Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Zona Thần Kinh Ở Phụ Nữ Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Zona là một bệnh phổ biến, và thường hay xảy ra đối với những người đã bị mắc thủy đậu khi còn nhỏ, bệnh sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Bài viết sau đây, Lily & WeCare xin gửi tới độc giả, những cách phòng tránh, cũng như điều trị zona thần kinh ở phụ nữ mang thai.
1. Nguyên nhân gây zona thần kinh
Zona thần kinh xuất hiện, là do sự hoạt động của virus herpes zoster, đây là virus gây bệnh thủy đậu, chính vì thế, những người đã từng bị thủy đậu, đều có nguy cơ mắc zona thần kinh.
Khi bị zona thần kinh, cơ thể thường xuất hiện các mảng mụn nước, có cảm giác ngứa rát, khó chịu. Trước khi xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh thường cảm thấy đau đầu, gai người, sốt, khó chịu. Sau khi bị nhiễm zona và xuất hiện các mụn nước, mụn này sẽ vỡ ra, chảy nước rồi khô và thành sẹo.
Nguyên nhân của zona có thể bao gồm những yếu tố sau:
– Do cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress
– Sự suy yếu của hệ miễn dịch
– Do bị lây bệnh từ người khác
Zona thần kinh có thể là hậu quả của việc bị căng thẳng kéo dài.
Đặc biệt, zona thần kinh ở phụ nữ mang thai, sẽ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời. Phụ nữ có thai bị zona, có thể sẽ biến chứng gây hỏng mắt, zona có thể gây ra các bệnh lý về giác mạc, khiến người mắc có nguy cơ mù lòa suốt đời.
Không chỉ có vậy, zona thần kinh còn có thể gây ra các vấn đề về thính lực, thậm chí trong một vài trường hợp hiếm gặp, zona còn có thể gây viêm màng não, đột quỵ.
Chính vì nhưng khả năng tiềm tàng này, phần tiếp theo đây, Lily & WeCare sẽ đưa ra một vài lời khuyên, giúp phòng tránh và điều trị zona thần kinh ở phụ nữ mang thai.
2. Phòng tránh và điều trị zona thần kinh ở phụ nữ mang thai
Điều trị zona thần kinh
Để chữa zona thần kinh ở phụ nữ mang thai, người bệnh cần thường xuyên nghỉ ngơi, không làm việc nặng, bên cạnh đó, chị em cần tuyệt đối tuân thủ theo lời khuyên, dặn dò của bác sĩ trong quá trình trị bệnh. Thông thường, khi trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ kê đơn uống các loại thuốc kháng virus, dùng thuốc giảm đau, thuốc bôi kháng khuẩn.
Khi bị zona, để vết mụn nước nhanh khô, bạn có thể lấy một chiếc khăn khô sạch đặt lên trên, tuyệt đối chà xát, hay gãi để vết ngứa lan ra, gây nhiễm trùng.
Khi bị zona tuyệt đối không được gãi hay chà xát, tránh vết thương lan rộng.
Phòng tránh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai
Mặc dù tỷ lệ zona thần kinh ở phụ nữ mang thai thường thấp hơn người bình thường, tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần thận trọng. Mặc dù không có cách cụ thể nào để phòng tránh zona, nhưng các bạn có thể tiêm vac xin ngừa thủy đậu cho phụ nữ mang thai, và trẻ em trên một tuổi để tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm thủy đậu, hoặc zona từ những người bị, nếu trực tiếp tiếp xúc với họ. Nhưng một khi đã từng bị thủy đậu, virus sẽ có thể phát triển thành zona bất cứ khi nào. Chính vì vậy, mặc dù zona không có cách phòng tránh nào cụ thể, nhưng bạn hãy càng tránh càng tốt, khả năng cũng như nguy cơ có thể lây bệnh trong thời kỳ đang mang thai.
Zona Thần Kinh Ở Phụ Nữ Mang Thai
Giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có sức đề kháng yếu, dễ trầm cảm, mệt mỏi cộng thêm tiền sử thủy đậu sẽ rất dễ bị zona. Vậy bệnh zona thần kinh khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và con hay không? Nếu đang mang thai, bạn nên biết các thông tin và kinh nghiệm sau đây để tự bảo vệ bản thân trước bệnh lý này.
1. Bệnh zona thần kinh ở bà bầu có nguy hiểm không?
Zona thần kinh là bệnh do virus Herpes simplex gây ra. Chúng ẩn nấp trong cơ thể và chỉ chờ cơ hội thuận lợi sẽ bùng phát gây ra các đốm mụn nước dọc các dây thần kinh cảm giác.
– Ngứa rát không thể gãi
– Mụn bóng đỏ, căng rát khó chịu
– Khi mụn vỡ nước sẽ gây loét nhẹ
– Bệnh không khỏi ngay mà kéo dài nhiều ngày.
Những khó chịu này không đáng lo ngại và có thể vượt qua được không khó khăn. Nhưng nếu là cơ thể mang thai yếu và mệt mỏi thì dù chỉ là những biến chứng nhỏ cũng khiến các chị em cảm thấy áp lực thêm.
