Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Ngâm Hoa Atiso Với Đường Thơm Ngon Và Bổ Dưỡng mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên liệu ngâm hoa atiso
Đường: 2,5 kg đường cát trắng. Lưu ý, 1kg hoa atiso đỏ tương ứng với 800g đường cát trắng.
Hoa atiso: 3 kg
1 hủ thủy tinh lớn khoảng 5 lít
Cách ngâm hoa atiso với đường
Bước 1: Rửa sạch hoa atiso
Sau khi mua hoa atiso về bạn rửa sạch loại bỏ những hoa atiso bị dập và hư hỏng đi. Vớt hoa atiso ra để cho ráo nước.
Bước 2: Cắt cuống hoa atiso
Dùng dao cắt phần đế đi để tách riêng cánh hoa atiso đỏ ra khỏi đài hoa.
Bước 3: Tách nhụy và hoa atiso ra
Dùng một chiếc đũa ấn mạnh cho phần cuống mới cắt để tách phần quả ra một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Sau đó, lấy phần đài của hoa ra ngoài một cách nguyên vẹn.
Lưu ý: Phần nhụy atiso bạn đem phơi khô, dùng để pha với nước uống hoặc ngâm với rượu. Nếu trong quá trình thực hiện cách ngâm hoa atiso đỏ mà để nhụy hoa sẽ làm cho hỗn hợp không còn ngon hấp dẫn và đậm đà nữa.
Bước 4: Rửa hoa atiso với muối và nước ấm
Sau khi tách phần hoa và nhụy hoa atiso ra, bạn cho phần hoa atiso vào nước muối pha loảng rửa lại một lần nữa, cuối cùng bạn cho hoa atiso vào nước ấm pha sẵn rửa lại thật kỹ vớt ra để ráo nước.
Bước 5: Ngâm hoa atiso với đường
Tiến hành cách hoa ngâm atiso với đường, sau khi hoa atiso ráo nước, bạn cho atiso vào hủ chuẩn bị sẵn và ngâm với đường. Lưu ý: hủ thủy tinh phải được rửa sạch để khô nước.
Đầu tiên bạn cho 1 lớp atiso vào trong hủ trước.
Tiếp đến, bạn tiếp tục cho một lớp đường lên phủ kính cánh hoa atiso, cứ một lớp hoa atiso là một lớp đường.
Làm lần lượt cho đến hết rồi đóng chặt nắp lại, để nơi thoáng mát. Với cách ngâm atiso với đường này đảm bảo cả nhà sẽ có một thức uống thơm ngon để thưởng thức.
Bước 6: Hòa thành và thưởng thức
Sau khoảng 5 ngày bạn có thể mở nắp ra và dùng thử nước hoa atiso đỏ hoặc bạn có thể đun sôi lên nấu thành siro atiso.
Cách Hầm Chim Bồ Câu Cho Bà Bầu Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
Vì sao bà bầu nên ăn thịt chim bồ câu?
Dân gian vẫn thường quan niệm thịt chim bồ câu hầm là món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thịt chim bồ câu vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ ngũ tạng, kiện tỳ vị, ích huyết, giải độc trừ phong.
Chính vì hàm lượng dinh dưỡng cực cao này mà đa số các chị em đều tích cực ăn thịt chim bồ câu thời kỳ bầu bí. Chị em có thể nướng, nấu cháo, hầm bồ câu và ăn từ 1 – 2 bữa/tuần để an thai, bồi bổ cơ thể.
Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu
Nguyên liệu:
– Thịt nạc xay: 100g
– Hạt sen: 100g
– Miến: 50g
– Nấm hương: 50g
– Mộc nhĩ: 50g
– Gừng, hành khô, hành lá, rau mùi
– Rượu trắng, gia vị
Sơ chế món ăn:
Bước 1: Chim bồ câu sau khi làm sạch để ráo nước. Sau đó ướp thịt chim với một chút muối, bột ngọt, hạt tiêu xay. Mẹ bầu nên trộn đều, thoa đều hỗn hợp gia vị lên bề mặt trong và ngoài thịt chim, để trong vòng 30 phút cho thịt bồ câu thấm gia vị.
