Đề Xuất 3/2023 # Cách Nấu Cháo Cá Trắm Lặc Lè Tốt Cho Hệ Tiêu Hoá Của Bé 7 Tháng Tuổi # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Nấu Cháo Cá Trắm Lặc Lè Tốt Cho Hệ Tiêu Hoá Của Bé 7 Tháng Tuổi # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Cháo Cá Trắm Lặc Lè Tốt Cho Hệ Tiêu Hoá Của Bé 7 Tháng Tuổi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nấu cháo cá trắm lặc lè cho bé ăn dặm có khó không?

Các mẹ đã biết cách nấu cháo cá trắm lặc lè cho bé bằng nồi cơm điện ngon mà không bị tanh chưa? Quả lặc lè giàu chất xơ, vitamin giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol, mỡ máu, tốt cho người già, trẻ nhỏ và mọi người nói chung.

+ Cháo trắng trữ đông

+ 1/4 khúc cá trắm

+ Lặc lè cắt khúc vừa đủ

+ Giá đỗ, hành khô, dầu ăn

+ Nước mắm Ngư Nhi, dầu gấc

+ Phomai, hành, thì là

Cách nấu cháo cá trắm lặc lè cho bé trên 7 tháng ăn dặm

Các chất xơ trong lặc lày giúp giảm hệ thực vật đường ruột bằng cách khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, mà được gọi là chế phẩm sinh học.

+ Bước 1: Cháo rã đông. Lặc lè rửa sạch, thái miếng vừa đủ sau đó thì cho vào luộc đến khi chín, lấy nước luộc cho giá vào trần qua.

+ Bước 2: Cá trắm rửa sạch, cho vào hấp chín rồi gỡ lấy thịt. Phi thơm hành khô với chút dầu oliu. Sau đó thì cho cá vào đảo đều. Xay hoặc băm nhỏ cá

+ Bước 3: Lặc lè, giá đỗ cũng băm hoặc xay nhỏ. Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá vào đảo đều đến khi sôi lăn tăn thì cho lặc lè, giá đỗ vào quấy đền lần nữa.

+ Bước 4: Cho thêm chút hành thì là băm nhỏ rồi nêm xíu mắm dành riêng cho bé, tắt bếp. Thêm phomai tùy ý.

Tác dụng không ngờ của quả lặc lè đối với trẻ nhỏ

+ Tốt cho hệ tiêu hoá của bé: Sự kết hợp của chất xơ và chất nhầy trong lặc lày cũng làm cho chúng rất tốt cho tiêu hóa. Lặc lày giúp giảm bớt sự vận động của thức ăn qua đường ruột của bạn và giúp tái hấp thu nước.

+ Tốt cho sự phát triển của xương: Vỏ quả lặc lày rất giàu vitamin K và folate, là một loại Vitamin B. Cả hai chất dinh dưỡng cải thiện sức khỏe của xương bằng cách tăng cường xương, tăng mật độ của chúng và ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương.

+ Phòng ngừa ho và cảm lạnh cho bé: Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong lặc lày cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch nói chung của bạn, bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và ngăn cản bạn bị cảm lạnh hoặc ho.

Tags: cháo cá trắm lặc lè, cá trắm, lặc lè là gì

Bà Bầu Ăn Cháo Cá Chép Vào Tháng Thứ Mấy, Có Tốt Không, Cách Nấu Cháo Cá Chép Cho Bà Bầu

Khi bà mẹ mang thai luôn muốn những thứ tốt nhất cho con dù cho con vừa mới tượng hình trong bụng mẹ. Nhưng trong giai đoạn mang thai, bà mẹ bầu hay bị ốm ngén và khó ăn, những thức ăn chỉ kịp tiêu hoá một lượng nhỏ khi được đưa vào cơ thể. Vì thế các bà mẹ bầu cần tìm cho mình những món ăn vừa dễ ăn nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là dễ làm.

Đây cũng là thời điểm bà mẹ bầu đang bất đầu ốm ngén và rất sợ mùi tanh của thịt cá, nên các bà mẹ bầu cần biết cách sơ chế cũng như chế biến cá hợp lý để giảm bớt mùi tanh. Vậy hàm lượng dinh dưỡng trong cháo cá chép có điều gì khác với những loại cháo khác? Hàm lượng dinh dưỡng trong cháo cá chép không quá khác so với những loại cháo khác.

