Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chữa Mất Ngủ Cho Bà Bầu Hiệu Quả Theo Giai Đoạn mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mất ngủ khi mang thai là một tình trạng phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể khảo một số cách chữa mất ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn trong bài viết bên dưới.Thông tin cần biết về chứng mất ngủ khi mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ bao gồm rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. Mất ngủ có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất sức trong cả ngày.
Mất ngủ khi mang thai có thể là mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức dậy giữa đêm và không thể ngủ trở lại. Phụ nữ có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, tuy nhiên tình trạng này thường phổ biến ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Khi ngủ, các hormone ở phụ nữ mang thai bị mất kiểm soát. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản và dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai thường bao gồm:
Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Đau lưng
Đầu vú mềm
Khó chịu ở ngực và bụng
Chuột rút ở chân
Khó thở và hơi thở ngắn
Ợ nóng
Trào ngược dạ dày thực quản
Có giấc mơ kỳ lạ hoặc ác mộng
Mặc dù mất ngủ khi mang thai có thể gây mệt mỏi nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng và không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên người bệnh nên tìm hiểu cách chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả và an toàn để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ
Điều trị mất ngủ khi mang thai có thể dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể, bà bầu mất ngủ có thể tham khảo một số phương pháp như:
1. Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể và tâm lý của người phụ nữ bắt đầu làm quen với các thay đổi khi mang thai, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu.
Trong một số nghiên cứu ở những người làm mẹ lần đầu, hầu hết bà bầu đều cần ít nhất 45 phút đến 1 giờ để ngủ. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng của hormone progesterone khi mang thai có thể khiến phụ nữ cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Điều này có thể dẫn đến nhiều giấc ngủ ngắn không tự chủ vào ban ngày và gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, thay đổi hormone cũng khiến bà bầu thường xuyên thức dậy giữa đêm và không thể ngủ lại sau đó.
Khó chịu với các thay đổi của cơ thể: Khi mang thai ngực trở nên mềm hơn và bụng bắt đầu có cảm giác căng cứng. Điều này khiến một số phụ nữ cảm thấy không thoải mái và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, khi mang thai lưu lượng máu và các chất dinh dưỡng lưu thông trong cơ thể cũng thay đổi để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này có thể khiến tử cung và thận bị áp lực dẫn đến căng thẳng vào buổi tối và dẫn đến mất ngủ.
Đi tiểu thường xuyên: Hormone Progesterone không chỉ khiến bà bầu buồn ngủ vào ban ngày mà còn dẫn đến tình trạng thường xuyên muốn đi tiểu vào ban đêm. Tác dụng ức chế của hormone Progesterone có thể ảnh hưởng đến cơ trơn khi đi tiểu. Điều này làm thay đổi thần suất tiết niệu, chèn ép bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng tử cung. Do đó, nhiều phụ nữ thường có nhu cầu đi tiểu nhiều lần, kể cả ban đêm và dẫn đến mất ngủ.
Ốm nghén: Buồn nôn và nôn có thể xảy ra liên tục trong 3 tháng đầu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Theo thống kê, bà bầu thường thức dậy giữa đêm vì buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu ở 3 tháng đầu của thai kỳ:
Lên kế hoặc và các lịch trình công việc ưu tiên cho giấc ngủ.
Ngủ ngay khi có thể, để tránh thiếu ngủ.
Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt là nước lọc. Tuy nhiên cần hạn chế lượng chất lỏng vào ban đêm, đặc biệt là gần giờ đi ngủ.
Để tránh tình trạng ốm nghén và buồn nôn khi đi ngủ, bà bầu nên ăn đồ ăn nhẹ, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Ngoài ra, uống sữa ấm trước khi đi ngủ được cho là có thể cải thiện tình trạng mất ngủ.
Ngủ nghiêng về bên trái để cải thiện lưu lượng máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến thai nhi.
Bật đèn ngủ ở phòng tắm hoặc hành lang thay vì phòng ngủ. Điều này có thể hạn chế kích thích não bộ và giúp thai phụ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
2. Mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa
Mặc dù mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa của chu kỳ thường không phổ biến, nhưng những người lần đầu làm mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi do rối loạn giấc ngủ trong suốt cả thai kỳ.
Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một tính trạng tương đối phổ biến ở thai kỳ. Nguyên nhân thường là do tử cung mở rộng khiến cơ hoành bị hạn chế và hơi thở trở nên nông hơn. Điều này cũng có thể khiến cơ co thắt ruột và thực quản bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu và gây trào ngược. Tình trạng này thường phổ biến vào ban đêm và gây mất ngủ, đặc biệt là ở những phụ nữ nằm ngửa khi ngủ.
Ác mộng: Mặc dù không phổ biến nhưng nhiều phụ nữ thường gặp ác mộng vào ban đêm. Các giấc mơ có xu hướng trở nên đáng sợ hơn khi thai kỳ phát triển và dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Cách trị mất ngủ cho bà bầu ở 3 tháng giữa của thai kỳ:
Để cải thiện tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản, bà bầu không nên ăn một lượng lớn thức ăn hoặc thực phẩm cay, có tính axit, thức ăn chiên, đặc biệt là vào buổi tối. Ngoài ra, để hạn chế các nguy cơ, bà bầu có thể ngủ với gối cao hơn để tránh trào ngược axit. Bên cạnh đó, ăn nhiều bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày để hỗ trợ dạ dày.
Nằm nghiêng khi ngủ và hông và đầu gối cong. Đặt một chiếc gối mềm giữa đầu gối, dưới bụng và ở sau lưng. Điều này có thể hạn chế các áp lực ở lưng dưới và ngăn ngừa chứng đau lưng.
Thực hiện các kỹ thuật thư giãn khi mang thai để hạn chế tình trạng căng thẳng, áp lực và tránh các cơn ác mộng. Nếu thường xuyên gặp ác mộng, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ tâm lý hoặc tư vấn viên để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp cải thiện.
3. Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Ba tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất của thai kỳ. Hầu hết bà bầu đều có tần suất đi tiểu nhiều, kiệt sức, mệt mỏi với công việc và sự chuẩn bị để sinh con. Ngoài ra, một số bà bầu có thể bị em bé đá vào ban đêm, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối bao gồm:
Thường xuyên thức dậy vào ban đêm: Theo thống kê có khoảng 97.3% phụ nữ mang thai thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Trong đó, trung bình bà bầu thức khoảng 3 – 4 lần mỗi đêm và 2/3 phụ nữ thức dậy 5 lần mỗi đêm và tất cả các ngày trong tuần. Thức dậy nhiều lần là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến mất ngủ.
Hội chứng chân không yên: Có khoảng 15% bà bầu mắc Hội chứng chân không yên trong 3 tháng cuối thai kỳ. Các triệu chứng có thể bao gồm có cảm giác côn trùng bò ở chân, ngứa ngáy, khó chịu ở bắp chân, bàn chân hoặc đùi. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối:
Nằm ngủ nghiêng về bên trái để hỗ trợ máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng hơn. Điều này cũng hạn chế áp lực lên tử cung, thận và cải thiện quá trình trao đổi chất. Cố gắng tránh tư thế nằm ngủ ngửa trong một thời gian dài.
Sử dụng gối dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
Nếu thường xuyên bị chuột rút, bà bầu cần tránh sử dụng soda và đồ uống có gas.
Nếu ngáy khi ngủ, bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra huyết áp và protein trong nước tiểu, đặc biệt là khi sưng ở mắt cá chân và đau đầu.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu Hội chứng chân không yên, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nếu nằm yên trên giường trong 20 phút và không thể ngủ được, bà bầu nên rời giường và đến một góc khác trong nhà. Thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, viết nhật ký cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Nếu bị chuột rút ở chân, hãy duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân lên. Thực hiện điều này vài lần trước khi ngủ để tránh chuột rút khi đang ngủ.
Phòng ngừa mất ngủ khi mang thai
Bên cạnh các cách chữa mất ngủ cho bà bầu, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:
Xây dựng thói quen ngủ khoa học: Thay đổi thói quen sống và phong cách ngủ là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai. Cố gắng đi ngủ và thức dậy và một thời điểm nhất định mỗi ngày để tạo thành thói quen ngủ lành mạnh.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước, chất lỏng trong suốt cả ngày và hạn chế uống sau 7 giờ tối có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, hạn chế tiêu thụ caffeine và các chất kích thích khác vào buổi chiều.
Ăn bữa tối sớm: Ăn bữa tối lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ để hạn chế tình trạng ợ nóng. Nếu đói lúc gần đi ngủ, bà bầu có thể ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm để giúp buồn ngủ và ngủ sâu hơn.
