Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Uống Nước Ép Dưa Gang: Cải Thiện Trí Nhớ, Đẹp Da, Nuôi Thai Nhi Chắc Xương, Khỏe Mạnh ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Uống Nước Ép Dưa Gang: Cải Thiện Trí Nhớ, Đẹp Da, Nuôi Thai Nhi Chắc Xương, Khỏe Mạnh ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Uống Nước Ép Dưa Gang: Cải Thiện Trí Nhớ, Đẹp Da, Nuôi Thai Nhi Chắc Xương, Khỏe Mạnh ~ Ẩm Thực Thông Thái mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dưa gang thuộc loài dưa chuột, họ bầu bí. Đây là loại trái cây được khá nhiều người yêu thích vì cũng dễ ăn. Dưa gang có vị nhạt nên nhiều người thường sẽ ăn cùng si rô đá bào hoặc cho thêm sữa đặc có đường. Nhiều người thắc mắc bà bầu có ăn dưa gang được không. Câu trả lời là có. Đây là thực phẩm lành mạnh đối với phụ nữ mang thai. Dưa gang giàu các chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Nước: 96,32 gam

Protein: 1,26 gram

Béo: 0,04 gam

Carbohydrate: 2,09 gram

Chất xơ: 0,89 gram

Vitamin: C 24,86 mg

Canxi: 768 mg

Photpho: 422 mg

Kali: 1,008 mg

Lợi ích của dưa gang đối với phụ nữ mang thai

Nguồn chất chống oxy hóa

Dư gang rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, beta carotene, flavonoid, triterpenes và lignans. Những chất chống oxy hóa này là chất chống viêm cũng hữu ích cho việc duy trì hệ thống miễn dịch.

Ăn dưa gang khi mang thai cũng có thể giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì chất chống oxy hóa có chức năng đẩy lùi các hợp chất gốc tự do. Vì vậy, nó có thể giúp để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.

Cải thiện trí nhớ

Không thể phủ nhận, phụ nữ thường hay nhớ nhớ quên quên khi mang thai. Điều này thực sự rất bình thường, nó được gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ.

Để ngăn tình trạng này, tiêu thụ nước ép dưa gang có thể là một giải pháp hiệu quả. Tác dụng này là do dưa gang cũng chứa vitamin K giúp hạn chế tổn thương tế bào thần kinh trong não.

Nếu bà bầu tiêu thụ hợp lý, dưa gang có thể giúp cải thiện trí nhớ để mẹ không nhớ nhớ quên quên thai kỳ. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin K trong dưa chuột cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Dưa gang giàu chất xơ, rất tốt cho việc duy trì hệ tiêu hóa. Uống nước ép dưa gang có thể giúp ngăn ngừa táo bón, triệu chứng thường xảy ra trong thai kỳ.

Tăng cường sự khoẻ mạnh của khớp và xương

Dưa gang cũng chứa một hàm lượng silic cần thiết cho khớp khỏe mạnh. Loại quả này cũng chứa vitamin A, magiê và canxi rất tốt cho sức khỏe của xương. Nhờ đó, các tình trạng đau nhức, bệnh gút và rối loạn thấp khớp thường xảy ra trong thai kỳ cũng được giảm hoặc ngăn ngừa.

Giữ nước cho cơ thể

Tương tự với các loại dưa khác, dưa gang cũng rất giàu nước. Do đó ăn dưa gang hoặc uống nước ép dưa gang cũng rất tốt cho việc giúp cơ thể giữ nước.

Duy trì làn da khỏe mạnh

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho làn da của phụ nữ thường dễ bị nhạy cảm hơn. Dưa gang lại giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giữ ẩm cho da, duy trì một làn da khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa cũng có thể giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Các loại carbohydrate mà dưa gang có là carbohydrate phức tạp, không làm lượng đường tăng nhanh. Vì vậy, dưa gang được xem là thực phẩm lành mạnh và tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bà bầu có tiền sử hoặc mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nên tiêu thụ thực phẩm này.

Duy trì huyết áp

Huyết áp quá cao hoặc quá thấp được coi là nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Ăn dưa gang khi mang thai có thể giúp bà bầu duy trì huyết áp ổn định. Bởi vì dưa gang chứa kali, chất xơ, saponin và magiê. Các chất này có thể giúp duy trì huyết áp ổn định.

4 Món Chè Vừa Ngon Vừa Bổ, Mẹ Bầu Ăn Vào Giúp Nước Ối Trong Vắt, Bồi Bổ Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái

1. Chè đỗ đen

Đỗ đen là loại thực phẩm giàu protein nhưng lại ít chất béo nên giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng, giảm đói nhưng lại không làm tăng cân. Ngoài ra, folate và vitamin B có trong đỗ đen là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho thai phụ – giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở não, dây thần kinh xương sống của thai nhi.

