định để điều trị nghẹt mũi thông thường.

Sinutab: Sinutab là thuốc xịt mũi dùng để điều trị nghẹt mũi và viêm xoang. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc xịt mũi phenylephrine hydrochloride:Bạn nên tránh dùng thuốc này để chữa nghẹt mũi cho bà bầu, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ vì thuốc này có thể gây ra các dị tật cho bé.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cách Chữa Cho Bà Bầu Bị Viêm Họng Sổ Mũi Mau Khỏi

Cách chữa cho bà bầu bị viêm họng sổ mũi mau khỏi. Bà bầu bị viêm họng sổ mũi có thể nhai tỏi để cải thiện tình trạng bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Theo điều tra, số phụ nữ có thai xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng là do thay đổi nội tiết. Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi…

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải được sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng cũng như sản khoa và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi do vi khuẩn

Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta-lactam. Các thuốc nhóm beta-lactam an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong ba tháng đầu. Tuy nhiên cũng giống như các thuốc khác, kháng sinh này cũng không được sử dụng trong trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ nhiễm độc thai nghén phải xác định liều an toàn cho bệnh nhân. Một nhóm thuốc khác cũng có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong trường hợp dị ứng nhóm beta-lactam là macrolid.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi do virut

Với trường hợp bà bầu bị viêm họng sổ mũi do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng…

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.

Cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu

Trong trường hợp bà bầu bị viêm họng sổ mũi nhẹ, các mẹ không cần phải sử dụng đến thuốc mà chỉ áp dụng một số thực phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng có thể giúp bệnh chuyển biến nhanh chóng.

Để chữa đau họng sổ mũi cho bà bầu, chúng ta nên dùng khoảng 5-10g lá húng chanh non giã nát và đem hấp cách thủy chung với đường phèn. Uống ngày 2-3 lần, trong 3-5 ngày sẽ hết đau họng và không còn chảy nước mũi.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi nên ăn cháo hành và lá tía tô, kinh giới

Hành, tía tô và kinh giới đều là những thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, chữa cảm mạo, phong hàn, đau họng, chảy nước mũi…được dân gian sử dụng phổ biến. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp an thai, thực sự rất tốt cho các mẹ bầu chữa bệnh và chăm sóc thai nhi.

Các mẹ có thể nấu nấu cháo gạo tẻ, khi cháo vừa chín thì cho vào tô chung với hành, lá tía tô, kinh giới và 1 quả trứng rồi trộn đều và ăn nóng. Bên cạnh đó, nấu nước sắc từ lá tía tô và kinh giới hoặc hành để uống. Trong 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm bất ngờ đấy các mẹ.

Ngoài ra, không chỉ uống thuốc, muốn bệnh nhanh khỏi, các bà bầu cũng nên phòng bệnh cho mình bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc giấm táo; bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C, giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm, ho, viêm họng…để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trị Sổ Mũi Cho Bà Bầu Đơn Giản, Nhanh Khỏi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!