Đề Xuất 6/2023 # Cách Chăm Sóc Vợ Mới Mang Thai # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Chăm Sóc Vợ Mới Mang Thai # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Vợ Mới Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

0 lượt xem

Trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường không có cảm giác gì đặc biệt, thậm chí vẫn chưa biết được mình đã mang thai. Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau.

Sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ phản ứng nào. Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thần kinh của mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…

Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.

2. Cách chăm sóc với mới mang thai trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của mẹ bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

Do ảnh hưởng của hiện tượng “ốm nghén” nên để đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, bố nên chia nhỏ bữa ăn cho mẹ bầu từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ.

Trong giai đoạn đầu này, bố nên hết sức lưu ý những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

Chế độ sinh hoạt

Sẽ có rất nhiều mệt mỏi và áp lực đặt lên các mẹ trong thời gian này, do đó bố hãy sắp xếp thời gian để mẹ bầu được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.

Nếu mẹ phải đi làm việc xa hoặc môi trường làm việc không tốt, bố nên là anh tài xế dễ thương hộ tống mẹ đi làm hoặc tìm một việc khác phù hợp với mẹ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Có thể cùng đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.

Nếu cảm thấy mẹ bầu tính tình bị thay đổi thất thường, chán ăn, hay lo lắng, sợ hãi, thường cảm thấy tủi thân, mệt mỏi, căng thẳng… bố hãy trao đổi, hỏi han thường xuyên để có sự thông cảm và sẻ chia, giúp mẹ giảm bớt áp lực tâm lý.

Đây cũng là lúc lên kế hoạch thay đổi cho một lối sống điều độ hơn, quan tâm đến gia đình hơn, thay đổi những thói quen không tốt như về trễ, lười làm việc,… Những việc như khiêng nhấc và di chuyển vật nặng, lấy đồ ở trên cao, bố không nên để cho mẹ tự làm lấy. Những việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa mẹ cũng rất cần bố phụ giúp, vì giai đoạn mới mang thai cả mẹ và con đều rất nhạy cảm, có nguy cơ sảy thai cao.

Nên cố gắng dành thời gian đưa mẹ bầu đi khám thai theo định kỳ đầy đủ.

Khi mang thai do em bé trong bụng tạo sức ép lên dây thần kinh nên mẹ bầu sẽ thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, đau lưng. Bố nên massage lưng mỗi ngày để giúp mẹ bầu thư giãn, giảm đau đớn, mệt mỏi trong thai kỳ rất hiệu quả.

Sau mỗi bữa ăn nên chuẩn bị một chậu nước ấm để ngâm chân và massage chân cho mẹ bầu, kể những câu chuyện vui hài hước, trò chuyện tâm sự về những việc vui trong ngày, hoặc cùng xem những bộ phim yêu thích.

Các bác sĩ khuyên trong ba tháng đầu tiên và ba tháng cuối thai kỳ bố mẹ nên hạn chế “giao ban” để tránh bị sẩy thai và sinh non. Tuy nhiên nếu sức khỏe ổn định thì “chuyện ấy” vẫn có thể diễn ra bình thường.

Cách Chăm Sóc Phụ Nữ Mới Mang Thai Tốt Nhất

Cách chăm sóc phụ nữ mới mang thai tốt nhất. Khi bạn biết mình chắc chắn đang mang bầu là vào khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ (sau khi đã đi khám bac sĩ chuyên khoa sản). Sau những giây phút hạnh phúc trào dâng, bạn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe đấy.

Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Có gì đang diễn ra?

3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. Các mẹ cần lưu ý rằng thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, điều này có nghĩa là khi đi khám thai, bé của bạn được kết luận là 4 tuần thì thực chất bé mới chỉ được 2 tuần tuổi thôi. 3 tháng đầu là cuộc hành trình tăng trưởng tuyệt vời của thai nhi.

