Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Rubella Và Những Điều Cần Thiết Với Phụ Nữ Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (ít gây nên biến chứng nguy hiểm) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá nghiêm trọng do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết lưu hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ… Các biến chứng của Rubella chủ yếu là đau và sưng ở các khớp như ngón tay, cổ tay hay đầu gối, nhất là ở phụ nữ cao tuổi (chiếm 70%), viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh…
Bệnh Rubella lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải những dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa vi rút Rubella của người bệnh, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, khi tiếp xúc với các vật dụng (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh. Yếu tố thuận lợi để bệnh Rubella lan rộng là: Điều kiện sống chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh (nhà trọ, ký túc xá v.v…). Người bị bệnh Rubella có thể lây truyền bệnh cho người khác một tuần trước khi phát ban và từ 1 đến 2 tuần sau khi ban đã lặn hết.
Biểu hiệu của bệnh Rubella qua 3 giai đoạn:
– Thời kỳ ủ bệnh: từ 12-23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm vi-rút, nhưng chưa có biểu hiện bệnh; – Thời kỳ phát bệnh: Sốt nhẹ trên 370C kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt; Phát ban: ban đỏ, từng đốm lan tỏa, ban dát sần. Đặc biệt ban mọc đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình (trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân). Đau khớp, nổi hạch sau tai, ở người lớn và trẻ lớn bệnh thường nặng hơn trẻ nhỏ. – Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng bệnh kéo dài từ 3-4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh (sẽ không bị mắc bệnh trở lại).
Về điều trị: Bệnh Rubella là bệnh do vi rút nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh Rubella là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nguy hiểm nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Chủ yếu là điều trị triệu chứng: Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o. Nếu nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau. Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau cơ thể bé hàng ngày. Về phòng bệnh: Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho người khác.Cách ly người bệnh, thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát bệnh (phát ban) cho đến 7 ngày sau khi phát ban. Người bệnh ở trong một phòng riêng, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời. Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Vệ sinh tốt phòng ở của người bệnh.
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh Rubella: Vắc-xin phòng bệnh Rubella thông dụng hiện nay là loại vắc-xin MMR (Measle, Mumps, Rubella) phòng ngừa cho cả 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella. Vắc-xin phòng bệnh Rubella ít khi có tác dụng phụ (dưới 1 phần triệu trường hợp có phản ứng dị ứng nặng).
Đối tượng cần tiêm vắc xin Rubella:
– Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 13 tuổi, chưa tiêm phòng Rubella lần nào: tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 tiêm nhắc lại sau mũi thứ nhất 2-3 năm. – Trẻ lớn trên 13 tuổi và người lớn: chỉ tiêm một mũi duy nhất. – Những phụ nữ có ý định mang thai chưa từng bị bệnh Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ: nên tiêm vắc xin trước 3 tháng khi quyết định có thai. – Những người làm việc tại bệnh viện, các trung tâm y khoa, trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường học. – Việc tiêm chủng Rubella đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái để phòng chống bệnh trong suốt khoảng thời gian khi đứa trẻ lớn lên và mang thai sau này. Trẻ nhỏ từ 6 đến 8 tháng tuổi được miễn nhiễm (không mắc bệnh) đối với bệnh Rubella do có kháng thể từ mẹ truyền qua. Trong trường hợp cần thiết phải tiêm chủng Rubella trước 12 tháng tuổi nên tiến hành tiêm cho trẻ lúc 6 tháng tuổi, sau đó vẫn phải tiến hành tiêm chủng lại cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.
Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin phòng Rubella.
+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai. + Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng. + Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước. + Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch. + Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu. + Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).
Những điểm cần lưu ý:
+ 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai. + Đối với người lớn, có thể làm xét nghiệm huyết thanh. Nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng. Dư luận hiện nay cộng đồng rất quan tâm đó là phụ nữ mang thai có nên nạo phá thai khi mắc bệnh Rubella không? Đây là vấn đề cần có một sự lựa chọn đúng đắn giữa hai khả năng có thể xảy ra: Nếu giữ thai có thể đứa con sinh ra sẽ mang dị tật, hoặc nếu phá bỏ thai có thể gặp những sự cố không mong muốn, hoặc với những trường hợp khó có thai việc phá bỏ là sự lựa chọn khó khăn, hơn nữa thủ thuật nạo phá thai cũng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và khả năng sinh đẻ sau này… Bởi vậy tốt nhất phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh Rubella hoặc nghi ngờ mắc bệnh Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám, xét nghiệm, các chuyên gia sẽ cho lời khuyên hợp lý nhất. Tại đó thai phụ sẽ được xác định xem có đúng bị bệnh Rubella không? Tuổi thai chính xác là bao nhiêu tuần? Tình trạng sức khỏe người mẹ và thai nhi hiện tại ra sao?…Từ đó thầy thuốc mới đưa ra kết luận và lời khuyên chuẩn xác.