Nguyên liệu:

500gr đỗ đen

150gr đường

1 thìa nhỏ muối

Nước cốt dừa

Dừa bào sợi

Thạnh đen

Dầu chuối

Cách làm:

Đỗ đen đem rửa sạch, ngâm khoảng 4-5 giờ. Sau đó cho đỗ đen vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt đỗ. Đun sôi, giảm lửa dần cho đến khi đỗ đen mềm thì tắt bếp.

Cho đường vào đun nhỏ nước và quấy đều tay cho đường nhanh tan. Sau đó tắt bếp, để 15-20 phút cho đỗ ngấm đường.

Tiếp tục bắt nồi lên bếp đun nhỏ lửa và cho thêm nước nếu cần thiết. Đun đến khi nếm thử vừa miệng là được. Cách nấu thật đơn giản phải không các mẹ. Thế là bạn đã có những ly chè mát lạnh để cả nhà cùng thưởng thức rồi!

2. Chè vừng đen với bột sắn dây

Trong hạt vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ diễn ra được thuận lợi hơn. Chè vừng đen khi kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, giúp các mẹ bầu khỏe đẹp mỗi ngày.

Nguyên liệu:

Vừng đen: 100g

Bột nếp: 50g

Bột sắn dây: 1 thìa cà phê

Sữa tươi: 10ml

Đường: 100g

Cách làm:

Nhặt sạch sạn rồi cho vừng đen lên chảo rang thơm, khi nào thấy vừng nổ tách tách đều tức là đã chín. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn.

Cho bột gạo nếp lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi hạt gạo vàng thơm thì tắt bếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Sau đó, mẹ cho bột sắn dây vào 1 chiếc bát và hòa cho tan.

Khi nấu mẹ chỉ nên cho 1 thìa bột nếp, 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa vừng đen, 2 thìa đường và 1 bát tô nước.

Cho xoong lên bếp, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để không bị khê cháy. Mẹ đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là xong.

3. Chè khoai lang đậu xanh

Khoai lang vốn là thực phẩm bổ dưỡng giúp mẹ bầu đỡ ốm nghén và giúp thai nhi phát triển chất xám tốt hơn. Khi kết hợp với đậu xanh, đây sẽ là món chè siêu bổ với các bà bầu:

Nguyên liệu:

2 củ khoai lang

100gr đậu xanh không vỏ

20gr bột báng

400ml nước cốt dừa

250gr đường trắng

1/4 thìa cà phê muối

Cách làm:

Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tiếp đó cho thêm 2 thìa cà phê đường, 1/4 thìa cà phê muối vào ướp với khoai lang cho thêm đậm đà.

Đậu xanh không vỏ đem ngâm trong nước khoảng 3 giờ cho nở ra. Mẹ đãi bỏ hạt thối, sạn, bụi bẩn, sau đó đem đổ vào nồi. Thêm 1,5 lít nước và đun cho đến khi đậu chín mềm thì đổ bột báng vào.

Sau khi sôi, mẹ hãy vặn lửa nhỏ rồi đun thêm 15 phút nữa thì cho thêm khoai lang và số đường còn lại vào. Có thể thêm hoặc bớt đường tùy khẩu vị. Đến khi thấy khoai lang đã chín mềm thì đổ thêm nước cốt dừa vào đun cho chè hơi sôi là được.

4. Chè đậu đỏ

Nguyên liệu:

300g đậu đỏ

250g đường cát trắng

10g bột đao hoặc bột sắn dây

1 lon nước cốt dừa.

Cách làm

Cho đậu vào nồi áp suất, cho vào khoảng 1 lít nước rồi cho thêm một chút xíu muối, rồi đun khoảng 30-40 phút.

Ăn Gì Để Thai Nhi Thông Minh, Trí Nhớ Tốt

Ăn gì để thai nhi thông minh, khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ? Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu cần một chế độ ăn uống giàu axit folic, Omega-3, i-ốt, vitamin B1, vitamin B2, ptrotein và sắt.

Trong 10 tuần thai đầu tiên, 2 bán cầu não của thai nhi được hình thành. Đến tuần thứ 15, mỗi ngày cơ thể thai nhi hình thành hơn 200 nghìn tế bào thần kinh, giúp bé bắt đầu có các phản xạ và cử động chân tay.

Sang đến tuần thứ 20, khối lượng và kích thước não của bé đã lớn gấn 6 lần so với ban đầu. Tại thời điểm này, 5 hệ giác quan của bé đang dần hoàn thiện. Con sẽ bắt đầu cảm nhận được vị nước ối, nghe được các âm thanh bên ngoài bụng mẹ và cảm nhận được ánh sáng.