Sau khi thụ thai, trứng thụ tinh sẽ làm tổ ở tử cung của bạn. Một tế bào đơn lẻ sẽ nhanh chóng nhân lên thành nhiều tế bào chuyên biệt và cho đến tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai đã có kích thước bằng hạt đậu. Từ lúc này, trái tim nhỏ bé đã bắt đầu những nhịp đập đầu tiên.

Những tuần tiếp theo, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh chóng và đến tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành. Lúc này thai nhi có kích thước bằng khoảng quả táo. Ở tháng thứ 3 thai kỳ, bạn có thể nghe được nhịp tim thai nhi qua ống nghe chuyên dụng.

Ngoài ra, sự tăng mức độ hormone cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của bà bầu. Bạn có thể cảm thấy đói bất cứ lúc nào hay mất cảm giác ngon miệng với những món ăn mà mình từng rất yêu thích. Bạn cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt hay đơn giản là mệt mỏi hơn rất nhiều. Nhiều mẹ bầu còn bị “dị ứng” với tất cả các mùi lạ. Ngoài ra, khi bầu bí tử cung của chị em sẽ tăng kích thước đáng kể. Điều này sẽ khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu. Các mẹ hãy nhờ rằng tất cả những triệ chứng này là hoàn toàn bình thường, chúng sẽ giảm dần khi bạn bước sang giai đoạn thứ 2.

Bì kíp nhỏ cho 3 tháng đầu thật khỏe mạnh

Ba tháng đầu là thời gian vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dưỡng chất. Để giảm cảm giác nôn ói, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Phụ nữ mang thai cũng cần bỏ ngay thuốc lá, rượu, bia và đồ uống có ga.

Tập thể dục cũng là việc làm vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Hãy tham khảo bác sĩ trong trường hợp của bạn để chọn được môn thể thao hợp lý nhất.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.

Mệt mỏi

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.

Buồn nôn và nôn

Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).

Đi tiểu thường xuyên

Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.

Nhiễm virus cúm

Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.

Tăng cân nhẹ

Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng và ăn uống

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.

Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…

Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…

Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)

Thuốc và vitamin

Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.

Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.

Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.

Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi

Trang phục

Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.

Tránh sử dụng giầy cao gót.

Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.

Siêu âm

Sảy thai

Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu

Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ qu an, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.

Tập thể dục

Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.

Mách các ông chồng cách chăm sóc vợ mang bầu

Khi mang bầu, vợ mệt và cũng thích làm nũng lắm đấy!

1. Đi mua đồ ăn khi vợ thèm

Điều đó có thể xảy ra nếu tới giờ đi ngủ vợ vẫn nũng niu đòi chồng: “Anh ơi! Em thèm củ khoai lang nướng quá!”. Chồng có thể chẳng ngại thời tiết bên ngoài, chẳng ngại mai còn có buổi họp sớm, điều quan trọng lúc này là chiều vợ, mà chiều cái gì khó, chứ vợ con đang thèm ăn mà không chiều nổi thì…hèn quá!

Mặc dù chồng biết đâu chỉ có mỗi hôm nay vợ thèm khoai lang khi 3 giờ sáng. Lúc vợ đòi hủ tiếu, lúc đòi bánh nếp… Toàn thứ ” đặc sản” hiếm có, khó tìm giữa lúc màn đêm buông xuống. Tuy cũng rất “thách thức” chồng, nhưng không sao, vì vợ yêu, vì con yêu, anh chẳng nề hà.

2. Xoa bóp chân cho vợ

Chồng nhận thấy từ khi mang bầu, cớ giầy của vợ tăng lên 1 đến 2 size. Chân vợ căng phù vì ngày con lớn đang chèn ép lên dây chằng của vợ khiến vợ mệt mỏi, đau nhức.

