Cập nhật nội dung chi tiết về Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang bầu tuần 30 – Những điều mẹ bầu cần biết
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg
Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển. Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là khoảng 40,1 cm. Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt. Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….
Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.
Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.
Thai 30 tuần đã quay đầu chưa
Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.
Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống
Thai 30 tuần đạp nhiều
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Tiền sản giật tuần 30
Lưu ý khi khám thai tuần 30
Thai phụ sẽ được bác sĩ tiêm thêm một mũi tiêm phòng ngừa uốn ván. Mũi tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván lần thứ nhất sẽ được thực hiện trong tuần thai thứ 26 và phải cách 1 tháng là tuần 30 mũi tiêm tiếp theo mới được thực hiện để phát huy hiệu quả của nó.
Tràng hoa (Dây rốn) quấn cổ tuần 30
Thay đổi của người mẹ tuần 30
Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.
Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.
Các vấn đề khác trong quá trình mang thai
Biểu hiện tiểu đường thai kỳ
Nên sinh mổ hay sanh thường
Bài viết trước : Thai 29 tuần
Bài viết sau : Thai 31 tuần
Các Vấn Đề Về Da Thường Gặp Khi Mang Thai
Với cường độ hoạt động ngày càng dữ dội của các tuyến nội tiết khi mang thai cùng với sự phát triển không ngừng của em bé, làn da của bạn sẽ phải thích ứng với sự thay đổi liên tục. Vì thế, một số thai phụ sẽ gặp phải một số vấn đề không mong đợi về da như :
TÌNH TRẠNG DA NHẬN DIỆN THỜI GIAN& VỊ TRÍNGUYÊN NHÂN PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ Rạn daLà những vết đứt gãy liên tiếp, ban đầu sẽ có màu đỏ nâu dần dần chuyển sang màu trắng xà cừ
xuất hiện trên bụng, đùi hoặc mông trong suốt thai kỳ hoặc sau khi sinh
Tăng cân quá nhanhYếu tố di truyền
Ngày ít nhất 2 lần thoa ” dầu dừa Tanamera” hoặc ” Kem chống rạn Bio Mamma “. Mẹ có thể trộn dầu & kem để có độ trơn của dầu & mùi thơm của hoa cúc.
Giãn tĩnh mạch
Là tình trạng tĩnh mạch bị sưng, phồng lên gần bề mặt của da, dưới hình dạng của những sợi gân màu xanh hoặc màu tím đi cùng với các triệu chứng như phù chân, đỏ, đau và yếu; nặng chân
Được nhìn thấy rõ nhất ở chân trong 3 tháng cuối của thai kỳ.Ngoài ra, giãn tĩnh mạch còn xuất hiện ở vùng kín khó nhìn thấy như âm hộ và âm đạo.
Bào thai phát triển và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới nằm phía bên phải của cơ thể, làm gia tăng áp lực đẩy vào tĩnh mạch chân.Mang thai đôi hay nhiều con
Yếu tố di truyền hoặc hormone
Đi bộ và tránh mang vác, xách đồ nặng.Không tăng cân quá nhanhKhông ngồi bắt chéo chân hay mắt cá chân.
Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài..
Kê chân cao khi nằm
Nằm ngủ nghiêng bên trái
Mụn
Thường gặp là mụn cám, mụn đầu đen. Nhưng nếu bạn không chăm sóc sẽ dễ dàng bị mụn bọc, mụn mũ và thành mụn kích ứng
Mụn ở mặt và vùng lưng.
Do tuyến mồ hôi, tuyến nhờn tiết ra nhiều hơn khi mang thai làm tắc nghẽn lỗ chân lông
Rửa mặt sạch hằng ngàyChăm sóc da đúng cách với mỹ phẩm organic Tanamera hoặc Bio Lady
Ngứa
Xảy ra trên khắp cơ thể, ở bụng hoặc lòng bàn chân
Do sự gia tăng estrogenDa khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễmBị ứ mật trong gan
Đổ mồ hôi nhiều
Rạn da
Bị viêm nang lông
Tắm rửa sạch sẽ với các loại xà bông tắm thiên nhiên TanameraKhông cào, gãi vết ngứa Dùng một chiếc khăn mát hoặc khăn ấm để chườm giảm bớt cơn ngứa.Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và uống nước hàng ngày.