Tác dụng của cháo cá chép với bà bầu, mẹ bầu ăn cháo cá chép có tốt không

Trong 100gr cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất báo bão hoà, 84mg cholesterol và một số các vi chất khác như canxi, vitamin A, vitamin C và sắt.

Trong khi đó, một khẩu phần ăn của cá hồi cùng trọng lượng lại có thể cung cấp đến 206 calories, nhưng chỉ chứa 63mg cholesterol và chứa 23g protein. Có một loại cá khác cũng rất phổ biến trong bửa ăn của người Việt là cá lóc, với 100g các lóc sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein.

Ngoài ra cháo cá chép còn giúp bà mẹ bầu bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, chữa ho, lở loét …. Vậy cháo cá chép không những giúp bé con sinh ra xinh đẹp, môi đỏ, da trắng, mà còn giúp mẹ bầu khoẻ mạnh nữa.

Sơ chế cá chép như thế nào cho đúng cách và an toàn?

Theo một số lời truyền miệng dân gian thì khi nấu món cháo cá chép, cá chép chỉ cần rửa sạch, không làm ruột, đánh vảy, cho thêm nắm gạo vào nấu lên chung thì như vậy khi còn sinh ra sẽ thông minh, da sẽ trắng mịn. Tuy nhiên, đây là một cách chế biến phản khoa học, phụ nữ mang thai khi ăn phải mật cá chép dễ bị ngộ độc.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc nấu cháo để nguyên con không đánh vảy, bóc mang hay không mổ bụng cá để nấu là không nên, vì dưới vảy, mang và trong ruột các có chứa rất nhiều vi khuẩn.

Hơn nữa, trong mật cá chép chứa trên 90% chất Cyprinol sulfat, còn lại là các acia mật khác có thể gây rối loạn tiêu hoá cấp như gây đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, thậm chí có thể gây tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp…

Nấu cháo cá chép cần biết cách sơ chế đúng cách và phải sơ chế kỹ, đáng vảy và làm ruột thật sạch, các bà mẹ bầu nên luộc sơ qua sau đó lóc thịt để nấu cháo thì thịt cá dễ ngấm gia vị và an toàn hơn.

Việc ăn uống hợp vệ sinh, sàn lọc thông tin, dựa vào những kinh nghiệm đúng đắn và khoa học sẽ giúp các bà mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh. Song song với việc chọn món cháo cá chép bồi bổ cho bà mẹ bầu trong ba tháng đầu thai kỳ, bà mẹ bầu còn có thể kết hợp thay đổi thêm một số các món ăn khác.

II – Cách làm cháo cá chép ngon không bị tanh cho bà bầu

Cá chép: 1 con to (khoảng 0,5kg)

Gạo tẻ: 1/2 bát ăn cơm, gạo nếp: 1 nắm,1 củ gừng, củ hành khô

Vài nhánh hành lá, 1 mớ rau thìa là.

Gia vị: Nước mắm, muối, đường, hạt tiêu, dầu ăn.

Sơ chế các nguyên liệu để làm cháo cá chép

Cá sau khi mua về cạo sạch vẩy, mổ bỏ ruột, sát gừng và muối cho hết mùi tanh.

Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng hoặc băm nhỏ.

Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.

Hành lá, thì là rửa sạch, thái nhuyễn.

Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch

Các bước làm cháo cá chép

– Bước 1: Hòa gừng đã băm nhuyễn với nửa lít nước, bắc nồi nước gừng lên bếp. Đun sôi nước gừng rồi từ tử thả cá chép vào luộc.

– Bước 2: Khi cá chép chín, vớt ra đợi nguội thì gỡ cá lấy thịt, xương cá, đầu cá để riêng rồi giã nhỏ, hòa nước rồi chắt lấy nước cốt nấu cháo. Thịt cá đem ướp 1 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu.

– Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào đun nóng thì cho hành khô vào phi thơm, sau đó cho thịt cá vào xào, đảo nhẹ tay để thịt cá thấm gia vị mà không nát trong 3 phút rồi tắt bếp.

