Đề Xuất 3/2023 # Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến tư vấn tầm quan trọng của xét nghiệm thai kỳ

14h ngày 26/07/2018, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Quốc tế City đã có những chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ qua chương trình Giao lưu trực tuyến do Bệnh viện Quốc tế City và Webtretho phối hợp tổ chức.

Em hiện đang mang thai được 7 tuần. Cách đây 2 tuần khi em chưa biết mình mang thai, em có bị cảm cúm và có uống thuốc cảm. Em muốn làm xét nghiệm sàng lọc đầu thai kỳ thì nên làm những xét nghiệm gì ạ?

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chưa biết được thuốc của bạn có làm dị tật thai nhi không, nhưng trong 3 tháng bạn cần làm các xét nghiệm: 

1. Xét nghiệm máu:

Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bác sĩ dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.

Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.

Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.

2. Siêu âm: 

Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần.

Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có.

Mong bác sĩ tư vấn giúp là nếu trước thai kì mà cháu chưa làm sàng lọc di truyền thì trong 3 tháng đầu có làm được không? Kết quả của 2 giai đoạn có khác biệt gì không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Sàng lọc di truyền của 1 cặp vợ chồng trước khi kết hôn hoặc trước khi mang thai là khảo sát những bệnh lý có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Còn khảo sát bất thường hay khảo sát di truyền của thai nhi có thể biết được bệnh lý do đột biến gen hay bệnh lý di truyền từ bố mẹ (chọc dò ối, xác định 23 cặp nhiễm sắc thể). Thân ái.

Em bị sẩy thai vào ngày 18/6 vừa rồi, thai được 6 tuần. Trước khi mang thai em chưa tiêm phòng vacxin gì hết, em không rõ nguyên nhân em bị sẩy thai nên em không biết phải làm cách nào để lần mang thai sau được an toàn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em.

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chào bạn. Những virus có thể gây dị tật cho thai nếu bạn mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ: Rubella, CMV, Toxoplasma… Virus và vi trùng lây bệnh từ mẹ cho thai: Giang mai, HIV, lậu,.. Những bệnh lý di truyền từ bố mẹ sang con: Thalassemia, thiếu men G6PD, bệnh thừa sắt… Bạn cần phải làm xét nghiệm máu để xem có nhiễm virus, vi trùng, hay mang những bệnh lý di truyền trên để bác sĩ sẽ tư vấn và cho lời khuyên dựa trên các kết quả của bạn cho lần có thai kế tiếp. Thân ái.

Mong bác sĩ tư vấn giúp là bị trễ kinh bao lâu hay ở thời điểm nào thì nên đi siêu âm ngả âm đạo ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Bác sĩ cho cháu hỏi phương pháp dự đoán tuổi thai qua biện pháp siêu âm ở 3 tháng đầu thai kỳ có chính xác không ạ hay là nên dựa vào kết quả siêu âm những tháng cuối thai kỳ ạ?

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chào bạn, tính tuổi thai qua siêu âm chỉ mang tính chất tương đối, chỉ áp dụng cách tính tuổi thai này trong trường hợp không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc vòng kinh quá dài. Có 3 cách tính tuổi thai:

Tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh: Các chỉ số siêu âm sẽ mất dần độ chính xác trong các tháng cuối thai kỳ vì có nhiều bé phát triển tốt sẽ có đường kính lưỡng đỉnh lớn trong khi các bé khác cùng tuổi lại có đường kính nhỏ hơn.

Tính tuổi thai dựa theo đường kính túi thai: Túi thai 5mm tương đương thai 4,5 tuần. 10mm tương đương với 5 tuần, 20mm tương đương với 6 tuần. Tuy nhiên, từ tuần thứ 6 trở đi túi thai hình bầu dục nên khó đo đường kính chính xác.

Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông: Từ tuần thứ 6 phôi thai có thai nhìn thấy rõ, nên có thể sử dụng chiều dài đầu mông để tính tuổi. 

Thưa bác sĩ, trong 3 tháng đầu các bà bầu cần phải làm bao nhiêu xét nghiệm là thực sự cần thiết? Đi ra bệnh viện, phòng khám thì đều được tư vấn là cái nào cũng quan trọng. Cháu tìm hiểu trên mạng thì nơi nói là 8, 9 hay là 11. Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chào cháu, Các xét nghiệm bắt buộc cho thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Xét nghiệm máu: Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bsi dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.

Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.

Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.

Siêu âm: Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần. Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có. Thân ái.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/ 

8 Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Thai Kỳ Mà Các Mẹ Nên Thực Hiện Theo Chỉ Định Của Bác Sỹ

Xét nghiệm khi mang thai. Bước vào giai đoạn thai kì, các mẹ bầu sẽ được chỉ định tiến hành làm một số xét nghiệm quan trọng để kiểm tra sự phát triển từng ngày của thai nhi qua từng mốc thời gian. Và lần khám thai lần đầu chính là thời điểm quan trọng để bác sỹ xác định trước tuần tuổi của thai nhi. Sau đó là các xét nghiệm như đo độ dày vai gáy, siêu âm 4D, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm trước khi sinh,…đều là những xét nghiệm khá quan trọng trong thời gian chị em mang thai. Nếu không thực hiện những phương pháp xét nghiệm ấy sẽ không thể biết được thai nhi trong bụng tiến triển ra sao hay có những biến chứng bất lợi gì để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Bài viết chia sẻ kiến thức mang thai kì này sẽ giúp các chị em biết được những xét nghiệm khi mang thai được tiến hành cụ thể ra sao.

1. Lần khám thai đầu tiên

Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai thì bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ.

2. Siêu âm đo độ dày vai gáy

Được thực hiện từ tuần thứ 11 – 12. Đây là lần khám thai rất quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ vì trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm để đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ mắc bệnh Down và các bất thường khác.

Lưu ý rằng nếu bạn bỏ lỡ thời gian khám thai này thì khi bước sang tuần 13, các chỉ số này sẽ không chính xác, không có giá trị chẩn đoán nữa. Dựa vào kết quả siêu âm bác sĩ sẽ có những tư vấn tiếp theo. Và trong lần khám thai này, bác sĩ có thể cho bạn uống viên sắt hoặc các loại vitamin tổng hợp…, bạn có thể uống sữa cho bà bầu để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thai phụ bị nghén không ăn uống được nhiều.

Tuần thai thứ 16 – 17. Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm Triple Test, kết quả sẽ chính xác nhất khi được thực hiện trong khoảng thời gian này. Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát sử dụng máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), hCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm này không phải là chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.

4. Siêm âm 4D

Được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này.

5. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện một số xét nghiệm máu như Xét nhiệm nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, phát hiện Rubella, yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), hàm lượng sắt (có thiếu máu do thiếu sắt hay không) từ đó bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung viên sắt, huyết đồ (kiểm tra thiếu máu, bệnh thalassaemia…). Tất cả những xét nghiệm trên không phải là bắt buộc thực hiện đối với tất cả thai phụ, bác sĩ sẽ tuỳ thuộc tình hình sức khoẻ của thai phụ để có những chỉ định làm các xét nghiệm này. Ngoài ra thường ở tuần thứ 36 trước khi sinh, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu thêm một lần nữa để kiểm tra khả năng đông máu trước khi sinh.

6. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra sức khoẻ thai phụ đồng thời phát hiện thai phụ có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường khi mang thai hay không để phát hiện sớm, điều trị kịp thời thông qua xét nghiệm đo lượng protein trong nước tiểu, Albumin và Nitrite…

7. Tiêm vaccine uốn ván

Tuần thứ 30 – 32, bạn sẽ được tiêm lần lượt hai mũi vaccine theo thời gian chỉ định của bác sĩ.

8. Siêu âm trước khi sinh

Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn… Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn. Tuy nhiên một lưu ý là về các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu thì thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn.

Xét Nghiệm Khi Mang Thai: 3 Xét Nghiệm Chẩn Đoán Quan Trọng

Mục đích của thủ thuật chọc ối là gì? Thủ thuật này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và một số bệnh nhiễm trùng bào thai.

Trường hợp nào cần thực hiện thủ thuật chọc ối? Bác sĩ có thể đề nghị thai phụ thực hiện chọc ối nếu trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó.

Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc ối? Thông thường, việc chọc ối được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20.

Cách tiến hành thủ thuật chọc ối? Các bác sĩ sẽ trích xuất một lượng nước ối qua màng bụng và tử cung trong quá trình siêu âm bằng một cây kim rất mỏng. Bạn có thể cảm thấy hơi đau và căng tức ở điểm tiếp xúc. Những tế bào nước ối này được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phân tích. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.

Rủi ro có thể gặp phải? Thai nhi có thể gặp tai nạn thương tích gây ra bởi kim tiêm nhưng khả năng này là rất thấp. Một rủi ro khác khiến nhiều mẹ bầu lo ngại khi phải thực hiện thủ thuật chọc ối là nguy cơ sảy thai 0,5%.

Ngoài ra, loại xét nghiệm khi mang thai này còn có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và rò rỉ nước ối.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Mục đích của việc lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì? Xét nghiệm khi mang thai này cũng nhằm phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các rối loạn di truyền. Ưu điểm của xét nghiệm này so với thủ thuật chọc ối là có thể được thực hiện ở những tuần thai sớm hơn, do đó, các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn và có thể ra quyết định từ sớm.

Trường hợp nào cần thực hiện lấy mẫu lông nhung màng đệm? Tương tự với thủ thuật chọc ối, những thai phụ trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm CVS.

Thời điểm nào để thực hiện xét nghiệm? Thông thường xét nghiệm này được thực hiện khi thai được 10 đến 12 tuần.

Cách tiến hành xét nghiệm? Một kim tiêm được sử dụng để trích lấy một phần nhỏ mô nhau thai trong quá trình siêu âm. Các tế bào mô nhau thai này sẽ được phân tích để phát hiện dị tật bẩm sinh dựa trên cơ sở thai nhi phát triển từ nhau thai, do đó tế bào mô sẽ có các nhiễm sắc thể tương đồng với thai nhi. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.

Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ sảy thai trong xét nghiệm này là 1%. Ngoài ra còn có nguy cơ lây nhiễm và thúc đẩy các dị tật bẩm sinh phát triển nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm trong thai kỳ.

Mục đích của thủ thuật chọc dây rốn là gì? Thông thường, thủ thuật chọc dây rốn, còn gọi là chọc lấy máu thai, được thực hiện để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn di truyền, các vấn đề về nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu sơ sinh.

Ưu điểm chính của xét nghiệm khi mang thai này là có thể được thực hiện một cách nhanh chóng để can thiệp sớm nếu thấy tình trạng bất thường.

Trường hợp nào cần thực hiện chọc dây rốn? Nếu thai phụ có kết quả bất thường trong các xét nghiệm sàng lọc trước đó, trong quá trình siêu âm thai hoặc đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiểm ngay trước và trong khi mang thai, có khả năng bác sĩ sẽ chỉ định việc chọc dây rốn.

Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc dây rốn? Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng thời gian 18 đến 23 tuần của thai kỳ.

Các tiến hành thủ thuật chọc dây rốn? Một kim nhỏ được đưa vào qua màng bụng và tử cung của thai phụ để lấy máu thai nhi qua đường dây rốn trong quá trình siêu âm. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành thủ thuật chọc dây rốn.

Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 3-5 ngày.

Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ gây ra sảy thai của thủ thuật này là 1% – 1,5%.

#1 Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Rất Quan Trọng

Xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm máu giúp mẹ theo dõi và đánh giá được tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi, xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp dự đoán cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi trong khoảng thời gian mang thai. Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi bao gồm: viêm gan B, thiếu máu sắt, giang mai, HIV/AIDS.

Việc đọc kết quả xét nghiệm máu khi mang thai giúp cho mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác nhất. Nếu phát hiện vấn đề có thể đưa ra chẩn đoán chỉ định can thiệp với thai nhi.

Có cần xét nghiệm máu khi mang thai

Việc xét nghiệm máu khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Thai nhi sẽ phát triển theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn khác nhau cả mẹ và thai nhi đều sẽ đối mặt với những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ mỗi lần khám thai để biết được tình trạng của bản thân mình.

Chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai

Nhóm máu

Xác định nhóm máu của phụ nữ mang thai không chỉ để kiểm soát tình trạng sức khỏe mà còn để cho bác sĩ biết được nhóm máu, sẽ chuẩn bị máu trong quá trình mang thai, nếu có trường hợp không mong muốn cần máu thì đã được chuẩn bị sẵn.

Xét nghiệm yếu tố Rh

Xét nghiệm nhằm xác định nhóm máu yếu tố Rh(+) hay Rh(-). Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.

sẽ giúp sớm biết nguyên nhân của những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm đường Huyết đồ

Việc thực hiện xét nghiệm huyết đồ khi mang thai kiểm tra thai phụ có bị thiếu máu hay xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hay không, bên cạnh đó việc thực hiện xét nghiệm còn xác định xem hàm lượng sắt trong máu của mẹ có bị thiếu không, đặc biệt xác định công thức nhóm máu.

Xét nghiệm virus viêm gan B

Thực hiện xét nghiệm máu cho biết được mẹ có bị bệnh viêm gan B, bệnh có thể lây từ mẹ sang con nên việc xác định sớm sẽ giúp đứa trẻ trong bụng giảm thiểu khả năng lây bệnh bằng cách tiêm phòng ngay khi bé sinh ra.

Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai

Đây là một loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bảo thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số hậu quả nếu nhiễm được kể đến như là, ngừng phát triển thai nhi, sinh non, tử vong sau sinh. Nếu trẻ sống sót thì có thể bị giang mai bẩm sinh, thay đổi sinh lý,… bệnh không phát ngay mà thường ủ bệnh từ 10 – 20 năm

Xét nghiệm virus HIV

Thực hiện xét nghiệm HIV nên được thực hiện trước khi có thai, tỉ lệ lây từ mẹ sang con là rất cao nên thường khuyến khích là không nên mang thai khi bị nhiễm HIV. Trẻ sơ sinh rất khó để khẳng định có nhiễm HIV hay không trong tuần tuổi đầu tiên. Trẻ cần được làm nhiều lần xét nghiệm ở nhiều mốc thời gian để khẳng định chính xác nếu mẹ bầu mang thai mà không biết bị nhiễm HIV.

Xét nghiệm Double test

Đây là xét nghiệm được chỉ định ở tất cả thai phụ đang ở trong quý đầu của thai kì. Đặc biệt bắt buộc với những mẹ gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi,… Xét nghiệm được thực hiện phát hiện sớm dị tật thai nhi đặc biệt là bệnh down.

Xét nghiệm Triple test

Đây là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.

Xét nghiệm máu tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm này thường được thực hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Việc mắc tiểu đường thai kỳ sẽ xác định người mẹ thai kỳ nguy cơ cao cần được chăm sóc và quản lý đặc biệt tránh không xảy ra những rủi ro không mong muốn nguy hiểm tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

Xét nghiệm hàm lượng sắt

Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Vì vậy việc thực hiện kiểm tra lúc mang thai giúp mẹ bầu biết được cơ thể có đang thiếu thành phần tạo máu hay không bổ sung hàm lượng phù hợp nhất.

Xét nghiệm Rubella

Đa số người trưởng thành thường miễn dịch với Rubella nhưng nếu thai phụ không miễn dịch thì có thể sẽ bị nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi như dị tật thính giác, dị tật tim,…

Xét nghiệm Cytomegalovirus (CMV)

Cytomegalovirus (CMV) đa phần phát hiện được nhờ xét nghiệm. Thai phụ nhiễm CMV có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng nghe, nhìn, cũng như bị chậm phát triển.

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu thường được xét nghiệm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khoảng thời gian này khoảng thời gian hợp lí nhất, tuy nhiên nếu trong 3 tháng đầu mẹ chưa được kiểm tra do lý do cá nhân nào đấy thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế được thành lập nhưng không phải cái nào cùng tốt và chính xác. Hiện nay tại Thu Cúc hệ thống cở vật chất y tế được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài đảm bảo thăm khám nhanh chóng, chính xác và tiện lợi. Bên cạnh đó là sự kiểm tra nghiêm ngặt của Bộ Y tế về chất lượng sử dụng an toàn tuyệt đối.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!