Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Sắp Sinh Nên Chọn Tư Thế Yoga Bà Bầu Nào? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà những người phụ nữ mang bầu cảm thấy nặng nhọc nhất bởi chiếc bụng cồng kềnh đã ngày càng to hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không bị hạn chế trong hoạt động thậm chí còn vẫn có thể tập luyện các động tác yoga. Nếu biết lợi ích của yoga thì chắc chắn các mẹ bầu sẽ muốn tham khảo các tư thế phù hợp với giai đoạn thai kỳ này.
Thiền hoa sen
Đây là một tư thế đặc biệt phù hợp với các chị em khi đã bầu lớn bởi nó không chỉ đơn giản mà còn mang đến nhiều lợi ích. Tư thế mà các chị em mô phỏng gần tương đồng với tư thế ngồi thiền đài hoa sen của Phật tổ. Trong tư thế này, các mẹ ngồi xếp chân và thả lỏng cơ thể. Để đảm bảo thu được hiệu quả thì các mẹ cần giữ cho phần lưng của mình có độ thẳng và dùng hai tay ôm bụng. Đặc biệt, việc có được hô hấp đều và đúng cách cũng góp phần rất nhiều để bạn thu được những lợi ích từ tập luyện yoga.
Tư thế con mèo
Mặc dù mèo là một động vật không có xương sống nên nó rất dẻo dai nhưng điều này không có nghĩa là động tác con mèo sẽ đòi hỏi sự dẻo dai và không phù hợp với các mẹ mang bầu mà ngược lại đây là tư thế được khuyến khích tập luyện nhiều nhất vào thời điểm cuối thai kỳ.
Tư thế này nên được thực hiện vài lần nhưng quy trình thực hiện của nó cũng bao gồm nhiều lần chuyển đổi các vùng trên cơ thể nên mẹ cần được hướng dẫn kỹ càng để đảm bảo thực hiện chính xác nhất. Nhìn chung, điều này sẽ có được nếu mẹ nhận được sự hướng dẫn của những người có kiến thức trong nghề. Nếu không tham dự vào một lớp đào tạo yoga trên thị trường thì các mẹ có thể lựa chọn các khóa học online mà edumall và một số tổ chức giáo dục uy tín trên thị trường đang cung cấp.
Tư thế chiến binh
Yoga Cho Bà Bầu: Những Tư Thế Nên Tập Và Nên Tránh
Mang thai không có nghĩa là bạn sẽ phải từ bỏ lớp yoga hàng tuần. Trên thực tế, duy trì việc tập yoga đều đặn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và bé.
Trước tiên, tập luyện thể dục giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng, giảm đau lưng, sưng phù chân tay và “vượt cạn” dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi tập yoga, mẹ bầu cần ghi nhớ những vấn đề sau đây.
Những vấn đề cần lưu ý cho bà bầu tập Yoga
Hỏi ý kiến bác sĩ trước
Không tập quá căng
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin giúp thư giãn các dây chằng, cho phép bé chui ra từ xương chậu. Nhưng hormone này không chỉ ảnh hưởng đến dây chằng xung quanh khung chậu, mà còn toàn bộ cơ thể. Vì vậy, hãy giới hạn phạm vi căng cơ của bạn, chỉ làm đến độ bản thân cảm thấy thoải mái, không đau đớn.
Tìm người hướng dẫn riêng
Trước khi muốn tự tập ở nhà, bạn hãy tìm một người hướng dẫn riêng trước. Tốt nhất hãy tìm người có kinh nghiệm hướng dẫn tập cho phụ nữ mang thai.
Uống nước đầy đủ
Hãy đảm bảo bạn luôn uống đủ nước trong suốt thời gian tập thể dục. Hydrat hóa đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, vì mất nước, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, có thể gây ra sảy thai non hoặc chuyển dạ sớm.
Tránh động tác xoắn quá nhiều
Nếu bạn đã quen tập các dáng xoắn từ trước khi mang thai thì có thể tiếp tục thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, khi bụng bắt đầu lớn hơn thì bạn nên học những động tác khác phù hợp với phụ nữ mang thai.
Những động tác yoga tốt cho phụ nữ mang thai
Cat cow
Hai động tác liên tục này an toàn cho tất cả các giai đoạn trong thai kỳ. Nó giúp tăng cường cơ bắp và kéo dãn xương sống của bạn. Hãy nhớ hít thở sâu khi tập.
Động tác này cũng an toàn cho tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nó giúp tăng cường lực cho phần chân, cột sống. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng chậu khi phải dạng chân lớn thì hãy thu nhỏ lại trong mức giới hạn của bản thân.