– Bước 4: Cho gạo tẻ và gạo nếp vào nước luộc cá chép, cho nước cốt xương cá vào, nấu cùng 1 thìa cà phê muối, hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.

– Bước 5: Khi thấy cháo đã chín nhừ, cho toàn bộ phần thịt cá vừa xào vào nồi cháo, đảo đều. Đợi khoảng 10 phút, cho hành, thì là băm nhỏ vào sau đó tắt bếp.

Lưu ý khi làm cháo cá chép ngon và không tanh

Cách chọn mua cá chép ngon, chọn con cá chép to, vừa thơm thịt lại vừa đỡ xương, cá chép càng nặng ký thì càng ngon và ít tanh.

Có người cho rằng máu cá chép bổ nên bỏ qua khâu mổ bỏ ruột cá mà mang nấu luôn.

Trong khi luộc có thể thả vài nhánh thì là để cá bớt tanh.

Muốn để món cháo hoàn thành bớt mùi tanh hơn nữa, bạn có thể thêm đỗ xanh vào nấu cùng, vừa tăng thêm chất dinh dưỡng và cháo thơm mùi đậu xanh.

Và sau đây là một số món ăn làm từ các chép Massageishealthy xin giới thiệu để các bà mẹ bầu thay đổi khẩu vị.

III – Các món ngon từ cá chép khác tốt cho sức khỏe bà bầu

1. Cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu

Nguyên liệu: 500gr cá chép phi lê, 100gr nấm rơm, 50gr cà rốt, 1/2 củ nghệ, 2 cây hành lá, ½ chén gạo, 2 thìa súp đậu xanh không vỏ, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn.

Cách chế biến:

– Các nguyên liệu sơ chế sạch. Nghệ và cà-rốt thái lát mỏng. Cá thái vừa ăn. Nấm rơm thái đôi. Gạo, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước nấu nhừ thành cháo.

– Làm nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho nghệ, cà-rốt, cá, nấm rơm vào xào. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường. Cho tất cả vào cháo, nấu chín. Nếm vừa ăn. Múc ra tô, rắc hành tước sợi, tiêu.

2. Cách làm cá chép sốt cà chua ngon cho bà bầu

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn

Cách thực hiện:

– Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20phút.

– Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.

– Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 300gr sườn non, 200gr dưa chua, cà chua, sả, gừng, hành khô, rau mùi tàu, hành tươi, thì là, rau sống, ớt tươi, mắm, muối, mì chính, hạt tiêu

Cách thực hiện:

– Dưa chua và cà chua rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Sườn chặt khúc nhỏ, cho nước vào trần qua để khử mùi hôi.

– Phi thơm hành khô, cho cà chua, sườn, dưa vào đảo qua, cho một ít gia vị, nước mắm cho dậy mùi, cho nước vừa đủ ăn vào nồi, vặn to lửa đun sôi. Ninh khoảng 30 phút cho ra nước ngọt từ sườn. Hạ nhỏ lửa.

– Cá chép rửa sạch, khía vài đường ở hai bên mình, cho gia vị, sả, gừng băm nhỏ vào ướp khoảng 30 phút. Chiên sơ nhưng đừng để cá quá chín, khi bỏ cá vào lẩu sẽ bị bở và cá sẽ không có độ dài.

– Cho cá vào nồi lẩu rồi đổ nồi nước ninh vào. Cắt khúc hành tươi, để làm nồi lẩu thêm bắt mắt bạn trang trí với cà chua và ớt tỉa hoa. Món lẩu cá chép om dưa ăn kèm với bún hay với mỳ đều rất ngon.

Các món ăn trên không chỉ thích hợp và bổ dưỡng cho bà mẹ bầu mà cũng rất lợi và ngon miệng cho các thành viên khác trong gia đình, bà mẹ bầu vừa có thể chăm sóc bản thân, vừa có thể chăm sóc gia đình nhỏ của mình.