Tập thể dục: Vận động, luyện tập và duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên vào ban ngày có thể giúp bà bầu mệt mỏi và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Chọn tư thế nằm thoải mái: Chọn tư thế ngủ cảm thấy thoải mái nhất. Nằm nghiêng và đặt một chiếc gối vào giữa hai đầu gối có thể hỗ trợ bụng, hạn chế áp lực và giúp bà bầu ngủ ngon hơn. Nếu ngực đau, bà bầu có thể chọn áo ngủ nâng ngực hoặc lót gối mềm, mỏng dưới ngực.
Thay đổi môi trường ngủ: Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh để hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất. Sử dụng đèn ở phòng tắm hoặc hành lang để tránh gây kích thích não bộ khi thức dậy giữa đêm.
Thư giãn: Thực hành các động tác yoga, thiền định hoặc các kỹ thuật hỗ trợ giấc ngủ khác để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp thư giãn và thay đổi thói quen ngủ.
Bà Bầu Mất Ngủ Do Đâu? Cách Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Cho Bà Bầu
Tình trạng bà bầu mất ngủ là một biểu hiện nổi bật trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi của cơ thể khi phải tăng cường huy động lượng máu và oxy để tạo nhau thai nuỗi dưỡng bào thai khiến cho mẹ dễ mất ngủ. Cùng tìm hiểu tình trạng này trong bài viết sau!
Hiện tượng bà bầu mất ngủ là gì?
Hiện tượng bà bầu mất ngủ là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra. Biểu hiện cụ thể:
Khó đi vào giấc ngủ.
Khó duy trì giấc ngủ.
Tình dậy nhiều lần trong đêm.
Thức dậy quá sớm.
Sau khi thức dậy vẫn cảm giác thấy mệt, không được sảng khoái.
Đa số bà bầu mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên cũng có một số thai phụ mất ngủ trong suốt quá trình thai kỳ, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Hay tiểu đêm
Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được bổ sung lượng máu lớn cho sự phát triển của thai nhi. Chính điều này đã làm thận phải hoạt động nhiều hơn để tăng thể tích cho cả mẹ và em bé. Do quá trình lọc máu nên sẽ tạo thêm nhiều nước tiêu khiến bà bầu đi tiểu đêm nhiều hơn.
Khi thai kỳ càng lớn và tử cung sẽ dần giãn nở, điều này gây áp lực cho bàng quang, dẫn đến người mẹ sẽ đi tiểu nhiều lần hơn kể cả ban đêm lẫn ban ngày. Đặc biệt nếu thai nhi hoạt động nhiều vào ban đêm cũng sẽ khiến bà bầu bị mất ngủ do phải đi tiểu nhiều lần hơn nữa.
Việc đi tiểu đêm nhiều lần sẽ làm cho giấc ngủ bị gián đoạn và không được ngủ ngon như bình thường nữa.
Nhịp tim tăng
Nhịp tim tăng trong quá trình mang thai để bơm máu đến nuôi cả mẹ và thai nhi cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ. Khi đó tim sẽ làm việc với công suất nhiều hơn bình thường nên sẽ làm giấc ngủ của bà bầu bị ảnh hưởng rất nhiều.
Khó thở
Trong quá trình mang thai, lượng hormone gia tăng nhiều nên sẽ làm cho hệ hô hấp hoạt động trở nên khó khăn hơn. Hơi thở của bà bầu sẽ nặng nề hơn để lấy đủ lượng oxy cần thiết. Khi thai nhi càng lớn, tử cung sẽ giãn nở, chiếm lấy nhiều diện tích và gây áp lực lên cơ hoành nằm dưới phổi. Điều này sẽ làm bà bầu cảm thấy khó chịu và ít nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đau lưng và chuột rút chi dưới
Một số trường hợp trong thời gian mang thai hay gặp tình trạng chuột rút chi rút vào ban đêm cũng gây nên tình trạng mất ngủ. Khi có bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra hormone relaxin để giúp cho việc chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên loại hormone này lại gây ảnh hưởng xấu đến các dây chằng trong cơ thể.
Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút chi dưới và đau lưng ở bà bầu, khiến cho bà bầu không có giấc ngủ ngon về đêm.
Vị trí ngủ
Việc phải mang trong mình một em bé đang dần lớn lên sẽ làm cho bụng của người phụ nữ ngày càng to. Điều này làm khó khăn trong việc có được một vị trí ngủ thoải mái nhất. Bạn sẽ không được nằm áp bụng hay nằm ngửa bụng thoải mái như trước đây nữa mà hầu như các tư thế ngủ khác sẽ làm bà bầu không được thoải mái.
