Đề Xuất 5/2023 # Bầu 1 Tháng Có Ăn Dứa Được Không? # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 5/2023 # Bầu 1 Tháng Có Ăn Dứa Được Không? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bầu 1 Tháng Có Ăn Dứa Được Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đôi nét về quả dứa

Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm…được trồng nhiều ở khu vực đồi của nhiều tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam. Quả dứa thực chất là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các “mắt dứa”. Trong quả dứa có chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Trong 100g dứa đã bỏ vỏ, bỏ mắt dứa có chứa khoảng 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Một số khoáng chất có trong quả dứa là 16mg Ca, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 11mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,4g xơ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến trong một số món ăn phổ biến được ưa chuộng của người Việt như: thịt bò xào, lòng non xào dứa, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị thơm đặc trưng. Trong dân gian người ta thường ướp các loại thịt dai, già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu. Vậy đối với phụ nữ có thai có ăn được dứa không.

Bầu 1 tháng có ăn dứa được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ khá cao như: axit malic và axit xitric. Bên cạnh đó, trong dứa có thể cung cấp mangan khá dồi dào cũng như có chứa hàm lượng vitamin C và vitamin B1 rất lớn,…trong quả dứa cũng có chứa enzyme bromelain- một chất có thể phân hủy protein.

Theo khuyến cáo, trong dứa có chứa bromelain- một chất không được dùng cho phụ nữ mang thai vì nó có thể phá vỡ protein,  làm mềm tử cung, có thể gây động thai, thậm chí sảy thai, đặc biệt khi chị em mang thai 3 tháng đầu.

Tuy nhiên, lượng bromelain có trong 1 quả dứa không đáng kể. Vì thế, những triệu chứng chảy máu, động thai hay sảy thai chỉ có thể xảy ra nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa (từ 7- 10 quả cùng 1 lúc).

Ngoài ra, mẹ có biết trong quả dứa có chứa nhiều vitamin C là nguyên nhân gây ợ nóng, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Ăn quá nhiều dứa có thể khiến cho mẹ bầu rát lưỡi, có nhiều trường hợp bị dị ứng, thậm chí khó thở vì ăn dứa.

Tóm lại, đối với phụ nữ mang thai 1 tháng, lúc này thai chưa phát triển ổn định thì bạn không nên ăn dứa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể bổ sung các loại quả khác lành tình hơn như: cam, táo, bưởi,….tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

Bà bầu lúc nào ăn dứa là được?

Bầu 1 tháng có ăn dứa được không? Câu trả lời là “không nên”. Theo khuyến cáo, đối với phụ nữ mang thai nếu như có dấu hiệu động thai, dọa sảy thai thì tuyệt đối không nên ăn dứa. Trong 3 tháng đầu mang thai tốt nhất là không nên ăn. Thời điểm mẹ bầu có thể ăn dứa được là thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba- tức từ khi mang thai 4-9 tháng.

Tuy nhiên, ăn dứa cần hợp lý, không nên ăn nhiều, ăn đúng cách để có thể mang lại những hiệu quả cao, tránh những biến chứng không đáng có.

Lợi ích của quả dứa đối với bà bầu

Nếu sử dụng đúng thời điểm và đúng cách thì ăn dứa sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tốt trong giai đoạn thai kỳ, cụ thể như sau:

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Trong quả dứa có chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy mạnh giúp chống lại sự suy giảm tế trong cơ thể, đặc biệt có khả năng giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng bromelain dồi dào có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.

Tác dụng lợi tiểu

Nếu như mẹ bầu thường xuyên đi tiểu dắt hoặc nóng rát khi tiểu, tiểu khó thì có thể ăn dứa. Bởi, trong dứa có một số chất giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giảm thiểu tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.

Điều trị giãn tĩnh mạch

Thực tế có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai, đặc biệt ở chân. Tuy nhiên, nếu bổ sung dứa hợp lý thì chất Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.

Cải thiện tâm trạng

Ăn dứa với hương vị thơm ngon, chua và ngọt giúp kích thích các giác quan, giúp mẹ giảm thiểu mệt mỏi khi mang thai, ngăn ngừa rối loạn cảm xúc, chứng trầm cảm.

