Đề Xuất 6/2023 # Các Xét Nghiệm Cần Thiết Trong Quá Trình Mang Thai # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Các Xét Nghiệm Cần Thiết Trong Quá Trình Mang Thai # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Xét Nghiệm Cần Thiết Trong Quá Trình Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong quá trình mang thai, các xét nghiệm và siêu âm dị tật thai nhi vô cùng quan trọng với mỗi mẹ bầu. Bởi vậy việc thực hiện các xét nghiệm khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được tiến triển của thai nhi. Đồng thời cũng có những can thiệp kịp thời nếu có những biến chứng bất lợi xảy ra.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để có thể giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện được sự bất thường của bào thai, vào một trong những phương pháp phổ biến nhất:

Xét nghiệm này thường được làm khoảng giữa tuần thai 16 – 20. Vì nước ối có chứa các tế bào da của thai nhai cũng như các cơ quan trong tử cung của mẹ bầu. Bởi vậy giai đoạn này giúp chuẩn đoán chính xác giới tính thai nhi, tầm soát nguy cơ mắc Down hay các khuyết tật ống thần kinh.

Xét nghiệm này cũng thường được chỉ định đối với phụ nữ mang thai 35 tuổi vì khả năng sinh con có bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo độ tuổi của người mẹ. Phụ nữ sinh ra trong gia đình có người mắc các bệnh di truyền, đã từng sinh con dị tật bẩm sinh cũng khuyên nên chọc dò nước ối khi mang thai.

Trong thời gian này, xét nghiệm nước tiểu có thể thực hiện định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Qua xét nghiệm chúng ta có thể phát hiện sớm dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Từ đó có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý cho mẹ bầu.

Ngoài ra, nếu chỉ số protein trong nước tiểu quá cao có thể chuẩn đoán mẹ bầu đang mắc viêm nhiễm cần được điều trị. Chỉ số albumin dư thừa lại là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Có 5% thai phụ bị hội chứng tiền sản giật trong thai kỳ cho nên chị em không nên chủ quan.

Triple Test là bộ ba xét nghiệm máu được thực hiện khi thai 16-17 tuần nhằm chẩn đoán nguy cơ rối loạn di truyền nhiễm sắc thể. Thông thường nếu nghi ngờ trẻ bị hội chứng Down khi siêu âm độ mờ da gáy ở tuần 11-13, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm Triple Test để có kết quả chính xác. Xét nghiệm này sẽ tìm ra các nguy cơ rối loạn di truyền bẩm sinh ở thai nhi gồm xét nghiệm 3 chất AFP (một loại protein do thai nhi sản sinht), HCG (hormone do nhau thai sản xuất) và Estriol (hormone estrogen do nhau thai và thai nhi sản xuất).

Đây là phương pháp siêu âm dị tật thai nhi – 1 trong những xét nghiệm cần làm khi mang thai trước khi sinh sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng nhất, trong việc phát hiện dị tật ở thai nhi từ tuần 22 -24. Khi tiến hành siêu âm 4D, sẽ cho thấy hình thái rõ ràng của thi nhi khi bị các vấn đề về dị dạng, sứt môi, nhịp tim…

Cả 2 xét nghiệm Double test và Triple test đều nhằm mục đích tìm ra các nguy cơ dị tật mang tính di truyền. Trong đó:

Xét nghiệm Double test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13).

Xét nghiệm Triple test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và dị tật ống thần kinh.

Lưu ý: Dù là gì, xét nghiệm Double test hay xét nghiệm Triple test thì đều không mang tính chất khẳng định mà chỉ tìm ra bất thường và chỉ rõ nguy cơ mắc dị tật là thấp hay cao. Cũng như, nguy cơ cao không khẳng định rằng thai nhi chắc chắn sẽ dị tật và ngược lại nguy cơ thấp không chắc chắn thai nhi bình thường.

Mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24. Nếu kết quả bình thường, bạn sẽ được tầm sóat thêm một lần nữa vào tuần thứ 24 đến 28. Khi đến kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Sau đấy, mẹ bầu cho uống một lượng dung dịch glucose. Mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu sau mỗi 1 giờ. Sau 3 lần lấy máu mà cho 2 lần kết quả dương tính thì bác sĩ có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Biết rõ nhóm máu của mình sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn cần được truyền máu. Ví dụ khi bạn bị xuất huyết nặng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở.

Xét nghiệm máu sẽ cho biết nhóm máu của bạn là Rh âm hay Rh dương. Phụ nữ có nhóm máu Rh dương có thể cần được chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Rhesus.

Người mang nhóm máu Rhesus dương sẽ có kháng thể D trên bề mặt hồng cầu, còn người mang nhóm máu Rhesus âm không có kháng thể này.

Phụ nữ mang nhóm máu Rhesus âm có thể mang thai em bé mang nhóm máu Rhesus dương nếu cha của bé mang nhóm máu Rhesus dương.