Chuyển động của em bé
Em bé trong bụng mẹ thường xuyên có hành động đạp hay chuyển động cũng đều sẽ đem đến sự khó chịu trong giấc ngủ của bà bầu. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên triệu chứng khó ngủ ở phụ nữ đang mang bầu.
Trị chứng mất ngủ ở bà bầu
Hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ
Bà bầu nên cân đối uống đủ lượng nước cần thiết vào ban ngày và giảm lượng nước vào ban đêm, nhất là khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Việc này sẽ hạn chế tình trạng tiểu đêm và giúp cho giấc ngủ của bà bầu được sâu hơn.
Massage hoặc ngâm chân nước ấm trước khi ngủ
Để hạn chế tình trạng bị chuột rút chi dưới, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thì các bà bầu nên thực hiện những động tác massage, hoặc mua các loại máy ngâm chân giúp thư giãn trước khi đi ngủ. Với cách này bà bầu có thể giảm được tối đa tình trạng chuột rút khi ngủ.
Thay đổi tư thế ngủ
Trong quá trình mang thai, bà bầu nên ngủ nghiêng người sang bên trái hay phải. Hoặc bà bầu cũng có thể thay đổi nhiều tư thế và tự tìm cho mình được tư thế ngủ thoải mái nhất. Ngoài ra hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gối ngủ cho bà bầu êm giấc, không mỏi cổ vai gáy, không gây đau lưng, do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra bà bầu cần tạo không gian ngủ đủ rộng, tâm lý thoải mái để, thường xuyên thay đổi tư thế ngủ và vị trí ngủ để giúp giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cách Chữa Mất Ngủ Ở Bà Bầu Hiệu Quả Nhanh Chóng Và An Toàn
Bí quyết chữa mất ngủ ở bà bầu an toàn và nhanh chóng
1/ Chữa mất ngủ cho bà bầu bằng rau nhút:
Rau nhút là loại rau thường mọc ở vùng ẩm ướt, đầm lầy, ao hồ. Theo đông y, rau nhút có tính hàn, vị ngọt, không độc và có rất nhiều tác dụng như an thần, trị nóng trong người, thông huyết mạch, điều hoà tỳ vị, lợi tiểu, nhuận tràng, điều trị suy nhược cơ thể và đặc biệt là chữa trị mất ngủ mang lại kết quả cao.
Lưu ý: Khi chế biến rau nhút làm các món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu cần phải sơ chế và chế biến cẩn thận, bởi rau rút có thể gây nguy hại đến sức khỏe nếu không chế biến đúng cách. Bạn có thể nấu món canh rau nhút cùng với thịt bò ăn mỗi ngày hoặc có thể kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác như: lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen… để món ăn thêm đa dạng và hấp dẫn hơn.
2/ Chữa mất ngủ cho bà bầu bằng hạt sen:
Bạn có thể dùng củ sen hay hạt sen để chế biến thành một số món ăn như canh hạt sen nấu hầm với gà, hạt sen nấu với móng lợn, cháo hạt sen, hay món chè… còn đối với tim sen (phần màu xanh nằm ở giữa hạt sen) dùng để hãm với nước sôi uống như nước trà sẽ giúp an thần, hạ huyết áp, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh rất tốt.
3/ Chữa mất ngủ cho bà bầu bằng bông thiên lí
Sử dụng bông thiên lí làm thảo dược điều trị mất ngủ cho bà bầu không hề khó. Bạn chỉ cần mỗi ngày dùng khoảng 200-300g bông thiên lí, chế biến thành món xào với thịt bò, nấu canh hoặc hấp (luộc) ăn kèm với cơm trong mỗi bữa ăn chính là được.
4/ Chữa mất ngủ cho bà bầu bằng cây lạc tiên
Lạc tiên là loại cây mọc hoang dã thường mọc ở vùng nông thôn, thân dây leo, mềm và có nhiều lông thưa. Lá mọc so le, hoa có màu trắng ở giữa tím nhạt, phần phụ hình sợ, quả mọng màu vàng, ăn được. Cây lạc tiên có chứa các chất flavonoit và alcaloit (chất có tác dụng tốt đối với rối loạn giấc ngủ, mất ngủ). Ngoài ra còn có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, chữa ho do phế nhiệt, giải độc, giã đắp chữa ung nhọt, lở loét, chống stress, căng thẳng thần kinh và suy nhược cơ thể, tim mạch, chống lo âu, hồi hộp,… hiệu quả.