Cho đến tuần thứ 36, não bộ của bé bằng 1/4 kích thước của một người trưởng thành. Khi mở mắt chào đời, não bé có tới 100 tỷ tế bào thần kinh, là nền tảng đầu tiên để con bắt đầu học hỏi về thế giới bên ngoài.

Quá trình hình thành não bộ nói trên của thai nhi đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học, đồng thời tăng cường axit folic, omega-3, protein, vitamin nhóm B để các tế bào thần kinh được phát triển tốt nhất.

Ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh? – 7 nhóm thực phẩm có lợi cho quá trình phát triển não bộ của bé trong thai kỳ

1. Axit folic

Trong những tháng đầu tiên, khi phôi thai đang hình thành tủy sống và những tế bào thần kinh đầu tiên thì folic đóng một vai trò quan trọng vào quá trình này. Cơ thể mẹ bầu thiếu folic có thể khiến thai nhi bị các dị tật về não bộ. Mẹ mang thai cần 0,4mg axit folic/ngày kể từ trước khi mang thai 1-3 tháng và tiếp tục bổ sung trong suốt quá trình mang thai.

Típ cho mẹ bầu: Folic có nhiều trong các loại rau màu xanh. Mẹ bầu nên tăng cường ăn rau xanh, đặc biệt là cải xanh, bắp cải, súp lơ, măng tay, đậu Hà Lan. Ngoài ra cá, sữa tươi, ngũ cốc và các loại hoa quả màu vàng cũng là nguồn bổ sung folic dồi dào cho mẹ bầu.

Sắt

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh? Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành huyết sắc tố của hồng cầu. Nhờ đó mà cơ thể mẹ sẽ tăng cường quá trình trao đổi oxy, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Các mẹ thiếu máu có thể ảnh hưởng tới trao đổi oxy và dinh dưỡng của em bé trong bụng. Bé sinh ra có nguy cơ chậm phát triển và chỉ số IQ thấp.

Mẹ bầu cần tối đa 30mg sắt/ngày. Đặc biệt là từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, phụ nữ mang thai cần một chế độ ăn với nhiều sắt sẽ giúp sản sinh thêm máu và tích lũy sữa cho bé sơ sinh sau khi chào đời.

Típ cho mẹ bầu: Thực đơn hàng ngày của mẹ cần thêm vào các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, gan, lòng đỏ trứng, sò huyết và các loại rau củ quả gồm đậu trắng, đậu đỏ, nấm rơm, ớt chuông, măng tây, đậu đũa.

I-ốt

Là chất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và khả năng ghi nhớ của thai nhi. Nếu mẹ bầu bị thiếu i-ốt khi mang thai sẽ dễ gặp phải vấn đề sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

Giáo sư Eastman, bác sĩ khoa nội tiết ở đại học Sydney, Úc và chuyên gia y khoa về tuyến giáp khuyến cáo rằng: “Thai nhi thiếu iot nặng có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ xuống 10 tới 15 điểm”. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, để thai nhi thông minh, mẹ bầu cần bổ sung 175-299mg i-ốt mỗi ngày.

Típ cho mẹ bầu: Mỗi tuần mẹ cần ăn ít nhất từ 2-3 bữa với hải sản và tôm, cua, cá đồng.

Omega-3

Mẹ ăn gì cho con thông minh? Một trong các thành phần đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển bộ não của thai nhi. Nhờ có axit béo này mà hệ thần kinh trung ương và thần kinh thị giác của bé được hoàn thiện cũng như phát triển tốt hơn.

Nếu trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu đi Omega-3, trẻ sơ sinh sau khi chào đời có thể sẽ gặp phải các dị tật và não bộ và thần kinh.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, các bé được bổ sung Omega-3 đầy đủ và hợp lý trong khi mẹ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ thường có các bước phát triển về não bộ rất tốt so với trẻ sơ sinh thông thường khác.

Típ cho mẹ bầu: 3 nguồn thực phẩm giàu Omega-3 mà mẹ nên tham khảo là các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ; dầu o-liu, dầu hướng dương và các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, …

Protein

Đây là một trong những chất quan trọng giúp hình thành và gia tăng số lượng các tế bào thần kinh cho thai nhi từ tuần thứ 20 trở đi. Do đó, mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ protein trong suốt thời kỳ mang thai để não bộ của con được phát triển theo đúng tiến trình và hoàn thiện tốt nhất.

Típ cho mẹ bầu: Các nhóm thực phẩm như thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cá, trứng cùng các loại đậu như đậu đỏ, đậu trắng, đậu hũ sẽ cung cấp đầy đủ protein cho mẹ bầu một cách tốt nhất.

