Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Tháng 9 Gò Nhiều Có Sao? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Càng gần đến ngày sinh nở, mẹ càng cảm nhận được những cơn gò mạnh mẽ hơn và chắc chắn bạn đang tự hỏi đó liệu có phải là cơn co thắt đau đẻ hay chỉ là cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả)?
Và câu trả lời của chuyên gia, hầu hết những cơn gò diễn ra trong thời gian ngắn, không theo chu kỳ thì đều là cơn gò Braxton Hicks.
Cơn gò Braxton Hicks là gì?
Braxton Hicks là cơn co thắt tử cung, được đặt tên sau khi các bác sĩ sản khoa phát hiện ra vào năm 1872. Những cơn co thắt này thường chỉ xảy ra một bên trái hoặc phải và thường không làm mẹ bầu ba tháng cuối quá đau đớn nhưng khá khó chịu.
Cơn gò Braxton Hicks còn được gọi là cơn đau đẻ giả hoặc đau tiền sinh nở – là triệu chứng bình thường của thai kỳ và không có gì quá đáng ngại.
Cơn gò Braxton Hicks là gì?
Làm thế nào để nhận biết đó là cơn gò Braxton Hicks?
Nếu bạn chạm vào bụng, bạn sẽ thấy bụng cứng lên, sau đó vài giây lại mềm trở lại, đó là cơn gò Braxton Hicks. Những cơn gò này sẽ ngày càng phổ biến khi mẹ gần đến ngày sinh nở. Nó là nhiệm vụ chuẩn bị cho cơ thể đối mặt với ngày sinh nở.
Làm thế nào để những cơn gò này dừng lại?
Thực tế thì mẹ không thể làm cho cơn gò Braxton Hicks dừng lại được. Nhưng nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ nên thư giãn bằng cách tắm nước ấm, xem phim hay đi lại nhẹ nhàng hoặc bà bầu 3 ba tháng cuối ăn gì mình yêu thích.
Những cơn gò giả này thường biến mất khi mẹ di chuyển hay sau khi mẹ uống một cốc nước.
Phân biệt cơn gò Braxton Hicks và cơn co thắt đau đẻ thật như thế nào?
Cơ co thắt đau đẻ thật thường bắt đầu ở lưng tỏa về phía trước trong khi cơn gò Braxton Hicks chỉ xuất hiện ở phần bụng và thường không gây đau đớn cho mẹ hoặc chỉ đau trong thời gian ngắn và không có chu kỳ (thường đau 4-5 cơn trong khoảng 10 phút và sau đó nhiều giờ không đau lại).
Với cơn đau đẻ thật, những cơn co sẽ gần nhau, mạnh dần và có chu kỳ càng lúc càng gần nhau hơn.
Làm thế nào để đo được cơn co thắt?
Bà bầu tháng 9 cần có một chiếc đồng hồ đếm giờ hoặc sử dụng phần mềm đếm giờ trên điện thoại. Cơn co sẽ bắt đầu khi bạn cảm nhận được sự thắt chặt ở bụng và sau đó dừng lại khi bạn thấy bụng mềm, hết đau. Hãy ghi lại thời gian này từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc.
Mẹ nên đo từ 8-10 cơn co để xác định xem chúng có kéo dài hơn, mạnh hơn và gần nhau hay không. Nếu những cơn co thắt vẫn còn lẻ tẻ và không mạnh lên hoặc quá xa nhau thì đó là cơn đau đẻ giả.
Những cơn co thắt như thế nào là dấu hiệu chuyển dạ?
Nếu bạn có 5 hoặc nhiều hơn các cơn co thắt trong vòng 1 giờ và ngày càng mạnh mẽ thì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Nguồn: ST
Thai 36 Tuần Gò Nhiều Có Sao Không? Có Phải Dấu Hiệu Chuyển Dạ?
Thai 36 tuần gò nhiều có phải là điều đáng lo ngại? Bước vào những tuần cuối của thai kỳ mẹ bầu phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Không ít chị em cảm thấy vô cùng lo lắng khi thai gò nhiều.