Sản xuất collagen

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 quả dứa có chứa khoảng 79 mg vitamin các loại, tác dụng giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Trong khi đó, Collagen là một chất đóng vai trò quan trọng để thai nhi có thể phát triển tốt nhất da, sụn, xương và gân. Bên cạnh đó, các chất mangan có trong dứa chính là một loại enzyme cần thiết cho mẹ phòng chống loãng xương, giúp em bé phát triển vững chắc hệ xương khớp.

Bổ sung thêm vitamin nhóm B

Đặc biệt là Vitamin B1 hay thiamine được đánh giá hiệu quả tốt cho sự phát triển của cơ, hệ thần kinh và tim của em bé. Vitamin B6 và pyridoxine có trong dứa có thể cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng, giúp mẹ giảm các triệu chứng ốm nghén rất tốt. Ngoài ra, nhóm vitamin B6 tồn tại trong dứa giúp cơ thể mẹ hình thành hồng cầu, giảm thiểu thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Bổ sung sắt và axit folic

Đây là 2 dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết cho bà bầu. Theo đó, trong quả dứa có chứa sắt và axit folic có thể giúp mẹ ngăn ngừa dị tật của thai nhi.

Cung cấp chất xơ

Hàm lượng chất xơ cao trong quả dứa có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón khi mang thai rất hiệu quả.

Điều hòa huyết áp

Khi mang thai, có những mẹ gặp phải chứng huyết áp cao và nếu như ăn dứa phù hợp có thể tác động giảm thiểu tình trạng này. Ngoài ra, ăn dứa còn có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.

Những nguy cơ khi ăn dứa trong thai kỳ

Bên cạnh những loại ích nêu trên thì ăn dứa cũng tiềm ẩn một số rủi ro mà mẹ bầu tuyệt đối không nên xem thường, như sau:

+ Nguy cơ sảy thai: như đã trình bày trong phần 1, ăn dứa những tháng đầu mang thai có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai khá cao do trong dứa có chứa chất Bromelain

+ Nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Tuy dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nhưng nếu ăn nhiều dứa, lượng đường có trong dứa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường thai kỳ.

+ Thừa cân- béo phì:  mẹ bầu tăng cân quá mức khi mang thai thì nên hạn chế ăn dứa để tránh tăng cân- vì hàm lượng calo cao trong dứa chín.

+ Gặp phải chứng ợ hơi chua- ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày: dứa vốn chua, có tính axit nên không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày, đặc biệt khi bụng đói. Vì thế, nếu mẹ ăn dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.

+ Bệnh tiêu chảy: Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng bromelain dẫn đến tiêu chảy.

+ Gây các cơn đau ở cơ địa nhạy cảm: mỗi số phản ứng như dị ứng, nổi mề đay, ngứa,….có thể xảy ra khi mẹ có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với dứa.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dứa

Mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải, không nên ăn nhiều dễ bị đau đầu, ợ nóng, thậm chí sâu răng, rát lưỡi

Không nên ăn dứa xanh, chỉ nên ăn dứa chín

Khi ăn bỏ hết phần mắt dứa thật sạch, không ăn phần ruột dứa

Nếu mẹ bị đau dạ dày thì không nên ăn dứa khi đói.

Lượng dứa phù hợp với mẹ bầu trong thai kỳ

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, mẹ nên ăn lượng dứa vừa phải với liều lượng sau đây:

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai (3-6 tháng): bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ dứa từ 50-100g trong 2-3 bữa ăn/ tuần.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba: bổ sung một lượng dứa khoảng 250g mỗi ngày, đặc biệt có thể sử dụng đối với những mẹ đã đến ngày sinh nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, chú ý tùy cơ địa mỗi người mà bạn bổ sung lượng dứa khác nhau phù hợp.

Những loại hoa quả mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Quả đu đủ xanh

Quả nho

Quả dưa hấu

Quả chuối

Me

Quả đào

Quả nhãn

Quả vải

Quả táo mèo

Chà là

Trái cây đông lạnh

Chú ý: hiện nay trên thị trường có nhiều loại quả khác nhau, đặc biệt những loại quả này có thể bị sử dụng hóa chất bảo quản tươi ngon và để được nhiều ngày. Do vậy, khi lựa hoa quả dành cho bà bầu cần chọn mua tại các siêu thị hoặc cửa hàng uy tín, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ để sử dụng tránh tình trạng  đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc vì trái cây có thuốc bảo quản. Do vậy cần hết sức lưu ý.

