Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Uống Nước Sấu Ngâm Có Tốt Không, 4 Lợi Ích Cho Sức Khỏe Mẹ Bầu Từ Nước Sấu Ngâm mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giữa mùa hè nóng nực được uống một ly nước sấu ngâm là cách giải khát tuyệt vời. Tuy nhiên, bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không, liệu bà bầu có nên giải khát bằng nước sấu suốt mùa hè oi bức?
Tác dụng của nước sấu ngâm, quả sấu đến sức khỏe
– Sấu là đặc sản của miền Bắc chỉ có một vụ duy nhất trong năm. Quả sấu có hình tròn khi non màu xanh đến lúc chín chuyển dần sang màu vàng, vị ngọt. Sấu được dùng để nấu canh chua, đánh giấm nước rau, om vịt, làm ô mai, ngâm làm nước giải khát …
– Quả sấu là loại quả của cây sấu (cây sấu là cây sống lâu năm, cây có thể cao tới 30m, ra hoa vào mùa xuân và có quả vào mùa hè). Quả sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…và mùa hè được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam.
– Quả sấu hình tròn, khi còn non có màu xanh, vị chua hơi chát, khi chín thì chuyển sang vàng, có vị ngọt. Quả sấu xanh được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống, làm ô mai.
– Ngoài được dùng làm thức ăn, quả sấu còn là vị thuốc tốt chữa các bệnh thông thường. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô cùi của quả sấu để làm thuốc.
– Mang bầu là thời gian quan trọng cần cân nhắc kĩ lưỡng nguồn dinh dưỡng cung cấp mỗi ngày cho cơ thể bà bầu. Khi mùa hè nóng bức đang tới gần, nhiều mẹ bầu lo lắng liệu rằng uống nước sấu giải khát có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Câu trả lời là nước sấu hoàn toàn tốt cho sức khỏe bà bầu.
– Loại quả này có tính mát, dùng để chữa đau họng ốm nghén, sau rượu … Ăn sấu cung cấp nguồn chất dinh dưỡng phong phú ngoài 80 % là nước, sấu còn cung cấp 1 % acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7 % cellulose, 100 mg% calcium, 44 mg%phosphor , sắt và vitamin C.
– Không những để làm công dụng, sấu trong Đông y còn là vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, tăng cường tiêu hóa…
– Đây là khẳng định của bác sĩ Nguyễn Như Phong tại bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội. Thực tế sấu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu uống nước sấu ngâm có tác dụng gì ?
– Bà bầu uống nước sấu, ăn quả sấu làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v.
– Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
– Vì vậy bà bầu trong thời kỳ mang thai có thể uống nước sấu ngâm để giảm buồn nôn do ốm nghén đồng thời cũng ngăn ngừa một số bệnh khác giúp thai nhi khỏe mạnh.
Giảm triệu chứng ốm nghén
– Ốm nghén luôn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai bởi cảm giác khó chịu, nôn ói thường gặp phải. Tuy nhiên khi uống nước sấu, vị chua của loại quả này giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác khó chịu của ốm nghén rất hiệu quả.
– Những phụ nữ mang thai tháng đầu thường nên uống nước sấu để làm dịu đi cơn nghén. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều bởi lượng đường trong nước sâu khá cao, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
– Bà bầu có thể uống trực tiếp nước sấu ngâm hoặc có thể sử dụng quả sấu để nấu canh để làm giảm buồn nôn trong quá trình mang thai.
– Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt. Cách chế biến: Cá diếc 2 con, moi ruột, rửa sạch để ráo nước, ướp gia vị, đem nấu với 2 bát nước, khi nước sôi cho khoảng 1-3 quả sấu đã nạo vỏ, đun trong 7-10 phút bắc ra rồi dầm sấu, nêm gia vị cho vừa ăn.
– Ăn lúc nóng hoặc có thể thay canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần sẽ có hiệu quả, giúp bà bầu không còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong quá trình thai nghén.
– Vì vậy bà bầu trong thời kỳ mang thai có thể uống nước sấu ngâm hoặc ăn sấu nấu canh để giảm buồn nôn do ốm nghén đồng thời cũng ngăn ngừa một số bệnh khác giúp thai nhi khỏe mạnh.