Thai gò là gì? Khi nào thai gò nhiều?
Là cơn gò sinh lý bình thường
Đa số các cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-hicks (cơn đau chuyển dạ giả). Đây là biểu hiện bình thường khi mang thai.
Mẹ bầu cần biết cách phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ để tránh những lo lắng không cần thiết. Thông thường cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung khiến chị em cảm thấy bụng gò nhẹ vài lần trong ngày. Các cơn gò này tần suất xuất hiện không đều (diễn ra trong 30-60 giây), không có nhịp rõ ràng, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
Nhiều mẹ bầu không phân biệt được thai máy và thai gò. Thật ra, thai máy là khi bé xoay người, đạp, trườn người trong bụng mẹ. Đôi khi làm bụng mẹ lệch hẳn về một bên thì chỉ là dấu hiệu vận động của thai nhi. Ngược lại nếu mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, cứng căng cứng và đau nghĩa là thai gò quá nhiều thì đây là dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay.
Vì sao thai 36 tuần em bé gò nhiều?
Nguyên nhân do thai nhi không ngừng phát triển. Khi mang thai càng nhiều tuần, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những cử động này rõ ràng hơn như lắc lư, huých mạnh. Thai nhi cũng cử động trước sự ồn ào bên ngoài. Hoặc cảm nhận theo cảm xúc người mẹ. Nếu bạn ở tư thế không thoải mái, thai nhi có thể co lại. Một điều hiển nhiên là thức ăn mà bạn ăn cũng làm cho thai nhi năng động hơn. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra thai nhi ngủ và thức theo chu kỳ.
Mỗi thai nhi có sự chuyển động khác nhau. Có một số trẻ chuyển động rất mạnh (hiếu động) trong khi những đứa trẻ khác thì không. Ban đầu, bạn sẽ chỉ thỉnh thoảng mới cảm nhận được những chuyển động của trẻ. Nhưng khi em sẽ lớn hơn, bạn sẽ nhận thấy điều này mỗi ngày. Sự chuyển động của thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, âm thanh và hoạt động của người mẹ trong ngày. Từ tuần thứ 28 trở đi, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những chuyển động của em bé.
Thai 36 tuần gò nhiều có sao không?
Tuy nhiên, nếu tần suất của những cơn gò cứng bụng ngày càng dày hơn. Cứ 5-10 phút xuất hiện 1 lần kèm theo ra máu, đau bụng có thể là “báo động” bé cưng đang muốn ra ngoài. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng để đến bệnh viện ngay.
Cách xử lý khi thai gò nhiều
Nhiều khi cơn gò tử cung không phải tự dưng xuất hiện mà do mẹ bầu thiếu hiểu biết gây ra những tác động từ bên ngoài. Chị em cần biết rằng sự kích thích ở vùng bụng hoặc đầu núm ti có thể khiến tử cung co thắt mạnh và gây ra hiện tượng sinh non.
Do vậy, từ tuần 25 trở đi, đặc biệt là khi nhận thấy thai 36 tuần gò nhiều. Mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi xoa bụng hoặc vê núm vú (trừ khi bôi kem dưỡng da lên bụng bầu, vệ sinh núm vú khi tắm rửa hoặc người chồng vô tình kích thích khi quan hệ tình dục…).
Khi có cảm giác thai gò nhiều, mẹ bầu nên nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng sang trái, co chân. Sau ít phút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn gò đi qua.
Cách theo dõi bé đạp trong bụng mẹ
Chọn một thời điểm trong ngày khi bé có xu hướng hoạt động tích cực nhất.
Ngồi yên hoặc nằm nghiêng để không bị phân tâm.
Theo dõi xem trong bao lâu bạn nhận thấy bé chuyển động rõ rệt đủ 10 lần. Bao gồm đá, ngọ nguậy hay cử động toàn bộ cơ thể.
Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động của bé trong vòng hai giờ. (Đừng lo lắng, có thể không mất nhiều thời gian đến thế đâu. Có khi bạn sẽ cảm thấy 10 cú đá chỉ trong vòng 10 phút đầu tiên.)