Bước 2: Thịt nạc xay đem ướp trong vòng 15 phút với muối, bột ngọt, tiêu.
Bước 3: Hạt sen khô rửa sạch, ngâm với nước từ 20 – 30 phút cho nở ra. Khi hạt sen mềm, mẹ bầu dùng tăm nhỏ loại bỏ tim sen.
Bước 4: Miến khô đem ngâm nước khoảng 5 phút, vớt ra để ráo rồi dùng kéo cắt khúc. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng cho nở sau đó vớt ra thái nhỏ. Các loại rau gia vị rửa sạch, thái nhỏ để riêng.
Thực hiện:
Chim bồ câu sau khi dồn nhân đem phi thơm với gừng trên chảo nóng. Sau đó, mẹ bầu trút chim bồ câu vào nồi, thêm hạt sen, nước lọc và một muỗng rượu trắng rồi bắc lên bếp hầm đến khi chín nhừ.
Mẹ bầu lưu ý chỉ nên cho lượng nước vừa đủ ngập mặt thịt và hầm với ngọn lửa nhỏ. Đến khi thịt chim chín mềm tiếp tục nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó thêm hành lá, rau mùi, khuấy đều rồi tắt bếp.
Các thực phẩm giàu axit folic đóng vai trò quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, chị em nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả, ngũ cốc trước và trong quá trình mang thai giúp bé thông minh, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh trong ba tháng đầu.
Cách Làm Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Tại Nhà
Ngũ cốc cho bà bầu thường có thành phần nào?
Thông thường, trong các loại ngũ cốc cho bà bầu thường chứa các thành phần bổ dưỡng sau:
Hàm lượng cao chất xơ
Trong thời kỳ mang thai, chất xơ rất cần thiết đối với thai phụ. Bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ nhằm tránh bị táo bón. Trong ngũ cốc cho bà bầu thường có hàm lượng chất xơ cao. Lượng chất xơ mà phụ nữ mang thai cần cung cấp cho cơ thể khoảng 28gram mỗi ngày.
Acid folic(vitamin B9)
Thai nhi rất cần acid folic để ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh như vô sọ, nứt đốt sống. Acid folic cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân chia tế bào trong cơ thể bé.
Nếu thiếu acid folic, bé có nguy cơ sinh non, phụ nữ có nguy cơ xảy thai hoặc rối loạn tâm thần sau sinh. Bên cạnh đó, khi trẻ ra đời cũng dễ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh tim mạch hoặc hở hàm ếch. Lượng acid folic mà phụ nữ trong thời gian mang thai đến khi cho con bú cần cung cấp như sau:
Chuẩn bị mang thai: 0.4mg/ngày.
Khi mang thai: khoảng 0.4-0.6mg/ngày.
Khoảng thời gian cho con bú: khoảng 0.4-0.5mg/ngày.
Vitamin và khoáng chất
Trong ngũ cốc cho bà bầu thường có rất nhiều vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy, uống ngũ cốc thường xuyên giúp bà bầu đáp ứng được nhu cầu vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, sắt và folate là 2 chất có nhiều trong ngũ cốc. Chúng giúp bạn điều hoá và chuyển hoát chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Nếu bạn thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh, trong quá trình sử dụng ngũ cốc cho bà bầu cần chú ý không thêm các chất làm ngọt.
Carbohydrates
Carbohydrates có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt. Đây là thành phần lý tưởng giúp bạn cân bằng năng lượng. Đồng thời, carbohydrates cũng hỗ trợ và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Lợi ích của ngũ cốc đối với bà bầu
Nếu sử dụng ngũ cốc cho bà bầu một cách hợp lý và điều độ, không chỉ ngon miệng mà đây còn là món ăn đem lại rất nhiều lợi ích.