2. Bệnh zona thần kinh khi mang thai có cần chữa trị không?
Cơ bản, bệnh zona thần kinh không cần chữa trị, ở người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 15 ngày. Nếu muốn thúc đẩy quá trình liền bệnh thì có thể dùng thuốc bôi acyclovir để chống nhiễm trùng và bội nhiễm. Không cần thiết phải uống thuốc toàn thân để giảm đau vì cảm giác đau không ở mức cấp tính.
3. Chăm sóc nếu bị zona thần kinh khi mang thai như thế nào?
– Rửa vết zona hàng ngày bằng nước sạch, dùng khăn mềm thấm kho, không chà xát, và nên dùng khăn này riêng chỉ để chấm khô vùng zona, không dùng để lau mặt hay các vị trí khác.
– Khi bị bỏng rát và ngứa, có thể dùng đá lạnh bọc trong vải để chườm. Cảm giác rát sẽ bị đóng băng và trở nên dễ chịu hơn.
– Nếu mụn vỡ nước, nên dùng bông gạc chấm và băng nhẹ lại để che chắn bụi và tránh để bạn vô tình lỡ tay chạm phải. Cho tới khi mụn khô sẽ tự bong vảy và khỏi dần không nên tự tác động vào.
– Mặc đồ rộng và thoáng để không cọ xát tới vùng bị zona
– Hạn chế các món ăn nhiều đường, dầu mỡ, ngũ cốc tinh luyện, chất kích thích như rượu bia, thực phẩm giàu acid amin argirnine như socola, yến mạch, đậu nành,…
4. Làm sao để phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai?
Bản thân bà bầu luôn bị mệt mỏi và trầm cảm thường xuyên, thai nghén có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thể chất kém và hệ miễn dịch yếu. Nếu từng có tiền sở thủy đậu thời thơ bé thì nhiều khả năng sẽ dễ bị zona thần kinh. Do đó, bản thân bà bầu nên có thể độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tăng cường miễn dịch nội thân. Cụ thể:
– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, mặc đồ thoáng mát, rộng rãi
– Không tiếp xúc với vùng da của người đang bị zona hoặc thủy đậu
– Uống nhiều nước mỗi ngày, tăng cường các loại rau xanh, hoa quả và thực phẩm bổ dưỡng để tăng sức đề kháng và khoáng chất.
Bệnh Zona Thần Kinh Và Mang Thai
Những ảnh hưởng của bệnh zona thần kinh khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có khả năng dẫn đến nhiễm bệnh thủy đậu hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu có thai từ tháng thứ 4 trở đi mới mắc các bệnh do vi-rút gây ra thì dị tật ở đứa trẻ sinh ra hiếm khả năng xảy ra.
Zona trên mặt có thể gây ra biến chứng cho đôi mắt. Bệnh zona mắt có thể dẫn đến bệnh lý giác mạc (sẹo giác mạc, viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt hoặc viêm giác mạc nhu mô), sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Nặng hơn, nó có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong cả quãng đời về sau, căn bệnh này có thể dẫn đến mù lòa.
Đau dây thần kinh sau herpes (đau tồn tại trên 30 ngày sau khi nổi phát ban hoặc sau khi liền sẹo) là biến chứng đáng sợ nhất đối với những bệnh nhân có chức năng miễn dịch đầy đủ. Đau dây thần kinh có thể tồn tại, đôi khi là nhiều năm sau đó.
Lưu ý khi điều trị bệnh cho phụ nữ đang mang thai
Bênh do virus gây nên vì thế không có thuốc điều trị đặc hiệu mà tất cả các thuốc chỉ là điều trị triệu chứng nhằm giảm nguy cơ đau dây thần kinh sau herpes, giảm đau, giảm ngứa và chống nhiễm trùng.
Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh thường sễ bị nặng hơn so với những đối tượng khác, thêm vào đó việc sử dụng thuốc điều trị cũng dè dặt hơn rất nhiều, vì vậy việc dùng thuốc điều trị hoàn toàn phải theo đúng sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm. Việc điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh trên phụ nữ mang thai cần phải có sự kết hợp của cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm.
Có một loại vắc xin được gọi là Zostavax có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona, cần chích ngừa 3 tháng trước khi mang thai. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp nhưng nếu đang có kế hoạch mang thai và quan tâm đến bệnh zona, cần nói chuyện với bác sĩ về việc chích ngừa trước khi mang thai.
Nếu đang mang thai, cần tuân thủ thói quen lành mạnh và đi gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh.
Zona thần kinh là bệnh thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm trong một vài trường hợp nhất là với phụ nữ mang thai ba tháng đầu, hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng tránh qua chế độ ăn cũng như chủng ngừa vacxin là chủ yếu. Tất cả thai phụ nên cẩn trọng và kiểm tra sớm khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị tránh biến chứng cho sức khỏe và thai nhi.