Thoa kem dưỡng thể Bio Lady
Sạm hay nám da
Là tình trạng một vùng da trở nên sậm màu hơn vùng da khác.
Nhiều nhất là tập trung ở vùng trên mặtCũng có thể thấy ở cẳng tay và những phần khác trên cơ thể do tiếp xúc với ánh nắng.Ngoài ra, một số vùng da sẽ có sắc tố đậm như đầu vú, nách, bẹn.
Do sự biến đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm kích thích thêm sự sản xuất Melanin trong cơ thể (chất tự nhiên tạo ra màu cho tóc, da và mắt ).Một phần cũng do sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và yếu tố di truyền.
Che chắn cẩn thận khi ra nắng và dùng kem chống nắng phù hợp.Sử dụng sữa rửa mặt và kem dưỡng từ thực vật đế tránh da bị nám nhiều hơn.Tẩy tế bào chết bằng nghệ tại các điểm bị sạm trên cơ thể 1-2 lần/ tuần.
Đắp mặt nạ nghệ từ 1-2 lần/ tuần
Quầng thâm mắt
Xuất hiện một vòng tròn tối nằm bên dưới lớp da vùng mắt.
Nguyên nhân chủ yếu do hormones có sự thay đổi trong giai đoạn mang thai.Nó cũng còn là hậu quả của việc dùng thuốc dưỡng thai.
Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.Dùng bông gòn thấm tonner hoa hồng dậm lên vùng da thâm quầng dưới mắtĐắp túi mắt nóng LaMom thư giãn khoảng 15 phút/ ngày
Gót chân & môi bị khô và nứt nẻ
Xuất hiện những vết nứt, vẩy sừng bên dưới gót chân và trên môi
Do thay đổi cân nặng và sự gia tăng trao đổi chất càng tăng, tạo ra nhiệt nhiều hơn trong cơ thể.
Ngâm chân nước ấm với bột dừaThoa dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủKhông mang giày cao gót hoặc giày đế cứng
Tẩy tế bào chết ở gót chân 1 lần/ tuần.
Với môi, bạn có thể thoa dầu dừa, dầu oliu hoặc mật ong
chúng tôi – Kênh thông tin giúp mẹ:
Chăm sóc thai kì
Làm đẹp
Kinh nghiệm ở cữ
Những điều cần biết khi nuôi dưỡng bé.
chúng tôi là website thuộc chủ quản của Cty TNHH Quốc Hưng
Hãy kết nối với chúng tôi qua email:
mail.earthmama@gmail.com
Hotline: 1900 58 58 69
Các Vấn Đề Hay Gặp Và Cách Xử Lý Bà Bầu 3 Tháng Đầu Cần Biết
Kiệt sức, buồn nôn, đau ngực là các triệu chứng thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu. Mặc dù chúng thường cải thiện vào tháng thứ 4, nhưng bà bầu vẫn cần biết cách ứng phó với những thất thường khi mang thai.
Kiệt sức, mệt mỏi luôn trong trạng thái buồn ngủ.
Mệt mỏi là tình trạng gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Hiện tượng mệt mỏi này là do dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đang dùng nuôi dưỡng bé. Đồng thời gia tăng hormone progesterone – loại có tính an thần, làm mẹ bầu luôn trong trạng thái buồn ngủ. Cơn buồn ngủ giảm dần sau 8 đến 10 tuần và hiếm khi kéo dài quá 13 tuần.
Mẹ bầu có thể chọn giải pháp ngủ trưa, đi ngủ sớm, có những giấc ngủ ngắn trong ngày. Nhưng tuyệt đối không được ngủ li bì điều này không tốt cho cả mẹ và bé.
Tập thể dục là điều thứ 2 cần làm. Điều này không chỉ giúp cho quá trình mang thai, chuyển dạ diễn ra suôn sẻ mà còn giúp mẹ bầu tăng năng lượng vượt qua giai đoạn buồn ngủ. Lưu ý cần chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng tránh những xáo động mạnh. Đi bộ 20 phút mỗi ngày là lời gợi ý tuyệt vời cho mẹ bầu.
Ốm nghén không xảy ra ở tất cả các trường hợp mang bầu. Thường xảy ra vào sáng sớm, nhưng có thể là cả buổi chiều, đôi khi còn diễn ra suốt cả ngày.