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo: Nếu mắc bệnh khi mang thai dưới 12 tuần bắt buộc phải bỏ, trong vòng 12-18 tuần sẽ tư vấn cho các bà mẹ bỏ hay giữ theo tuổi thai và tần suất xuất hiện của bệnh. Còn nếu đã qua 18 tuần vẫn cần theo dõi tránh nhiễm trùng thai nhi.
Nguồn: Sở Y Tế Tỉnh Thanh Hóa
Rubella gây ra khiếm thính bẩm sinh có thể chữa cách nào?
Nhân cas phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đầu tiên tại BVXA-VL đã thành công, nhận thấy được sự quan tâm của bà con về căn bệnh khiếm thính, Ths. Bs. Nội Trú Nguyễn Kim Tưởng – trưởng khoa Liên Chuyên Khoa BVXA – cũng là người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân có một số chia sẻ về căn bệnh này.
Người đăng: BVXA – Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á vào Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018
Những Vitamin Cần Thiết Cho Phụ Nữ Mang Thai
Vitamin là vô cùng hết sức quan trọng đối chúng ta, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy là những chất cần với một lượng nhỏ nhưng thiếu hụt nó thì sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe. Người phụ nữ khi mang thai phải nên chú ý đến chú độ dinh dưỡng và cung cấp vitamin thiết cho cở thể mình để giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết cần bổ sung những vitamin gì khi mang thai và bổ sung như thế nào là đúng cách.
– Nếu sử dụng vượt quá mức tương đương 3000 mcg retinol ( 10.000 iu) vitamin A có thể gây khuyết tật bẩm sinh.
– Trong chế độ ăn hàng ngày , vitamin A chứa nhiều trong thịt bò , thịt gà , sữa tách béo, sữa nguyên kem, cà rốt, xoài , đu đủ… Do vậy rất dễ bị vượt quá giới hạn vitamin A đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo
Vậy làm cách nào để bổ sung đầy đủ vitamin an đầy đủ và an toàn
Lời khuyên đến các bà mẹ mang thai ở đây là ” Phụ nữ mang thai nên sử dụng vitamin A ở dạng beta-caroten ” ( theo FDA- Hoa kỳ)
Ngoài ra còn có một số loại vitamin quan trọng cho phụ nữ mang thai
Vitamin B9: hay còn gọi là (Axit folic) Trong quá trình mang thai cá chị em nên cần để ý đến vitamin này,, vì nó vô cùng quan trọng trong giai đoạn 7 tuần đầu khi ống thần kinh đang hình thành để ngăn ngừa dị tật nứt ống thần kinh. Dạng Vitamin B9 trong tự nhiên là Folate rất khó hấp thu nên đây là dạng được khuyến cáo sử dụng hoàn toàn từ viên Vitamin tổng hợp để bổ sung suốt từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và cho con bú.
Vitamin B12: Cùng với Sắt, Acid Folic thì Vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Lượng Vitamin B12 cần cho phụ nữ mang thai hàng ngày chỉ khoảng 2,6 mcg. Vitamin B12 có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn thức ăn động vật.
Vitamin B1: hay còn được gọi là (Thiamin) nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thành kinh trung ương. Nếu thiếu Vitamin B1, trẻ sinh ra có thể mắc bệnh Beri Beri, hậu quả là tổn thương nặng ở tim và phổi.
Vitamin B2 (Riboflavin): Là loại vitamin quan trọng đối với cơ thể , nếu thiếu Vitamin B2 gây mệt mỏi, ốm yếu, thiếu máu não… Mỗi ngày cơ thể bà bầu cần 1,4mg Vitamin B2. Nguồn bổ sung Vitamin B2 chủ yếu là phủ tạng, sữa, rau xanh, pho mát.
Vitamin B6 (Pyridoxin): loại vitamin này có nhiệm vụ chuyển hóa acid amin, dẫn truyền thần kinh, điều hóa hoạt động sinh lý khác trong cơ thể. Thiếu Vitamin B6 có thể gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ, kích thích co giật, co cứng, căng thẳng thần kinh…
Vitamin D: Loại này nhằm giúp phát triển c tốt xương, răng trẻ.
Vitamin C: tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa khử trong cơ thể, loại bỏ gốc tự do, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch cơ thể. Vitamin C cũng giúp tăng hấp thu sắt vào trong cơ thể. Nhu cầu Vitamin C của phụ nữ mang thai khoảng 80mg/ngày và có thể dễ dàng bổ sung từ các loại rau củ quả tươi.