Ngoài ra, thời điểm mang thai, mẹ cần phải thăm khám thai định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Chúc mẹ bầu sức khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

BẦU 5 THÁNG ĂN ĐU ĐỦ XANH ĐƯỢC KHÔNG?

BÀ BẦU CÓ NÊN CẮT TÓC KHÔNG?

BÀ BẦU CÓ UỐNG ĐƯỢC BỘT SẮN DÂY KHÔNG?

+ Is It Safe to Eat Pineapple in Pregnancy? https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-eat-pineapple-in-pregnancy/ Truy cập ngày: 31/10/2020 + Should You Avoid Pineapple During Pregnancy? https://www.healthline.com/health/pregnancy/pineapple Truy cập ngày: 31/10/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Bà Bầu 5 Tháng Ăn Dứa Được Không?

1. Những tác dụng từ dứa mang lại cho mẹ bầu

– Dứa luôn được ưu chuộng sử dụng trong bữa cơm gia đình. Chúng ta có thể ăn dứa tươi, uống nước dứa ép hoặc xào nấu cùng một số thực phẩm khác để giúp món ăn bắt mắt hơn, ngon miệng nhờ vị ngọt thơm đặc trưng của nó. Dứa chứa rất nhiều dưỡng chất như: carbohydrate, chất xơ, mangan, các vitamin (đặc biệt là vitamin C), vitamin B9 và khoáng chất rất cần cho sự phát triển mô và đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường, nhất là đối với phụ nữ mang thai

– Đây là loại quả cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Bên cạnh đó, chất này còn có khả năng chống lại một số biểu hiện của bệnh cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bà bầu còn giảm chứng ốm nghén khi mang thai nhờ việc ăn dứa thơm.

– Dứa chứa khoảng 70% lượng mangan rất cần thiết cho cơ thể con người, chiếm vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô của cơ thể. Dứa thơm chứa nhiều chất xơ giúp chị em phụ nữ khi mang thai giảm tình trạng táo bón, khó chịu khi mang bầu. Thêm nữa, lượng bromelain có trong quả dứa có tác dụng phân hủy các chất, cải thiện và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Tất cả lượng vitamin cần thiết cho cơ thể đều được dứa cung cấp đầy đủ. Vì thế, dứa luôn được các mẹ tin dùng, thêm vào thực đơn hàng tuần của mình.

2. Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn dứa

– Tuy dứa chứa nhiều dưỡng chất tốt, quan trọng cho cơ thể nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu bạn ăn quá nhiều cùng một lúc. Đối với mẹ bầu, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ không nên ăn quá nhiều (từ 7 quả trở lên) cùng một lúc vì chất bromelain có trong quả dứa sẽ làm co bóp mạnh tử cung, gây nguy cơ sảy thai với mẹ trong giai đoạn đầu thai kì. Mẹ bầu 5 tháng có thể ăn dứa như một loại trái cây sẽ rất tốt cho cơ thể và thai nhi. Mẹ bầu nên lập danh sách, thời gian biểu ăn cho hợp lí để dứa phát huy hết công dụng bổ ích vốn có của mình.

– Nên mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Tránh để lâu ngày, bảo quản không đúng cách, khiến vi khuẩn xâm nhập. Dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, gây khó chịu. Vì thế, những người mắc bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn dứa. Đây là loại quả cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, hàm lượng đường cao…gây hại cho người bị đái tháo đường, người cao huyết áp, làm tăng nguy cơ béo phì. Do vậy, mọi người nên lưu ý trước khi sử dụng và kết hợp một cách có khoa học.

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ trong thời gian mang bầu là rất quan trọng. Vì thế, mẹ nên biết kết hợp các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, hàng tuần sao cho vừa đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh, lại vừa tạo cảm giác ngon miệng. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh!

Bà Bầu Có Được Ăn Dứa Không?

Trần Hương , 12/09/2014 (1157 lượt xem)

Tác dụng của quả dứa

Dứa (có nơi gọi là quả thơm) có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình rất tốt cho sức khỏe con người.

Dứa là một trong những tứ đại danh quả có nhiều dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, khi ăn dứa quá nhiều, quá trình gọt, rửa dứa không đúng cách, người mẫn cảm với dứa sẽ dẫn đến dị ứng…gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu ăn dứa được không? – Không nên kiêng mà có cách ăn hợp lý

Trả lời về vấn đề này trên Babycenter, bác sĩ sản khoa Laurie Gregg cho biết: Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định dứa hay những đồ ăn chua (có tính axit) có thể gây sẩy thai. Tất cả các loại quả đều an toàn khi được sử dụng ở mức độ hợp lý.

