Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Nên Ăn Cá Nào? Những Loại Cá Nên Và Không Nên Ăn Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu nên và không ăn cá nào?
Bà bầu nên và không ăn cá nào? Trong quá trình mang thai, hẳn các mẹ sẽ luôn phải bối rối trong việc lựa chọn món ăn. Vừa phù hợp với sức khỏe, lại vừa đảm bảo ngon miệng. Trong đó, cá là lựa chọn khiến nhiều mẹ bầu phải lưỡng lự nhất. Tuy rằng trong cá có rất nhiều dưỡng chất tốt, nhưng không phải loại cá nào cũng chứa ít nguy cơ gây hại.
Đặc biệt, lượng thủy ngân trong mỗi loại cá là khác nhau. Tiêu thụ quá nhiều thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nghiêm trọng hơn là còn gây ra những chứng bệnh nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bà bầu nên và không ăn cá nào? Những loại cá bà bầu nên ăn
Trả lời cho câu hỏi bà bầu nên và không ăn cá nào, đáp án đầu tiên đó là cá hồi. Cá hồi chứa nhiều omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não ở trẻ. Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu thiếu dưỡng chất này, trí não của bé sẽ phát triển chậm hơn các bạn đồng trang lứa, dễ bị suy giảm trí nhớ và khả năng học tập.
Không chỉ vậy, DHA trong cá hồi còn giúp các mẹ ổn định tâm lý. Tránh được những bất ổn về mặt tâm lý thường gặp trong quá trình mang thai. Như căn bệnh trầm cảm sau sinh, rất nguy hiểm đối với những mẹ bầu gặp chướng ngại về tâm lý.
Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong cá hồi rất cao. Hỗ trợ sự phát triển thần kinh và hệ xương chắc khỏe của thai nhi. Vitamin A, K,D… trong loại cá này còn giúp bé phát triển một hệ thị giác khỏe mạnh. Nhờ bước đệm này, các bé sẽ gặp ít nguy cơ gặp phải tật khúc xạ về mắt sau này.
Đây là đáp án tiếp theo của câu hỏi bà bầu nên ăn cá nào. Cá cơm có rất nhiều dưỡng chất giúp ích cho quá trình hoàn thiện trí não của thai nhi, lại chứa ít thủy ngân. Là một nguồn chất béo không no rất an toàn. Ngoài ra, trong cá cơm cũng chứa rất nhiều canxi. Đây là loại chất dinh dưỡng thiết yếu để bộ xương của trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.
Cũng giống như cá hồi, cá cơm cũng chứa hàm lượng axit béo omega-3 rất cao. Trong đó, DHA và EPA là hai loại chất béo phổ biến nhất của nhóm dưỡng chất này. Nếu chăm chỉ ăn loại cá này với một lượng vừa đủ. Các bé sinh ra sẽ có một hệ thần kinh khỏe mạnh. Và sẽ càng trở nên thông minh hơn nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường phù hợp.
Các loại axit béo, vitamin E và selen chứa trong cá cơm còn giúp các mẹ có một làn da khỏe mạnh. Đây là những loại chất rất tốt trong việc chống lão hóa, cải thiện sắc tố melanin. Giúp làn da săn chắc, mịn màng.
Nếu muốn biết bà bầu nên ăn cá nào, hãy tham khảo thông tin về cá chép. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g cá chép chứa khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol cùng một vài vi chất như vitamin A, C, canxi và sắt. So sánh cùng trọng lượng, tuy cung cấp lượng calories nhiều hơn 1,5 lần, cá hồi chỉ chứa 63mg cholesterol và 23g protein. Ta có thể nhận thấy rằng, cá chép có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả cá hồi. Trong những loại cá chứa ít thủy ngân, cá chép là một lựa chọn đầy tiềm năng cho những bữa ăn dinh dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng của cá chép không chỉ thể hiện ở những chất dinh dưỡng trên. Trong cá chép còn chứa nhiều chất như omega-3, axit folic, axit glutamic, glycine, arginine. Đây là những loại chất giúp ích đáng kể cho những mẹ bầu có sức khỏe yếu. Những dưỡng chất này sẽ giúp mẹ được an thai, vượt qua những cơn tai biến sản khoa như động thai.
Vấn đề táo bón sau sinh vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những mẹ bầu sinh mổ. Khi đó, cá chép sẽ là một lựa chọn phù hợp cho thực đơn ăn uống của mẹ. Cá chép có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa.
Trong 85g cá trích nấu chín chứa tới 173 calories cùng với 19,6 g protein và 9,9g chất béo. Không chỉ thế, cá trích là loại cá chứa lượng thủy ngân gần như thấp nhất. Các mẹ có thể sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường dinh dưỡng.
Khác với người bình thường, khi mang thai, nhu cầu bổ sung máu của phụ sẽ tăng lên 50%. Chất sắt tự nhiên trong cá giúp việc hấp thụ các chất bổ sung hiệu quả hơn. Chẳng hạn như thuốc uống hay các thực phẩm chức năng.
