Cập nhật nội dung chi tiết về Bác Sĩ Phụ Sản Thót Tim Khi Xem Clip Bà Bầu Nâng Tạ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mới đây, clip một người phụ nữ mang thai nhưng vẫn chăm chỉ tập tạ tại phòng tập gym đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo đó người phụ nữ này dù bụng bầu đã “vượt mặt” nhưng vẫn dùng sức để đưa tạ qua khỏi đầu.
Clip này khiến nhiều người trầm trồ, thán phục nhưng cũng có nhiều chị em đang mang bầu hoang mang, họ không biết, việc tập tạ quá nặng như vậy liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương) cho biết: “Tôi đã xem qua clip và thấy cách tập luyện của người phụ nữ mang bầu như vậy là không tốt.
Theo quan sát của tôi, bà bầu này đang ở 3 tháng cuối của thai kỳ, với tuổi thai như vậy thì lại rất cần dinh dưỡng cho thai nhi. Nhưng, người phụ nữ này lại tập với một bài tập ở cường độ cao như vận động viên thì tuần hoàn sẽ bị rối loạn. Khi ấy các dưỡng chất sẽ tập trung để cung cấp máu cho cơ bắp vùng vận động nhiều hơn, lượng máu vào tử cung sẽ ít, bánh rau cung cấp cho thai nhi thấp hơn, nếu lâu dài thì thai có thể bị suy dinh dưỡng vì thiếu dưỡng chất”.
“Ngoài ra, đối với những bà bầu tập luyện ở cường độ cao sẽ tạo ra áp lực ở vùng bụng vì người tập luyện phải gắng sức ở cơ vùng bùng, xương chậu điều này sẽ gây ra dọa sẩy với thai nhỏ, dọa đẻ non với thai lớn hơn từ 23 tuần trở lên.Cũng theo bác sĩ Quang, có một điều đặc biệt nguy hiểm, nếu bà mẹ tập tạ ở cường độ quá cao sẽ dẫn đến rối loạn tuần hoàn, thai thi có thể bị thiếu ô xy dẫn đến thai suy, mất tim thai.
Vì thế, không nên tập luyện với cường độ cao như vậy. Đặc biệt hơn nữa, khi hoạt động quá mạnh sẽ có nguy cơ xảy ra sang chấn với các bà bầu”, bác sĩ Quang nhấn mạnh.
Bác sĩ Quang cho rằng, việc luyện tập thể thao trước khi sinh mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Nhưng các bà bầu cũng nên nhớ phải luyện tập đúng cách, vừa sức trong suốt thai kỳ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt và mạnh mẽ hơn.
Khi mang thai, các bà bầu nên lựa chọn những bộ môn thể thao như bơi lội nhẹ nhàng, tập Yoga, đi bộ…để có thể chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt cho cuộc vượt cạn sắp đến gần.
Bác Sĩ Kịp Thời Hiến Máu Cứu Sản Phụ Bị Sốt Xuất Huyết Nguy Kịch
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa cứu một sản phụ qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân là chị T.T.K.Y. (SN 1993), trú xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, đang mang thai 35 tuần.
Chị Y. trước đó được chuyển từ tuyến huyện lên cấp cứu vì sốt xuất huyết. Sản phụ được chẩn đoán thai con so 35 tuần, ối vỡ giờ thứ 2, sốt xuất huyết ngày thứ 6, giảm tiểu cầu, chảy máu chân răng.
Xét nghiệm công thức máu cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất nặng 20.000/mm3 (số lượng tiểu cầu bình thường 150.000 – 300.000/mm3). Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định truyền cấp cứu 2 đơn vị tiểu cầu.
Bác sĩ Nguyễn Thắng, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới hiến máu cứu sản phụ.
Tuy nhiên, chị Y. lại có nhóm máu AB Rh (+), trong khi ngân hàng máu của bệnh viện lại không có sẵn.
Trước tình hình cấp bách, bệnh viện đã vận động đội ngũ nhân viên để hiến máu cứu người. Rất may, bác sĩ Nguyễn Thắng, khoa Ngoại tổng hợp và kỹ thuật viên Nguyễn Văn Hậu, khoa Sinh hóa huyết học truyền máu có nhóm máu phù hợp đã kịp thời đến hiến máu cho bệnh nhân.
Hơn 5 tiếng sau khi truyền tiểu cầu, sản phụ chuyển dạ và sinh thường bé gái, nặng 2,3 kg. Hiện tại, sản phụ đã ổn định sức khỏe và qua cơn nguy kịch.
Cũng theo các bác sĩ, sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng 2 mẹ con. Virus này sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của người mẹ và thai nhi gây rối loạn đông máu, điển hình nhất là làm giảm số lượng tiểu cầu.