Phòng, Trị Bệnh Zona Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Nếu bạn bị bệnh thủy đậu khi còn là một đứa trẻ, bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ không bị lại khi bạn trưởng thành. Nhưng đây là điều kiện thuận lợi để bệnh Zona hình thành và phát triển. Bởi lẽ khi mắc thủy đậu ( mặc dù đã được điều trị), cơ thể sẽ tồn tại một loại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đó chính là lúc loại virus này ” lộ diện” và gây nên căn bệnh Zona – varicella-zoster virus (VZV).
Các triệu chứng sớm của bệnh zona bao gồm đau rát và ngứa, thường ở một bên của cơ thể hoặc khuôn mặt, có thể kèm theo sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và tiểu khó.
Chứng phát ban xuất hiện với những vết sưng, mẩn đỏ. Trong một vài ngày các vết sưng trở nên phồng rộp. Các vết sưng đỏ này có thể bao trùm khắp lưng, ngực, hoặc có thể mọc ở một bên mặt. Các vết da rộp thường có vảy cứng và sẽ mất đi sau 7 đến 10 ngày. Có những trường hợp các lớp vảy sẽ chỉ bong sau vài tuần, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đau đớn sẽ kéo dài hơn so với thông thường (từ 1 đến 3 tháng).
Bệnh zona và những biến chứng khi mang thai
Bệnh zona có thể gây ra các biến chứng lâu dài. Nếu bị zona trên mặt, nó có thể làm hỏng đôi mắt của bạn. Bệnh zona mắt có thể dẫn đến bệnh lý giác mạc (sẹo giác mạc, viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt hoặc viêm giác mạc nhu mô), sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Nặng hơn, nó có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong cả quãng đời về sau, căn bệnh này có thể dẫn đến mù lòa.
Bệnh zona cũng có thể gây ra các vấn đề về thính lực, trường hợp hiếm hoi, bệnh zona có thể lan vào trong não hoặc tủy sống và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc viêm màng não (nhiễm trùng màng ngoài não và tủy sống).
Đau dây thần kinh sau herpes (đau tồn tại trên 30 ngày sau khi nổi phát ban hoặc sau khi liền sẹo) là biến chứng đáng sợ nhất đối với những bệnh nhân có chức năng miễn dịch đầy đủ. Khoảng 1/5 số bệnh nhân zona đau dây thần kinh sau herpes. Ngay cả khi phát ban biến mất, đau dây thần kinh sau herpes có thể tồn tại, đôi khi trong nhiều năm.
Theo Trung tâm Phòng chống – kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hơn một phần ba những người bị bệnh zona sẽ phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế vì thuốc hoặc bệnh nhân HIV có nguy cơ đối mặt với biến chứng cao nhất.
Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có khả năng dẫn đến nhiễm bệnh thủy đậu hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, bệnh zona cũng có thể gây ra vấn đề cho em bé, nhưng hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng nguy cơ ít hơn so với bệnh thủy đậu.
Khi nghi ngờ mình bị zona, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức bởi bạn phải bắt đầu dùng một trong các loại thuốc này trong vòng một vài ngày bùng phát bệnh để có được kết quả tốt nhất và phải dùng theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai.
Điều trị zona khi mang thai
Phương pháp điều trị nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh zona và giảm nguy cơ đau dây thần kinh sau herpes. Chúng bao gồm các loại thuốc kháng virus acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex).
Ngoài ra các loại thuốc bác sĩ kê toa có các loại thuốc OTC và các loại khác giúp giảm đau và ngứa cũng như chống nhiễm trùng. Các thuốc giảm đau OTC acetaminophen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil, Motrin IB), ketoprofen (Actron), và naproxen (Aleve) để giảm đau.
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc OTC, điều quan trọng là thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đặc biệt là không nên dùng NSAIDs vào cuối thai kỳ.
Virus varicella zoster rất dễ lây. Nếu bạn không mắc bệnh thủy đậu, hãy tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị bệnh, thậm chí tránh đám đông, nơi bạn có thể tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Nếu bạn đã bị bệnh thủy đậu, bạn có thể lây zona từ một ai đó đang bị thủy đậu hoặc bệnh zona.
Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp nhưng nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và quan tâm đến bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về khả năng của thuốc chủng ngừa bệnh zona.
Nếu bạn đang mang thai, hãy tuân thủ những thói quen lành mạnh và kịp thời báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Phát hiện và và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và đứa con của bạn.
Có một loại vắc xin được gọi là Zostavax có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona. Trong các nghiên cứu lâm sàng, thuốc chủng ngừa có tác dụng làm giảm sự xuất hiện bệnh zona đến một nửa. Đối với những người đã được chích ngừa và mắc bệnh zona thì mức độ nghiêm trọng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, thời gian để chủng ngừa là trước khi bạn mang thai. Các nhà sản xuất vắc-xin đưa ra lời khuyên, bạn nên chờ đợi ít nhất ba tháng sau khi chủng ngừa mới có thể tính đến chuyện mang thai
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Zona Thần Kinh Ở Phụ Nữ Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!