– Trong nước sấu có chứa axit citric có tác dụng làm sạch đường ruột, giúp thải bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy, những người thường xuyên mẩn ngứa, nổi mụn do nóng trong uống nước sấu giúp thanh lọc cơ thể rất tốt.
– Đối với phụ nữ mang thai, khi bị ho không nên dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, sấu được dùng để chữa ho rất hữu hiệu cho bà bầu.
– Trong Đông y, người ta lấy cùi sấu ngâm kèm theo ít muối rồi sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày và liên tục.
– Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lấy hoa sấu hấp với mật ong để uống cũng có giảm các triệu chứng ho.
– Báo Điện tử Kiến thức cho biết, theo Đông y, quả sấu xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Lấy 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày.
– Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. Với trẻ em, có thể dùng hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần.
– Nhờ có vị chua thanh nên sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
– Sấu có vị chua nhẹ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vi vậy, trong những ngày hè nóng bức thì việc uống một ly nước sấu ngoài tác dụng giải khát còn giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho bà bầu tránh khỏi đầy bụng, ợ hơi.
Giải đáp phụ nữ mang thai ăn nhiều quả sấu được không?
– Bà bầu ăn quả sấu được không là thắc mắc của nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, quả sấu có tính chua sẽ không tốt cho thai nhi.
“Mình đang mang thai ở tháng thứ 4. Vì là mang thai lần đầu sau 4 năm vợ chồng trông ngóng, nên mình giữ gìn rất cẩn thận. Nhất là chế độ dinh dưỡng, mình tuyệt đối không ăn thực phẩm nếu nghe nói có hại.
Tuy nhiên gần đây mình rất thích ăn những thức uống hay món ăn được chế biến có quả sấu. Nhưng mình nghe nói quả sấu quá chua sẽ không tốt cho thai nhi. Không biết thực hư tác dụng của quả sấu đối với bà bầu ra sao?”
(Mai Phương – Láng Hạ)
Chị Phương thân mến, không chỉ có chị mà rất nhiều bà bầu thắc mắc về tác dụng của quả sấu đối với thai nhi.
– Theo Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…, mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.
– Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
– Ở Việt Nam, quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.
– Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.
– Bà bầu ăn quả sấu làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử.
– Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Cách chọn sấu ngon cho bà bầu
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một.
Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập.
Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần.
Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non.
Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp!
Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua.
Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Bà Bầu Ăn Dâu Tây Có Tốt Không? 4 Lợi Ích “Vàng” Cho Sức Khỏe
Nếu thèm ngọt trong suốt thời gian mang thai thì việc lựa chọn những loại trái cây để thưởng thức sẽ là một giải pháp tốt và an toàn nhất. Bà bầu ăn dâu tây với vị ngọt, thơm tự nhiên cũng sẽ nhận lại được khá nhiều lợi ích sức khỏe đấy.
Bà bầu ăn dâu tây có tốt không?
Bà bầu ăn dâu tây đúng cách sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Ngược lại, đây còn là loại quả mang đến cho bạn và bé rất nhiều lợi ích. Cụ thể, tác dụng của quả dâu tây có khả năng giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ sinh non và giúp bé tránh khỏi rủi ro bị dị tật bẩm sinh.
Tác dụng của quả dâu tây với bà bầu
1. Dâu tây giúp bà bầu ngừa bệnh tim mạch
2. Bà bầu ăn dâu tây để cải thiện thị lực
Dâu tây có chứa một lượng lớn vitamin A nên hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động trên giác mạc và võng mạc của mắt, từ đó giúp tăng cường và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Tác dụng của dâu tây còn giúp giảm nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi hoặc thậm chí là đục thủy tinh thể.
3. Dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin C trong dâu tây rất đáng kể. Do đó, dâu tây có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng.
4. Bà bầu ăn dâu tây để ngừa lão hóa sớm
Mỗi ngày, cơ thể bạn phải hấp thụ rất nhiều chất độc ở trong không khí, thức ăn, môi trường ô nhiễm… Các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dần sẽ gây ra những tổn thương và làm tăng tốc độ lão hóa.
Các chất dinh dưỡng khác nhau có trong dâu tây sẽ giúp bạn sửa chữa những hư hỏng và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm để bạn luôn trông tươi trẻ.