Nồng độ estrogen tăng trong giai đoạn đầu của thai kỳ đã kích thích một phần não gây ra buồn nôn và ói mửa. Estrogen ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, các mô cơ trơn ít hoạt động làm quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, khiến mẹ bầu dễ bị đau dạ dày. Ốm nghén thường giảm xuống từ tuần 13 hoặc 14.
Cần chia bữa ăn thành nhiều bữa, bà bầu 3 tháng đầu không cần ăn nhiều nhưng cần chọn thực phẩm dễ tiêu. Tránh xa các thực phẩm béo, chiên, rán, cay. Do những biến đổi về cơ thể, mẹ bầu rất dễ bị ốm nghén vì nhiều thực phẩm khác nhau. Theo kinh nghiệm của những người đi trước thực phẩm khô như bánh mì (nên là loại không ngọt), hạt, thậm chí là bánh quy mặn sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được những cơn buồn nôn. Rượu rừng (nhẹ) hoặc trà gừng cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng (dường như không thể hấp thu thêm chất dinh dưỡng giai đoạn này) cần đến xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Tử cung của mẹ bầu 3 tháng đầu phát triển lớn hơn, tạo áp lực nên bàng quang gây cảm giác mót và đi tiểu nhiều hơn. Đồng thời, giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu tập trung sản xuất nhiều máu hơn. Điều này khiến thận xử lý nhiều chất lỏng hơn, nước thải cũng nhiều hơn.
Hiện tượng đi tiểu sẽ được cải thiện sau 14-16 tuần, khi tử cung đã nằm trên thành bụng ít tiếp xúc với bàng quang hơn. Tuy nhiên tình trạng này có thể gặp lại ở cuối thai kỳ khi em bé nằm sâu hơn ở phía xương chậu tạo áp lực lên bàng quang.
Việc mẹ bầu có thể làm lúc này là uống nước. Cơ thể mẹ bầu cần nhiều nước hơn để để duy trì đủ lượng nước ối, cân bằng nồng độ máu cần thiết.
Ngực đau – điều xảy ra hầu hết ở bà bầu 3 tháng đầu.
Đây là các trường hợp điển hình ở bà bầu 3 tháng đầu. Đó là vì thời gian này, hormone tăng vọt thúc đẩy quá trình tạo sữa cho 8 tháng sau. Không chỉ đau bầu ngực của các mẹ còn tiếp tục phát triển to lên trong suốt những tháng tiếp theo, thật may là cơn đau sẽ giảm dần vào tuần thứ 12.
Sự thực bạn chỉ có thể giảm tình trạng đau bằng việc tránh tác động thêm từ yếu tố bên ngoài. Như chọn áo ngực có vải mềm, co giãn, chọn loại có cúp ngực to hơn, hay loại bỏ áo ngực vào ban đêm. Đó là những gì có thể làm để giảm thiểu cảm giác đau.
Ngoài ra còn có thể xuất hiện triệu chứng
4 triệu chứng bà bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không được bỏ qua.
Nếu chỉ xảy ra cơn co thắt một lần, bà bầu không cần quá lo lắng. Nhưng nếu những cơn đau mạnh hơn, đều đặn ở vùng dưới hoặc vùng chậu trong ba tháng đầu có nghĩa mẹ bầu cần đi kiểm tra ngay. Đây là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ.
Nếu trong vòng 24 giờ, mẹ bầu không thể giữ được bất kỳ thực phẩm hay chất lỏng nào, nguy cơ , mất cân bằng là rất cao. Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra không đi tiểu trong vòng hơn 6 giờ cũng là một dấu hiệu của cơ thể mất nước.
Xuất hiện một vài vết máu là bình thường, nhưng liên tục trong một khoảng thời gian, có thể đó là một cảnh báo. Mẹ bầu cần sự thăm khám về bất kỳ tình huống chảy máu bạn gặp khi mang thai.
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người mang thai, tuy nhiên nếu ba ngày mẹ bầu chưa đi. Mẹ bầu cần phải đến gặp các bác sĩ thăm khám sức khỏe.
Các Vấn Đề Về Đau Ngực Khi Mang Thai Của Mẹ Bầu
Chắc hẳn việc bị đau tim khi mang thai, đau ngực khi có thai chắc chắn sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng. Cảm giác đau và căng tức ngực sẽ kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất đấy các mẹ ạ. Đây cũng là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất, do sự thay đổi hormone của cơ thể người mẹ.