Vitamin E: Phụ nữ có thai cần khoảng 12mg Vitamin E trong suốt thai kỳ, hiện tượng thiếu Vitamin E rất ít gặp trên người vì lượng Vitamin có sẵn trong các loại dầu thực vật, rau củ quả, thị mỡ thường xuyên hiện diện trong bữa ăn hàng ngày.
Tổng hợp vitamin bằng sản phẩm chức năng tốt nhất hiện nay
Vitafusion Women’s Multivitamin là sản phẩm được xuất xứ từ mỹ , giúp cho các bạn mẹ trong quá trình mang thai giảm đi sự mệt mỏi và căng thẳng trong thời kì thai nghén. Giúp các bà mẹ ăn ngon miệng hơn
Công dụng của Vitafusion Women’s Multivitamin
Tăng cường hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng.
Giúp xương chắc khỏe.
Cung cấp từ nguồn gốc của các vitamin A,C & D.
Giảm khả năng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy nhược trí tuệ và ngăn chặn trầm cảm.
Giúp ngăn chặn được các bệnh về ung thư như ( ung thư vú, ung thư cổ tử cung)
Chống lại khả năng oxy hóa cho cơ thể.
Hỗ trợ làm đẹp và quyến rũ cho các chị em phụ nữ hơn
Thành phần Vitafusion Women’s Multivitamin
– Vitamin B-12 , B1, B2..rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa năng lượng, cung cấp năng lượng cho tế bào và hình thành các tế bào hồng cầu.
– Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch.
– Vitamin D hấp thụ canxi và phốt pho giúp duy trì cho xương và răng chắc khỏe đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch.
– Vitamin E có các đặc tính chống oxi hóa, ngăn cản sự lão hóa và nhanh liền sẹo.
Cà Tím Và Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Lợi ích của cà tím với sức khỏe khi mang bầu
Cà tím có rất nhiều tác dụng đối với mẹ bầu. Cùng xem đó là những gì ngay nào:
-Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Cà tím giàu vitamin C, niacin, phức hợp B, vitamin A và vitamin E,… đây đều là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn giúp duy trì sự cân bằng diện giải và tăng lượng máu cũng như lượng hemoglobin nhờ còn chứa các khoáng chất như kali, đồng, mangan và sắt…
-Điều trị chứng táo bón và rối loạn tiêu hóa
Tiêu thụ cà tím trong quá trình mang thai sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cà tím là một nguồn chất xơ tuyệt vời, sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp ruột vận động trơn tru và giảm thiểu chứng táo bón trong thai kỳ.
-Bảo vệ thai nhi ngừa khuyết tật bẩm sinh
Trong cà tím có một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết với mẹ mang thai để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi đó là folate, axit folic dồi dào. Bởi vậy, nếu mẹ bầu dùng loại quả này thì sẽ nâng cao khả năng phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật khác, đồng thời cũng giúp phát triển hồng cầu trong máu.
-Làm giảm cholesterol xấu
Loại thực phẩm này còn giúp giảm thiểu mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, rất có lợi cho tim mạch, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xơ vữa động mạnh, đột quỵ..
-Giải nhiệt cơ thể mùa hè, giàu dinh dưỡng với trai, hến
Rất nhiều món ăn được chế biến từ trai, hến thường được lựa chọn vào những ngày hè nắng nóng. Bởi chúng rất bổ dưỡng và giải nhiệt hiệu quả. Đông y cho rằng, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi…
-Tăng cường hệ miễn dịch
Cà tím là nguồn cung cấp chất nasunin phong phú – một anthocyanin có ở da quả cà tím. Nasunin là chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào và DNA trong thai kỳ.
Cà tím giàu chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn nhạy cảm này. Thêm nữa là nasunin còn ngăn gừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.
Những tác dụng phụ của cà tím với mẹ bầu
Mặc dù mang lại một số lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra những tác dụng phụ như:
-Tăng nguy cơ sinh non
Ăn quá nhiều cà tím cũng có thể gây ra những cơn kích thích tử cung dẫn đến sinh non. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên ăn quá nhiều.
-Dễ gây co thắt tử cung
Cà tím có chứa một lượng lớn phytohormones có tác dụng hỗ trợ kinh nguyệt và điều trị các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh. Vì vậy nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra các vấn đề không mong muốn như gây co thắt tử cung, sảy thai.
-Một số vấn đề về tiêu hóa
Ăn cà tím chưa nấu chín có thể gây ra những bất lợi về hệ tiêu hóa, chính vì vậy người mẹ cần chú ý nấu chín trước khi thưởng thức.