Cách Nấu 5 Món Cháo Ếch Cực Ngon Tốt Cho Sức Khoẻ Của Mẹ Và Bé

Thịt ếch rất tốt cho trẻ đổ mồ hôi trộm, lười ăn, yếu mệt, suy dinh dưỡng. Để kích thích vị giác của con và trị chứng biếng ăn, còi xương mẹ hãy thường xuyên nấu cháo ếch và thay đổi công thức nấu để con ăn ngon miệng hơn.

+ Cháo ếch bí đỏ cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Quả bí đỏ là 1 loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khoẻ, bí đỏ giàu vitamin A, C, lượng tinh bột cao là thực phẩm tốt cho bé yêu đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm của trẻ. Ăn bí đỏ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ bắp phát triển cho bé vì vậy các mẹ hãy chế biến bí đỏ thành những món ăn đa dạng để thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ nhỏ, giúp trẻ ngon miệng hơn và hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Và hôm nay, chuyên mục món ngon cho bé của Dichvuhay xin giới thiệu đến các mẹ cách làm món cháo ếch bí đỏ ngon bổ dưỡng cho bé yêu ăn dặm. Để thực hiện chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 50gr gạo tẻ, một con ếch 200gr, Bí đỏ 1 miếng nhỏ vừa ăn, Dầu ăn, mắm, hành ngò.

+ Cháo ếch nấu với rau ngót cho bé 10 tháng tuổi

+ Cách 1: Đùi ếch hấp lên, mẹ hãy gỡ lấy thịt ếch. Sau đó băm nhỏ, ướp với chút nước mắm và hành khô cho thơm. Cháo và rau ngót băm nhuyễn vẫn ninh nhừ như cách trên. Sau đó, cho thịt ếch vào. Chờ sôi lại. Bắc xuống bếp, đợi cháo ấm thì cho bé ăn.

+ Cách 2: Thịt ếch lọc thịt ở đùi, băm nhỏ. Cho vào bát, thêm ít nước, quấy tan. Gạo ngâm mềm, rau ngót xay nhuyễn cho vào ninh nhừ thành cháo. Cháo chín thì cho thịt ếch vào. Cho ít nước mắm, dầu ăn và hành lá thái nhỏ vào, chờ sôi lại. Múc ra chén nhỏ, cho bé ăn khi nóng.

+ Cháo ếch nấu với rau dền cho bé trên 1 tuổi

Rau dền có 3 loại đó là rau dền đỏ, rau dền gài và rau dền cơm. Rau dền có vị ngọt, khi nấu canh hoặc kết hợp để nấu cháo thì có vị ngon rất dễ ăn. Chúng mình cùng tìm hiểu cách chế biến món cháo ếch cho bé với rau dền. Để thực hiện ta cần chuẩn bị nguyên liệu: 1 con ếch 200g, 50g rau dền, 50g gạo tẻ, Gia vị: dầu mè, nước, hành ngò.

+ Cháo ếch nấu với rau gì ngon cho bé 6 tháng ăn dặm?

+ 500 g ếch làm sạch.

+ 200 g nấm rơm.

+ 1 củ cà rốt.

+ 200 g gạo thơm.

+ Hành, ngò, tiêu, muối, đường, bột nêm

Cách nấu món cháo ếch cà rốt nấm rơm cho bé:

+ Bước 1: Làm sạch ếch (bạn cũng có thể mua ếch đã làm sạch ở siêu thị hoặc chợ). Sau đó bạn rửa sạch ếch, cắt khúc vừa ăn. Ướp với 2 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng đường, ½ muỗng muối, gốc hành băm nhuyễn. Để khoảng 30 phút cho ếch thấm gia vị.

+ Bước 2: Nấm rơm rửa sạch với nước muối, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Vo gạo thật sạch. Đổ nước sôi vào nấu gạo cho thật nhừ, thêm cà rốt và nấm rơm vào.

+ Bước 3: Cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng, bạn cho ếch đã ướp vào đảo đều, tới khi thịt ếch chín và săn lại. Cho ếch đã xào vào nồi cháo, nêm nếm lại cho vừa ăn.

+ Bước 4: Múc cháo ra tô, thêm tiêu và hành ngò cắt khúc vào.

