Cập nhật nội dung chi tiết về Các Xét Nghiệm Sàng Lọc, Tiêm Phòng Cần Thực Hiện Trước Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Nhân – Chuyên gia tư vấn di truyền – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Muốn thai nhi khỏe mạnh trước hết người mẹ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai giúp người chuẩn bị làm mẹ biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai.
Từ các kết quả thu được, các bác sĩ có thể đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời, tư vấn thời gian mang thai tốt nhất, chế độ dinh dưỡng trước và sau khi có thai…
2. Các xét nghiệm, thăm khám trước mang thai
2.1 Khám tổng quát
Khám phụ khoa: Khám phụ khoa là một trong những hoạt động thăm khám quan trọng mà phụ nữ không nên bỏ qua trước khi mang thai. Khám phụ khoa giúp phát hiện các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai như: các vấn đề viêm nhiễm, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung….
Những thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai sẽ làm bạn dễ viêm nướu răng, tình trạng ốm nghén khiến răng của bạn tiếp xúc với dịch acid trong dạ dày khi nôn mửa … làm răng dễ tổn thương, việc thay đổi cách thức ăn uống trong mang thai có thể sẽ làm bạn dễ bị sâu răng hơn, do đó không những trước khi mang thai mà trong khi mang thai bạn cần được hướng dẫn giữ gìn vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp: Siêu âm ổ bụng nhằm kiểm tra các bất thường của các cơ quan trong ổ bụng như: gan, thận, lách, tụy, đặc biệt là tử cung và buồng trứng. Siêu âm và xét nghiệm các hoocmon tuyến giáp giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp, một tuyến mà vai trò của nó hết sức quan trọng đối không chỉ với sức khỏe của mẹ mà còn cả cho sự phát triển hệ thần kinh trung của thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Điện tâm đồ: Khi mang thai dưới tác động của những thay đổi về nội tiết nên thể tích máu, lượng hồng cầu, nhịp tim sẽ tăng đặc biệt từ quý 2 của thai kỳ, những thay đổi này sẽ lớn hơn nữa khi chuyển dạ sinh. Thai phụ mắc bệnh tim mạch sẽ đứng trước nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Đo ĐTĐ giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm tàng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai.
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng một số loại bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng từ người mẹ mắc bệnh như: cúm, sởi – rubella, thủy đậu, viêm gan B, uốn ván, HPV… Các mũi tiêm này cần hoàn thành trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng để vắc xin không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể người mẹ đã kịp sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh.
Rubella, thủy đậu có thể gây dị tật cho thai nhi nếu mẹ mắc trong thời kỳ mang thai.
Sởi, quai bị, cúm: có thể gây sinh non, sẩy thai, thai chậm phát triển (không gây dị tật)
Viêm gan B, có thể lây bệnh cho con, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm để biết đã nhiễm virus viêm gan B chưa, nếu đã nhiễm thì việc tiêm phòng không hiệu quả, BS sẽ hướng dẫn biện pháp để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.
Các vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella), thủy đậu là vaccine sống nên không được chính khi mang thai và phải chích ít nhất từ 1 đến 3 tháng trước khi mang thai
2.3 Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, sắt huyết thanh: xét nghiệm công thức máu cho biết nhóm máu, những bất thường của tế bào máu, khả năng mắc các bệnh về máu như thiếu máu, thiếu hồng cầu, bạch cầu…
Qua công thức máu sàng lọc bệnh thiếu máu tán huyết (thalassemia) một bệnh di truyền do đột biến gen gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng, bé sinh ra bị thiếu máu nặng và phải truyền máu suốt đời.
Phát hiện tình trạng thiếu máu, thừa hoặc thiết sắt để điều trị kịp thời
Nhóm máu, đặc biệt là trường hợp Rh âm tính, đây là trường hợp hiếm gặp nhưng cần chế độ theo dõi và hỗ trợ đặc biệt để tránh tình trạng mẹ sinh ra kháng thể chống lại thai nhi trong những lần mang thai sau gây sẩy thai, thai lưu.
