Đề Xuất 4/2023 # Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 4/2023 # Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bụng bầu tụt khi mang thai là một biểu hiện có vai trò vô cùng quan trọng. Chị em cần phải có kiến thức về nó để có một quá trình vượt cạn thuận lợi.

Bà bầu bị tụt bụng là như thế nào

Đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển ở mức lớn. Thai nhi sẽ dần dần dịch chuyển sâu xuống bên dưới tử cung của bà bầu; cuối cùng dừng lại ở vùng khung xương chậu. Điều này làm cho bụng bầu tụt xuống thấp hơn so với trước đó.

Có thể nói tụt bụng khi mang thai là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nhắc nhở các mẹ cần phải sẵn sàng tâm lý và chuẩn bị chu đáo nhất; trước khi bước vào ngày vượt cạn.

Dấu hiệu bụng tụt dễ nhận biết

Những dấu hiệu của bụng tụt đều rất dễ dàng quan sát. Nếu mẹ bầu nhận thấy bản thân có một trong những biểu hiện được nêu phía dưới; thì cũng đồng nghĩa là bụng mẹ đã tụt xuống vị trí thấp hơn. Và ngày lâm bồn cũng không còn xa nữa.

1. Bụng bầu tụt xuống thấp

Chị em hãy để ý xem phần ngực còn chạm được vào vùng trên của bụng bầu nữa hay không để xác định điều này. Trong trường hợp ngực bạn không còn chạm vào được nữa; thì có thể khẳng định rằng bụng bầu đã tụt xâu xuống bên dưới rồi.

Có không ít bà bầu còn nhận thấy một cách chân thật; khi đầu của em bé trong bụng lọt tới khung xương chậu. Sau đó chỉ vài ngày là em bé đã cất tiếng khóc trào đời rồi.

2. Đi tiểu nhiều hơn

Việc mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn cũng là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đã di chuyển xâu xuống bên dưới. Bởi khi đó, em bé trong bụng sẽ chèn ép, tạo thành áp lực tác động vào bàng quang; khiến chị em có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

Thế nhưng, dấu hiệu bụng tụt này đôi khi dễ nhầm lẫn với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai (UTI). Do cả 2 trường hợp đều khiến các mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.

3. Áp lực đè lên xương chậu tăng

Thai nhi khi đã di chuyển xuống xương chậu sẽ chèn ép; khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái ở vị trí này. Nhiều lúc có cảm giác như em bé trong bụng có thể chui ra bất cứ lúc nào.

Cảm giác khó chịu này sẽ tăng thêm bội phần khi đi lại, di chuyển; khiến chị em không thể đi với dáng đi như bình thường được nữa. Đến càng gần ngày sinh nở, dáng đi của các mẹ bầu càng trở nên khó khăn; nặng nề lạch bạch giống con vịt.

4. Giảm cảm giác ợ nóng

Ợ nóng là tình trạng quen thuộc thường xảy ra trong thời gian mang thai. Chị em sẽ bị những cơn ợ nóng này tấn công; khi mà dạ dày và tử cung “chiến tranh” nhằm giành giật không gian trong bụng.

Tuy nhiên, trong tháng cuối của thai kỳ, khi mà bụng bầu đã tụt xâu xuống phía bên dưới. Khoảng không gian dành cho dạ dày sẽ được mở rộng. Khi đó cuộc chiến giữa dạ dày và tử cung cũng khép lại. Nhờ vậy, thời gian này chị em sẽ thoát khỏi sự đeo bám của chứng ợ nóng khi mang thai; và đặc biệt là ăn nhiều hơn mà không cảm thấy no.

5. Dễ thở hơn

Cũng tương tự như với dạ dày, khi bụng bầu tụt xâu xuống dưới; phổi của các mẹ bầu cũng được giải phóng khỏi sự chèn ép.

Do đó, việc hít thở của chị em sẽ dễ dàng hơn. Không còn những ngày tháng thở khó nhọc hổn hển nữa rồi.

