Cập nhật nội dung chi tiết về Các Triệu Chứng Khi Mới Mang Thai Chị Em Nên Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mỗi người phụ nữ khi mang thai đều bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Vậy làm sao để nhận biết sớm các triệu chứng khi mới mang thai?
Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu
Quá trình thụ tinh bắt đầu từ khi trứng rụng, thời điểm buồng trứng giải phóng một trứng và chuyển sang pha hoàng thể (kể cả trứng có thụ tinh hay không thì pha hoàng thể vẫn diễn ra từ lúc trứng rụng và kết thúc khi bắt đầu hiện tượng hành kinh).
Trong thời gian 24 giờ, nếu trứng gặp được tinh trùng, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra. Cơ thể phụ nữ sản sinh nhiều progesterone hơn (hormon giúp nuôi dưỡng bào thai) và đạt đỉnh điểm sau khi rụng trứng từ 6-8 ngày (kể cả không mang thai).
Hormone progesterone tiết ra giống như mọi chu kì khác gây ra các biểu hiện: thèm ăn, đau tức ngực, tăng nhạy cảm ở núm vú, đau nhức cơ, bụng dưới hơi chướng…
Phụ nữ thường không cảm nhận các dấu hiệu của quá trình thụ tinh nào cho đến khi trứng thụ tinh di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung. Trứng sẽ làm tổ sau khi thụ tinh thành công 6-12 ngày, đây mới thực sự khởi đầu một thai kì. Lúc này các chị em sẽ dần cảm nhận các triệu chứng khi mới mang thai.
Tại thời điểm này, que thử thai có thể vẫn còn âm tính, do cơ thể chỉ mới bắt đầu sản sinh ra hormone thai kì hCG (que thử thai dùng để xác định hormone này) và với nồng độ rất thấp, sau đó mới tăng dần cùng với hormone estrogene và progresterone.
Một vài ngày sau khi trứng làm tổ, nồng độ hCG mới đủ cao để cho kết quả dương tính que thử thai dẫn đến các triệu chứng khi mới có thai.
Triệu chứng khi mới mang thai thường gặp nhất Máu báo thai
Khi trứng làm tổ trong tử cung có thể gây chảy máu rất nhẹ, đây là triệu chứng mang thai sớm nhất nhưng cũng thường bị bỏ qua. Vì vệt máu này thường sớm hơn ngày hành kinh dự đoán tiếp theo (nếu không mang thai) khoảng 1 tuần, thường bị nhầm lẫn là kinh nguyệt đến sớm. Tuy nhiên, triệu chứng này xuất hiện tùy theo cơ địa, có chị em vẫn không hề có máu báo thai.
Phân biệt máu báo thai và máu chu kì, có thể quan sát bằng mắt thường. Máu báo thai là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng hoặc nâu, lượng rất ít, đôi khi chỉ dính một vệt trên đáy quần lót, xuất hiện trong thời gian ngắn khoảng 1 đến 2 ngày. Máu chu kì thường nhiều hơn, có dịch nhầy, niêm mạc bong tróc và kéo dài 3 đến 7 ngày.
Tăng thân nhiệt
Hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng khoảng 0.5 độ C. Đây là một trong những triệu chứng khi mới mang thai sớm nhất. Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ dẫn đến cảm giác nóng bức, khó chịu trong người, dễ xuất hiện rôm, sảy.
Chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn, thay đổi dịch âm đạo
Lớp dịch nhầy bên trong âm đạo và cổ tử cung thường đặc sánh lại, cổ tử cung cũng khép chặt lại để tạo điều kiện tốt nhất bảo vệ phôi thai phát triển bên trong. Dịch âm đạo đặc hơn và màu trắng hơi đục như sữa, triệu chứng này sẽ tồn tại gần như suốt cả thai kì.