Bởi trên thực tế những đồ ăn như cam, nước chanh hay cà chua đều có tính axit nhưng nó lại rất tốt cho mẹ bầu vì nó cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình mang thai.

Tuy nhiên, đối với các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì cũng cần cẩn thận không nên ăn những quả dứa này. Được biết, quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều (7 quả/ngày) dứa xanh dễ khiến gây sảy thai.

Phụ nữ mang thai chỉ ăn dứa trong thời gian cuối thai kỳ hoặc đã quá ngày sinh.

Tuy nhiên khi đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.

Mẹ Có Biết: Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Dứa Được Không?

Ăn dứa có gây sảy thai không?

Trong dứa có chứa chất có thể làm phá vỡ protein là chất bromelain. Chất này không chỉ phá vỡ protein mà còn ảnh hưởng đến quá trình mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, chất này trong dứa chiếm rất ít, không đủ lượng để gây ra bất kì một phản ứng nào cho cơ thể. Vì thế, ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

Bà bầu ăn dứa nấu chín được không?

Các mẹ đang mang thai chắc hẳn là cũng đang thắc mắc bà bầu có nên ăn dứa nấu chín không? Thực tế, các mẹ đang mang thai có thể ăn dứa nấu chín để bổ sung các chất như vitamin, khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Việc ăn dứa đã được nấu chín sẽ làm dễ dàng hơn quá trình chuyển dạ của thai nhi vì nó có khả năng làm mềm khung xương chậu cho cơ thể. Không chỉ vậy, khi mang thai, các mẹ bầu không tránh khỏi việc bị sưng phù ở các ngón chân, đầu ngón tay. Việc ăn dứa như thế này sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng phù cho các mẹ đang mang thai.

Bà bầu nên ăn dứa vào tuần bao nhiêu

Trong dứa có chứa nhiều mangan giúp phát triển xương và tái tạo các mô liên kết cho cơ thể, tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch cho chị em đang mang thai. Vậy mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn và cơ thể sẽ được miễn dịch, tránh bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập?

Câu trả lời là từ tuần thứ 38 trở đi mẹ bầu có thể ăn nhiều dứa để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Nói như vậy, tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa thì tốt cho sức khỏe? Từ tháng thứ ba, các mẹ bầu có thể ăn dứa nhưng với một lượng vừa phải, vì nếu ăn với hàm lượng nhiều, cụ thể là 7 quả/ ngày trở lên thì sẽ bị co bóp tử cung, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Lợi ích của việc ăn dứa khi mang thai

– Ăn dứa giúp các mẹ bầu chuyển dạ, dễ đẻ: Với hàm lượng lớn bromelain, dứa giúp cho xương chậu mềm hơn, vì thế các mẹ bầu sẽ ít đau hơn khi chuyển dạ, giúp quá trình sinh nở dễ dàng và thuận lợi hơn.

– Ăn dứa làm giảm ốm nghén cho mẹ bầu: Ngoài giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng, ăn dứa cũng sẽ giúp ích trong việc giảm các triệu chứng như ốm nghén, khó chịu, mệt mỏi khi mang thai, nhờ vậy mà các mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày.

– Ăn dứa ngăn ngừa táo bón: Không chỉ chứa các vitamin, enzym, khoáng chất, trong dứa còn chứa nhiều chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón cho các mẹ bầu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.

Bầu 3 tháng ăn dứa có được không?

Theo Bác sĩ Trần Thu Nguyệt của Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam, một quả dứa thường chứa chứa đến 100% vitamin cần thiết cho cơ thể, đây là loại quả dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, chúng ta nên đưa dứa vào bữa ăn thai kỳ để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Nhưng không phải vì những lợi ích trên mà các chị em lạm dụng quá mức trong việc ăn dứa thường xuyên, nhất là các mẹ bầu. Nếu ăn dứa quá mức cho phép có thể gây ợ nóng và trào ngược axit.

Đến đây chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi bầu ba tháng đầu ăn dứa được không. Ăn dứa rất tốt cho các chị em phụ nữ đang mang thai trong việc bảo vệ sức khỏe và làm đẹp nếu chúng ta ăn với hàm lượng phù hợp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bầu 1 Tháng Có Ăn Dứa Được Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!