Đề Xuất 3/2023 # Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA THAI KÌ SỚM Bài PPT của chúng tôi Hà Tố Nguyên, bệnh viện Từ Dũ

Nguồn từ : http://sieuamvietnam.vn 

MỞ ĐẦU Siêu âm (SA) giai đoạn sớm thường được chỉ định vì thai phụ có bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng, khối cạnh tử cung đau khi khám  Mục đích của siêu âm thai sớm : – Xác định có thai? – Vị trí thai: thai trong hay ngoài tử cung. – Phát hiện các trường hợp thai ngừng phát triển, túi thai trống. – Nhận diện thai kì có nguy cơ cao ngừng tiến triển.

Early Pregnancy and Acute Gynaecology Assessment Unit King’s College Hospital, London, UK (04/1999-10/2006   

Thai trong tử cung

23.891

70.9%

Sẩy thai

5835

17.3%

SA không kết luận

2998

 8.9%

Thai ngoài tử cung

978

2.9%

– Tai vòi

822 

84%

– Cesarean scar

61 

6.2%

– Đoạn kẻ

55  5.6%

– Cổ tử cung

2.8%

2.8%

– Ở sừng

0.8%

– Ở buồng trứng

3

0.3%

– Trong ổ bụng

0.2%

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG CỦA TÚI THAI TRONG TỬ CUNG

Hình ảnh siêu âm bình thường của túi thai trong tử cung

NỘI DUNG 1. MÁU TỤ DƯỚI MÀNG ĐỆM 2. THAI NGỪNG TIẾN TRIỂN 3. SÓT NHAU – THAI 4. THAI NGOÀI TỬ CUNG 5. THAI TRỨNG

MÁU TỤ DƯỚI MÀNG ĐỆM Subchorionic hemorraghe

Là hậu quả của sự bong nhau ở rìa mép nhau. Màng đệm bị tách khỏi lớp màng rụng và bị khối máu tụ nâng lên. – Tần suất: 1-3% – Tần suất tăng lên 40% nếu thai có triệu chứng trên lâm sàng. Siêu âm  Máu tụ cấp tính: Khối máu tu có phản âm dày hay đồng dạng so với bánh nhau.  Sau 1-2 tuần: Khối máu tụ có phản âm trống.

Máu tụ dưới màng đệm và kết cục thai kì

 

THAI NGỪNG TIẾN TRIỂN Tần suất  Ít nhất 10–20% các trường hợp có thai trên lâm sàng. Khoảng 3% nếu đã nhìn thấy phôi thai trên siêu âm. Wilcox&cs: 20-30% sau giai đoạn làm tổ.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm Obstetricians and Gynaecologists

YOLK SAC

– Giới hạn trên của YS ở tuổi thai 5-10wks: 5.6mm

SÓT NHAU – SẨY THAI KHÔNG HOÀN TOÀN  Retained Products of Conception/Incomplete Misscariage  SA đo bề dày nội mạc tử cung hay hình ảnh phản âm của đường giữa nội mạc trước đây vẫn được dùng để chẩn đoán sót nhau (SN). Tuy nhiên, chưa có nhiều đồng thuận về tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm của SN. Chưa có sự thống nhất ngưỡng cut – off của bề dày NMTC để chẩn đoán sót nhau hay sẩy thai không hoàn toàn.

Hình ảnh siêu âm của sót nhau

Siêu âm đo bề dày hay tính thể tích khoang nội mạc không phải là một test đủ độ tin cậy để chẩn đoán sẩy thai không hoàn toàn.

Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán sót nhau 

– Có vùng giàu mạch máu:  

Một/một nhóm lớn mạch máu.  

Khu trú ở bề mặt hay lan xuống sâu trong cơ tử cung. 

Vận tốc cao: 160cm/s –  Không có hiện diện của dòng chảy trên Doppler mau là hàm ý khối mô nhau-thai không còn hoạt động, khả năng cao sẽ tự sẩy sau đó.

 THAI NGOÀI TỬ CUNG – Ở tai vòi.  Ở đoạn kẻ. Thai sẹo mổ lấy thai. Thai sừng Các vị trí của thai ngoài tử cung 

Thai ngoài tử cung ở tai vòi  – Tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm 1. Túi thai nằm ngoài tử cung có YS và phôi (+/-) hoạt động tim thai. 2. Khối cạnh tử cung có hình ảnh một đường echo dày bao quanh túi thai (Bagel sign) 3. Khối phản âm không đồng dạng nằm tách khỏi buồng trứng (Blob sign) (The diagnostic effectiveness of an initial transvaginal scan in detecting ectopic pregnancy. Kirk E, Papageorghiou AT, Condous G, Tan L, Bora S, Bourne T 2007)

Song thai ngoài tử cung

Các dấu hiệu siêu âm gợi ý thai ngoài tử cung 

Lòng tử cung trống

(Empty Uterus)

Không có túi thai thật và 

Không có túi thai giả và 

Không có hình ảnh sót nhau.