Chẳng hạn: Trong sinh hoạt ( Tư thế khi ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, kê gối vừa phải khi ngủ hoặc cao lên một chút, massage chân hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi ngủ. Có chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh dành riêng cho bà bầu. Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc); Ăn uống (hạn chế uống nước nhiều về ban đêm, nên uống nước ấm. Chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và bé);Trong cuộc sống (hạn chế căng thẳng stress kéo dài nhiều ngày, làm những công việc vừa sức khoẻ…). Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài mãi không khỏi, các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ phương pháp điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ bầu khắc phục hiệu quả tình trạng mất ngủ tại nhà một cách tốt nhất.
Cách Chữa Mất Ngủ Cho Bà Bầu Ngủ Ngon, Con Khỏe
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu ngủ ngon, con khỏe. Bà bầu mất ngủ không phải là hiếm gặp, nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Xét một cách toàn diện, mất ngủ không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên cộng với những chứng bệnh khác thường gặp ở bà bầu nữa như trĩ, đau lưng… sẽ làm cho các thai phụ cảm thấy khó chịu.
Cách khắc phục: Bạn nên kê một chiếc gối cao gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Trong trường hợp mất ngủ trầm trọng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên việc làm này cần được sự cho phép cả bác sĩ.
2. Vị trí ngủ
Một nguyên nhân khác khiến bạn gặp khó khăn khi ngủ là vị trí ngủ không thoải mái. Khi thai nhi phát triển ngày một lớn, bạn sẽ không thể ngủ úp bụng, cũng không thể ngủ ngửa. Hầu như tất cả các tư thế ngủ đều khiến bạn không thể thoải mái.
Cách khắc phục: Lời khuyên của các chuyên gia khoa sản là bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ (tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất). Trong trường hợp bạn không thể ngủ được do ngoại hình bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gối quấn toàn thân rất dễ dàng sử dụng và phù hợp với thai phụ.
3. Những giấc mơ đêm
Những giấc mơ xáo trộn trong đêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó nhắm mắt. Mang thai là khoảng thời gian tâm trí bạn khá căng thẳng vì vậy những giấc mơ đáng sợ về đêm là không thể tránh khỏi. Đôi khi vì ban ngày bạn xem một bộ phim nào đó, gặp một chuyện bất ngờ nào đó cũng đi vào giấc mơ đêm của bạn. Nhiều bà bầu vì quá lo lắng cho thai nhi mà gặp những giấc mơ chẳng lành về em bé trong bụng.
Cách khắc phục: Nếu bạn gặp rắc rối với những giấc mơ này, đừng quá lo lắng. Hãy tạo một tâm lý thật thoải mái và tránh những đồ uống có chứa cafein có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn. Hãy cố gắng đừng nghĩ nhiều về vấn đề này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
4. Chuột rút
Có mẹ tâm sự với chúng tôi rằng chứng chuột rút lúc nửa đêm đã hành hạ chị suốt mấy tháng qua. Chị đã không thể ngủ ngon vì cứ ngủ được một lúc thì lại bị chuột rút khiến giấc ngủ không sâu và còn làm chị rất đau đớn. Đây cũng là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu.
Cách khắc phục: Nếu tình trạng chuột rút quá nghiêm trọng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm cách khắc phục. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhờ ông xã massage, hoặc lấy nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ.
5. Đi tiểu lúc nửa đêm
Thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng trở thành một thói quen dẫn đến chứng khó ngủ của bà bầu. Vậy tại sao bà bầu lại hay buồn tiểu vào ban đêm? Khi mang thai, áp lực của em bé đè lên bàng quang của bạn khiến hay buồn tiểu hơn.
Cách khắc phục: Bạn phải đảm bảo rằng trước khi đi ngủ bạn đã đi tiểu và nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ. Thêm vào đó, bạn nên đặt một chiếc bô nhỏ cạnh giường để không mất nhiều thời gian đi tiểu đêm, gây gián đoạn cho giấc ngủ khiến khó ngủ lại.
Cách khắc phục: Bà bầu nên nhớ tạo một tư thế ngủ thoải mái nhất để thai nhi cũng được thoải mái. Thêm vào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc nào đó giúp ngủ dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mang thai.