Nguyên liệu:

+ Cháo ếch dành cho bà bầu trên 3 tháng

+ Ếch đã sơ chế: 500g

+ Gạo nếp: 50g

+ Gạo tẻ: 100g

+ 1 lon nước ngọt

+ Gừng, hành, tỏi

+ Ớt tươi, hành lá

+ Dầu hào, rượu trắng, tương ớt và sa tế tôm

Cách nấu cháo ếch cho bà bầu:

+ Bước 1: Thịt ếch rửa sạch sau đó cắt khúc thành từng miếng vừa ăn. Sau dó ướp với gia vị khoảng 30 phút. Hành, tỏi bóc vỏ băn nhuyễn.

+ Bước 2: Trộn gạo tẻ với gạo nếp theo tỷ lệ 2:1 vo sạch sau đó rang qua để gạo có màu vàng dịu. Đổ gạo vào nồi thêm chút muối và vài lát gừng đổ nước vào đun sôi. Khi cháo sôi chú ý dùng thìa hớt bớt phần bọt.

+ Bước 4: Cho 3 thìa cà phê dầu hào cùng đường, hạt nêm và nước mắm vào nồi thịt ếch, nêm nếm gia vị hơi cay và ngọt là được. Kiểm tra khi thịt ếch cạn nước và sệt thi cho sa tế tôm vào để ếch có vị cay và có màu sắc đẹp hơn. Đảo đều thịt ếch rồi tắt bếp.

+ Bước 5: Khi ăn cho cháo vào một cái nồi đất khách rồi đổ thịt ếch vào và thưởng thức món cháo ếch. Với món ăn này các bạn nên ăn nóng mới ngon, có thể cho thêm chút hành lá ăn sẽ thơm hơn.

Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn

Cháo lươn là một trong những món ăn nổi tiếng được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn cho con. Cháo lươn có thành phần dinh dưỡng cao, giúp bé tăng cân nhanh, đặc biệt giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng khi bị bệnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lươn là thực phẩm có tính mát, thơm ngon và chứa nhiều vitamin A, B1, B6, kali, natri, canxi, sắt.

Với các bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, cháo lươn cho bé là lựa chọn hoàn hảo. Nguồn dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn gồm có:

Chất đạm: 12,7g

Chất béo: 25,6g

Năng lượng: 285 calo

Vitamin: Vitamin A và beta-caroten: 2.000 IU, vitamin B1: 0,15mg, niacin: 2,2mg, riboflavin: 0,31mg, biotin: 5mcg, vitamin B6: 0,28mg

Khoáng chất: sắt: 0,7mg; natri: 78mg; kali: 247mg, canxi: 18mg; magie: 18mg; phốt pho: 160mg.

Để cho bé ăn dặm đúng cách và tiêu hóa tốt khi ăn lươn thì mẹ nên nấu chín, hấp cách thủy hoặc ninh nhừ để đảm bảo thịt lươn được chín kỹ.

Khi nấu cháo với các loại rau củ hầm sẽ giúp mẹ chế biến thành công món ăn mát và bổ, thích hợp với những bé bị suy dinh dưỡng.

Cách chọn và sơ chế thịt lươn

Mẹ chọn lươn màu vàng, đuôi dài, tươi sống. Lươn chỉ nên chọn con từ 1-1,3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.

Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.

Nếu bạn không muốn cho con ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.

Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh.

Đồng thời mẹ cần tránh chọn lươn chết sẽ sinh ra độc tố histamine có hại cho sức khỏe của bé.

Khi nấu cháo lươn cho bé, mẹ cần phải nấu thật chín hoặc ninh nhừ để tiêu diệt hết các loại ký sinh trùng có hại.

Khi lươn đã chín, bạn mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.

Những cách nấu cháo lươn cho bé ngon, bổ, dễ thực hiện

1. Cháo lươn khoai môn

Nguyên liệu: 200g lươn, 100g gạo tẻ, 100g khoai môn thái nhỏ, cắt miếng vuông.

Lọc lấy thịt và làm sạch.

Hấp chín lươn với một ít gừng để khử mùi tanh.

Vớt lươn ra lọc lấy thịt, bỏ ruột, giữ phần tiết để nấu cháo.

Mẹ cho 1 lít nước vào nồi rồi cho gạo và khoai môn vào nấu chín nhừ.