Nếu một lượng nhỏ máu của thai nhi xâm nhập vào máu của người mẹ trong quá trình mang thai hay sinh nở, người mẹ có thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào Rhesus dương (hay còn gọi là kháng thể anti-D).

Điều này thường không ảnh hưởng đến quá trình mang thai hiện tại, nhưng nếu lần sau mẹ lại mang thai bé mang nhóm máu Rhesus dương, phản ứng miễn dịch sẽ mạnh hơn và cơ thể sẽ sản xuất nhiều kháng thể hơn.

Những kháng thể này có thể xâm nhập qua nhau thai và phá hủy các tế bào máu của thai nhi, gây ra bệnh Rhesus, hay còn gọi là chứng huyết tan ở trẻ sơ sinh. Điều này dẫn đến bệnh thiếu máu và vàng da ở trẻ.

Kháng thể anti-D dạng tiêm sẽ giúp phụ nữ mang nhóm máu Rhesus âm không tiếp tục sản sinh kháng thể chống lại thai nhi.

Phụ nữ mang thai có nhóm máu Rhesus âm và chưa phát triển kháng thể sẽ được tiêm kháng thể anti-D vào tuần thứ 28-34 của thai kỳ cũng như sau khi sinh em bé. Điều này an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Thiếu máu khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng chịu đựng với sự mất máu trong suốt quá trình sinh nở. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bổ sung sắt và acid folic cho bạn.

Mẹ bầu sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein hoặc albumin. Nếu những chất này xuất hiện, có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nào đó cần được điều trị. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của tiền sản giật. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, tiền sản cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu. Có khoảng 5% là phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này trong thai kỳ của mình.

Trong mỗi lần thăm khám, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng để xác định liệu cân nặng của bạn có đang trong mức an toàn không. Nếu mẹ bầu có cân nặng vượt mức so với chiều cao thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt thai kỳ. Hầu hết các phụ nữ sẽ tăng khoảng từ 10 đến 1,5kg khi mang thai. Chủ yếu là từ tuần thứ 20. Phần lớn số cân nặng này là do em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Ngoài ra, cơ thể của bạn cũng đang tích trữ chất béo để tại sữa sau khi sinh. Bạn cần có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn.

Đây là thủ tục cần thiết không thể thiếu trong mỗi buổi khám thai. Cho dù huyết áp cao hoặc thấp hơn bình thường cũng đều nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Các xét nghiệm khi mang thai khá nhiều và phức tạp.

Như vậy, các xét nghiệm cần làm khi mang thai khá nhiều và phức tạp. Tuy nhiên việc thực hiện những xét nghiệm tahi này sẽ giúp cho mẹ bầu theo dõi được tiến triển của thai nhi. Đồng thời cũng giúp chị em có những can thiệp kịp thời nếu có những biến chứng bất thường xảy ra.

Các Xét Nghiệm Cần Thiết Trước Khi Mang Thai

Sản phụ mắc một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ… Vì vậy, trước khi có thai, bạn cần phải tiến hành một số xét nghiệm quan trọng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

1. Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm…

Có nhiều cách làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên sinh con lúc này hay không và cách phòng bệnh cho bé.

2. Xét nghiệm virus gây bệnh rubella

Rubella là loại nhiễm trùng do một loài virus có tên rubella gây ra. Tuy nhiên điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ.

Đặc biệt nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu, trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… và khả năng sảy thai cao.

Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

Đây là biện pháp để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT), đặc biệt là khi nó không xuất hiện triệu chứng. Thông qua mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có mắc UIT hay không, để chỉ định việc dùng kháng sinh.

Sản phụ bị UIT có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.

Khi bạn có một trong các yếu tố sau đây: Tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền, bạn đã từng sảy thai, bạn từ 35 tuổi trở lên, khi đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn an tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này.

Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.

Xét nghiệm máu là việc rất quan trọng trước khi mang thai. Xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không, bởi việc mang thai sẽ làm bệnh thiếu máu do thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm máu cũng để xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết bạn âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101

Các Xét Nghiệm Cần Thiết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Xét nghiệm Rubella, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, những bất thường về nhiễm sắc thể,.. là các xét nghiệm cần thiết khi mang thai giúp giảm nguy cơ thai bị dị tật hoặc thai phụ sinh non.

Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai 1.Xét nghiệm Rubella

Trong 3 tháng đầu mang thai, thai phụ có virus rubella thì nguy cơ bị sảy thai rất cao, trẻ sinh ra bị mù lòa, điếc, chậm phát triển về trí tuệ. Để tìm virus Rubella gây bệnh, mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch và xét nghiệm được thực hiện ở tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.