3. Tìm hiểu thông tin về thai nghén

Chồng biết cả hai vợ chồng mình dù có giỏi giang trong công việc tới mấy nhưng chúng ta vẫn là ” lần đầu làm phụ huynh”. Anh rất vui khi vợ chịu khó mày mò, tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn để bổ sung kiến thức cho việc chăm, nuôi con mỗi ngày.

Em đừng lo lắng quá vì chuyện đó không chỉ là việc riêng của em. Mỗi ngày, có chút thời gian rảnh rỗi nào, anh vẫn lên mạng tìm kiếm mục “Món ngon cho bà bầu” hay “Cổ tử cung là gì”, “Bé con đã lớn bằng nào”… Để đến tối khi về nhà cùng trò chuyện với em và con.

Chồng không muốn mình là một người cha thiếu kiến thức. Anh cũng muốn biết con đang làm gì trong bụng, khi nào con mới nghe được giọng nói của anh?… Đâu phải lúc nào chồng của chờ vợ giảng giải cho em đang đến giai đoạn bầu làm sao? Chồng cũng cần biết trước để còn hỗ trợ cho vợ đến khi những vấn đề đó xảy ra chứ.

4. Cùng vợ đi siêu âm và gặp bác sĩ

Chồng đã luôn nghĩ mình là người đàn ông mạnh mẽ và manly nhất thế gian nhưng anh đã thực sự xúc động khi được tận mắt chứng kiến hình hài tý xíu của con trên màn hình máy siêu âm.

Sẽ thất hối hận biết bao nhiêu nếu hôm nay anh mải mê đi đá bóng cùng mấy thằng bạn thân mà không giữ lời hẹn đưa vợ đi khám. Chúng nó làm sao biết được anh đã vui sướng và thấy mình ” phong độ” gấp tỷ lần chúng nó khi nghe tiếng tim con đập ” thình thịnh, thình thịnh”.

Đồng thời, mỗi lần đưa vợ đi khám, anh lại gặp bác sĩ để hỏi thêm về một vài thông tin anh đọc được trên mạng xem có chính xác không?

5. Dọn dẹp khu vệ sinh

Chồng đã nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ động tay chân vào cái chổi cọ rửa toilet bao giờ nhưng khi nhìn vợ nghén nặng quá, vợ liên tục chạy vào nhà vệ sinh nôn ọe, anh thấy xót lắm. Anh chỉ biết làm sạch khu vệ sinh để không còn mùi khó chịu mỗi khi em bước vào.

Không những vậy, chồng còn trang trí phòng WC trông dễ thương hơn để vợ bớt sự khó chịu trong giai đoạn này.

6. Khuyên vợ nên ăn uống hợp lý

Hồi ban đầu vợ đã nghĩ rằng, vì em đang mang thai nên cần phải ăn cho hai người. Vợ đã cố gắng ăn hết 2 bát phở bò mà trông ngoắc ngoải. Chồng nghĩ nếu cái gì vợ cũng ăn hai suất thì có bị bội thực không nhỉ?

Nhưng anh đã tìm hiểu cùng vợ để biết rằng: Vợ không cần thiết phải làm việc đó. Em chỉ cần ăn đủ chất và đủ dinh dưỡng là được rồi. Trong thời gian mang thai, vợ chỉ cần thêm 200mg calo/ngày chứ không cần quá nhiều.

Nếu vợ tăng cân quá nhiều thì chắc gì nó đã vào con đâu. Chính vì lý do đó, anh bỗng trở thành chuyên gia dinh dưỡng, giúp vợ tìm hiểu thông tin, thành phần dinh dưỡng trên bao bì của các thực phẩm.

Ngoài ra, chồng còn biết cách hạn chế vợ mỗi lúc em khăng khăng đòi ăn vặt bánh kẹo vì thèm đồ ngọt. Lúc đó, chồng biết vợ có thể ăn hoa quả ngọt thay thế. Chồng không muốn sau này, vợ sẽ đổ lỗi cho chồng rằng biết mà không khuyên can vợ để vợ phải vất vả giảm cân.