Vitamin B1

Trong giai đoạn não bộ của thai nhi hình thành vỏ myelin (một chất để hệ thần kinh có thể hoạt động chuẩn xác), vitamin B1 sẽ giúp ích cho quá trình này.

Cơ thể mẹ được cung cấp đầy đủ vitamin B1 sẽ giúp cho hệ thần kinh của mẹ cũng như cũng bé luôn khỏe mẹ và hoạt động hiệu quả. Nhờ đó mà mẹ không còn gặp hiện tượng nhớ nhớ, quên quên khi mang bầu.

Típ cho mẹ bầu: Mỗi ngày mẹ cần được bổ sung 1,5-1,6mg vitamin B1 thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, bánh mì nguyên cám, lạc, sữa, lòng đỏ trứng, cá, thịt lợn nạc và nấm mỡ.

Vitamin B2

Theo một số công trình nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu không bổ sung đủ vitamin B2 khi mang thai sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn so với các mẹ khác.

Vitamin B2 cũng góp phần vào sự ổn định của quá trình hình thành tế bào thần kinh và khả năng hoạt động của các giác quan vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Típ cho mẹ bầu: Thực đơn của mẹ nên thêm vào các thực phẩm giàu vitamin B2 như trứng, sữa, sữa chua, cá, gan, vừng và nấm để cung cấp đủ 1,4-1,6mg vitamin B2 cho mẹ và thai nhi mỗi ngày.

Ngoài các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho não bộ phát triển nói trên, mẹ đừng quên tập thể dục, trò chuyện cùng thai nhi và áp dụng các phương pháp thai giáo phù hợp. Đây sẽ là nền tảng tốt nhất để em bé của mẹ chào đời khỏe mạnh và thông minh.

Theo The Asianparent Thái Lan

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Những Cách Ăn Lựu Khi Mang Thai Giúp Bà Bầu Có Làn Da Mịn Màng, Thai Nhi Sở Hữu Hệ Xương Chắc Khỏe

Bà bầu ăn lựu có tác dụng gì?

Người Ai Cập cổ đại xem quả lựu là biểu tượng của khả năng sinh sản và thường sử dụng để trị các chứng nhiễm trùng. Nhiều người quan nhiệm bà bầu ăn lựu trong thời kỳ mang thai sinh con ra sẽ có má lúm đồng tiền. Độ chính xác của thông tin này chưa được kiểm chứng nhưng trên thực tế lựu luôn là một trong những loại hoa quả tốt cho bà bầu. Có thể kể đến những công dụng đặc biệt của quả lựu như:

Hỗ trợ hệ xương thai nhi, ngăn ngừa dị tật thần kinh: Lựu chứa nhiều vitamin K, là dưỡng chất quan trọng đối với cả bà bầu và thai nhi. Vitamin K giúp củng cố và phát triển hệ xương thai nhi. Trẻ sinh ra thiếu hụt vitamin K có thể gây nguy cơ xuất huyết não, viêm màng não và những di chứng thần kinh nặng nề khác.

Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C trong quả lựu đặc biệt tốt cho bà bầu nhằm phòng tránh những bệnh thường gặp khi mang thai và sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.

Ngừa chuột rút: Bà bầu ăn lựu sẽ bổ sung lượng kali cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa triệu chứng chuột rút khi mang thai.

Cách ăn ăn lựu phổ biến cho bà bầu trong thai kỳ

Ăn lựu tươi

Uống nước ép lựu

Salad hạt lựu

Các món salad mẹ bầu có thể rắc hạt lựu vào để bổ sung đa dạng các loại vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hoặc làm món salad lựu lạ miệng.

Nguyên liệu:

– Lựu tươi: 2 quả

– Cà chua: 1 quả

– Hành tây: ½ củ

– Ớt, rau mùi, chanh, cần tây, lá bạc hà

– Dầu ô liu, da vị trộn salad, muối, tiêu

Thực hiện:

– Cần tây, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.

– Hành tây, cà chua cắt hạt lựu.

– Chanh tươi vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

– Tách toàn bộ hạt lựu ra chén để riêng.

Bước 2: Trộn các nguyên liệu làm salad:

Cho toàn bộ nguyên liệu vào tô trộn đều. Tiếp đến cho ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê tiêu vào hỗn hợp salad. Dùng túi bọc thực phẩm bọc kín miệng tô rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 1 – 2 giờ là có thể sử dụng được.

Biết được công dụng và các cách ăn quả lựu tươi nói trên, bà bầu hãy thêm vào thực đơn hoa quả nên ăn ngay hôm nay để tận dụng tối đa dưỡng chất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Uống Nước Ép Dưa Gang: Cải Thiện Trí Nhớ, Đẹp Da, Nuôi Thai Nhi Chắc Xương, Khỏe Mạnh ~ Ẩm Thực Thông Thái trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!