1. Không xem tivi hoặc đọc sách báo trên giường. Chỉ ngủ khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nằm ngủ trên chiếc giường ở trong một gian phòng thật thoải mái. Nghe nhạc nhẹ để mau đi vào giấc ngủ.
2. Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm. Thậm chí giờ đó có thể sớm hơn giờ ngủ trước khi mang thai.
3. Giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh rượu và thuốc lá. Phụ nữ mang thai không nên uống thức uống chứa caffeine 4-6 giờ trước khi đi ngủ và tránh các thức ăn nhiều gia vị.
5. Tâm trạng xấu là kẻ thù lớn nhất của giấc ngủ ngon. Nếu có điều gì khiến bạn phải suy nghĩ hoặc làm cho bạn không vui thì hãy nói ra. Các thành viên trong gia đình và bạn bè luôn sẵn sàng bên cạnh nhất là khi bạn mang thai.
6. Tránh ăn quá nhiều vì có thể làm bạn khó tiêu. Nếu bạn có xu hướng ăn quá nhiều vì buồn, hãy tìm ra nguồn gốc của nỗi buồn ấy và giải quyết nó chứ đừng để ảnh hưởng đến giấc ngủ.
7. Tập thể dục thường xuyên, nhưng không quá gần giờ đi ngủ. Yoga và và bài tập co duỗi có thể giúp bạn thư giãn, kiểm soát trọng lượng của bạn cũng như giúp bạn săn chắc và linh hoạt trong quá trình mang thai.
8. Sắp xếp lại phòng ngủ của bạn. Một phòng ngủ thoải mái, trang trí nhẹ nhàng sẽ giúp phụ nữ mang thai thư giãn và có được cảm giác an toàn, sau đó giúp họ dễ đi vào giấc ngủ.
Đi ngủ và thức dậy vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày. Không nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày. Nhiều phụ nữ sẽ ngủ bất cứ khi nào họ thấy mệt mỏi, họ có thể ngủ trưa lâu, ngủ ngay trên ghế sau giờ làm việc. Và kết quả là họ không thể ngủ ngon vào buổi tối.
THỨC ĂN CHỮA CHỨNG MẤT NGỦ
Theo Đông y, khi lao tâm quá đã làm cho tâm huyết hao tổn, nên tâm không giữ được thần, hỏa không hãm xuống dưới, mà thủy không thể lên trên khiến cho tâm thần bất giao, tinh thần rất kết làm can, đơn hỏa vượng, tì, vị bất hòa gây nên chứng mất ngủ.
Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Vì vậy muốn chữa tận gốc nguyên nhân sinh bệnh thì phải được các thầy thuốc xác định thì chữa mới có hiệu quả. Ắn uống những thứ sau đây chỉ giúp thúc đẩy quá trình lui bệnh. Dĩ nhiên các thức ăn này lại là những vị thuốc nam mà các lương y vẫn dùng để chữa các chứng mất ngủ.
Theo Đông y, khi lao tâm quá đã làm cho tâm huyết hao tổn, nên tâm không giữ được thần, hỏa không hãm xuống dưới, mà thủy không thể lên trên khiến cho tâm thần bất giao, tinh thần rất kết làm can, đơn hỏa vượng, tì, vị bất hòa gây nên chứng mất ngủ.
Ở tuổi trẻ khí huyết thịnh, cơ nhục trơn chu, kinh mạch thông sướng, hai khí doanh vệ cận hành đúng quy luật nên ban ngày sảng khoái ban đêm ngủ ngon, người ta thường độ tuổi trên 50 khí huyết bắt đầu suy nhược, cơ nhục khô héo, kinh mạch trì trệ, hai khí doanh vệ bắt đầu vận hành lệch lạc do đó làm cho khó ngủ về đêm nên ngày mệt mỏi.
Mất ngủ có thể chia làm hai loại: hư chứng và thực chứng vì vậy phép chữa trị cũng có khác nhau. Đối với hư chứng, cần bổ khí, dưỡng huyết, tư âm giáng hỏa – còn thực chứng lại thanh tiết hỏa ở can, đơn kiện tỳ, hỏa đàm, tiêu trợ.
Thuốc chữa mất ngủ thì nhiều, ở đây xin giới thiệu những thức ăn làm dễ ngủ.
* Rau nhút: Đông y gọi là quyết thái. Nấu canh rau nhút non, lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm hay xay, giã ăn ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ.