6. Táo bón hoặc trĩ

Bên cạnh đó, còn một dấu hiệu bụng bầu tụt khác cũng đáng chú ý, đó là hình dạng của bụng bầu. Ở trạng thái bình thường, bụng bầu của các mẹ sẽ có hình dạng tròn xoe; trong khi đó bụng bầu tụt xuống sẽ có hình dạng dài và xệ xuống.

Hình ảnh bụng bầu tụt

Bụng bầu tụt từ tuần bao nhiêu ? 

Nhiều chị em thắc mắc rằng bụng bầu tụt khi nào để chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên, thời gian này thường có sự chênh lệnh và không thể nói chính xác được.

Có nhiều yếu tố để quyết định thời gian bụng tụt. Trong đó quan trọng nhất chính là việc chị em sinh nở lần đầu hay nhiều lần rồi.

Trong trường hợp các mẹ lần đầu mang thai; thường thì bụng bầu tụt ở tuần 36 hoặc trước thời gian dự sinh từ 2-4 tuần.

Với các mẹ bầu đã từng sinh nở trước đó rồi; vùng xương chậu đã giãn nở hơn. Chính vì thế, hầu hết khi mẹ bầu tụt bụng sẽ kèm theo cá triệu chứng chuẩn bị sinh như rỉ ối, đau đẻ…

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh ?

Dựa trên số lần mang thai của mẹ bầu.

Có một số trường hợp bụng bầu bị tụt rồi; tuy nhiên sau đó lại không tụt nữa vì đầu thai nhi chưa nằm ở vị trí cố định.

Bên cạnh đó, cũng có không ít chị em cho đến tận ngày sinh vẫn không nhận thấy biểu hiện này.

Chính vì thế, các mẹ không nên quá dựa dẫm vào dấu hiệu bụng tụt. Ngay khi bước vào tháng cuối thai kỳ, chị em hãy sẵn sàng tâm lý; cùng với các vật dụng cần thiết. Để sẵn sàng lâm bồn bất cứ khi nào.

Bụng bầu không tụt có đẻ thường được không

Với vấn đề mẹ bầu mang thai 39 tuần chưa tụt bụng có sinh thường được không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể tới như:

Khả năng giãn nở của tử cung có tốt không.

Thai nhi đã quay đầu hay chưa.

Tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng thế nào.

Sức khỏe của người mẹ có đảm bảo hay không.

Có thể nói, việc bụng bầu tụt chỉ là một trong những yếu tố đánh giá thai kỳ của người phụ nữ. Nó không quyết định việc bạn có thể sinh thường được hay không. Bởi vậy, nếu mang thai đến tuần 38, 39 mà chưa tụt bụng thì cũng đừng lo lắng nha các mẹ.

Nếu mang thai 33 tuần bụng tụt có phải sẽ sinh non ?

Trước tiên, bạn cần hiểu rằng bụng tụt mới chỉ khẳng định rằng đầu bé đã di chuyển xuống xương chậu; còn ở vị trí nào của xương chậu thì chưa rõ. Do kích thước xương chậu khá dài; bởi vậy trong y học người ta chia nó làm 3 cấp, bao gồm phần đầu, giữa và cuối.

Em bé chỉ thực sự sắp chui ra ngoài khi di chuyển tới phần cuối của xương chậu. Bởi vậy, việc bụng bầu tụt ở tuần 33 không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sinh non. Vì khả năng cao khi đó đầu em bé mới di chuyển đến phần đầu của xương chậu thôi.

Nếu gặp tình trạng mang thai 33, 34 tuần bụng tụt chị em cũng đừng quá căng thẳng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái; kết hợp theo dõi thêm một số biểu hiện bất thường khác như: chảy máu âm đạo, đau bụng, cơn gò… để từ đó kịp thời xử lý.