7. Dành tặng những lời khen cho vợ

Chồng biết vợ đang mặc cảm tự ti vì cái bụng bầu mỗi ngày một lớn. Chồng cũng biết vợ lo lắng không biết chồng có ra ngoài “léng phéng” với các cô xinh đẹp ở bên ngoài không? Sự thật là từ khi vợ mang bầu, chồng thấy vợ thêm phần hấp dẫn.

Số đo 3 vòng của vợ lớn hơn, trông nó căng tròn đầy hấp dẫn và gợi cảm. Chưa lúc nào anh thấy vợ lại quyến rũ như lúc này. Em đừng lo lắng và đánh mất sự tự tin vốn có của mình. Anh yêu vợ và con rất nhiều.

Không những vậy, chồng thấy biết ơn vợ khi em phải mang nặng đẻ đau đứa con yêu của chúng mình. Em đã phải hy sinh rất nhiều thứ trong suốt 9 tháng khó nhọc bầu bí.

Vì những lý do đó nên mỗi lần khen vợ, chồng đều nói những lời chân thành chứ không phải chỉ làm em vui lòng đâu. Vợ là người phụ nữ đẹp nhất, quyến rũ nhất trong lòng anh.

8. Massage toàn thân cho vợ

Nhiều lúc vợ bị đau nửa đầu, lúc lại bị chuột rút…trông vợ vô cùng đau đớn. Chồng biết thuốc giảm đau chỉ giúp em phần nào và cũng chỉ hạn chế sử dụng. Có một cách vừa giúp vợ giảm đau lại tăng tình cảm vợ chồng chúng mình đó là massage.

Chỉ thoáng chốc chồng đã biến căn phòng ngủ thông thường thành một phòng trị liệu đẳng cấp. Cũng có nến, tinh dầu, cũng có kem massage và quan trọng là một nhân viên đặc biệt.

Vợ hãy thư giãn đề thưởng thức một buổi massage miễn phí nào. Sau lần vợ mang bầu lần, có khi chồng được cấp giấy chứng nhận tay nghề 5 sao đấy nhỉ?

9. Đưa vợ đi ăn hàng

Chồng vẫn nhớ quãng thời gian son rỗi trước đây của chúng ta. Sau này, vợ sinh con và bận rộn chăm sóc con cái thì thời gian riêng tư của chúng ta sẽ bị thu hẹp. Chồng cần tranh thủ thời gian còn lại để em và anh thêm nhiều khoảng thời gian hạnh phúc.

10. Làm cho vợ cười

Khi được lên chức và trở thành cha mẹ, chồng cảm nhận khoảnh khắc tuyệt vời này của gia đình ta. Chồng rất vui và hạnh phúc. Chồng biết vợ sẽ còn chịu nhiều khó nhọc và thiệt thòi trong thời gian tới.

Điều mà chồng có thể làm được là khiến vợ luôn thoải mái về tinh thần và rạng ngời hạnh phúc. Có như vậy, bé con của chúng ta sau khi ra đời mới trở thành người lạc quan, vui vẻ được phải không vợ yêu?

Còn gì quý giá hơn sau một ngày làm việc vất vả, chồng được trở về nhà bên cạnh vợ và thủ thỉ cùng con. Chồng tự tin sẽ làm mẹ con em luôn cười.

11. Tranh thủ giúp vợ mọi lúc

Những công việc khó nhọc như giặt giũ hay dọn nhà trước đây là phần việc độc quyền của vợ thì nay chồng đã có ý thức biết giúp đỡ vợ. Mỗi ngày bụng em càng trở nên khệ nệ nên không thể đảm nhiệm được tất cả công việc đó. Những tưởng việc nhà đơn giản nhưng hóa ra cũng phức tạp vợ nhỉ?

Những ngày chồng quá bận rộn, chồng sẽ cố gắng và tranh thủ mọi cơ hội để giúp vợ. Vợ đừng quá tham công, tiếc việc em ạ!