Đau ngực khi có thai có nguy hiểm không?
Đau ngực khi mang thai xuất hiện sớm từ tuần thứ 4 đến 6 của thai kỳ. Chúng hầu như sẽ kéo dài trong suốt 3 tháng đầu, giảm ở thời gian 3 tháng giữa và quay trở lại vào giai đoạn cuối.
Nguyên nhân là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể và tình trạng fibrocystic (thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt). Đau ngực có thể do việc chọn áo ngực bó sát nên gây chèn ép gây đau tức ngực.
Những cơn đau ngực bắt đầu bằng việc căng tức bầu ngực, ấn vào có cảm giác nhói. Tùy từng người mà có cảm giác căng tức bầu ngực khác nhau. Một số bà bầu cảm thấy rất đau, một số khác có thể chỉ là cơn đau thoáng qua, thậm chí là một số bà mẹ có cảm giác nóng rát 2 bầu ngực.
Trong các trường hợp trên mẹ bầu nên ngay lập tức nhập viện.
Vì sao mẹ bị đau ngực khi mang thai?
Để nuôi lớn em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ, cơ thể sản xuất ra nhiều hormone estrogen và progesterone.
Một sự gia tăng hormone tương tự xảy ra trước mỗi kỳ kinh nguyệt, tuy vậy sự nhảy cảm ở vùng ngực lúc này này lớn hơn gấp nhiều lần cảm giác ở thời điểm đó.
Ngực có thể cảm thấy nhảy cảm đến nỗi các loại áo ngực thông thường khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Mẹ có thể không thích bị chạm vào ngực.
Mẹ có thể cảm thấy điều này khoảng từ tuần 3 hoặc tuần 4 trong thai kỳ, trước cả khi làm các xét nghiệm thử thai.
Với sự tác động của gia tăng hormone, ngực của mẹ cũng có thể to lên. Lớp mỡ trong vú dày hơn, nhiều tuyến sữa phát triển và lưu lượng máu tăng lên. Những thay đổi này phục vụ việc cho con bú sau này.
Trải nghiệm của mỗi phụ nữ khác nhau. Ngực có thể phát triển rất nhanh vào khoảng thời gian đầu của thai kỳ, hoặc từ từ trong suốt quá trình mang thai. Mẹ có thể không nhận ra sự thay đổi kích thước cho đến cuối kỳ mang thai.
Mặc dù khi chuyện này xảy ra, sự thay đổi về kích thước có thể khá bất ngờ, nhất là khi đây là lần đầu mang thai của mẹ. Mẹ có thể phải mua áo ngực lớn hơn vài cỡ khi có em bé. Đừng lo lắng nếu chuyện này chưa xảy ra vào cuối kỳ mang thai. Ngực mẹ có thể sẽ lớn hơn khi con chào đời.
Mẹ cũng có thể nhận ra những thay đổi khác. Khi quan hệ, có thể mẹ sẽ thấy ngực đau nhói hoặc ngứa ran, do máu liên tục được bơm lên ngực.
Đau đầu nhũ hoa khi mang thai
Hai hormone progesterone và estrogen có sự gia tăng và phát triển nên phụ nữ có cảm giác đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng thứ 2 và 3.
Thai cấn, tĩnh mạch của các vùng da của ngực có sự thay đổi có thể nhìn thấy, nhũ hoa cũng trở nên lớn lớn và bắt đầu sậm màu hơn. Sau vài tháng có thai, quầng vú của mẹ bầu và đầu nhũ hoa sẽ có sắc tố đậm màu hơn và dần lớn hơn.
Khi mang thai sẽ có nốt sần trắng nhỏ li ti nhìn thấy ở trên núm vú, đó là những hạt montgomery để chuẩn bị cho việc nuôi con sau này của mẹ bầu. Đau đầu nhũ hoa khi mang thai đi kèm với hiện tượng đau ngực.
Để giảm bớt sự khó chịu về đau mẹ bầu nên hạn chế đụng vào đầu ngực, mặc quần áo thoải mái, nhất là áo ngực nên là vải mềm và rộng rãi
Mẹ cũng nên lưu ý rằng, khi có thai, có thể ngực sẽ căng giãn gây nứt, và ngứa khó chịu. Việc đồng thời có làn da khô hay vùng da nhũ hoa bị khô, chàm hoặc viêm cũng có thể gây nứt nẻ. Nếu nứt nẻ kéo dài hay kèm sốt thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay tức thời.