Túi thai giả

Pseudosac (PS)

Dịch lòng tử cung được bao 

quanh bởi lớp phản âm dày của 

phản ứng màng rụng

Khối cạnh TC

Adnexal mass (AM)

Khối tách rời hoặc không tách rời khỏi buồng trứng.

Dịch tự do

(Free Fluid)

Dịch tự do ở túi cùng sau.

Túi thai giả trong thai ngoài tử cung 

Túi thai thật

Gía trị của các siêu âm trong chẩn đoán thai ngoài tử cung 

Đánh giá sự chính xác của siêu âm trong chẩn đoán TNTC ở tai vòi khi không có hình ảnh điển hình là túi thai với phôi thai nằm ngoài tử cung.

Xem tiếp trang 2

Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Đề Phòng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Phạm Thị Hạnh Phúc – Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây nên. Phần lớn bệnh ở mức độ nhẹ, tuy nhiên phụ nữ mang thai bị nhiễm Rubella có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sảy thai, thai chết lưu hay gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Bệnh do virus Rubella gây ra, đây là virus chứa ARN, thuộc họ togavirus. Bệnh Rubella thường phát triển mạnh vào mùa xuân. Con đường lây truyền qua đường hô hấp, virus Rubella cư trú tại vòm họng và các hạch bạch huyết. Khi người lành tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy của mũi/họng hay các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì hơi thì có thể bị bệnh. Giai đoạn dễ lây nhiễm bệnh Rubella là từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban đỏ.

Mọi người đều có thể là đối tượng cảm nhiễm Rubella. Người phơi nhiễm với virus Rubella sẽ mắc bệnh nếu như chưa có miễn dịch với virus Rubella, không có trường hợp người lành mang virus.

Ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi

Sốt: Người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, khoảng 38 độ C, kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau rát vùng họng, chảy nước mũi trong, thường từ 1-4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm.

Nổi hạch ở vùng chẩm, cổ, bẹn, ấn đau. Hạch xuất hiện trước khi phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi. Đặc điểm của ban là màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 1-2mm, ngứa, thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó biến mất để lại nốt thâm trên da.

Ngoài ra có thể đau khớp, viêm kết mạc.

Bệnh Rubella thường nhẹ, các triệu chứng bệnh Rubella thường xuất hiện từ ngày 16-18 sau khi phơi nhiễm. Có biểu hiện tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Tuy nhiên có khoảng 50% trường hợp không có những biểu hiện lâm sàng điển hình khiến người bệnh nhầm tưởng triệu chứng bệnh Rubella với các bệnh khác.

Rubella thường là bệnh nhẹ, thường khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai, bệnh lại gây ra nhiều biến chứng bệnh Rubella nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chứng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, mù lòa, bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh). Ngoài ra, trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella còn có thể bị vàng da, xuất huyết, đái tháo đường, lách to, xương thủy tinh…

Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70-90% trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ (virus Rubella trong máu mẹ → nhau thai nhiễm virus → phôi thai bị nhiễm bệnh). Do đó, tất cả phụ nữ trước khi quyết định mang thai nên làm xét nghiệm để xác định đã có miễn dịch với Rubella.

Biến chứng bệnh Rubella nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Tiêm phòng vắc xin rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.

Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin: Sốt phát ban, nổi hạch, tăng bạch cầu đa nhân, đau khớp.

Với những phụ nữ có ý định mang thai nên chủ động đi xét nghiệm xác định có miễn dịch với Rubella hay chưa, nếu chưa có nên tiêm phòng vắc xin ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai. Khi có thai không nên tiêm vắc xin vì nó có thể đi qua nhau thai và nhiễm cho thai nhi.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt, phát ban hay với trẻ mắc Rubella bẩm sinh. Khi có những biểu hiện như sốt, phát ban, nổi hạch trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn.

Chống chỉ định tiêm vắc xin Rubella cho những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với gelatin, thuốc neomycin hoặc các lần tiêm vắc xin trước, người đang sốt.

Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó tiêm vắc xin là biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất. Các biện pháp phòng ngừa bệnh Rubella bao gồm:

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Từ Đau Bụng Dưới Của Bà Bầu

Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai. Trong một số trường hợp việc đau bụng dưới chỉ là biểu hiện bình thường của sản phụ nhưng nếu kèm theo các triệu chứng bất thường thì có thể là báo động của một trong những biến chứng thai kì nguy hiểm sau:

Các triệu chứng bao gồm đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt.Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, trong tình trạng căng thẳng…

Đây là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Đây là tình huống rất nguy hiểm và bạn cần được can thiệp y tế ngay.