Khi nào dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với mẹ sắp chuyển dạ ?

Để giải đáp cho các chị em lo lắng bụng bầu tụt xuống sớm có bị sinh non không. Tuti Health xin chia sẻ một số dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với sắp chuyển dạ như sau:

Thai nhi ít ngọ nguậy hơn bình thường

Một dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần chú ý kỹ càng. Sau khi bị tụt bụng, chị em cần để ý đến các hoạt động của em bé trong bụng. Để đề phòng nguy cơ gặp các vấn đề như: suy thai, thiếu ối…

Những cơn gò

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều đêm mất ngủ bởi cảm giác đau đớn mà các cơn gò gây ra. Có thể nói đây chính là thời điểm để các mẹ thể hiện những kỹ thuật thả lỏng đã được chỉ dẫn trong lớp tiền sản. Trước khi bước vào ngày chào đón đứa con thân yêu chào đời.

Càng về những ngày cuối của thai kỳ, cảm giác đau đớn do cơn gò gây ra ngày một nặng hơn. Đó có thể là chỉ cơn gò giả, nhưng không thể ngoại trừ khả năng các mẹ chuẩn bị sinh nở thật. Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn hay liên hệ ngay với bác sĩ; hoặc đến thẳng bệnh viện để sẵn sàng cho mọi trường hợp.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Gần đến ngày lâm bồn, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện dấu hiệu chuột rút. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức ở cung quanh háng và vùng lưng.

Nhất là với các mẹ lần đầu mang thai thì dấu hiệu này sẽ mạnh hơn so với các mẹ đã sinh nở trước đó rồi. Bởi khi đó, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung người mẹ sẽ bị kéo căng ra; để sẵn sàng cho giây phút em bé cất tiếng khóc chào đời.

Tiêu chảy

Khi mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn, kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột. Khiến cho các mẹ cảm thấy đau nhói ở bụng; đi ngoài với mật độ nhiều hơn và ra phân lỏng.

Đây là hiện tượng cần thiết, để thải loại những chất thải cặn bẩn khỏi ruột. Tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi trong bụng phát triển.

Vỡ ối

Nếu hiện tượng này xuất hiện thì quá trình chuyển dạ đã sắp diễn ra rồi đấy. Từ lúc vỡ ối cho đến khi sinh chỉ cách nhau khoảng vài tiếng đồng hồ thôi.

Khi gặp hiện tượng này, bà bầu cần di chuyển tới bệnh viện nhanh nhất có thể. Bởi nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng cạn ối; gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.

Ra máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể bắt nguồn từ việc tử cung đang giãn mở ra. Điều này cũng nhắc nhở các mẹ rằng, quá trình chuyển dạ sắp sửa diễn ra rồi đấy.

Bà bầu bị tụt bụng nên làm gì 

Nếu quan sát thấy hiện tượng bụng bầu bị tụt xuống; các bạn hãy báo ngay cho bác sĩ thăm khám cho mình. Để nhận được sự theo dõi sát sao nhất. Trong trường hợp, thai dưới 30 tuần, ví dụ như thai 26 tuần bị tụt bụng thì chị em nên đi khám ngay; để kiểm tra xem có bất thường gì không.

Việc bụng tụt sớm có thể là lời cảnh báo sinh non. Khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ một số cách giúp ngăn ngừa; có thể ví dụ như nằm yên một chỗ chẳng hạn.

Đối với các mẹ có bụng bầu tụt xuống thấp vào thời gian cuối thai kỳ. Hãy chuẩn bị tất cả hành trang; sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình bị cuống lên trong tình huống này đúng không nào.

Để giữ được an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé, chị em hãy cố gắng theo dõi thật kỹ các dấu hiệu bụng bầu tụt xuống theo hướng dẫn từ bác sĩ. Để có được tâm lý cũng như sự chuẩn bị kỹ càng nhất trước khi nhập viện.