Chính vì thế, chị em cần tiến hành xét nghiệm rubella ít nhất là 3 tháng trước khi có thai để phát hiện các nguy cơ mắc bệnh và tiêm phòng rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

2. Xét nghiệm chức năng gan

Khi mang thai mà thai phụ mắc các bệnh ở gan như nhiễm virus viêm gan B, C.. thì có khả năng lây nhiễm sang thai nhi thông qua bào thai và máu. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng dễ bị lây truyền trong quá trình sinh nở và chăm sóc khi người mẹ cho con bú.

3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng vì nó xác định tình trạng thai phụ bị thiếu máu khi mang thai và cần bổ sung Sắt không. Ngoài ra, xét nghiệm nhóm máu Rh cũng giúp thai phụ biết được nhóm máu để lúc cần thiết có thể truyền máu hoặc đề phòng những bất đồng về nhóm máu mẹ và con

Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu thai phụ có RH là âm tính, và chồng dương tính với Rh thì đứa trẻ sinh ra có thể mang Rh là dương tính. Khi đó, cơ thể mẹ sẽ tiết ra kháng thể khiến thai nhi bị tống ra ngoài hoặc trẻ bị tử vong ngay sau khi sinh ra.

4. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai giúp bác sĩ phát hiện nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai phụ bị nhiễm trùng đường niệu thì nguy cơ bị tiểu đường, tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén là rất cao. Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán bệnh về thận và nên tiến hành 3 tháng trước khi có thai

5. Xét nghiệm bất thường về nhiễm sắc thể

Nếu thai phụ có tiền sử từng sảy thai, thai phụ trên 35 tuổi, tiền sử gia đình bị các bệnh di truyền thì nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành các xét nghiệm trước khi mang thai, phổ biến là xét nghiệm máu được kiểm tra trước khi mang thai 3 tháng.

Các Xét Nghiệm, Siêu Âm Cần Thiết Trong Thai Kỳ Để Đảm Bảo Sinh Con An Toàn, Khỏe Mạn

I. XÉT NGHIỆM PHỤC VỤ CHO VIỆC CHẨN ĐOÁN CÓ THAI

1. Thử nước tiểu

Kiểm tra khả năng mang thai bằng que thử

Với xét nghiệm này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà chỉ với một que thử. Que thử thai hiện nay đều dùng để đo nồng độ hormone HCG trong cơ thể thông qua nước tiểu. Chỉ sau 7-10 quan hệ tình dục bạn có thể thử kết quả thụ thai bằng que này.

Bạn có thể chọn que thử điện tử hoặc que thử giấy đều cho kết quả như nhau.

2. Thử máu

Để có kết quả, sau khi lấy mẫu máu từ bạn sau 5 tuần kể từ ngày trễ kinh, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nồng độ HCG và đối chiếu theo chuẩn từ khoảng 20-7500 mIU/ml. Nếu nồng độ HCG càng cao khả năng mang song thai, đa thai là điều có thể xảy ra. Ngoài ra cũng có thể đây là hiện tượng mang thai giả. Hoặc nếu quá thấp có khả năng thai nhi phát triển yếu và có nguy cơ sinh non.  

Hệ thống máy móc xét nghiệm máu rất hiện đại tại Quang Khởi giúp cho kết quả chuẩn đoán trở nên chính xác

3. Siêu âm

Từ tuần thứ 6-10, khi siêu âm các bác sĩ sẽ phát hiện tim thai và xác định thai đã làm tổ trong tử cung cũng như số lượng phôi thai. Đây cũng là lần ước lượng ngày dự sinh.

Để siêu âm, các bác sĩ sẽ thoa một loại gel trong lên bụng mẹ và dùng đầu dò kết nối máy siêu âm để cho ra các hình ảnh sống động. Biện pháp này được chứng minh an toàn với các thai phụ nếu không quá lạm dụng.

II. SIÊU ÂM THAI

 

BS siêu âm tại Quang Khởi sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường của thai nhi (trong ảnh: BS Bùi Biên Cương)

2. Siêu âm để xác định bất thường

Từ trong khoảng tuần thứ 18-20, thai nhi sẽ được tầm soát tổng thể về sức khỏe và sự phát triển của các cơ quan chính như tim, gan, dạ dày, phổi, tứ chi, xương. Đồng thời đây cũng là lúc xác định vị trí nhau thai.

3. Siêu âm tim

Từ tuần thứ 20 hoặc 22, siêu âm thai sẽ biết rõ những khuyết tật tim mạch của thai nhi.

4. Siêu âm đánh giá sức khỏe toàn diện

Từ tuần thứ 28 – 39, siêu âm để đánh giá toàn diện sức khỏe thai nhi như cân nặng, chiều dài thân, vị trí nhau… trước khi bé chào đời. Thai phụ cũng có thể chọn siêu âm màu Doppler để đánh giá chính xác hơn về lưu lượng máu vốn để đáp ứng cho sự tăng trưởng của bé.