Lưu ý:
Xét nghiệm hóa sinh máu: Một số xét nghiệm hóa sinh máu giúp đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng đường huyết v.v.. để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn và giúp theo dõi diễn biến sức khỏe của bạn trong suốt quá trình mang thai.
Xét nghiệm để phát hiện tình trạng nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng: nhiễm một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thời gian mang thai có thể gây dị tật nghiệm trọng cho thai. Tùy thực tế, bác sĩ tư vấn sẽ đề xuất với bạn làm các xét nghiệm để đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn với một số loại virus, vi khuẩn có khả năng gây dị tật nghiêm trọng cho thai như ký sinh trùng Toxoplasmosis, virus Cytomegalo, virút Rubella, vi khuẩn giang mai v.v….
Xét nghiệm nước tiểu: kết quả xét nghiệm nước tiểu giúp bạn biết mình có mắc các bệnh viêm nhiễm không, nhờ vào các yếu tố có trong nước tiểu như: vi khuẩn, glucose, protein, bạch cầu, hồng cầu…
Xét nghiệm nước tiểu là biện pháp đơn giản để có có cái nhìn tổng thể sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số như hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose v.v… đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài xét nghiệm nước tiểu vẫn cần có các xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác hơn.
3. Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai tại Vinmec
Để có một thai kỳ hoàn hảo, để bé được chăm sóc ngay từ khi còn trong giai đoạn bào thai. Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai là hết sức quan trọng và cần thiết.
Tại Việt Nam, vì nhiều lý do, hầu hết các bố mẹ tương lai chỉ quan tâm tới sức khỏe mẹ và bé sau khi đã mang thai, trong khi việc chuẩn bị và kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai quan trọng hơn rất nhiều.
Tư vấn di truyền trước khi mang thai
Sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh
Chuẩn bị cho dịch vụ hỗ trợ sinh sản
Sử dụng dược phẩm và thai kỳ
Tiêm phòng Vaccine
Uống Vitamin và Acid Folic (vitamin B9)
Sử dụng thực phẩm và thai kỳ
Đề phòng phơi nhiễm các hóa chất độc hại, các tác nhân vật lý nguy hiểm
Các vấn đề về sức khỏe khác của bạn và chồng (vợ)
Để giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cho cả mẹ và bé, đẻ đem lại niềm vui và giảm đi các lo âu không đáng có cho mỗi gia đình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trong cả nước, đầu tiên là ở Vinmec Time City sẽ triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai với các dịch vụ sau:
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Các Xét Nghiệm Cần Thiết Trước Khi Mang Thai
Sản phụ mắc một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ… Vì vậy, trước khi có thai, bạn cần phải tiến hành một số xét nghiệm quan trọng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
1. Xét nghiệm chức năng gan
Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm…
Có nhiều cách làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên sinh con lúc này hay không và cách phòng bệnh cho bé.
2. Xét nghiệm virus gây bệnh rubella
Rubella là loại nhiễm trùng do một loài virus có tên rubella gây ra. Tuy nhiên điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ.
Đặc biệt nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu, trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… và khả năng sảy thai cao.
Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.
Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.
Đây là biện pháp để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT), đặc biệt là khi nó không xuất hiện triệu chứng. Thông qua mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có mắc UIT hay không, để chỉ định việc dùng kháng sinh.
Sản phụ bị UIT có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.
Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.
Khi bạn có một trong các yếu tố sau đây: Tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền, bạn đã từng sảy thai, bạn từ 35 tuổi trở lên, khi đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn an tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này.
Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.
Xét nghiệm máu là việc rất quan trọng trước khi mang thai. Xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không, bởi việc mang thai sẽ làm bệnh thiếu máu do thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn.
Xét nghiệm máu cũng để xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết bạn âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.
CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!
ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101
10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc
1. Có cần thiết phải làm làm xét nghiệm sàng lọc dị tật không?
Đây là câu hỏi mình nhận được nhiều nhất, không chỉ riêng của thai phụ mà thậm chí còn của cả các bác sĩ siêu âm thai. Rất nhiều bác sĩ siêu âm thai thậm chí còn khuyên bệnh nhân không cần đi làm xét nghiệm sàng lọc vì họ nghĩ là kết quả siêu âm thai nhi của họ bình thường vậy thì làm xét nghiệm làm gì? Câu trả lời của mình là cần thiết phải đi làm xét nghiệm sàng lọc. Bạn hãy coi việc làm xét nghiệm sàng lọc khi mang thai nó cũng quan trọng như việc siêu âm thai. Tại sao ư? Với xét nghiệm sàng lọc bạn có thể xác định nguy cơ của vài chục dị tật trong khi siêu âm, nếu muốn xem kỹ từng bộ phận để xác định nguy cơ thì mất rất nhiều thời gian và bác sĩ siêu âm sẽ không đủ thời gian làm kỹ như vậy, họ chỉ xem được những phần quan trọng thôi. Mình biết một số bác sĩ họ bắt buộc bệnh nhân phải đi xét nghiệm sàng lọc và mang kết quả cho họ xem. Vì sao ư? Vì họ quá đông bệnh nhân nên họ chỉ có thời gian siêu âm những phần quan trọng mà kết quả xét nghiệm đã chỉ ra gần ngưỡng nguy cơ cao. Vậy nên nhớ đã mang thai cần đi xét nghiệm sàng lọc dù bạn đã được bác sĩ siêu âm giỏi nhất siêu âm cho.
2. Tôi nên đi làm xét nghiệm vào thời điểm nào? Có cần chuẩn bị gì không? Cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh được thực hiện vào 2 thời điểm trong quý I và quý II của thai kỳ đó là:
– Tuần thai từ 11- đến 13 tuần 6 ngày làm xét nghiệm Double test.
– Tuần thai từ 15- 22 tuần làm xét nghiệm Triple test.
Không làm xét nghiệm trước 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày và sau 22 tuần. Vì nếu trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ kết quả không chính xác. Trong khoảng từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày thì đang là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ không phù hợp để tính toán nguy cơ dị tật. Trên 22 tuần thi thai đã quá lớn, khi đó nếu làm xét nghiệm thì chẳng may có nguy cơ cao bạn cũng không thể xử lý được gì với thai đó mà chỉ thêm phần lo lắng cho thai phụ.
Khi đi làm xét nghiệm bạn chỉ cần chuẩn bị các kết quả siêu âm đã có. Xét nghiệm này bạn không cần phải nhịn ăn.
3. Tôi khó khăn lắm mới mang thai được, làm xét nghiệm như vậy có an toàn với thai nhi không?
Hiện nay tình trạng hiếm muộn là rất phổ biến, rất nhiều thai phụ sau một thời gian dài điều trị và sử dụng nhiều biện pháp mới mang thai được nên họ rất e ngại tránh mọi ảnh hưởng tới thai nhi nên không dám đi làm xét nghiệm sàng lọc. Câu trả lời của mình là càng như vậy càng cần đi làm xét nghiệm sàng lọc. Vì xét nghiệm chỉ lấy rất ít máu mẹ (khoảng 1-2ml máu) nên không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả. Hơn nữa bạn đã rất khó khăn để có có thể mang thai được nhưng sẽ là vất vả hơn nhiều nếu chẳng may sinh ra đứa con dị tật. Nên việc đi làm xét nghiệm là biện pháp đơn giản nhất để sàng lọc nguy cơ dị tật cho đứa trẻ.
4. Tôi có cần làm cả Double test và Triple test không hay chỉ làm 1 trong hai là được? Nếu làm thì cái nào hơn?
Nếu có điều kiện thì bạn nên làm cả hai vì Double test ngoài xác định nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 còn phát hiện Trisomy 13. Còn Triple test ngoài Down, Trisomy 18 còn xác định được nguy cơ dị tật ống thần kinh. Như vậy mỗi cái đều có các lợi thế riêng. Nhưng theo mình nếu không có điều kiện làm cả hai thì bạn nên làm xét nghiệm Double test vì:
– Khả năng xác định nguy cơ hội chứng Down trong Double test nếu được kết hợp cùng độ mờ da gáy trong siêu âm thì có thể nên tới 90%, cao hơn so với Triple test.