Nó xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), mang thai ra huyết , buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

Note: Tìm hiểu thêm thông tin vềmang thai ngoài tử cung

Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.

Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, ra huyết khi mang thai hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.

Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này ngày càng to, nó gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm.

U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.

Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.

Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu ra máu , tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình..

Ở những phụ nữ mang thai có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây chứng đau vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa nhất bao gồm bàng quang hay tử cung. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mạn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì, mẹ bầu cần hiểu được nguyên nhân và những triệu chứng bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kì.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

Đa Thai &Amp; Những Biến Chứng Cần Lưu Ý

Mặc dù đa số các ca đa thai đều kết thúc tốt đẹp với những cặp đôi (hoặc bộ ba) xinh xắn khoẻ mạnh, nhưng bất kỳ trường hợp đa thai nào cũng được xếp vào loại nguy cơ cao và cần theo dõi sát sao hơn so với mang thai đơn thông thường. Và mang thai càng nhiều bé cùng lúc, nguy cơ biến chứng thai kỳ của bạn càng cao. Nguy cơ cao nhất của bà mẹ mang đa thai là sinh con thiếu tháng, khiến cho các bé sinh ra dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ hơn.

Khả năng sinh non chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Theo March of Dimes – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em của Hoa Kỳ, gần 60% ca song thai và 90% ca ba sinh sớm trước tuần 37 của thai kỳ. Các ca song thai trung bình kéo dài khoảng 35 tuần. Các ca mang thai ba kéo dài trung bình 33 tuần, và các trường hợp mang thai tư trung bình kết thúc ở 29 tuần thai.

Trẻ sơ sinh non tháng có thể gặp như nguy cơ sức khoẻ nào?

Các em bé sinh trước thời hạn lý tưởng có thể chưa toàn toàn sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Phổi, não và các bộ phận khác của có thể chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch của bé cũng có thể chưa sẵn sàng để chống nhiễm trùng, và bé cũng có thể chưa có phản xạ bú và nuốt.

Bé càng non tháng, các rủi ro về sức khoẻ sẽ càng cao. Các bé sinh trong khoảng từ 34-37 tuần thai nhìn chung là ổn. Các bé sinh trước tuần thai thứ 28 có thể sống sót, nhưng bé cần theo dõi và chăm sóc y tế đặc biệt, cộng thêm một chút may mắn.

Nếu bạn có dấu hiệu sẽ sinh sớm trước 34 tuần thai, đội ngũ y tế có thể sẽ cố gắng trì hoãn việc sinh nở thêm vài ngày để tiếp corticosteroid cho bé để đẩy nhanh sự phát triển phổi và các bộ phận khác và tăng cơ hội sống sót cho bé.

Còn những biến chứng nào khác khi mang đa thai?

Bên cạnh sinh non, một số vấn đề khác có thể xảy ra với các bà mẹ mang thai nhiều bé cùng lúc gồm có:

Sinh con thiếu cân. Các bé sinh đôi và sinh ba thường không có cơ hội đạt được cân nặng lý tưởng trước khi ra đời. Trong khi các em bé bình thường có cân nặng khoảng 3.2kg, các bé sinh đôi có cân nặng trung bình khoảng 2.5kg, các bé sinh ba nặng trung bình 1.8kg và các bé sinh tư nặng trung bình 1.4kg. Các bé sơ sinh dưới 2.5kg được xếp vào nhóm thiếu cân.

Trẻ sơ sinh thiếu cân thường gặp các vấn đề về sức khoẻ hơn cả khi chúng không sinh non. Trẻ sơ sinh thiếu cân thường gặp khó khăn trong việc tự thở; bé cũng không được chuẩn bị tốt để chống viêm nhiễm cũng như kiểm soát thân nhiệt và tăng cân. Do đó, hầu hết các bé sơ sinh thiếu cân đều cần được chăm sóc y tế đặc biệt (lồng nuôi) trước khi được xuất viện về nhà.

Tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ đặc trưng do huyết áo cao và đạm trong nước tiểu gây ra, gây tác động đến khoảng 10-15% các bà mẹ mang thai đôi, tỷ lệ cao gấp đôi so với các bà mẹ mang thai đơn. Biến chứng này thực sự nguy hiểm đối với cả mẹ và bé, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng và thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.

Tiểu đường thai kỳ có vẻ phổ biến hơn ở các thai phụ mang thai đơn. Nếu bạn được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ theo sát tình hình sức khoẻ của bạn. Bạn cần phải giữ ổn định nồng độ đường huyết với chế độ ăn uống và tập luyện đặc biệt, và có thể phải tiêm insulin nếu cần thiết. Chăm sóc và kiểm soát tiểu đường thai kỳ kém có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả bạn và các bé.