Lưu ý cho bà bầu khi ăn dâu tây
* Dị ứng: Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng với dâu tây, bạn cũng có thể bị dị ứng khi ăn loại quả này. Bà bầu ăn dâu tây bị dị ứng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
* Có nguy cơ bị nhiễm trùng: Bà bầu ăn dâu tây chưa được làm sạch kỹ lưỡng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, bao gồm chúng tôi và nhiều loại ký sinh trùng có trong dâu tây. Những vi khuẩn này đi vào cơ thể mẹ bầu có thể gây hại cho bé yêu trong bụng. Vì thế, bạn cần nhớ rửa sạch dâu tây trước khi sử dụng để tránh gây hại cho con.
Nên rửa sạch dâu tây trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh vi khuẩn
Chọn những loại dâu tươi, không giập nát, cuống xanh, đều màu, không có đốm xanh hay trắng.
Không sử dụng những loại mứt dâu tây hay những sản phẩm khác đã được bảo quản hay để lâu.
Kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với dâu tây không trước khi thêm loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.
Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau quả khác để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.
Cách làm sinh tố dâu chuối cho bà bầu
Nguyên liệu chuẩn bị
1/2 cốc sữa chua
1/2 chén yến mạch
1/2 cốc sữa hạnh nhân
1 quả chuối
1 cốc dâu tây
Các bước thực hiện
Bạn xay tất cả các thành phần với nhau cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì đổ sinh tố ra ly.
Nếu muốn thưởng thức sinh tố sệt hơn, bạn có thể đổ thêm sữa vào đồ uống.
Bạn cho thêm một ít đá viên nếu thích uống lạnh và trang trí một vài lát dâu tây lên trên.
Hoa Vũ
Giải Đáp: Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Gừng Không?
Bà bầu có nên ngâm chân nước gừng không?
Khi mang thai, mẹ bầu thường nhạy cảm hơn với thời tiết và khí hậu. Chức năng hệ miễn dịch suy yếu và dễ mắc bệnh cảm cúm hơn. Để trị bệnh tại nhà an toàn và hiệu quả, mẹ bầu chỉ cần ngâm chân ở nhiệt độ 40 độ C cùng với một miếng gừng. Như vậy có tác dụng làm ấm cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh, ngăn chặn tình trạng cảm cúm vô cùng tốt.
Trị phong thấp
Nhận thấy những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh phong thấp, mẹ bầu nên nhanh chóng ngâm chân với gừng trong vòng 30 phút. Làm như vậy mỗi ngày, các mẹ bầu sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm, sức khỏe cơ thể được cải thiện.
Giảm tình trạng lạnh tay chân
Lạnh tay chân, đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở các mẹ bầu. Nguyên nhân xuất hiện là do lưu thông tuần hoàn máu kém, máu không được cung cấp đủ đến các cơ quan này.
Áp dụng phương pháp ngâm chân với gừng để hỗ trợ điều trị bệnh là cách tốt nhất. Gừng có công dụng khử hàn, giảm khí lạnh và tăng tuần hoàn máu. Vì thế các mẹ bầu nên ngâm chân thường xuyên với gừng để giữ ấm cơ thể và lưu thông khí huyết nhanh chóng.
Cải thiện giấc ngủ
Do một số nguyên nhân như sự thay đổi hormone trong cơ thể, đau mỏi lưng, căng thẳng mệt mỏi… khiến bà bầu lâm vào tình trạng mất ngủ. Để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng, mẹ bầu nên ngâm chân với gừng cùng ít giấm đen trước khi đi ngủ. Phương pháp sẽ giúp kích thích nguyệt vị, thư giãn cơ thể và tăng cường trao đổi chất. Nhờ đó giấc ngủ của mẹ bầu được sâu và ngon hơn.
Ít người biết tới công dụng dưỡng thận của việc ngâm chân với gừng. Trong quá trình ngâm chân, gừng sẽ thúc đẩy lưu thông máu và mang lại những tác dụng khác cho thận. Tuy nhiên muốn cách này hiệu quả cao, mẹ bầu cần phối hợp bổ sung các dưỡng chất tốt từ thực phẩm hàng ngày cho thận.
Làm chậm quá trình lão hóa
Việc ngâm chân với gừng giúp cải thiện khí huyết, dưỡng thận, từ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Ngâm chân thường xuyên còn giúp da chân đẹp mịn màng, khử mùi hôi.