– Nguy cơ dị tật ống thần khi có thể phát hiện được bằng siêu âm, còn Trisomy 13, 18 khó phát hiện hơn.
5. Ngoài xét nghiệm Double test và Triple test còn xét nghiệm nào chính xác hơn không?
Có! Ngoài 2 xét nghiệm này hiện nay còn có một kỹ thuật cao hơn để xác định dị tật cho thai thai nhi đó là kỹ thuật NIPT. Đây là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Kỹ thuật này sẽ lấy máu mẹ sau đó tách các ADN của thai nhi lẫn vào trong máu mẹ để giải trình tự gen từ đó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể của con. Kỹ thuật này sẽ cho kết quả chính xác mà không cần phải chọc ối. Tuy nhiên hạn chế của xét nghiệm này là hiện nay tại Việt Nam rất ít cơ sở thực hiện được xét nghiệm này thường phải gửi mẫu ra nước ngoài, và giá xét nghiệm thì rất cao từ vài triệu đến vài chục triệu cho một lần xét nghiệm. Do vậy việc kết hợp giữa Double test, Triple test và chọc ối vẫn là biện pháp phù hợp với đại đa số gia đình hiện nay.
6. Tôi nhận được tờ phiếu kết quả Double test và Triple test nhưng trên đó ghi rất nhiều kết quả mà tôi không hiểu và cũng không biết so sánh ở đâu để biết giá trị bình thường?
Đúng! Trên phiếu kết quả có rất nhiều thông tin mà bạn không biết đó là kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ. Nồng độ các chất này thay đổi theo từng ngày nên bạn cũng không cần phải quan tâm lắm. Các bạn chỉ cần xem phần kết quả nguy cơ của thai và kết luận là được. Nếu nguy cơ thấp tức là khả năng bị bệnh là ít, còn nguy cơ cao khả năng bị bệnh là nhiều.
7. Tôi mang thai đôi, thai 3 vậy tôi có xét nghiệm được và kết quả có chính xác không?
Bạn vẫn có thể xét nghiệm được. Các phần mềm tính toán vẫn cho phép xử lý số liệu khi có nhiều hơn 1 thai. Tuy nhiên kết quả sẽ không chính xác cao được như 1 thai, và nếu có nguy cơ cao thì cũng không biết thai nào có nguy cơ cao hơn thai nào.
9. Tôi thấy xét nghiệm Double test và Triple test chỉ xác định nguy cơ dị tật chứ không khẳng định được. Vậy không làm xét nghiệm sàng lọc mà chọc ối ngay có được không?
Được nhưng không nên. bởi 2 lý do:
– Nếu bạn làm xét nghiệm trước và thấy nguy cơ thấp thì bạn cũng không cần chọc ối.
– Việc chọc ối là 1 kỹ thuật xâm lấn nên hiện nay dù có hiện đại đến đâu vẫn có nguy cơ tai biến sảy ra. Nhẹ thì là viêm nhiễm, chảy máu rỉ ối, nặng hơn thì động thai thậm chí sảy thai. Nên theo mình vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sau đó dựa trên kết quả để quyết định có nên chọc ối hay không.
10. Chi phí để làm xét nghiệm sàng lọc này có đắt không và làm được ở những đâu?
Xét nghiệm Double test và Triple test khá rẻ, khoảng vài trăm nghìn cho một lần tùy vào cơ sở. Chọc ối nuôi cấy thì khoảng một vài triệu. riêng kỹ thuật NIPT thì khá đắt từ vài triệu đến khoảng 20 triệu.
Cao Tuyến
Cần Tiêm Phòng Gì Trước Khi Mang Thai?
Tiêm phòng rubella
Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 – 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.
Tất cả phụ nữ, vị thành niên nữ đều có thể tiêm phòng rubella, trừ các trường hợp: dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban.
Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)
Phụ nữ chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 – 3 tuần.
Không tiêm vắc – xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật.
Lưu ý, nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.
Tiêm phòng viêm gan B
Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.
Các loại bệnh khácNgoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng các loại bệnh khác như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu A+C…
Khi có ý định mang thai, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản, các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Xét Nghiệm Sàng Lọc, Tiêm Phòng Cần Thực Hiện Trước Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!