Nếu bé chuyển động ít hơn 10 lần trong hai tiếng, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Thức Ăn Cho Bà Bầu Tháng Thứ 9 Có Nhiều Dinh Dưỡng
Bà bầu tháng thứ 9 ăn gì rất quan trọng vì đây là thời điểm mà mẹ cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe để sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời. Trong giai đoạn mang thai cuối kỳ mẹ bắt đầu đếm ngược cho tới khi sinh em bé, đây cũng chính là thời điểm hầu hết các bà mẹ có chế độ dinh dưỡng sai cách. Vì vậy, đẩy mạnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 như thế nào để mẹ trong, con vuông? Cùng tham khảo bài viết sau:
Tháng thứ 9 của thai kỳ bà bầu nên bổ sung dinh dưỡng gì?
Bà bầu mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì để khỏe mạnh trước khi sinh?
Bà bầu tháng thứ 9 vẫn phải duy trì phong độ như những tháng đầu, những tháng cuối kỳ mẹ bầu vẫn phải tiếp tục bổ sung dinh dưỡng như các tháng trước nhưng có chế độ bổ dưỡng hơn bình thường để đảm bảo tăng từ 5-6 kg trong giai đoạn này. Nhưng, bà bầu tháng thứ 9 cần ăn uống điều độ để cơ thể không tăng cân quá mức, có thể dẫn tời tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao, tiền sản giật. Bà bầu tháng thứ 9 ăn gì quá nhiều chất dinh dưỡng, gây tăng cân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, ví như mẹ bị tiểu đường hay huyết áp cao con có nguy cơ bị chậm tăng trưởng sau sinh, suy dinh dưỡng, mất tim thai hoặc bị sinh non.
Mỗi ngày mẹ cần bổ sung 500 Calo tương đương khoảng 2 lưng bát cơm cùng với các thức ăn kèm theo ở mức trung bình như thịt cá trứng sữa hoặc uống thêm 2 ly sữa bà bầu mỗi ngày để cung cấp thêm chất đạm. Trong giai đoạn này mỗi ngày mẹ bầu cũng cần phải cung cấp 60g chất đạm.
Đặc biệt Thức ăn cho bà bầu tháng thứ 9 phải đảm bảo những dưỡng chất sau:
+ Cung cấp nhiều protein: Vào tháng thứ 5 đến tháng thứ 9 nguồn sữa mẹ là rất quan trọng, vì
Vào tháng thứ 5 đến tháng thứ 9 nguồn sữa mẹ là rất quan trọng, vì thức ăn cho bà bầu tháng thứ 9 phải bổ sung nhiều protein để giúp kích thích, sản sinh sữa mẹ đầy đủ. Protein có trong cá thực phẩm như thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt,..
+ Bổ sung chất xơ: Để tránh tình trạng việc bị táo bón, và hệ tiêu hóa hoạt động kém, bà bầu nên ăn vào tháng thứ 9 nên bổ sung nhiều thực phẩm có chất sơ, các thực phẩm tươi mát dể tiêu hóa như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
Bổ sung dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn để mẹ không bị tăng ký quá mức.
+ Bổ sung chất sắt: Chất sắt là chất hết sức cần thiết trong thời kì bà bầu mang thai, vì chất sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Một số bà mẹ thiếu chất sắt đã dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho thai nhi cũng như sự phát triển của thai. Vì thế bà bầu ăn gì vào tháng thứ 9 để bổ sung chất sắt: gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
+ Bổ sung canxi: Thai nhi tháng thứ 8 phát triển gần như hoàn thiện, xương bé giai đoạn này cũng đang phát triển cứng hơn, vì thế mà bà bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, chống các bệnh xương khớp bé sau này.
Nguồn: ST
Thai Gò Có Sao Không? Các Cơn Gò Tử Cung Khi Mang Thai
1. Thai gò có sao không?
Tử cung bị gây áp lực
Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.