12. Chuẩn bị đồ cho con

Công việc chuẩn bị đồ cho bé con cũng thật gian nan vì có quá nhiều đồ cần mua. Nhưng anh thấy vui và thấy ý nghĩa vô cùng khi cùng em sắm sửa đồ dùng, đón con chào đời.

Chồng còn trở thành một vệ sĩ ” xịn” để tháp tùng hai mẹ con em đi mọi nơi, đến mọi chỗ. Quan trọng người sẽ ở bên chăm sóc, cùng vui buồn với chồng từ bây giờ sẽ là hai mẹ con em.

13. Từ bỏ tật xấu

Khi vợ mang bầu, không chỉ có vợ cần thay đổi thói quen sinh hoạt mà bỗng chốc những tất xấu của chồng như hút thuốc lá, đi nhậu cùng bạn sau giờ làm, không làm việc nhà… đều thay đổi cả.

Chồng muốn mình trở thành một người cha có trách nhiệm và đảm bảo một môi trường trong lành cho con sau này.

Cách chăm sóc ‘vùng kín’ khi mang thai

Trong thời gian mang thai, nếu “vùng kín” của người mẹ không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên có thể gây mùi hôi khó chịu, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển, gây ra viêm nhiễm, ngứa tại chỗ hoặc có thể lan rộng đến âm đạo, tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, bạn cần biết cách chăm sóc và bảo vệ “vùng kín” của mình trong thời gian mang thai.

Thay đổi của “vùng kín” trong thời gian mang thai

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Môi trường ẩm ướt trong âm đạo là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm, gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như: ngứa, viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo…

Nếu vùng kín bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, điều này còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng ối hoặc các bệnh hậu sản khác.

Một số loại mặt nạ giúp chăm sóc da cho bà bầu

Để giữ được cho da mặt luôn mịn màng và tươi trẻ trong suốt thời kỳ mang thai, ngoài việc cần phải sử dụng kem dưỡng cũng cần phải thường xuyên đắp các loại mặt nạ giúp chăm sóc da cho bà bầu để giữ ẩm cho làn da không bị thô rát.

Chăm sóc bà bầu

Các loại mặt nạ giúp chăm sóc da cho bà bầu được dùng phổ biến đó là:

1. Mặt nạ khoai tây:

Đây là loại

vì nó chứa lycopene giúp làm mờ vết thâm, làm da mềm, sáng tự nhiên.

Rửa sạch một củ khoai tây sống (để cả vỏ), nghiền mịn, bọc vào khăn mỏng đắp lên mặt. 15 phút sau rửa lại mặt với nước sạch.

2. Mặt nạ dâu tây:

Loại mặt nạ này rất thích hợp chăm sóc bà bầu có làn da dầu.

Nghiền nát 4-6 quả dâu tây với một thìa sữa tươi, đắp lên mặt. Thư giãn 15 phút sau rửa lại mặt bằng nước sạch.

3. Mặt nạ cà chua:

vì nó chứa nhiều vitamin A, C, cần thiết cho da.

Nghiền nhuyễn một quả cà chua (hoặc bạn có thể thái lát), đắp lên mặt. 15 phút sau, rửa lại mặt bằng nước sạch.

Đây là 3 loại mặt nạ giúp chăm sóc da cho bà bầu đang rất được các bà bầu ưa chuộng và thấy được hiệu quả rất cao khi sử dụng. Nó rất an toàn và không gây kích ứng da khi sử dụng. Nào các bạn bầu khác nên sử dụng thử xem sao!