Bụng Bầu Tụt Bao Lâu Thì Sinh: Tụt Bụng Là Bé Sẵn Sàng Chào Đời!

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh? Một câu hỏi nằm trong từ điển kinh điển của các mẹ mang thai lần đầu. Ai cũng biết bụng bầu tụ xuống thấp là sắp sinh nhưng lại không biết thời điểm nào cần tới bệnh viện.

Dấu hiệu thai nhi thụt xuống hay còn gọi là tụt bụng là hiện tượng em bé tụt xuống thấp, nằm trong vùng an toàn của khung chậu để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.

Không như nhiều mẹ lo lắng, tụt bụng thực sự là một dấu hiệu đáng mừng báo sớm cho mẹ sẵn sàng tinh thần chuẩn bị cho cơn vượt cạn sắp đến. Thời gian bé di chuyển xuống khung chậu của mẹ mất khoảng vài tuần hoặc vài ngày, tốc độ nhanh chậm tùy bé. Khi biết chắc mình đã tụt bụng, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục để phương pháp sinh thường dễ dàng hơn.

Tụt bụng sớm khi mang thai

Với những thai nhi ở ngôi thuận, khi bụng bầu tụt xuống thấp là dấu hiệu cho thấy một phaafn cơ thể của bé sẽ chui ra ngoài thuận tiện vì đang ở vị trí nửa trên của xương chậu.

Những mẹ mang thai lần đầu cần lưu ý dấu hiệu này vì tụt bụng thường xảy ra ở tháng cuối thai kỳ, có thể là 2-3 tuần trước ngày dự sinh, đi kèm với đó có thể là những cơn gò chuyển dạ giả.

Tuy nhiên để trả lời chính xác thời điểm nào cần nhập viện khi bụng bầu có dấu hiệu xuống thấp thì rất khó. Thời gian ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau cũng như tùy vào việc bà bầu sinh con lần đầu hay sinh con thứ.

Nếu là con so, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh

Còn sinh con rạ tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn gò chuyển dạ bắt đầu.

Và không có gì là chính xác 100%, sẽ có những ngoại lệ như nhiều vấn đề khác xảy ra trong thai kỳ. Một số mẹ cảm nhận được bụng tụt xuống thấp khoảng 4 tuần trước ngày dự sinh nhưng lại sinh em bé trễ 2 tuần, hoặc có mẹ lại bước vào giai đoạn chuyển dạ mà không thấy bụng tụt xuống trước đó.

Thậm chí, có mẹ cảm nhận bụng tụt nhưng sau đó lại không bị nữa. Đơn giản là do đầu thai nhi vẫn chưa hoàn toàn được cố định tại một vị trí cụ thể, tụt xuống rồi lại bị đẩy ngược trở lên lại.

Làm sao biết bụng tụt?

Mẹ bầu không những có thể nhìn thấy được sự khác biệt của bụng mà có có thể cảm nhận rõ ràng. Bụng của mẹ có vẻ như ở vị trí thấp hơn hoặc ngả về phía trước nhiều hơn.

Nguyên nhân là do thai nhi lọt vào khoang chậu, sức ép của tử cung lên cơ hoành của mẹ được giải tỏa nên mẹ có thể hít thở một cách dễ dàng hơn. Một số dấu hiệu rõ rệt nhất nhận biết bụng bầu đã tụt:

Bầu cảm thấy dễ thở hơn, ăn uống ngon miệng. Lúc này khi em bé nằm gọn trong khung chậu của mẹ, áp lực cũng bớt đi nhiều nên mẹ thở dễ dàng hơn.

Quan sát xem ngực còn chạm vào phần trên của bụng nữa không. Nếu không thì chắc chắn bé yêu đã tụt sâu xuống dưới.

Bầu đi tiểu nhiều hơn do thai nhi gần sát với bàng quang, gây áp lực lên bàng quang.