Khi cháo chín, mẹ cho thịt lươn, tiết lươn đã hấp chín vào đảo đều.

2. Cách nấu cháo lươn cho bé 8 tháng: Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu: 1 nắm gạo tẻ, 10g thịt lươn, 20g cà rốt băm nhuyễn, 1,5 thìa dầu ăn.

Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo cùng cà rốt.

Lươn làm sạch rồi luộc hoặc hấp chín, sau đó gỡ lấy thịt.

Khi cháo chín nhừ, cho thịt lươn vào đảo đều.

Tắt bếp, để cháo hơi nguội thì thêm 1,5 thìa dầu ăn vào đảo đều.

3. Cháo lươn đậu xanh

Nguyên liệu: 200g lươn, 100g gạo, 50g đậu xanh.

Gạo và đậu xanh vo, đãi sạch. Sau đó cho vào nồi nấu cháo chín mềm.

Lươn làm sạch rồi luộc hoặc hấp chín. Sau đó gỡ lấy phần thịt lươn.

Khi cháo chín cho thịt lươn vào đảo đều.

Nguyên liệu: 200g lươn, 100g gạo, 100g bí đỏ, rau thơm, hành lá, gia vị.

Lươn rửa sạch, cắt thành từng đoạn cho vào nồi luộc hoặc hấp chín. Sau đó gỡ lấy thịt lươn.

Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ.

Gạo vo sạch cho vào nồi cùng 1 lít nước nấu cháo.

Khi cháo chín mềm, thêm bí đỏ vào nấu nhừ.

Sau đó cho thịt lươn vào đảo đều.

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm không có mùi tanh

Thịt lươn có nhiều chất dinh dưỡng như vì lươn là động vật sống dưới nước nên không tránh khỏi có mùi tanh. Do đó, khi làm và nấu lươn, mẹ cần chú ý một số mẹo sau đây để khử mùi tanh cho món cháo lươn.

Lươn khi mua về, mẹ nên ngâm với nước gạo trong 1-3 tiếng để sạch bùn bẩn. Sau đó, cho muối vào để lươn thả hết chất nhớt. Ở vùng quê, một số bà mẹ có thể cho tro và trấu vào để tuốt lươn sạch hơn.

Lươn sau khi được làm sạch thì mang đi luộc hoặc hấp. Để loại bỏ mùi tanh hoàn toàn thì mẹ nên cho vào nước luộc, hấp một lát nghệ hoặc gừng.

Lưu ý khi nấu cháo lươn cho bé ăn dặm

Một số gia đình xào lươn với hành và gia vị để thơm ngon và đậm vị hơn; sau đó mới cho vào cháo. Tuy nhiên, nếu nấu cháo lươn cho trẻ sơ sinh thì bạn không nên làm vậy.

Cách này sẽ khiến thịt lươn bị săn lại, ngấm nhiều gia vị và dầu mỡ hơn, từ đó khiến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh làm việc khó khăn hơn.

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm tốt nhất là cho trực tiếp thịt lươn vào cháo, ninh nhừ. Không cần tẩm ướt gia vị hay phi xào.

Lấy nước luộc lươn để nấu với gạo, còn thịt lươn thì cho sau. Nấu khoảng 20-30 phút khi hạt gạo đã nhừ thì mới cho thịt lươn vào.

Nấu tiếp chừng 15-20 phút, đến khi cháo thật nhừ thì tắt bếp.

Với trẻ sơ sinh ăn dặm thì không nên cho hành, rau răm hay gia vị vào, tốt nhất là cho rau củ vào ninh cùng. Còn khi trẻ đã lớn, ít nhất trên 1 tuổi thì bạn mới nên cho chúng vào.

Nhìn chung cháo lươn cho bé ăn dặm là món ăn bổ dưỡng vì trong lươn có rất nhiều chất dinh dưỡng giá trị, giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé yêu thì độ tuổi phù hợp thưởng thức món ăn này là từ 1 tuổi trở đi hoặc ít nhất là 8 tháng và không dùng thêm gia vị.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Cháo Cá Trắm Lặc Lè Tốt Cho Hệ Tiêu Hoá Của Bé 7 Tháng Tuổi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!