Trong 3 tháng đầu mang thai, ăn cá trích sẽ giúp các mẹ giảm căng thẳng, lo âu và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, thịt cá trích rất ít mùi tanh, thịt lại trắng, thơm béo nhưng ít mỡ. Rất phù hợp trở thành những bữa ăn ngon của mẹ bầu muốn kiểm soát cân nặng
Với hàm lượng chất béo omega-3 dồi dào, việc thưởng thức món cá trích ngon sẽ giúp bà bầu giảm căng thẳng, lo âu. Trong giai đoạn đầu, bà bầu ăn cá trích không những giúp giảm nguy cơ sinh non. Mà nó còn giảm nguy cơ mắc bệnh trầm sau sau sinh. Từ đó, một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé được đảm bảo.
Bà bầu nên và không ăn cá nào? Đây là một loại cá cực độc mà mẹ bầu nào cũng nên tránh xa. Hàm lượng độc tố cao trong cá nóc có thể giết đến hàng chục người trưởng thành. Dù có được chế biến kỹ càng, các mẹ vẫn nên loại bỏ cá nóc ra khỏi danh sách thực phẩm.
Tỉ lệ bà bầu dính phải ngộ độc từ loại cá này là rất cao và khó đoán. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. Nếu bị ngộ độc tetrodotoxin. Các triệu chứng đi kèm có thể là ngứa miệng và tê môi. Sau đó là chóng mặt, khó thở, đồng tử co giật. Trường hợp xấu nhất là sẽ tử vong.
Một lí do nữa cho việc từ bỏ cá nóc là lượng thủy ngân trong loài cá này thường được xếp hạng trong top đầu. Lượng thủy ngân tích tụ qua ngày trong cơ thể không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ. Mà còn gây nguy hại cho sự phát triển của trẻ không ít thì nhiều.
Có rất nhiều tranh cãi về việc bà bầu có nên ăn loại cá này hay không. Mặc dù trong cá ngừ chứa một hàm lượng dưỡng chất không nhỏ như protein, omega-3 cùng vitamin và khoáng chất, mẹ bầu vẫn không nên mạo hiểm ăn nhiều.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, hậu quả của việc ô nhiễm công nghiệp đã khiến mức độ thủy ngân trong cá ngừ có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù nó là một hợp chất tự nhiên, hầu hết thủy ngân được tìm thấy trong cá là hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước.
Điều này khiến cho mức độ thủy ngân trong cá có xu hướng ngày càng tăng. Vì có khả năng phát triển tốt và tuổi thọ lớn, cá ngừ dễ dàng tích lũy một lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể. Việc lựa chọn cá ngừ an toàn sẽ càng ngày càng khó khăn hơn.
Nếu các mẹ hấp thụ trong cơ thể một lượng thủy ngân càng cao. Sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ có khả năng sẽ gặp nhiều cản trở. Con trẻ sẽ mắc những vấn đề về phát triển trí não, IQ thấp hơn so với bạn đồng lứa. Suy giảm trí nhớ, tập trung. Thị lực giảm, dễ dàng mắc các tật khúc xạ nặng. Đối với trẻ sơ sinh, nếu nghiêm trọng hơn. Các con có thể bị mất khứu giác, thị lực hoặc thính giác ngay từ khi sinh ra, thậm chí dẫn đến tử vong.
Gỏi cá sống là một loại thức ăn khó chế biến, bởi nếu chế biến không đúng cách sẽ gây vấn đề sức khỏe cho người dùng. Những loại hải sản được chế biến sơ sài sẽ chứa nhiều vi khuẩn hay sán. Bà bầu ăn vào sẽ có nguy cơ nhiễm sán cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé cưng. Những trường hợp nặng hơn còn có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Để làm món gỏi sẽ phải cần đến rất nhiều phụ gia để át mùi tanh của cá. Đây lại là một lý do khiến gỏi cá sống không phù hợp với các chị em khi mang thai. Quá nhiều gia vị nóng như ớt, tiêu, gừng… có thể khiến mẹ mắc bệnh táo bón, nóng trong cơ thể.
Đối với cơ thể của một người bình thường, tiêu thụ cá khô với một lượng vừa đủ sẽ không gây hại nhiều cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với các mẹ đang mang thai bé, đây là một loại thực phẩm chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà có lẽ không phải ai cũng biết được.
Lý do thứ nhất đến từ cách chế biến của loại thực phẩm này. Dù được làm từ những loại cá tốt cho sức khỏe, trải qua quá trình ướp muối, phơi khô và bảo quản trong thời gian dài. Trong cá khô có thể sẽ phát triển một loại vi khuẩn listeria. Tuy rằng tỉ lệ mắc bệnh này là không cao, nhưng một khi đã mắc, tỷ lệ dẫn đến tử vong là cực cao. Đặc biệt là phụ nữ có thai những người có khả năng miễn dịch kém.
Cuối cùng, đây là loại thực phẩm mà các mẹ thực sự không nên tiêu thụ trong quá trình thai sản. Việc lựa chọn đồ hộp chất lượng tốt giữa vô vàn các sản phẩm hiện nay là việc vô cùng khó, lại không phù hợp với túi tiền nhiều người.