Đây là tư thế yêu thích của nhiều chị em vì nó giúp dãn cơ vùng hông, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn”. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau lưng khi tập thì nên dừng động tác.
Tư thế này cũng cực kỳ tốt cho phần hông và an toàn trong suốt thai kỳ. Nếu bụng bạn quá lớn và cảm thấy bất tiện thì hãy kê một chiếc gối nhỏ ở dưới.
Tree Pose
Tư thế này đòi hỏi bạn phải chú ý đến sự cân bằng và hít thở đều. Nếu cần, bạn có thể giữ tay vào một vật cố định như lan can, bàn, ghế hoặc hơi dựa vào tường.
Những tư thế yoga phụ nữ mang thai nên tránh
Plank Cross
Tư thế này đòi hỏi cơ thể phải xoắn lại quá nhiều và gây áp lực lớn lên phần bụng. Bạn chỉ nên tập nó trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi bụng chưa quá lớn.
Tư thế này cũng như tất cả các tư thế cần úp bụng xuống sàn khác, bạn cần phải tránh hoàn toàn trong suốt thai kỳ.
Những tư thế gập bụng, gây sức ép lên bụng cũng phải cho vào danh sách “đen”.
Tư thế “con thuyền” này khiến cơ vùng bụng phải chịu một áp lực lớn và có thể gây ra hiện tượng tách cơ bụng khi mang thai. Có nhiều động tác an toàn hơn nên bạn không cần mạo hiểm thực hiện động tác này.
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/yoga-cho-ba-bau-nhung-tu-the-nen-tap-va-nen-tranh-c32a613326…
Theo Minh An (Dịch từ Livestrong) (Khám Phá)
10 Tư Thế Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối
Tập luyện Yoga khi mang thai là phương pháp tuyệt vời để dưỡng thai cũng như chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Đây chính là “liều thuốc vô giá” giúp mẹ bầu có thể “đối phó” và chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn trong thời kỳ mang thai cuối cực kì nhạy cảm này. Cùng Blog Nguyễn Tuấn Hùng tìm hiểu về các tư thế yoga cho mẹ bầu sắp sinh!
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn những động tác Yoga phù hợp. Yoga có tác dụng củng cố xen lẫn điều chỉnh không gian cho em bé và nội tạng của mẹ. Cần chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, tránh các bài tập cường độ cao làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và em bé.
Có rất nhiều động tác Yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai sắp chuyển dạ. Mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu để nắm được những điều nên và không nên làm trong giai đoạn này. Cùng Blog Nguyễn Tuấn Hùng điểm qua 10 động tác yoga cho mẹ bầu 3 tháng cuối!
Khi bà bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối, bụng bầu khá lớn, vì thế nên chọn các động tác nhẹ nhàng. Để thực hiện động tác ngồi thiền Yoga này khá đơn giản.
– Đầu tiên mẹ bầu ngồi khoanh chân ở tư thế thoải mái nhất. Sau đó điều chỉnh thẳng lưng, mặt hướng về phía trước. Hai tay để lên 2 đầu gối và nhắm mắt ngồi thiền. Lưu ý, thở khi ngồi thiền, mẹ nên hít thật sâu vào đường mũi, sau đó thở nhẹ nhàng ra đường miệng. Ngồi tĩnh tâm như vậy chừng 15 – 20 phút mỗi ngày. Đây được xem là bài tập Yoga chuẩn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp sinh con dễ dàng.
Tư thế con mèo là một trong những động tác hỗ trợ sinh nở rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Bài tập này tác động vào cột sống, vùng lưng, cổ và các cơ quan trong khoang bụng của mẹ.
– Mẹ bầu quỳ xuống sàn và 2 tay cũng chống xuống sàn theo, giống như tư thế con mèo đang đứng vậy. Sau đó cúi đầu, hít sâu và cong lưng đẩy cao. Giữ vài giây rồi trở về trang thái ban đầu. Các mẹ thực hiện bài tập Yoga cho bà bầu sắp sinh hiệu quả này khoảng 10 – 20 lần.
Đây là bài tập Yoga cho mẹ bầu 3 tháng cuối giúp làm giãn cơ xương chậu giúp dễ sinh các mẹ nên biết. Bên cạnh đó, khi bạn kiên trì tập luyện sẽ học được cách lấy hơi, rất tốt cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, động tác Yoga cho bà bầu này còn giúp các mẹ phòng tránh được tình trạng chuột rút rất tốt.