Nhau bong sớm (nhau thai tách khỏi thành tử cung trước thời điểm sinh nở ) là cũng biến chứng xảy ra phổ biến hơn ở các bà mẹ mang đa thai. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau thai kỳ và có thể dẫn đến các vấn đề về sinh trưởng của bào thai, gây sinh non hoặc thai chết lưu.

Đối với các ca đa thai, nhau bong sớm đặc biệt phổ biến ngay sau khi em bé đầu tiên được sinh ra bằng ngả âm đạo. Một khi hiện tượng bong nhau xảy ra, bé còn lại có thể phải mổ để lấy thai.

Hội chứng truyền máu song sinh là hội chứng hiếm gặp nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở các cặp song sinh cùng trứng khi máu của một bé truyền sang bé còn lại thông qua nhau thai chung.

Theo March of Dimes, 15% các cặp song sinh cùng trứng mắc phải hội chứng này, Hội chứng này thường được điều trị bằng cách rút nước ối từ túi ối của bé nhận máu. Tỷ lệ sống sau khi được điều trị theo cách này vào khoảng 60% – cao hơn 2-3 lần so với không điều trị.

Vậy tôi có phải nằm tĩnh dưỡng hoàn toàn?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nằm tĩnh dưỡng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao với các biến chứng như sinh non. Không có bằng chứng nào cho thấy tĩnh dưỡng có thể thực sự ngăn ngừa được sinh non đối với bà mẹ mang thai nhiều bé, nhưng có một số bằng chứng biện pháp này có thể giúp cải thiện cân nặng lúc sinh của bé. Nếu bác sĩ khuyên bạn tĩnh dưỡng, hãy nói chuyện với họ về ưu và nhược điểm của biện pháp này đối với bạn.

Đồng thời, hãy hỏi bác sĩ chính xác những điều bạn được phép và không được phép làm, và trong bao lâu. Tĩnh dưỡng có thể là từ mức độ phải cắt giảm một số hoạt động cho đến tuyệt đối không được rời giường với bất cứ lý do nào. Cả khi thai kỳ của bạn suôn sẻ, đa số bác sĩ vẫn khuyên bạn nên giảm hoạt động khi bước vào tam cá nguyệt cuối cùng.

Liệu tôi có thể mất một bé hoặc nhiều hơn không?

Khi một phụ nữ mang thai đôi, một em bé có thể sảy sớm trong thai kỳ trong khi bé còn lại vẫn tiếp tục hành trình đến cuộc sống. Tình huống này – còn gọi là sảy thai đơn – xảy ra ở khoảng 20% số ca song thai. Nếu bạn đang mang thai ba, có đến 40% khả năng bạn bị sảy một hoặc hai bé trong nửa đầu thai kỳ.

Một tỷ lệ lớn các ca sảy thai này còn xảy ra trước cả lần chỉ định siêu âm đầu tiên, do đó có thể bạn còn không biết được rằng mình đã mang thai đôi (hoặc ba). Triệu chứng sảy thai đơn chỉ là chảy máu âm đạo, và bé (hoặc các bé) còn lại thường vẫn phát triển bình thường.

Thai chết lưu – hiện tượng thai ngừng phát triển và chết đi sau tuần thai thứ 20 – tương đối phổ biến hơn ở các bà mẹ mang đa thai, nhưng chúng khá hiếm, Chỉ khoảng 1-2% trường hợp thai đôi hoặc thai ba bị chết lưu, so với 0.5% của các trường hợp mang thai đơn.

Một số bé sơ sinh mất vào cuối thai kỳ và được sinh ra cùng với em bé may mắn sống sót. Trong trường hợp hiếm gặp, thai song sinh chết lưu được sinh ra trước vài tuần người anh em song sinh may mắn.

Nếu bạn mang thai hai bé song sinh cùng trứng cùng chia sẻ chung nhau thai, sảy thai đơn sau tuần thứ 20 có thể rất nguy hiểm với em bé còn lại. Nếu các bé của bạn không cùng chia sẻ nhau thai với nhau, bé còn lại sẽ có cơ hội tốt hơn để phát triển bình thường. Trong cả hai trường hợp, bác sĩ sẽ chủ trương theo dõi tình hình để quyết định hơn. Nếu em bé còn lại không có gặp bất lợi nào trước mắc, chẳng có lý do gì để đẩy sớm thời gian sinh nở lên cả.

Tôi cần làm gì để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro?

Nhận biết đa thai càng sớm, bác sĩ càng có nhiều thời gian theo dõi thai kỳ cho bạn. Ảnh: Corbis.

Trong khi nhiều biến chứng đa thai cần bạn phải điều chỉnh về hành vi và lối sống của mình, việc nhận biết thai đôi (hoặc đa thai) càng sớm thì bác sĩ của bạn sẽ càng có nhiều thời gian để theo dõi và có cách điều trị các biến chứng nếu chẳng may nó xảy ra.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!