Đi lại khó khăn hơn

Cảm nhận những cơn đau nhói ở vùng sàn chậu vì đầu của em bé đang đè ép mạnh lên vùng này.

Cảm giác mất thăng bằng vì trọng tâm cơ thể của mẹ bị thay đổi thêm 1 lần nữa.

Một số ít trường hợp bụng bầu đã tụt nhưng mẹ không biết là do:

Mang thai bụng dưới ngay từ đầu thì sẽ khó để nhận ra được khi em bé di chuyển xuống thấp.

Không có triệu chứng bị khó thở hoặc khó tiêu, hay luôn phải đi vệ sinh thường xuyên trong thai kỳ

Nếu đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phải dựa vào 2 dấu hiệu nữa để xác định xem bụng mẹ bầu đã tụt hay chưa:

Tiến hành khám nội (bên trong) để xem phần đầu của em bé đã nằm trong khung chậu chưa

Nhấn vào bụng mẹ để xác định xem ngôi thai đã được cố định ở vị trí đó hay vẫn còn có khả năng thay đổi.

Những chặng đường thai nhi qua khung xương chậu

Ít mẹ biết rằng mỗi đoạn đường thai di chuyển trong khung chậu đều có những điểm dừng. Mỗi chặng dừng cách nhau 1 centimet. Một em bé khi đã lọt hoàn toàn trong khung xương chậu thì được xem như đang ở “chặng dừng số 0”. Tức là đầu của thai đã xuống đến ngang mức 2 mấu xương lồi ra ở 2 bên của phần giữa khung chậu.

Quá trình sinh con bắt đầu, phần đầu của thai tiếp tục tụt xuống trong khung chậu qua lần lượt các chặng dừng 0 đến +1, +2 và cứ thế tiếp tục cho đến khi đầu của thai chạm đến lỗ ngoài của âm đạo ở mức +5.

Tuy nhiều, điều này không có nghĩa mẹ bầu bước vào quá trình chuyển dạ ở chặng dừng số 0 không sẽ phải rặn ít hơn mẹ bầu bước vào quá trình chuyển dạ ở chặng dừng số -3, bởi vì các chặng dừng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tiến triển của quá trình chuyển dạ.

9 dấu hiệu sắp sinh

Cùng với bụng bầu tụt xuống, tới giai đoạn “về đích”, còn có 9 dấu hiệu sắp sinh sau:

Cổ tử cung bắt đầu mở

Ngừng tăng cân

Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Cảm thấy các khớp được dãn ra

Tiêu chảy

Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Vỡ nước ối

Bụng bầu tụt xuống bao lâu thì sinh? Câu trả lời cũng không quá quan trọng vì dù chưa có dấu hiệu cho thấy em bé đang tụt xuống trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị ra đời thì cũng không có nghĩa là em bé sẽ chào đời muộn mẹ ạ!

Bụng Bầu Tụt Xuống Thấp Khi Mang Thai Tháng Thứ 9

Bụng bầu tụt xuống thấp là hiện tượng phổ biến ở các mẹ mang thai tháng thứ 9. Thế nhưng nhiều mẹ đã bước sang tuần 38 nhưng vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu khác thường của cái bụng bầu, và điều này thật sự khiến mẹ lo lắng rằng bé con sẽ ra đời trễ hơn ngày dự sinh.

Thật may, dù chưa có dấu hiệu cho thấy em bé đang tụt xuống trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị ra đời thì cũng không có nghĩa là em bé sẽ chào đời muộn mẹ à.

Hiện tượng bụng bầu tụt xuống thấp (dropping) là một dấu hiệu cho thấy phần cơ thể của bé sẽ chui ra ngoài đầu tiên (thường là đầu thai nhi) đang ở tại vị trí nửa trên của xương chậu.

Bụng tụt bao lâu thì sinh?