Tìm hiểu thêm:
Cải thiện tinh thần
Trong quá trình mang thai, bà bầu phải thích nghi với những sự thay đổi trên cơ thể mình. Vì vậy, tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, stress là điều khó tránh khỏi. Ngâm chân với gừng sẽ giúp bà bầu cải thiện tinh thần rất tốt, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, vui vẻ, tràn đầy sức sống.
Cách ngâm chân với gừng cho bà bầu
Lấy 1 củ gừng già, tươi, bỏ vỏ và rửa sạch. Đem gừng giã nhỏ, bỏ chung với muối vào 1.5 lít nước rồi bắt đầu đun. Khi nước sôi giảm lửa nhỏ, chờ thêm khoảng 5 phút nữa để gừng ra hết các tinh chất cần thiết. Cuối cùng tắt bếp, đổ nước ra thùng gỗ và chờ nhiệt độ nước giảm xuống 40 độ để ngâm chân.
Quá trình ngâm thả lỏng cơ thể, thư thái đầu óc, không để tâm trạng rối loạn và căng thẳng làm ảnh hưởng đến hiệu quả ngâm chân. Ngoài nguyên liệu gừng, bà bầu có thể thâm vào bài thuốc ngâm chân một số nguyên liệu khác như muối, sả, chanh…
Những điều cần lưu ý khi bà bầu ngâm chân
Không ngâm chân quá lâu
Mỗi lần ngâm chân chỉ nên kéo dài từ 15-20 phút, tối đa là 30 phút. Việc ngâm chân quá thời gian sẽ làm tim đập nhanh hơn, quá trình tuần hoàn vượt mức chịu đựng của cơ thể và gây phản tác dụng.
Chưa hết, ngâm chân quá lâu sẽ làm máu tập trung xuống hai chân, cơ thể bị mất thăng bằng, đầu óc choáng váng và có thể bị ngất ngay lập tức.
Không ngâm chân sau khi ăn
Sau khi ăn cơm, cơ thể sẽ tiến hành tiêu hóa thức ăn, đồng nghĩa với việc lượng máu sẽ dồn hết về dạ dày để thực hiện nhiệm vụ. Nếu như ngâm chân vào lúc này, máu lại phải tiếp tục chuyển hóa xuống hai bàn chân, làm giảm quá trình tiêu hóa và trì trệ hấp thụ chất dinh dưỡng. Gây ảnh hưởng đến thai nhi và mắc phải chứng khó tiêu khi mang thai.
Chú ý tới nhiệt độ nước ngâm
Vì là mẹ bầu nên nhiệt độ nước ngâm cần phải chú trọng hơn. Nước không ở nhiệt độ quá nóng cũng như quá lạnh. Bởi quá nóng sẽ làm tổn thương đến da chân còn quá lạnh dễ gây nhiễm phong hàn. Vì vậy ngâm chân ở nhiệt độ 40 độ C là thích hợp nhất. Vừa làm ấm cơ thể, vừa giảm các vết chai thô cứng và tình trạng ra mồ hôi tay chân.
Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Nóng Để Thư Giãn Hay Không ?
Những lợi ích của việc ngâm chân bằng nước nóng
Ngâm chân bằng nước nóng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu.
Tăng cường sức khỏe: Không ít người cho rằng, tắm nóng – lạnh là phương pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức chịu đựng, tăng cường thị lực và duy trì trí nhớ,… Nhưng với phương pháp này lại không tốt cho lứa tuổi sau 30, bệnh nhân bị tim mạch. Một lời khuyên là không nên tắm nước quá nóng. Mà phải làm cho nhiệt độ tăng từ từ lên.
Da khô nứt nẻ: Vào mùa khô, hanh thì da sẽ thường bị khô và nứt nẻ. Trước khi dưỡng ẩm cho da thì nên tắm bằng nước nóng. Khi tắm nước nóng sẽ giúp da mở rộng lỗ chân lông, giúp có lợi cho da trong việc tiêu thụ các chất bổ dưỡng hoặc kem dưỡng ẩm mà bạn sẽ sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên tắm nước nóng quá lâu vì có thể khiến da bị khô hơn.