Ngực tăng kích thước, căng tức, núm vú sẫm màu
Nồng độ hormone thay đổi khiến lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn, bầu ngực trở nên căng tức, cảm giác nóng ran quanh núm vú, chạm vào cảm thấy đau. Vùng da quanh đầu ti trở nên sẫm màu hơn bình thường và các nốt sần nổi lên rõ rệt.
Cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn
Đây là triệu chứng khi mới mang thai khá rõ rệt. Do cơ thể chị em phải làm việc tăng cường để cung cấp oxy cũng như dinh dưỡng liên tục cho bào thai. Tim đập nhanh, hệ tuần hoàn làm việc với áp lực cao kèm theo tăng thân nhiệt khiến cơ thể mẹ bầu bị mất năng lượng. Thêm vào đó, hormone progresterone gây cảm giác buồn ngủ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi.
Dương tính với que thử thai
Đây là triệu chứng khi mới mang thai chính xác nhất. Thời điểm thử que tốt nhất là sau khi rụng trứng (hoặc quan hệ tình dục) ít nhất 2 tuần nhằm đảm bảo không gặp âm tính giả. Chị em nên thử với 2 que khác nhau trong một lần thử. Khi cả 2 que đều hiển thị 2 vạch đồng nghĩa với việc chị em đã có tin vui.
Trễ kinh, mất kinh
Triệu chứng khi mới có thai 1 tháng. Trứng được thụ tinh sẽ khiến buồng trứng tạm ngưng sản xuất trứng trong suốt thời gian mang thai. Niêm mạc tử cung được nuôi dưỡng cẩn thận, không bong tróc nên không dẫn đến hành kinh nữa. Tuy nhiên triệu chứng này cần kết hợp nhiều triệu chứng khác vì trễ kinh, mất kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Buồn nôn
Đa số phụ nữ có triệu chứng này từ tuần thai thứ 4 – 6, giảm bớt sau khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên hoặc có khi kéo dài cả thai kì. Lượng estrogene tăng cao khiến mẹ bầu nhạy cảm với mùi hương, điều này dễ dẫn đến cơn buồn nôn, kể cả mẹ bầu chưa ăn gì.
Tâm tính thay đổi thất thường
Một triệu chứng khi mới mang thai khác do nội tiết tố thay đổi đột ngột làm tâm tính vốn đã thất thường của chị em càng khó kiểm soát hơn nữa. Chị em thường dễ nổi giận, dễ tủi thân, cảm thấy chán nản hoặc bức bối khó chịu.
Nhức đầu
Triệu chứng khi mới có thai này gặp ở khoảng 20% phụ nữ. Xảy ra từ tuần đầu tiên mang thai và thường kéo dài 1 – 6 tuần với mức độ nhẹ hoặc đau khắp đầu. Đa số các triệu chứng khi mới mang thai đều do sự thay đổi hormone nhanh chóng khi bắt đầu hình thành phôi.
Tuy không phải chị em nào cũng gặp tất cả các triệu chứng nên trên nhưng chỉ cần tinh ý một chút, chị em sẽ sớm nhận diện được các tín hiệu đáng mừng.
Ảnh Hưởng Của Chứng Tiêu Chảy Khi Mang Thai Đến Mẹ Bầu Các Chị Em Nên Biết
Tiêu chảy khi mang thai có những triệu chứng nào
Thông thường, bà bầu bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì. Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút, đi ngoài phân lỏng, mùi chua…
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy chủ yếu là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em giảm nên việc ăn uống phải vô cùng cẩn trọng. Nhiều mẹ bầu không biết rằng, trong 9 tháng mang bầu, hệ tiêu hóa của mình có phần yếu đi nên vẫn hồn nhiên ăn những món ăn vặt bán ngoài đường, vẫn lê la hàng quán ăn những món sống sít, những món “khoái khẩu” như hồi chưa mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc tiêu chảy nhất.
Ngoài ra, các mẹ cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi, cũng sẽ bị xảy ra tình trạng bị tiêu chảy.
Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không “tiêu hóa” được mà phải “tống ra” qua tình trạng tiêu chảy. Cụ thể bà bầu bị tiêu chảy có thể do:
Nhiễm một số loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bà bầu bị tiêu chảy.
Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.
Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra bệnh tiêu chảy khi mang thai.
Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.
Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…
Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.
Cách phòng tránh tiêu chảy cho các bà bầu
Để phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái… Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.
Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.
Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…
Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…
Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này..
Điều trị tiêu chảy khi mang thai khi gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài
Hầu hết bà bầu bị tiêu chảy nhẹ khi mang thai sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước là cả một vấn đề. Phụ nữ mang thai có thể bị mất nước chỉ trong thời gian ngắn.
Bà bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.
Bà bầu bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ nếu gặp tình trạng như:
Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.
Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.
Phân chứa máu.
Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.
Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.
Nên uống nhiều nước: Tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Các mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Trong lúc chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, các bà bầu bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch Oresol. Đây không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Khi dùng phải pha đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới.
Ngoài oresol, tuyệt đối không được tự ý mua và dùng bất kì loại thuốc cầm tiêu chảy nào khác mà không có chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn, có thể ăn cháo thịt băm lỏng.
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai nếu kéo dài sẽ khiến mẹ bầu bị mất nước, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, nếu bị tiêu chảy kéo dài, các mẹ bầu nên đi khám và chữa trị dứt điểm để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh. chúng tôi chúc các mẹ bầu được “mẹ tròn con vuông”.
Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai Cho Các Chị Em
Những điều cần biết trước khi mang thai cho chị em
Việc tìm hiểu những điều cần biết trước khi mang thai là rất quan trọng đối với chị em phụ nữ:
Thứ nhất, sức khỏe
Sức khỏe là vấn đề hết sức quan trọng trước khi chuẩn bị mang thai. Chị em phụ nữ cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và nên chủ động hơn trong quá trình mang thai sau này. Bên cạnh đó, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám tiền thai sản để:
– Phát hiện và điều trị kịp thời nếu có những bệnh về phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa,… có thể khiến bạn khó mang thai hoặc dị tật thai nhi sau này.
– Biết các loại thuốc được sử dụng và không sử dụng trong khi mang thai.
– Ngoài ra để chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu, bạn cần tiêm phòng một số bệnh như: tiêm phòng cúm, thủy đậu, viêm gan B, Rubella,…
Thứ hai, chế độ dinh dưỡng
Cần bổ sung gì trước khi mang thai là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Bạn cần thay đổi lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp và khoa học, loại bỏ những loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, các đồ uống bia, rượu, chất kích thích,… có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi sau này.
Chị em phụ nữ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, dưỡng chất thiết yếu, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, hoa quả,… Trong bữa ăn nên có các món ăn từ thịt đỏ, cá hồi hoặc cá ngừ, thực phẩm ít chất béo, ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại ngũ cốc.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho vợ thì việc ông chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai cũng cần phải lưu ý. Trong chế độ dinh dưỡng, ngoài việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, người chồng nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như: hàu, các loại hải sản, thịt bò, gà, rau cải xanh, rau súp lơ, các loại hạt, ngũ cốc,… sẽ làm tăng số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.
Ngoài ra khi có ý định mang thai, các ông chồng không nên sử dụng các loại đồ uống có có cồn như: rượu, bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá sẽ làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Thứ ba, chuẩn bị tâm lý
Tâm lý trước khi mang thai là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như sự phát triển của thai nhi sau này. Chị em cần giữ được tâm lý thoải mái, thường xuyên chia sẻ với chồng về ý định có thai để cả 2 có tâm lý thật tốt, sẵn sàng đón thêm thành viên mới trong gia đình.