Nếu thai phụ chuyển dạ trong khi bị sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 3 và thứ 5 của sốt thì rất dễ bị băng huyết. Sốt xuất huyết Dengue còn có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu.
Tiến Thành
Bác Sĩ Hiến Máu Cứu Sản Phụ Mang Thai 35 Tuần Bị Sốt Xuất Huyết Nặng
Ngày 6/10, thông tin từ bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bệnh viện vừa cứu sống một sản phụ mang thai 35 tuần bị sốt xuất huyết rất nặng.
Trước đó, rạng sáng 3/10, sản phụ T.T.K.Y (27 tuổi), ở xã Quảng Minh, chúng tôi Đồn, được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng sốt xuất huyết ngày thứ 6, giảm tiểu cầu, chảy máu chân răng. Thời điểm này, sản phụ mang thai 35 tuần, ối vỡ giờ thứ 2.
Qua làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất nặng 20.000/ mm3 (số lượng tiểu cầu bình thường 150.000 -300.000/mm3).
Nhận định đây là ca cấp cứu rất nặng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định truyền cấp cứu 2 đơn vị tiểu cầu gạn tách. Nhưng sản phụ lại có nhóm máu AB Rh (+) – nhóm máu hiếm chỉ chiếm 3,4% dân số, trong khi ngân hàng máu của bệnh viện lại không có sẵn.
Nhận được thông tin, bác sĩ Nguyễn Thắng, khoa Ngoại tổng hợp và kỹ thuật viên Nguyễn Văn Hậu, khoa Sinh hóa – Huyết học – Truyền máu của bệnh viện, đã kịp thời hiến máu cho bệnh nhân.
Hơn 5 tiếng sau khi truyền tiểu cầu, sản phụ chuyển dạ và sinh thường được 1 bé gái, cân nặng 2,3 kg.
Hiện tại, sức khỏe của sản phụ đã ổn định và qua cơn nguy kịch.
Các bác sĩ cho biết, bệnh sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ có thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con. Thai phụ khi mắc sốt xuất huyết Dengue rất đáng lo ngại vì vi rút Dengue sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của người mẹ và thai nhi gây rối loạn đông máu, điển hình nhất là làm giảm số lượng tiểu cầu.
Nếu thai phụ chuyển dạ trong khi bị sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 3 và thứ 5 của sốt thì rất dễ bị băng huyết. Sốt xuất huyết Dengue còn có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu.
Bà Bầu Bị Cảm Cúm, Bác Sĩ Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội Chỉ Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa
Theo BS CKII Nguyễn Công Định, cảm cúm là nhóm bệnh lý do nhiễm virus. Virus xâm nhập vào cơ thể người lành thông qua miệng hoặc mũi. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.
Tác giả bài viết: ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định – Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II)
ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra, có nhiều nhóm cúm như cúm A, B và C, trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất.
Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu
– Ho khan
– Bị sốt khi mang thai , sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt.
– Viêm họng
– Ớn lạnh
– Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể
– Đau đầu
– Nghẹt mũi và chảy nước mũi
– Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông. Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các dấu hiệu.
Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng có thể giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng, nhưng cần phải được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.
Nguyên nhân cảm cúm ở bà bầu
Nguyên nhân bà bầu bị cúm là do ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé mới đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ. Bên cạnh đó một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu.
Bà bầu bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh. Mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống. Một số loại thuốc điều trị các triệu chứng của cúm có thể gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, có thể gây dị tật bẩm sinh trên ruột của trẻ (hẹp ruột non, nứt bụng) như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại sirô chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan.
Tuy nhiên, bà bầu bị cúm, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất cũng không nên quá lo lắng, hoang mang để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Với sự tiến bộ của y học hiện đại và công nghệ siêu âm 4D hiện nay các bác sĩ sản khoa sẽ sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi và đưa và hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp cần đình chỉnh thai nghén cần cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tư vấn, hội chẩn của chuyên gia.
Biến chứng cúm khi mang thai
Có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu họ bị cúm. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi.
Các biến chứng khác không phổ biến, như: Viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn), viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc…
Nếu mẹ bị cúm trong khi đang mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của mẹ không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên trầm trọng như: Khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai
Không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm cúm thông thường. Còn cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và con yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC, vaccine ngừa cúm không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu.
Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông.
Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.
Vì chứng cảm cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng.
Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục…
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ba-bau-bi-cam-cum-bac-si-benh-vien-phu-san-ha-noi-chi…
Theo Ths. BS CKII Nguyễn Công Định (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bác Sĩ Phụ Sản Thót Tim Khi Xem Clip Bà Bầu Nâng Tạ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!