Bà bầu nên biết

Cách Chăm Sóc Heo Nái Mang Thai

Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 – 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn chửa kỳ 1: 1-84 ngày mang thai

Mời bạn xem đoạn video này để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai

Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thôi khô (thai gỗ). Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này phải hết sức chặt chẽ. Thường trong giai đoạn mang thai kỳ một khẩu phần ăn : 1,8 -2 kg thức ăn.2. Giai đoạn heo nái chửa kỳ 2 : 85 ngày – 110 ngày Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu mẹ để phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng( đối với nái đẻ lứa đầu), nên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu. Ở thời kỳ này, tầm vóc nái năng nề chuồng trại phải khô tránh mưa, gió lùa, mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, vệ sinh chuồng đẻ… Thời kỳ này khẩu phần ăn của nái vẫn giữ nguyên như thời kỳ 1.3. Giai đoạn heo nái chửa kỳ 3: 110 -116 ngày(sinh) Lúc này nái sắp đẻ nên chuyển nái đến chuồng đẻ. Khu chuồng đẻ cần phải vệ sinh trước đó và chuẩn bị chuồng úm cho lợn con. Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cân giảm dần cho đến lúc nái đẻ: 2,5kg – 2kg – 1,5kg – 1kg – 0,5kg – 0. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.

Nuôi dưỡng chăm sóc heo nái chửa là một bước rất quan trọng của quá trình chăn nuôi heo nhằm đảm bảo cho bào thai heo con phát triển bình thường, heo nái đẻ được nhiều con, heo con khỏe mạnh, có trọng lượng sơ sinh cao.

Heo nái chửa rất cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và phù hợp nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, duy trì sự hoạt động của bản thân heo mẹ và tích lũy cho sự tiết sữa nuôi con sau này.

1. Nhu cầu dinh dưỡng

Heo nái chửa trong thời gian từ 113 -116 ngày, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (84 ngày chửa đầu) khối lượng bào thai đạt khoảng 25-30%; giai đoạn II (khoảng 30 ngày chửa cuối) bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65-70% khối lượng heo con sơ sinh. Vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25-30% lượng thức ăn cho heo nái chửa kỳ II. Thông thường, heo nái chửa cần 14% tỉ lệ protein thô, 0,9% tỉ lệ canxi và 0,45% tỉ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14% lên 16%, nâng mức khoáng và vitamin trong khẩu phần.

Lưu ý: Bã rượu và thức ăn ủ men có chứa chất kích thích, dễ gây sẩy thai. Vì vậy chỉ nên cho heo ăn dưới 15% trong khẩu phần.

* Khẩu phần ăn của heo nái chửa:

Trong thời kỳ mang thai, heo nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ, sẽ phải huy động nhiều chất khoáng từ cơ thể heo mẹ (đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương) để nuôi thai. Vì thế, heo mẹ bị thiếu chất khoáng dễ dẫn tới bại liệt. Tuy nhiên cũng cần tránh vỗ béo heo quá mức trong giai đoạn heo gần sinh.

– Chửa kỳ I: Cho ăn từ 1,8 – 2 kg/con/ngày.

– Chửa kỳ II:

+ 85 – 110 ngày, cho ăn: 2 – 2,5 kg/con/ngày.

+ 111 – 113 ngày, cho ăn : 2 kg/con/ngày.

+ Trước khi đẻ 1 ngày – không nên cho ăn.

* Mức ăn cho heo nái chờ phối và nái chửa(kg thức ăn/ ngày) (xem bảng dưới).

2. Chăm sóc & Thú y

Tắm chải cho heo nái, tăng cường xoa bóp bầu vú để mạch máu dễ lưu thông, phát triển tuyến sữa, heo dễ quen người và dễ tiếp xúc khi đỡ đẻ, không tắm chải 5 ngày trước khi đẻ.

Cần tắm ghẻ cho heo 10 -14 ngày trước ngày dự đẻ. Đây là yêu cầu bắt buộc để đề phòng heo mẹ bị ghẻ lây truyền sang heo con. Trước ngày dự đẻ 14 ngày tắm ghẻ lần 1 và sau đó 7 ngày tắm ghẻ lần 2.

Tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần (tháng 5 và tháng 10 hoặc trước khi phối giống) các loại vắc xin dịch tả, tụ dấu, lép to, LMLM.

Chú ý: Không tiêm phòng cho heo nái những loại vắc xin trên từ giai đoạn phối giống đến 30 ngày sau phối giống (trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra).

3. Chuồng nuôi

– Chuồng nền hoặc sàn cách đất, đảm bảo chuồng nuôi ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

– Sử dụng điều hoà bằng hơi nước.

– Chuồng cần ánh sáng dọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét.

– Cần chuẩn bị: Ô úm, lót chuồng và dụng cụ đỡ đẻ (vải xô mềm, cồn i-ốt, bông, kéo, panh, chỉ buộc rốn, kìm bấm nanh…).

Bài viết được cung cấp bởi Công ty CP GreenFeed VN có trụ sở tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Công ty là nhà sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy hải sản chất lượng cao với những thương hiệu nổi tiếng như GreenFeed, HiGain (thức ăn gia súc), AquaGreen và SuperWhite (thức ăn dạng viên cho cá nước ngọt và nước mặn).

Cách Chăm Sóc Phụ Nữ Mới Mang Thai Với 4 Nguyên Tắc Cơ Bản

1. Chia làm nhiều bữa ăn để cả mẹ và bé tiếp nhận chất dinh dưỡng từ từ

Nhiều bà bầu cứ nghĩ rằng ăn càng nhiều thì càng tốt cho thai nhi, nhưng thực tế mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 200-300 calo/ ngày trong 3 tháng đầu của thai kỳ và tăng khoảng 1-2kg. Đồng thời chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất và tránh tình trạng thừa cân, béo phì ở mẹ.

Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

3 tháng đầu thực sự khó khăn với mẹ bầu bởi những thay đổi trong cơ thể cộng thêm hiện tượng ốm nghén, điều đó khiến mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để đối phó với hiện tượng này, Mẹ Bé Hoàng Gia mách bà bầu nên ăn 1-2 cái bánh quy vào mỗi sáng thức dậy. Trong trường hợp mẹ bầu ốm nghén và không ăn uống được gì thì nên đến gặp bác sỹ sản khoa để được bổ sung nước cùng dưỡng chất.

Dinh dưỡng 3 tháng đầu rất quan trọng đối với bà bầu

Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm không gây cảm giác buồn nôn.

Nên lựa chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu: thực phẩm nhiều chất đạm như thịt nạc, sữa ít béo, carbohydrate, rau quả. Trong trường hợp mẹ bị ốm nghén không ăn được những thực phẩm kể trên có thể lựa chọn hững thực phẩm thay thế có chứa những chất dinh dưỡng mà mẹ bầu cần.

6-8 ly nước mỗi ngày là “nguyên tắc vàng” trong cách chăm sóc phụ nữ mới mang thai. Khi khát mẹ bầu hãy uống nước lọc và không nên uống cà phê hay nước ngọt bởi chất caffein trong cà phê ảnh hưởng xấu đến thai nhi, còn nước ngọt lại khiến mẹ bầu tăng cân. Ngoài ra, nước ép trái cây như nước mía, nước dừa,… cũng là sự lựa chọn thông minh của mẹ bầu trong giai đoạn đầu mang thai.

Bổ sung ít nhất 6-8 cốc nước mỗi ngày là điều cần thiết với bà bầu

Với 4 nguyên tắc trên chắc chắn bà bầu sẽ luôn khỏe mạnh, và những tháng đầu không còn là “ác mộng” với những cơn ốm nghén, những thay đổi trong cơ thể, thay vào đó là thời gian thai kỳ tuyệt vời nhất. Cùng Mẹ Bé Hoàng Gia đóng góp ý kiến bổ ích để có được cách chăm sóc phụ nữ mới mang thai tốt nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Vợ Mới Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!