– Mẹ bầu dang 2 chân rộng hơn vai, rồi chắp 2 tay để phía trước. Sau đó hạ trọng tâm thấp xuống giống như ngồi xổm, sao cho phần khuỷu tay chạm vào 2 đầu gối chân là được. Thực hiện động tác này chừng 60 – 90 giây thì trở về tư thế ban đầu và làm lại. Khi ngồi xổm mẹ bầu lưu ý chỉnh mũi bàn chân xoay ngang sang 2 bên.
Đây là bài tập Yoga giúp giảm phù nề cho bà bầu rất tốt, đồng thời cũng giúp mẹ bầu sinh nở nhanh, dễ hơn. Động tác phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng cuối.
Động tác này có tác động tới các cơ xương chậu, lưng dưới và hông, rất tốt cho việc sinh nở. Để thực hiện bài tập Yoga cho bà bầu sắp sinh em bé đơn giản tại nhà này, các mẹ làm như sau:
– Các mẹ ngồi quỳ đầu gối xuống sàn và ngồi bệt vào chân, đưa tay trái lên cao áp sát vào đầu, tay phải ôm vào bụng bầu. Sau nghiêng người sang phải, sao cho phần sườn có cảm giác kéo căng là được. Giữ nguyên tư thế khoảng vài giây rồi trở về tư thế ban đầu và đổi tay.
Tư thế này giúp mẹ bầu 3 tháng cuối củng cố cơ mông, tăng cường sức mạnh vùng core và gân cốt, hỗ trợ tốt cho việc sinh đẻ. Tư thế này phù hợp với mọi thời gian thai kỳ.
Động tác Yoga này tương tự phương pháp nghỉ ngơi, tập trung vào hơi thở. Đây cũng là cơ hội để bà bầu luyện tập hơi thể để chuẩn bị cho ngày chuyển dạ thuận lợi hơn. Tư thế này còn có tác dụng làm giảm cơn đau lưng dai dẳng, trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn hạn chế chứng phù nề ở chân và buồn nôn trong 3 tháng đầu.
– Đầu tiên, mẹ bầu ngồi thoải mái trên gót chân. Hít vào cúi gập người về phía trước, trán, mũi chạm sàn. Hạ ngực càng gần đầu gối càng tốt,vươn dài cánh tay ra phía trước.Giữ nguyên tư thế và thở đều. Ngồi dậy khi thấy thoải mái.
Đây là bài tập có tác dụng “6 trong 1” giúp căng cơ đùi, hông, ngực, vùng bụng, đầu, vai cho mẹ bầu 3 tháng cuối.
– Mẹ bầu đứng thẳng, sau đó bước chân sang bên phải tầm 10 cm, bàn chân xoay ngang. Còn chân bên trái xoay ra bên ngoài một góc 30 độ. Tiếp theo nâng hai tay ngang bằng vai, lòng bàn tay úp xuống để song song với mặt sàn. Chân phải gập vuông góc với mặt sàn. Hít vào thở ra trong khoảng 5 nhịp rồi trở về tư thế ban đầu. Đổi bên lặp lại động tác.
Đây bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối giúp cải thiện thần kinh cột sống và các cơ quan vùng bụng. Bên cạnh đó,tư tư thế này giúp tăng độ dẻo của hông và dễ sinh thường.
– Dạng 2 chân rộng sang 2 bên, sao cho tạo thành một góc 45 độ là được. 2 tay dang rộng, sau đó cúi người xuống, tay trái chạm xuống sàn để song song với chân trái. Đồng thời tay phải giơ lên cao. Để im tư thế này chừng 1 phút thì đổi bên và làm tương tự.
Động tác xoay hông giúp mẹ bầu xương chậu cũng như thư giãn. Luyện tập động tác này thường xuyên giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở hơn.
– Đứng hai chân rộng thoải mái, chân hơi chùng. Hai tay chống hông, xoay hông đều thành vòng tròn. Giữ chắc phần người trên, tập trung xoay đều vùng mông và eo. Hít thở đều trong hi xoay.
II. Những lưu ý khi mang thai cho mẹ bầu sắp sinh
1. Tháng thứ 8
Thai bước vào giai đoạn lớn nhanh, tăng trọng nhanh, nhưng mẹ bầu thì không nên tăng cân quá mức. Từ lúc thụ thai đến giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu đã tăng thêm 10kg, trong 2 tháng cuối thai kỳ. Tăng bình quân mỗi tháng 500g là bình thường.