III. CÁC XÉT NGHIỆM MÁU TRONG THAI KỲ

Không phải kỳ khám thai nào mẹ cũng được yêu cầu xét nghiệm máu nhưng việc này diễn ra cũng khá đều đặn. Xét nghiệm máu cho biết các thông tin về:

1. Nhóm máu và yếu tố Rh

Lấy mẫu máu từ mẹ để thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết trong thai kỳ.

Gốc Rh chỉ về tình trạng protein trong tế bào máu. Nếu trong kết quả xét nghiệm máu của bạn có Rh, nó sẽ hiển thị Rh (+), nếu không sẽ là Rh (-). Trường hợp máu mẹ là Rh (-), trong khi con là Rh (+) thì các tế bào hồng cầu của bé sẽ bị phá hủy và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

2. Xét nghiệm đường máu

Xét nghiệm đường máu được thực hiện khi bụng đói sau khi nhịn 10 tiếng để giúp tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

3. Xét nghiệm viêm gan B

Viêm gan B có khả năng truyền từ mẹ sang con. Nếu phát hiện người mẹ nhiễm bệnh, trẻ ngay sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh và vacxin phòng bệnh.

4. Xét nghiệm HIV

HIV hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm khi nó lây từ mẹ sang con nên cần được phát hiện sớm trong thai kỳ.

5. Xét nghiệm HPLC

6. Xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm này giúp tìm ra kháng thể giang mai, một bệnh lây qua đường tình dục có khả năng truyền sang thai nhi.

7. Xét nghiệm CBC

Đây là xét nghiệm đánh giá về hoạt động lưu thông của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Do vậy, nó giúp tầm soát nguy cơ nhiễm trùng máu, thiếu máu, loạn máu… Theo đó, khi nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn 12 mg/dl, thai phụ sẽ được đánh giá là thiếu máu.

8. Xét nghiệm dung nạp glucose

Xét nghiệm dung nạp glucose: Từ tuần thứ 24 hoặc 28 của thai kỳ, thai phụ được cho uống 75g glucose. Sau 2 tiếng, họ sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm. Nếu lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng 140 mg/dl, mẹ có nhiều khả năng đã mắc bệnh tiểu đường và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

9. Xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng và hội chứng sảy thai liên tiếp

Cả hai loại xét nghiệm này đều cần mẫu máu và thường áp dụng cho người có tiền sử nạo phá thai.

10. Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền bao gồm:

Xét nghiệm alpha fetoprotein trong huyết thanh người mẹ (MSAFP): thực hiện khi đến tuần thứ 15-18 của thai kỳ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh di truyền và rối loạn thận. Lưu ý, với người mang song thai, đa thai, chỉ số này cũng có dấu hiệu tăng nên cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác trước khi đi đến chẩn đoán.

Xét nghiệm Triple (Triple Test) và xét nghiệm Quadruple (Quad Test): thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm phát hiện hội chứng Down.

Xét nghiệm Acetylcholine esterase (AChE): thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ mắc chứng rối loạn di truyền.

Xét nghiệm Inhibin A: thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ di truyền như hội chứng Down.

IV. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC

1. Kiểm tra tuyến giáp

Việc kiểm ra tuyến giáp nhằm đánh giá lượng hormone trong tuyến giáp, yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Nếu lượng hormone đo được trong tuyến giáp thấp hơn mức 3mlU/L là bình thường và cao hơn là bất thường, cần được theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện đều đặn nhằm tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ nhằm đánh giá lượng protein và đường, giúp tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.

V. CÁC XÉT NGHIỆM CHUYÊN SÂU

Khi những xét nghiệm trên cho kết quả bất thường, thai phụ sẽ được tư vấn để làm các xét nghiệm chuyên sâu:

1. Chọc dò ối

Kỹ thuật chọc dò ối: Đây là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn, được thực hiện sau khi thai đã đủ 14-16 tuần. Các nhân viên y tế dùng kim chọc vào bụng thai phụ lấy đi một lượng vừa đủ chất dịch bao quanh em bé để kiểm tra lại khả năng mắc dị tật của thai nhi. Thông thường, sau 3-4 tuần sẽ có kết quả chẩn đoán.

2. Sinh thiết nhau thai (CVS)

Kỹ thuật CVS sẽ lấy đi một mẫu tế bào của thai nhi thông qua đường âm đạo (từ tuần 10-12 của thai kỳ) hoặc bụng mẹ (sau tuần 10 trở đi) nhằm phát hiện những bất thường ở nhiễm sắc thể. Thông thường, sau 24 giờ sẽ có kết quả.

Với tất cả các xét nghiệm, siêu âm này, mẹ có thể yên tâm cùng con vượt qua thai kỳ mỹ mãn!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Xét Nghiệm Cần Thiết Trong Quá Trình Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!