Xương thai nhi phát triển
Từ cuối quý 2 của thai kỳ, chiều dài kích thước của thai nhi đã có những thay đổi đáng kể, lúc này xương của thai nhi đã từng bước phát triển nên mẹ sẽ nhận thấy rõ các hiện tượng gò cứng bụng. Lớn hơn rồi nên vận động trong chiếc bụng hẹp của mẹ cũng khá là khó khăn, mỗi lần thai nhi xoay mình thì lúc cơn gò nhẹ xuất hiện trong bụng mẹ.
Hiện tượng táo bón
Triệu chứng táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến cho bụng bầu của mẹ bị cứng căng. Chính chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu rau xanh, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết khác lại không có tính khoa học lành mạnh đã khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ phải làm việc quá sức, tử cung của mẹ theo đó cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Thế nên, mẹ bầu cần tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, bổ sung thêm nhiều chất xơ cần thiết vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo tránh được các chứng táo bón, bệnh trĩ.
Cảm xúc của mẹ
Có lẽ mẹ chưa biết rằng, cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng đấy. Tốt hơn hết, mẹ đừng quá lo lắn trong trường hợp này, cứ giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh xúc động nhiều để thai nhi được phát triển một cách bình thường khỏe mạnh nhất.
2. Nên làm gì khi bị cơn gò Braxton Hicks?
Braxton Hicks là cơn gò không phải xuất hiện ở hầu hết các thai phụ. Các y bác sĩ có chuyên môn cho rằng, đây là một cơ hội tốt nhất để mẹ tập thở đều đặn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ diễn ra một cách suôn sẻ thuận lợi.
Vì vậy khi các cơn gò này xuất hiện, thay vì cứ lăn tăn suy nghĩ lo lắng không biết liệu thai gò nhiều có sao không thì mẹ hãy nằm nghiêng về một bên để bụng của mẹ được ổn định và nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất có thể, tinh thần thư thái thì em bé trong bụng mới khỏe mạnh được.
Tắm nước ấm và đi lại một cách nhẹ nhàng, từ tốn chính là cách thư giãn, xả stress tốt nhất mà mẹ nên làm để tạm quên đi những cơn gò khó chịu. Thiếu nước cũng là nguyên nhân chính làm xuất hiện các cơn gò và chỉ có thể là uống thật nhiều nước bổ sung thì mới giải quyết được tình hình.
Quay lại vấn đề có nên uống thuốc khi xuất hiện các cơn gò này hay không của nhiều mẹ bầu, nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu rằng uống thuốc có thật sự tốt hay không, có giảm bớt cơn đau được chút nào không hay có ảnh hưởng gì tới thai nhi trong bụng??? Câu trả lời là mẹ không cần uống bất cứ loại thuốc nào hết mà chỉ cần điều hòa cơ thể và ổn định sức khỏe thật tốt là được.
Cuối cùng, nếu các cơn gò xuất hiện theo tần suất ngày càng nhiều, kèm theo cơn đau thắt dữ dội và có hiện tượng ra máu ở âm đạo thì nên nhập viện ngay lập tức để các y bác sĩ kịp thời theo dõi, chữa trị, đưa ra các phương án can thiệp hợp lý đúng đắn nhất để bảo đảm an toàn cho tính mạng của cả mẹ lẫn em bé trong bụng.
3. Tìm hiểu về các cơn gò tử cung khi mang thai
Braxton Hicks thường xuất hiện vào giữa thai kỳ trở đi và mẹ cảm thấy các cơ tử cung gò cứng hay cuộn lại trong khoảng thời gian 30 giây đến 1 phút. Chúng giống như là một cơn gò tử cung chuyển dạ bình thường. Thế nhưng nó là cơn co thắt tử cung giả khi không gây đau đớn hay nếu có đau thì chỉ giống như cơn đau bụng khi mẹ đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ thì có thể mẹ sẽ cảm thấy đau hơn, đặc biệt là khi bé xoay chuyển đầu xuống phía dưới. Tần suất co giãn của các cơn gò Braxton Hicks không đều.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Tháng 9 Gò Nhiều Có Sao? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!