Tư thế đứng kéo dài làm bà bầu mệt mỏi, đôi khi thấy nặng chân và phù nhẹ vào cuối ngày. Lúc này bà bầu cảm thấy muốn nghỉ ngơi thật nhiều. Mẹ bầu thường hay bị những cơn co thắt không đau, nhưng vùng chậu đôi khi lại có cảm giác đau vì các hormone tác động lên hệ thống dây chằng làm mềm dây chằng. Đồng thời các khớp xương cơ động làm vùng chậu mở rộng chuẩn bị cho em bé lọt qua.
Bầu vú căng lên, nặng hơn, do các tuyến sữa phát triển. Một số bà mẹ ngay từ lúc này đã thấy vú tiết ra một chất nước vàng nhạt, đó là sữa non.
2. Tháng thứ 9
Bụng đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa. Bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức bằng một loại kem massage ngực. lưu ý không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.
Khi các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau, đó là do cổ dạ con chuẩn bị giãn nở, mở đường cho bé lọt ra. Lúc này, bạn sẽ buồn tiểu thường xuyên hơn.
Giấc ngủ khó tơi vì bạn không cảm thấy có tư thế nằm nào thuận tiện. Cử động, đi lại đều rất khó khăn, luôn có cảm giác hụt hơi khi nói chuyện và làm việc. Tất cả những rắc rối này đều bình thường.
Tổng Hợp Các Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu Sắp Sinh
Tổng hợp các bài tập yoga cho bà bầu sắp sinh. Khi tập đúng cách, yoga rất tốt cho bà mẹ mang thai vì nó giúp bạn học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là đối mặt với việc làm mẹ.
Bài tập này được thực hiện như sau: Đứng thẳng người, lưng dãn ra, 2 bàn chân cách nhau 45 cm. Từ từ ngồi chồm hổm xuống thật thấp. Hai bàn tay nắm lấy nhau, dùng 2 cùi chỏ dang 2 đầu gối ra. Cố chịu trọng lượng cơ thể bằng 2 gót chân và các ngón chân.
Giữ khoảng vài phút hoặc càng lâu càng tốt nếu thấy thoải mái. Sau đó chồm tới trước để quì gối hay đứng lên. Nếu cần, hãy nắm lấy 1 vật gì đó chắc chắn, chẳng hạn như 1 cái ghế dựa, 1 ghế đẩu thấp, hoặc song cửa sổ để đỡ cho lưng khi ngồi xổm. Bạn cũng có thể lót 1 cái khăn giữa 2 chân hay dựa vào tường.
Để tập các động tác của Kegel, trước tiên bạn xác định cơ xương chậu của bạn bằng cách dừng giữa chừng khi đi tiểu – cơ bạn đang sử dụng trong khi làm điều này được gọi là cơ sàn chậu. Bây giờ khi đã xác định được cơ sàn chậu, bạn thóp bụng lại, đặc biệt là phần cơ sàn bụng từ 3 đến 10 giây, nín thở sau đó thở ra và thư giãn.
Bạn có thể thực hiện động tác này cả khi ngồi và đứng. Bạn nên tập 4 lần một ngày, bạn sẽ thấy được sự cải thiện cơ sàn bụng đáng kể nhiều hơn bạn nghĩ đấy.
Bài tập số 3 được thực hiện như sau: Chống thẳng tay và quỳ gối xuống nền nhà trong tư thế bò, đầu hơi chếch lên, lưng võng xuống. 2 cánh tay dang rộng bằng vai, 2 đầu gối cách nhau 30 cm.
Sau đó vòng lưng lên đồng thời hóp chặt các cơ bụng lại, siết cơ mông cho chặt rồi thu gọn lại phần xương chậu sao cho phần cong của lưng hướng lên thành cái “bướu lồi”. Giữ yên vài giây sau đó thả lỏng, thở ra và thư giãn. Lập lại 1 vài lần tùy theo sức của bạn trong suốt thời gian mang thai.
Tư thế quỳ, duỗi mu bàn chân về sau, hai gối hơi mở. Bước chân phải về phía trước, chống hai tay trên gối, đẩy hông về phái trước, nâng ngực và cằm lên, hít vào. Từ từ thở ra, trở về tư thế quỳ thẳng.
Đưa hai tay lên cao, hít vào, người hơi ưỡn ra phía sau, trở về tư thế ban đầu. Ngồi lên gót chân, ngón cái chân phải đặt lên ngón cái chân trái, hít thở tự do. Khi hết mệt bắt đầu với bên ngược lại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Sắp Sinh Nên Chọn Tư Thế Yoga Bà Bầu Nào? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!