* Củ sen: Là phần cây nằm dưới bùn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì, cố tinh v.v… Nấu canh ăn chữa được mất ngủ, suy nhược.
* Hạt sen: Nấu chè hạt sen hoặc nhồi hạt sen vào bụng chim, bồ câu con hầm ăn hoặc nhồi hạt sen vào vịt, dạ dày lộn gọi là món tiêm ăn ngon. Hạt sen tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận, làm thuốc bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh.
– Lưu ý: các bộ phận của cây sen đều dùng làm thuốc mà lại tác dụng khác nhau nên cần thận trọng khi dùng ví dụ lá sen không có tính an thần.
* Tâm sen: Đông y gọi là liên tâm, là mầm xanh nằm giữa hạt sen đó mới thật là quả sen – có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh thường dùng với liều 4g-10g. Dùng tâm sen khô sắc nước uống. Nước rất đắng nên pha chút mật ong hoặc đường cho dễ uống. Có tác dụng gây ngủ mạnh hơn hạt sen nhiều lần và êm.
* Củ súng: Vị ngọt nhạt, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận làm dưỡng tâm, bổ tì, ích thận, cố tinh – chữa chứng mất ngủ, suy nhược lấy củ súng nấu canh ăn.
* Nhãn: Vị chua, ngọt, tính bình, nhãn bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm. Nhãn tươi chế biến thành long nhãn để dùng dần.
* Táo: Vị ngọt, tính ôn tác dụng vào lúc hai kinh tì và vị. Táo bổ tì, vị sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hòa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc kết hợp.
* Toan tảo nhân: Là nhân trong hột táo chua, tính an thần rất mạnh liều dùng 1g-2g. Không quá liều vì độc, cần lưu ý: nếu sao vàng sắc uống chữa mất ngủ. Để sống (không sao) lại làm cho không ngủ.
* Vông nem (gọi là lá vông nem vì dùng gói nem chua): Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Tác dụng an thần mạnh nên Tây y thường chế siro lá vông – không dùng dài gây độc. Liều 4g-10g mỗi ngày.
* Lạc tiên: Mọc hoang ở đồi, rào… Bộ phận dùng phần dây trên mặt đất tức là thân và lá. Lạc tiên vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có công năng đi vào hai kinh can và tâm. Tác dụng dưỡng tâm, an thần. Chữa suy nhược thần kinh mất ngủ. Thành phần là hoạt chất bởi nhiều chất như alcaloid nhóm harman, các flavoinoid; nhóm Isovitexin, Maltol và Ethylmaltol. Dùng dưới dạng thuốc sắc (thân và lá khô), liều dùng trung bình từ 20g-40g. Thân già càng tốt, có mùi thơm đặc trưng.
* Bá tử nhân: Tức nhân trong hạt cây trắc bá, vị cay, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, can, thận – dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều 4g-24g mỗi ngày.
* Nước ép quả cà chua: pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi ngủ sẽ ngon giấc.
Ngoài ra còn có thể dùng các loại thuốc như thần sa ha chu sa hoặc các loại tân dược nhưng cần có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ hầu hết các loại thuốc này đều độc gây chết người hoặc gây nghiện.
Dùng hạt sen chữa mất ngủ đúng cách
Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt sen còn là một vị thuốc quý với tên “liên tử” được Ðông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 – 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Hạt sen là thức ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Từ hạt sen nhân dân ta chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị bồi dưỡng cao như: chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen… được mọi người ưa chuộng.
Do có tác dụng an thần nên hạt sen được dùng để chữa các bệnh đau đầu mất ngủ có kết quả tốt. Ngoài ra, hạt sen còn được dùng chữa các chứng tiêu chảy phân sống, thiếu máu, đái dầm, hoạt tinh.
Chữa đau đầu: Hạt sen 20g, đậu đen 40g (sao chín), lá dâu non 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 12g, lá vông non 40g, thục địa 40g. Cách làm: Đem các vị sao chín, đồ lên rồi giã nhuyễn, cho ít đường vào, luyện thành viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ vào lọ dùng dần.
Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g. Chữa mất ngủ: Hạt sen 40g, táo nhân 40g (sao đen), thảo quyết minh 40g. Cách làm: Đem tất cả các vị tán nhỏ, luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g.
Chữa tiêu chảy phân sống: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Cách làm: Giã nhỏ hồng xiêm cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài đều sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun nhỏ lửa thành cháo. Khi cháo chín cho thêm đường phèn, chia làm 3 lần ăn lúc đói trong 3 ngày liền.