Ở những trường hợp mẹ mang thai lần đầu tiên, hiện tượng bụng bầu tụt xuống thấp thường xảy ra khoảng 2 đến 4 tuần trước khi sinh. Đối với các mẹ đã từng sinh trước đây, hiện tượng này lại thường không xảy ra cho đến khi mẹ bước vào quá trình chuyển dạ.

Với những mẹ mang thai lần đầu, bụng bầu thường tụt xuống khoảng 2 -4 tuần trước khi sinh

Nhưng cũng như hầu hết các vấn đề khác xảy ra trong thai kỳ, mọi thứ đều có ngoại lệ. Nhiều mẹ cảm nhận được bụng mình tụt xuống thấp khoảng 4 tuần trước ngày dự sinh nhưng lại sinh em bé trễ 2 tuần, hoặc có mẹ lại bước vào giai đoạn chuyển dạ mà không thấy bụng tụt xuống trước đó.

Thậm chí, có mẹ cảm nhận bụng tụt nhưng sau đó lại không bị nữa, lý do là đầu bé vẫn chưa hoàn toàn được cố định tại một vị trí cụ thể, tụt xuống rồi lại bị đẩy ngược trở lên lại.

Khi bụng bầu mẹ tụt xuống thấp

Thường thì hiện tượng bụng bầu tụt xuống thấp xảy ra rất rõ ràng khi mẹ mang thai tháng thứ 9. Mẹ bầu không những có thể nhìn thấy được sự khác biệt (bụng của mẹ có vẻ như ở vị trí thấp hơn hoặc ngả về phía trước nhiều hơn) mà mẹ còn có thể cảm nhận được sự khác biệt này.

Do thai nhi lọt vào khoang chậu, sức ép của tử cung lên cơ hoành của mẹ được giải tỏa nên mẹ có thể hít thở một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, lúc này sẽ có nhiều không gian trống hơn trong khoang bụng nên mẹ cũng có thể ăn uống dễ dàng hơn, có thể ăn hết bữa ăn mà không bị ợ nóng hay đầy bụng khó tiêu như thời gian gần đây.

Dĩ nhiên là những thay đổi đáng mừng này lại thường đi kèm với một chuỗi những sự khó chịu khác, bao gồm:

Sự chèn ép lên bàng quang khiến mẹ phải đi vệ sinh nhiều hơn.

Sự chèn ép lên các khớp xương chậu làm mẹ đi lại cũng khó khăn hơn.

Chèn ép lên vùng đáy chậu và đôi khi gây đau.

Những cơn đau nhói ở vùng sàn chậu vì đầu của em bé đang đè ép mạnh lên vùng này.

Cảm giác mất thăng bằng vì trọng tâm cơ thể của mẹ bị thay đổi thêm 1 lần nữa.

Bụng bầu tụt xuống thấp có thể kèm theo những triệu chứng khó chịu khác

Trường hợp bụng xuống thấp nhưng khó nhận biết

Cũng có những trường hợp bụng bầu tụt xuống thấp mà mẹ không biết. Chẳng hạn như:

Trường hợp mẹ mang thai “thấp” ngay từ đầu thì sẽ khó để nhận ra được khi em bé di chuyển xuống thấp.

Hoặc nếu mẹ không bị khó thở hoặc khó tiêu, hay luôn phải đi vệ sinh thường xuyên trong thai kỳ, thì mẹ có thể sẽ không cảm thấy được sự khác biệt một cách rõ ràng.

Bác sĩ sẽ phải dựa vào 2 dấu hiệu nữa để xác định xem bụng mẹ bầu đã tụt hay chưa:

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám nội (bên trong) cho bạn để xem phần đầu của em bé đã nằm trong khung chậu chưa.

Thứ hai, bác sĩ sẽ nhấn vào bụng mẹ để xác định xem ngôi thai đã được cố định ở vị trí đó hay vẫn còn có khả năng thay đổi.