Ngũ cốc cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và axit folic,… Nhờ vậy, cơ thể phụ nữ mang thai sẽ được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng đến từ nguồn tự nhiên mà không cần đến sự hỗ trợ của các thực phẩm chức năng.
Khi mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng nám da, nổi mụn, da thiếu sức sống. Tuy nhiên, nhờ ngũ cốc cho bà bầu chứa nhiều vitamin E mà có thể hỗ trợ người mang thai có làn da hồng hào, căng bóng và mịn màng.
Một số loại ngũ cốc có chứa tính thanh nhiệt, giải độc. Thai phụ có thể giảm thiểu căng thẳng, khó chịu trong thời gian mang thai.
Những cơn đói bất chợt trong thời kì mang thai thường xuyên xảy ra. Vì vậy, nếu sử dụng ngũ cốc cho những bữa phụ sẽ vừa giúp bạn ăn no, ăn ngon miệng mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và con.
Ngũ cốc chứa chất béo lành tính, tốt hơn so với việc bổ sung chất béo từ mỡ động vật.
Cách làm ngũ cốc cho bà bầu đơn giản tại nhà
Các bà bầu hoàn toàn có thể tự tay làm bột ngũ cốc ngay tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh nguyên vỏ: 1kg mỗi loại.
Đậu đen, hạt sen khô, mè đen, gạo lứt: 0.5kg mỗi loại.
Chảo rang, rây lọc, máy xay sinh tố.
Hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa đựng ngũ cốc sau khi xay.
Cách thực hiện:
Đậu sau khi rửa sạch, đem phơi khô hoặc để thật ráo nước. Sau đó, tiến hành đãi bỏ những hạt mốc, hạt lép.
Gạo lứt, mè đen và hạt sen đem vo kỹ, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó, đem phơi nắng khoảng 2-3 tiếng.
Rang các loại đậu, gạo lứt, mè đen, hạt sen lần lượt trên chảo. Khi tất cả đều chín dậy mùi thơm thì tắt bếp và để nguội.
Cho hạt ngũ cốc đã rang vào máy xay sinh tố để xoay nhuyễn. Dùng rây lọc để lọc những phần bột đã mịn để riêng. Tiếp tục xay tiếp phần bột còn lại cho đến khi bột đảm bảo độ mịn.
Cho ngũ cốc đã xay vào lọ thuỷ tinh. Bảo quản ngũ cốc nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể sử dụng bột ngũ cốc vào mỗi bữa sáng hoặc dành cho các bữa ăn phụ.
Giới thiệu một số loại ngũ cốc thường dùng
Ngũ cốc hạt Amaranth
– Giúp giảm cholesterol – Tăng cường trao đổi chất – Bảo vệ cơ thể chống lại sự ô nhiễm – Ngắn ngừa sưng viêm Amaranth đã được trồng từ 8000 năm qua và là nguồn lương thực chính của bộ tộc Aztec. Hạt và lá amaranth giàu các hoạt chất chống oxy hóa, là nguồn dồi dào protein, các phy to sterol giúp giảm cholesterol và các hợp chất hóa học tự nhiên có tác dụng kháng sưng viêm.
Hạt
Chứa các phytosterol, là các hormone thực vật giúp giảm cholesterol
Lá
Có giá trị dinh dường tương đương cải bó xôi và cải cầu vồng, nhưng giàu canxi hơn và hàm lượng niacin cao gấp 3 lần
Công dụng của Amaranth
BẢO VỆ TIM
Thường xuyên ăn hạt (hoặc tinh dầu) amaranth có thể giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol “xấu” (LDL) và cải thiện hệ miền dịch. Không giống như các loại ngũ cốc khác, hạt amaranth không chứa chất xơ nhưng lại giàu các phytosterol và squalene.
KÍCH THÍCH TÁI TẠO & TĂNG TRƯỞNG MÔ
Hạt amaranth là nguồn dồi dào axít amin, đặc biệt là lysine, một loại axít amin thiết yêu ít thấy trong các loại ngũ cốc và thực phẩm thực vật khác. Axít amin được xem là nguyên liệu quan trọng trong việc hình thành protein trong cơ thể. Axít amin cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp tái tạo và tăng trưởng mô.