Tẩy tế bào chết: Rửa mặt bằng nước nóng sẽ tốt cho da, vì thúc đẩy tế bào chết bong ra nhanh hơn, lỗ chân lông nở rộng nên sạch hơn. Nhưng theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương – Đại học Y Dược chúng tôi nước ấm chỉ nên dùng cho những người da nhờn. Còn những người da khô, thì không nên, bởi chúng sẽ “rửa trôi” lớp dưỡng da thiên nhiên (lipid trên da) khiến da càng khô hơn.
Cảm, nghẹt mũi: Khóa mình trong phòng tắm và bật nước nóng từ 10-15 phút sẽ giúp bạn thoát khỏi đờm, loại bỏ các kích thích niêm mạc, chữa ho, viêm mũi hiệu quả. Cho thêm dầu bạch đàn hoặc các loại tinh dầu khác sẽ nhận được hiệu quả chữa bệnh và giúp thư giãn tối ưu. Sau mỗi lần tắm như vậy bạn sẽ thở dễ dàng hơn và giảm đau cổ họng.
Đau đầu, đau nửa đầu: Máu không được lưu thông. Thiếu máu lên não là nguyên nhân chính của việc bị đau đầu. Vì lúc này các dây thần kinh bị co lại, máu không lên được não. Nước nóng sẽ làm giãn các dây thần kinh và mang lại cảm giác dễ chịu.
Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, stress: Tinh thần thoải mái, các dây thần kinh, tĩnh mạch sẽ giãn ra. Mang lại cảm giác dễ chịu. Các chuyên gia sức khỏe nào cũng sẽ khuyên bạn nên tắm nước nóng để thư giãn. Việc ngâm mình trong bồn nước nóng với một ít tinh dầu phù hợp đã là cách thư giãn tối ưu.
Giảm đau khớp: Đối với bà bầu đi lại khó khăn, áp lực trên đôi chân nhiều hơn thì nên ngâm chân để thư giản. Nhưng với những người bệnh khớp thì khi tắm bằng nước nóng làm các cơ bắp được thư giãn, máu lưu thông tốt.
Giảm đau cơ bắp: Vận động không đúng cách, tập thể dục nặng hay tập những động tác mới thường làm bạn đau mỏi cơ. Chỉ cần 15 phút tắm nước nóng kết hợp một ít tinh dầu massage, các cơn đau mỏi này sẽ dịu ngay giúp bà bầu vận động trở lại tốt hơn.
Tăng tuần hoàn máu, giảm béo: Nhiệt độ nước nóng kích thích tuần hoàn máu của cơ thể. Vì vậy, nếu có vòi sen, bạn nên chú ý xịt nước vào những vùng tích nhiều mỡ như bắp tay, hông, bụng, đùi. Tăng tuần hoàn máu sẽ giúp cho lưu thông máu tốt hơn, điều này có lợi cho thai nhi.
Cách ngâm chân nước nóng hiệu quả. Cách 1: Ngâm chân với nước gừng
Cho gừng đã được đập dẹp (không cần giã nhỏ) và hoa hồng vào miếng vải thưa. Sau đó thả vào nước và cho thêm một thìa cafe muối ăn vào để làm nước ngâm châm. Ngâm chân theo cách này rất hiệu quả trong việc bổ dương và loại bỏ khí lạnh.
Cách 2: Ngâm chân với nước hoa hồng
Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó, cho thêm một muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm. Ngâm chân theo cách này có tác dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất tốt.
Cách 3: Ngâm chân với nước ngải cứu
Chia 1 lạng lá ngải thành 5 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa vào nồi nước đun sôi. Xông chân trước rồi sau đó mới ngâm chân. Cách này giúp trị chứng phong hàn, lạnh chân, mỏi lưng và bệnh hô hấp.
Trong quá trình ngâm chân, không phải ai cũng ra mồi hôi ngay từ lần đầu thực hiện. Do vậy, bạn cần kiên trì trong nhiều ngày và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp với mình để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn biết bà bầu có nên ngâm chân nước nóng để thư giãn hay không rồi. Đây là một phương pháp vừa đơn giản mà lại vừa mang lại nhiều giá trị cho sức khoẻ bà bầu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Uống Nước Sấu Ngâm Có Tốt Không, 4 Lợi Ích Cho Sức Khỏe Mẹ Bầu Từ Nước Sấu Ngâm trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!