Chữa đái dầm: Hạt sen 20g, gạo (nửa nếp nửa tẻ) 50g , thịt dê 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Đem hạt sen và gạo xay nhỏ, cho 250ml nước, đun nhỏ lửa, quấy đều. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, xào tái. Khi cháo chín cho thịt dê vào, thêm gia vị vừa đủ, ăn một lần vào lúc đói. Ăn 7 ngày liền.
Chữa thiếu máu: Hạt sen 50g, cá quả 300g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ đều xay nhỏ. Xương cá giã lọc lấy nước ngọt, cho thêm 300ml nước vào nấu với bột gạo, để nhỏ lửa, quấy đều. Khi cháo chín cho thịt cá vào, đảo đều, thêm gia vị múc ra ăn; mỗi ngày ăn một lần vào lúc đói trong 10 ngày.
Chữa hoạt tinh: Hạt sen 30g (sao vàng), mẫu lệ 30g, củ mài 40g (sao vàng), phụ tử chế 8g, hạt tơ hồng 30g (sao vàng), kim anh tử 40g, lộc giác sương 8g (sao vàng), khiếm thực (sao) 10g.
Cách làm: Các vị trên đều được sao tán nhỏ rồi luyện với mật làm thành viên to bằng hạt ngô, sấy khô, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 30 viên.
Trong 100g hạt sen tươi có 57,9g nước, 9,5g protit, 30g gluxit, 0,8g xenluloza, cung cấp được 162kcal. Ngoài ra, trong hạt sen còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như caroten, vitamin B1 (0,17mg%), vitamin B2 (0,09mg%), vitamin PP (1,7mg%), vitamin C (17mg%)… Trong 100g hạt sen khô có 14g nước, 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, 17,5g xenluloza, cung cấp được 342kcal và nhiều muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%…).
CÁC BÀI THUỐC CHỮA CHỨNG MẤT NGỦ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay, mất ngủ thường gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê chưa đầy đủ, số bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị mất ngủ chiếm 10-25%. Người bị bệnh
mất ngủ có thể phòng và điều trị tại nhà với những bài thuốc và bấm huyệt đơn giản nhưng hiệu quả.
Trước đây số người đến khám và điều trị mất ngủ chủ yếu gặp ở người trung niên và già, thì nay với áp lực công việc, thì số người đến khám và điều trị mất ngủ không còn là những người già nữa mà cả những người trẻ tuổi (nhất là người làm việc trí óc).
Người ta dùng từ mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng có thể nói mất ngủ khi khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và để lại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.
Đối với người trưởng thành một ngày ngủ tối thiểu là 8 tiếng, nếu ngủ không đủ giấc hay mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh giảm trí nhớ, tăng huyết áp, tim mạch, béo phì, trầm cảm …
Trẻ nhỏ mất ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, rối loạn về hành vi, khả năng nhận thức, khó tập trung trong lớp học…
Những vị thuốc đơn giản giúp ngủ ngon:
Lá vông (vông nem): Chọn lấy lá vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.
Ngải tượng (củ cây bình vôi): Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này là do thành phần ancaloid: L-Tetrahydropalmatin đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.
Cây lạc tiên là vị thuốc chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả (ảnh internet).
Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất, cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng, sắc uống, ngày 8 – 12g để trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.
Liên tâm (tâm hạt sen): Ngày dùng 4-8g, tâm sen sao vàng sắc nước uống, hãm như trà, chữa bệnh mất ngủ, những người hư nhiệt, huyết áp thấp không nên dung kéo dài.
Các vị thuốc trên có thể dùng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc khác thành bài để có hiệu quả cao hơn.
Ngưòi bị bệnh mất ngủ có thể tự bấm huyệt điều trị bệnh…
Ngoài ra chúng ta có thể xoa bóp day bấm các huyệt sau ngày một đến hai lần phòng trị mất ngủ. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại:
Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Chữa mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc đau dạ dày, nôn mửa.
Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Chữa mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.
Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Chữa đau đầu ,mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau bụng.
Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Chữa đau đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh,.
Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, chữa mất ngủ.
Với những cách điều trị đơn giản này, các bạn có thể tự điều trị tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả. Kiên trì điều trị giúp các bạn có được những giấc ngủ ngon.
(ST)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chữa Mất Ngủ Cho Bà Bầu Hiệu Quả Theo Giai Đoạn trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!