LOẠI THẢI ĐỘC TỐ
Hạt amaranth giàu squalene, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm tác động của các độc tố từ môi trường và hóa chất công nghiệp. Ngoài ra, squalene còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng mệt mỏi mãn tính.
KHÁNG SƯNG VIÊM
Hạt amaranth chứa lunasin, một chất chống sưng viêm. Ngoài tác dụng ngăn ngừa sưng viêm, lunasin còn có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của các tê bào ung thư.
HẤP THU TỐI ĐA DƯỜNG CHẤT
RAU MẨM
Kích thước nhỏ của hạt amaranth làm cho hạt khó nhai, kể cả khi ăn sống hoặc đã nấu chín. Do khó nhai cho nên phần lớn hạt đi thẳng qua ống tiêu hóa mà chưa được tiêu hóa, hấp thu dường chất. Vì vậy, ăn rau mầm từ hạt amaranth sẽ giúp hấp thu tối đa dưỡng chất có trong hạt.
SỬ DỤNG LÁ
Lá amaranth là nguồn dồi dào vitamin K và c, sắt, canxi và folate.
CHẾ BIẾN
THÊM VÀO MÓN RAU TRỘN
Bổ sung rau mầm hạt amaranth vào món rau trộn hoặc sandwich.
NƯỚNG BÁNH
Bột từ hạt amaranth không chứa gluten. Bột có vị đắng, vì vậy hàm lượng bột amaranth trong bánh không nên vượt quá 10 -15%.
Hạt QUINOA
Phòng chống xơ cứng động mạch làm mạnh các mô liên kết
Ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do gây ra
Hạt quinoa dễ tiêu hóa khi được nấu chín, có vị ngọt, xốp và thoang thoảng hương cỏ. Quinoa là nguồn giàu protein và các hoạt chất kháng sưng viêm, các axít béo không bão hòa đơn và axít béo omega-3. Quinoa là loại ngũ cốc giúp giảm cholesterol “xấu” (LDL), tăng cường sức khỏe tim mạch và dồi dào các hoạt chất chống oxy hóa.
Hạt Quinoa đỏ
Chứa sắc tố betacyanin (hoạt chất chống oxy hóa) tạo màu sắc đỏ tươi cho hạt.
Hạt Quinoa trắng
Chứa đầy đủ các axít amin thiết yếu (bao gồm cả lysine), sắt, canxi và photpho.
Công dụng của hạt Quinoa
Bảo vệ tim
Không giống như nhiều loại ngũ cốc khác, hạt quinoa chứa axít oleic (một loại axít béo không bão hòa đơn) và axít alpha-linolenic (ALA, một loại axít béo omega-3). Hồn hợp các axít béo này giúp giảm các cholesterol “xấu” (LDL) và ngăn ngừa sưng viêm, nguyên nhân gây xơ cứng động mạch.
Hạt quinoa được xem là nguồn dồi dào protein do chứa đầy đủ các axít amin thiết yếu – đặc biệt giàu lysine, một loại axít amin quan trọng giúp tái tạo và tăng trưởng mô.
Chống oxy hóa
Không chỉ chứa đa dạng các vitamin E (như alpha-, beta-, gamma- và delta-tocopherol), hạt quinoa còn chứa 2 hoạt chất chống oxy hóa nhóm flavonoid là quercetin và kaempferol với hàm lượng tương đương, thậm chí có thể cao hơn so với các loại quả họ dâu (như cranberry).
Dễ tiêu hóa
Hạt quinoa dề tiêu hóa và không chứa gluten, do đó rất thích hợp cho những người tuân thủ chê độ dinh dưỡng không dung nạp gluten.
Hấp thu tối đa các loại dưỡng chất
Chọn loại hạt nguyên chất
Hạt quinoa rất nhanh chín (khoảng 15 phút).