Đau ức khi mang thai thì sao?
Hiện tượng khó thở, tức ngực của các chị em khi mang thai là điều khá phổ biến và có nhiều cấp độ khác nhau, chúng có sự nguy hiểm và an toàn khác nhau. Trong thai kỳ, cảm giác khó thở này có thể đồng hành cùng hai mẹ con. Chúng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị tức ngực, khó thở như: mẹ bầu ăn đồ ăn có mùi lạ gây ợ nóng, axit dạ dày trào ngược; do căng cơ bắp; do sự mệt mỏi và do thiếu máu trong thai kỳ; bé dần lớn và tử cung phát triển ép ngược lại phía dưới cơ hoành nêm gây nên tình trạng tức ngực, khó thở.
Mẹ bầu đau ngực khó thở
Làm thế nào để bà bầu hết đau tức vùng ức khi mang thai
Sử dụng trang phục phù hợp để thở thoải mái và dễ dàng.Tốt nhất nên tăng kích cỡ áo ngực.
Di chuyển chậm, tránh lao động nặng. Nên được nghỉ ngơi đủ thời gian cần thiết.
Chế độ ăn uống cần có sự hợp lý để giảm thiểu chứng ợ nóng như hạn chế đồ dầu mỡ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
Khi ngồi hãy ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí được đưa phổi nhiều hơn. Khi đứng, giữ vùng lưng được thẳng. Nên kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân khi ngủ, việc này sẽ tránh áp lực của thai nhi trong bụng chèn lên phổi.
Mẹ có thể làm mát ngực bằng việc chườm lạnh, sử dụng các sản phẩm giữ ẩm và làm mềm da, giảm kích ứng.
Việc không thể thiếu đó là khám sức khỏe định kì để phát hiện các biến chứng kịp thời.
Đau vùng xương ức khi mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, cũng như việc đau ngực. Mẹ bầu nên tạo cho mình cuộc sống thoải mái và tránh áp lực cũng hạn chế tình trạng đau đớn khó chịu.
Đau ngực khi mang thai có phổ biến không?
Có chứ, cảm giác đau ngực rất bình thường ở phụ nữ có thai. Ngực nhạy cảm, mềm và ngứa là một trong những triệu chứng đầu tiên khi mang thai.
Đau ngực nằm trong top 3 những điều phụ nữ phàn nàn trong giai đoạn đầu thai kỳ, cùng với buồn nôn và mệt mỏi.
Cảm giác đau sẽ giảm đi sau quý đầu tiên. Trong 3 tháng tiếp theo, sự gia tăng hormone dần dần ổn định.
Mặc dù vậy, cảm giác đau không mất hoàn toàn. Một nửa các chị em mang thai cảm thấy đau và nhạy cảm ở ngực ở tam cá nguyệt thứ 3.
Mẹ phải làm sao để cơn đau ở ngực dịu đi?
Một chiếc áo ngực hỗ trợ mẹ bầu với dây áo rộng giúp giảm đau nhức. Những chiếc áo lót có gọng sẽ rất khó chịu với bộ ngực đang ngày một lớn dần lên, vì vậy hãy lựa chọn những chiếc áo mềm hơn.
Hãy nhờ một chuyên gia trong cửa hàng chọn một bộ áo ngực vừa vặn. Nếu không thể, mẹ hãy đo chân ngực và đỉnh ngực để chọn kích cỡ áo phù hợp. Hãy nhớ rằng size áo ngực thay đổi phụ thuộc vào từng kiểu dáng và nhãn hiệu.
Cố gắng đo nhiều lần trong thời kỳ mang thai. Mẹ có thể phải thay đổi cỡ áo khi ngực to hơn.
Mặc một chiếc áo lót vừa vặn khi vận động thể thao để hỗ trợ phần ngực nặng.
Một chiếc áo ngực ngủ bằng vải cotton dành cho bà bầu có thể giúp giảm đau nhức.
Một số phụ nữ cảm thấy chườm nước ấm qua ngực giúp giảm cơn đau. Sau đó mẹ hãy vỗ nhẹ để làm khô ngực.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!