Lưu ý: Mặc dù các chuyên gia không liệt kê cà tím vào nhóm thực phẩm cấm khi mang bầu nhưng nếu thích ăn, mẹ bầu cần đảm bảo ăn vừa phải để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Hãy chắc chắn bạn nấu chín trước khi ăn và nếu cần thiết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Nhiễm Độc Khi Cùng Với Những Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Phải Biết
Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là Rối loạn tăng huyết áp do thai nghén thường xảy ra với 4-5% phụ nữ mang thai, gồm 3 triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp, protein niệu.
Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân, hoặc thậm chí gây sảy thai, thai chế lưu.
Với mẹ bầu, nhiễm độ thai nghén có thể dẫn đến hôn mê, co giật, viêm tiết niệu, khó thở. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu nhiễm độc thai nghén thường gặp
Phù nề là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, được chia làm 2 trường hợp:
Bà bầu bị phù do kích thước thai ngày càng lớn, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch. Với những trường hợp phù do chèn ép, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ, kê cao chân, tình trạng phù nề sẽ giảm nhanh chóng. Thông thường, những trường hợp phù này chỉ xảy ra vào buổi tối, và biến mất ngay vào sáng hôm sau.
Phù do nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện cả ngày, và không có dấu hiệu giảm bớt khi kê chân cao. Triệu chứng phù thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân lên mặt, hoặc phù cả người. Dùng ngón tay ấn vào mắt cá chân, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay.
Ngoài phù, mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh, khoảng 500 gram/ tuần. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị ngay.
Hơn 80% mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén có dấu hiệu tăng huyết áp. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sớm nhất. Với những mẹ chưa từng đo huyết áp, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg. Hoặc khi phát hiện huyết áp tăng từ 15 đến 30mmHg so với trước khi mang thai.
Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ protein tăng cao, vượt quá 0,3g/l. Bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, cần được theo dõi và điều trị ngay.
Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường sau:
Tình trạng thiếu máu: Bà bầu có biểu hiện mệt mỏi quá độ, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
Tim đập nhẹ, đôi khi có hiện tượng khó thở.
Mắt mờ do phù võng mạc.
Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh:
Thời tiết: Tỷ lệ phát bệnh vào mùa lạnh thường có xu hướng cao hơn so với mùa nóng.
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ gặp phải nhiễm độc thai nghén cao gấp đôi so với những mẹ bầu 20 tuổi.
Mang đa thai, song thai.
Những mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng nghèn nàn, thiếu axit folic cũng như các khoáng chất vi lượng.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu
Hầu hết phụ nữ sau khi thụ thai sẽ tăng tiết nước bọt, buồn nôn để báo hiệu những thay đổi của cơ thể. Dân gian vẫn gọi đây là hiện tượng ốm nghén. Nếu nghén ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày được gọi là nhiễm độc thai nghén.
Bệnh được chia làm 2 mức độ với các dấu hiệu cụ thể như sau:
Bệnh nôn nhẹ: Thai phụ cảm thấy nhạt miệng, khó chịu và muốn ăn một loại thức ăn nào đó. Đồng thời sợ cơm, thèm chua hay bất kỳ một loại thức ăn bất thường nào đó.
Bệnh nôn nặng: Giai đoạn nôn và suy kiệt – Rối loạn chuyển hóa – Bất thường thần kinh
Về cơ bản, nhiễm độc thai nghén nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ tự khỏi khi mẹ bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ cũng không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Điều trị và phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường: tăng huyết áp đi kèm phù nề, tăng cân nhanh, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.
Trong trường hợp phát hiện nhiễm độc thai nghén, bác sĩ sẽ giữ mẹ bầu lại bệnh viện để theo dõi và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như bảo đảm sự phát triển của thai nhi diễn ra bình thường.
Hạn chế nằm ngửa, nằm ngiêng bên trái sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tốt hơn cho thai nhi.
Giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.
Bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 1,5-2 lít/ ngày, không uống nước muối.
Chưa có phương pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén. Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ, duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm chất.
Những mẹ bầu có tiền sử nhiễm độc thai nghén nên thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi kỹ hơn.
Nhiễm độc thai nghén có những biểu hiện ban đầu giống như ốm nghén thông thường nên bầu rất dễ nhầm lẫn. Nếu cảm giác cơ thể mệt mỏi quá mức chịu đựng hoặc nghén không thể ăn được thức ăn nào mẹ cần sớm đến thăm khác tại các cơ sở chuyên khoa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Rubella Và Những Điều Cần Thiết Với Phụ Nữ Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!