Rau mầm
Quá trình ủ hạt làm rau mầm giúp kích hoạt các enzyme có lợi trong quinoa và gia tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt. Rau mầm quinoa có thể dùng để trộn rau hoặc ăn kèm với bánh mì sandwich.
Cách chế biến/ sử dụng hạt quinoa
Thay thế gạo
Là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, quinoa có thể được dùng thay thê cho gạo hoặc kết hợp với các loại rau củ.
Thêm hạt quinoa vào các loại bánh nướng
Quinoa giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho bánh muffin, bánh mì và pancake.
Hạt Atisô Có Tác Dụng Gì? Cách Ngâm Rượu Hoa Hạt Atiso Đỏ Tại Nhà
Hạt hoa atiso đỏ còn có tên gọi khác là hoa bụp giấm để phân biệt với hoa atiso xanh. Cùng khám phá tác dụng của hạt atiso, và cách ngâm rượu hoa hạt atiso ngay hôm nay.
Những điều cần biết về hoa/quả atiso
Là loại cây sống một năm có thân màu tím nhạt cao từ 1.5 đến 2m, phân nhánh ở gần gốc, lá hình trứng có răng cưa quanh mép. Hoa atiso mọc đơn ở nách và gần như không có cuống. Tràng hoa màu tía, hồng hay vàng, đôi khi còn có màu trắng. Quả nang hình trứng, mang đài màu đỏ và có lông thô bao quanh. Người ta thu hoạch hoa atiso vào độ tháng 7 đến tháng 10.
Hạt/quả atiso có tác dụng gì?
Các nghiên cứu cho thấy hoa atiso có tác dụng tuyệt vời trong chữa các bệnh về gan bởi công dụng dọn sạch các độc tố trong gan. Tỏi đen cũng là một trong những loại quả có khả năng giải độc gan rất tốt.
Hoa atiso hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người già nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy ồ ạt mà cũng không gây tác dụng phụ.
Trong atiso chứa cynarin và silymarin là hai chất chống oxy hóa rất có ích cho gan.
Atiso còn giúp làm đẹp làn da. Bởi da của bạn đẹp hay xấu phụ thuộc độ khoẻ hay yếu chức năng gan, tiêu hoá tốt hay không. Hoa atiso giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Cách ngâm hạt hoa atiso đỏ với rượu
Hoa atiso rửa sạch để ráo nước. Để nguyên hoa gồm cả nhụy, cánh, đài và hạt cho vào bình cùng rượu ngâm. Sau 4 tháng là có thể dùng được, rượu atiso có vị ngọt, chua, nhẹ giống như rượu vang uống rất thích.
Ngoài ra ta cũng có thể ngâm hạt atiso với rượu theo tỷ lệ 400g hạt với 4-5 lít rượu trong vòng 4 tháng. Rượu atiso có tác dụng trị viêm phế quản, viêm họng, lợi tiểu, tiểu đêm, bệnh vàng da, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường
Hoa atiso tách ra chỉ lấy cánh mang rửa sạch, để ráo nước. Cho hoa atiso vào bình thủy tinh từng lớp, giữa mỗi lớp mà một lớp đường cát trắng, lớp cuối cùng đổ kín đường và đậy kín nắp bình.
Sau vài ngày khi đường tan hết, nước cốt bắt đầu ngấm ra, dùng thìa đẩy hoa xuống cho nước cốt ngập lên. Khoảng 1 tuần là bắt đầu thưởng thức được, nên uống với đá.
Cách làm mứt hoa atiso
Các bước làm tương tự như cách ngâm hoa atiso với đường làm nước giải khát. Tuy nhiên ta chỉ ngâm độ 5 ngày đến 1 tuần cho hoa ngấm đường, lấy hết hoa ra cho lên chảo rang khô cho đến khi hoa quắp lại, giòn là được món mứt hoa hồng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Ngâm Hoa Atiso Với Đường Thơm Ngon Và Bổ Dưỡng trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!