Để có tâm lý tốt trước khi mang thai cả 2 vợ chồng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thứ tư, chuẩn bị tài chính
Tài chính là vấn đề không thể thiếu trong giai đoạn mang thai và chăm sóc con sau này. Do đó, hai vợ chồng cần chuẩn bị tài chính cho các chi phí thăm khám khi mang thai, thuốc bổ cho mẹ, dinh dưỡng khi mang thai, quần, áo, bỉm, sữa cho con sau sinh,…
Những điều cần tránh trước khi mang thai
Trong phần trên bạn đã phần nào hiểu rõ được những điều cần biết khi mang thai và chuẩn bị giai đoạn làm mẹ bầu. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều nên tránh trước khi mang thai:
Không nên nhuộm tóc: Trong thành phần thuốc nhuộm tóc có chứa các thành phần hóa chất có thể gây độc hại cho cơ thể phụ nữ hoặc thai nhi. Vì vậy, bạn không nên nhuộm tóc trước khi mang thai cũng như trong giai đoạn thai kỳ.
Không dùng thuốc bừa bãi: Một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi sau này, gây ra các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, trước khi mang thai cũng như khi đang mang thai bạn muốn sử dụng loại thuốc gì cần được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Hạn chế căng thẳng, lo lắng: Việc căng thẳng, lo lắng quá mức ở cả 2 vợ chồng càng khiến cho việc thụ thai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bạn nên giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng, tránh stress thì việc thụ thai sẽ dễ thành công hơn.
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá đều làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, trứng ở nữ giới nếu như hút thuốc lá tự động, các chất kích thích chứa caffein có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, sinh non,…
Mang thai ngoài tử cung có sinh được không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau!
Các Triệu Chứng Khi Mang Thai Tuần Đầu Tiên
1. Mất kinh
Đây chính là một trong các triệu chứng khi mang thai tuần đầu đầu tiên. Tuy vậy, nếu kỳ kinh không đều hay thường xuyên căng thẳng, rồi do làm việc mất sức có thể là nguyên nhân gây chậm kinh, thậm chí mất kinh. Bạn có thể ra một chút máu quanh thời gian bạn có kinh sau khi thụ thai. Ra máu rải rác nhiều thời điểm hay ít là dấu hiệu đầu tiên của việc có thai. Ra máu ít và không giống với chu kỳ kinh nguyệt thông thường là vì trứng làm tổ ở vùng nội mạc của tử cung gây nên.
2. Chảy máu dưới da
Chảy máu ở dưới da chính là một trong các triệu chứng khi mang thai tuần đầu. 6-12 ngày sau khi thai được thụ, bào thai thường tự động cấy lên dạ con. Ở một số phụ nữ, xuất hiện nhiều đốm máu nhỏ hoặc gặp tình trạng bị chuột rút. Một số nguyên nhân khác: có kinh, kinh nguyệt có sự thay đổi, một số thay đổi ở thuốc tránh thai hoặc bị nhiễm bệnh hay trầy da do giao hợp.
3. Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động
Do cơ thể phải tăng tuần hoàn, bạn sẽ thấy chóng mặt khi vận động mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột. Buồn nôn, nôn khi nhìn hay ngửi mùi rượu, cà phê, thuốc lá, cá… cũng có thể thèm ăn chua, ngọt… Một số người như bị ốm. Tình trạng này bắt đầu vài tuần sau khi thụ thai, có khi sau vài ngày. Bên cạnh đó, khi có bầu, chị em dễ xúc động và thay đổi ở tâm lý.
4. Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu
Khi mang thai thì tử cung tăng kích thước sẽ chèn ép bàng quang sẽ kích thích mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Các triệu chứng khi mang thai tuần đầu này bắt đầu sớm vào tuần thứ 6. Thai càng lớn, chèn ép lên bàng quang càng nhiều, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Lưu ý, khi thấy chậm kinh, mất kinh, mẹ bầu thường kèm các dấu hiệu khác: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn… Một cách đơn giản hơn để khẳng định việc mang bầu là, khi mất kinh hay quan hệ không an toàn khoảng từ 7-10 ngày, có thể mua que thử thai để kiểm tra.
M.H
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Triệu Chứng Khi Mới Mang Thai Chị Em Nên Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!