Những điều cần biết về việc di chuyển của thai nhi trong khung chậu của mẹ

Đoạn đường thai đã di chuyển trong khung chậu của mẹ được đo bằng các “chặng dừng”, mỗi chặng dừng cách nhau 1 centimet. Một em bé khi đã lọt hoàn toàn trong khung xương chậu thì được xem như đang ở “chặng dừng số 0” – nghĩa là, đầu của thai đã xuống đến ngang mức 2 mấu xương lồi ra ở 2 bên của phần giữa khung chậu.

Một em bé mới bắt đầu chuyển động đi xuống thì có thể nằm ở ngang mức chặng dừng số -4 hoặc -5.

Khi quá trình sinh nở bắt đầu, đầu của thai tiếp tục tụt xuống trong khung chậu qua lần lượt các chặng dừng 0 đến +1, +2 và cứ thế tiếp tục cho đến khi đầu của thai chạm đến lỗ ngoài của âm đạo ở mức +5.

Mặc dù vậy, mẹ bầu bước vào quá trình chuyển dạ ở chặng dừng số 0 không đồng nghĩa với việc sẽ phải rặn ít hơn mẹ bầu bước vào quá trình chuyển dạ ở chặng dừng số -3, bởi vì các chặng dừng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tiến triển của quá trình chuyển dạ.

Những điều cần biết về việc di chuyển của thai nhi trong khung chậu của mẹ

Khi mang thai đến tháng thứ 9 thì việc em bé có thể tụt xuống đến giữa khung chậu sẽ được tiên lượng tốt rằng em bé có khả năng vượt qua khung chậu mà không gặp khó khăn nào. Nhưng trong trường hợp ngôi thai vẫn còn chưa cố định cũng không có nghĩa là sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Thực tế thì đa số những thai nhi vẫn chưa lọt xuống giữa khung chậu khi quá trình chuyển dạ bắt đầu hoàn toàn vẫn có thể vượt qua khung chậu một cách suôn sẻ. Điều này còn đặc biệt đúng ở những mẹ đã từng sinh một hoặc nhiều con trước đây (sinh con rạ).

Mang Thai Tuần 38 Bụng Đã Bị Tụt Xuống Chưa?

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề, và là dấu hiệu đầu tiên các mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi đấy. Theo quá trình phát triển của thai kỳ thì thông thường:

+ Đối với người sinh con lần đầu tiên, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh.

+ Đối với người sinh con thứ, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Bà bầu nên bổ sung những gì trong 3 tháng cuối thai kỳ

+ Ăn nhiều protein hơn

Protein là chất cần cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sự “sản xuất” sữa của bà mẹ chuẩn bị cho việc đón chào trẻ ra đời. Protein có nhiều trong cá, thịt gà, sữa, đậu, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân…

Nhưng cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp…

+ Bổ sung chất béo tốt cho não bộ của trẻ

Chất béo giúp cho sự phát triển của não và hệ thần kinh khỏe mạnh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu đừng sợ lên cân mất dáng sau này mà hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Thai phụ cần 70-80g chất béo/ngày.

Chất béo có nhiều trong dầu ô liu, bơ, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên …Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, thịt rán …

Bổ sung sắt và canxi giúp cho xương trẻ phát triển

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 1.500mg canxi. Để có được canxi, mẹ nên uống nhiều sữa, ăn tép nhỏ, cá nhỏ lẫn xương. Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ sẽ phải thiếu hụt một số lượng lớn sắt và canxi để giúp cho sự phát triển khung xương của trẻ và nuôi dưỡng trẻ, ngay cả trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng vẫn cần thiết cung cấp canxi và sắt cho các mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài việc bổ sung canxi và sắt thông qua các thực phẩm tự nhiên, mẹ bầu có thể uống thêm các viên sắt folic hoặc canxium bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung Vitamin, khoáng chất, chất xơ tăng sức đề kháng

Hãy tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì…để bà bầu hấp thu canxi, sắt một cách tốt hơn, dễ dàng hơn, đồng thời cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh việc bị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!