Trong đồ hộp chứa nhiều chất phụ gia, phẩm màu, hương liệu. Những nhà sản xuất không rõ nguồn gốc dễ dàng sử dụng những chất không an toàn này để biến tấu thực phẩm bẩn. Thành những món ăn thơm ngon, khó phân biệt với những loại đồ hộp chất lượng cao.
Bên cạnh đó, mặc dù nhiều loại đồ hộp đã được kiểm định kỹ càng về chất lượng trước khi bày bán. Nhiều vitamin có thể bị phân hủy trong quá trình chế biến, khiến đồ hộp không còn đủ giá trị dinh dưỡng như được in trên bao bì.
Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho thai phụ thì không nên bổ sung loại thực phẩm này. Trong cá hộp thường sẽ chứa một hàm lượng chất béo quá cao, không cân đối. Trong khi đó, lượng chất xơ và chất lượng thì quá thấp, không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Chốt lại, bà bầu nên và không ăn cá nào? Đây là những loại cá các mẹ nên bổ sung vào thực đơn: Cá hồi, cá cơm, cá chép, cá trích.
Còn những loại mẹ nên tránh xa, không nên cho vào chế độ ăn là: Cá nóc, cá ngừ, gỏi cá sống, cá khô và cá hộp.
Còn nếu đang có nhu cầu mua đồ dùng cho trẻ sơ sinh, Angel Babe sẽ rất vui lòng tiếp đón và giúp các mẹ đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.
Bà Bầu Nên Ăn Cá Gì Và Không Nên Ăn Loại Cá Gì Khi Mang Thai?
Bổ sung cá trong quá trình mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, mắc bệnh trầm cảm ở mẹ và hỗ trợ hình thành não bộ, giảm tỷ lệ mắc bệnh chàm và dị ứng thức ăn ở bé. Các thành phần DHA, Omega 3, vitamin trong cá sẽ giúp thúc đẩy hệ thần kinh, tăng cường trí não, phát triển thể chất và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Bà bầu nên ăn cá gì tốt? Mẹ cần chọn những loại cá giàu DHA, chứa nhiều protein và khoáng chất, hàm lượng thủy ngân ít, bao gồm top các loại cá cực bổ dưỡng sau:
Cá hồi với thành phần dinh dưỡng là vitamin D, vitamin B12, B6, niacin, selen, phốt pho, Iot, sắt, DHA – một loại axit béo cùng Omega 3 sẽ giúp hệ thần kinh và não bộ của bé phát triển từ khi còn trong bụng mẹ, hình thành nên cấu trúc và hoạt động cơ thể.
Bất kỳ loại thức ăn bổ dưỡng nào cũng cần được tiêu thụ ở một liều lượng hợp lý, vì thế mẹ chỉ nên ăn khoảng 360g cá hồi mỗi tuần để tránh việc tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân. Cá hồi có thể được chế biến thành những món ăn cực kỳ dinh dưỡng như canh chua cá hồi, cá hồi nướng cam, cháo cá hồi…
Những mẹ bầu, nhất là ở những mẹ bị động thai, rất nên ăn cá chép bởi nó có nhiều dưỡng chất như axit folic, omega 3, axit glutamic, canxi, chất béo, glycine, arginine…
Trong Đông y, cá chép mang lại nhiều lợi ích như bổ tỳ vị, an thai, chữa ho, lợi tiểu, thông sữa, chữa lở loét, … vì thế mẹ có thể chế biến dễ dàng thành nhiều món bổ dưỡng như canh chua cá chép, cháo cá chép đậu đỏ, cá chép om dưa…
Bà bầu nên ăn cá gì? Cá diêu hồng
Nổi tiếng là loại cá nước ngọt có thịt dày, thơm ngon, ít tanh nên cá diêu hồng cực kỳ thích hợp để mẹ bầu chế biến thành các món như cá diêu hồng nướng, cá diêu hồng chưng tương… Thành phần dinh dưỡng của cá diêu hồng có thể kể đến là protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như photpho và iot, lượng chất béo lại ít hơn thịt nên sẽ cơ thể mẹ bầu sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn.
Cá ngừ: có hàm lượng thủy ngân cao sẽ làm mẹ bị nhiễm độc và sự phát triển của bé bị ảnh hưởng
Cá kiếm, cá thu, cá mập: đây là những loại cá có hàm lượng thủy ngân rất cao, thuộc danh sách bà bầu không nên ăn cá gì theo báo cáo của viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Cá nóc: chất độc trong gan (hepatoxin) và buồng trứng (tetrodotoxin) của cá nóc có thể gây tử vong, vì thế chẳng những mẹ bầu mà ngay cả người bình thường cũng không nên ăn loại cá này.
Các loại cá khô và thực phẩm đóng hộp chứa nhiều vi khuẩn có hại, vì thế mẹ bầu không nên ăn để tránh bị xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và bé yêu.
Giải pháp dinh dưỡng kỳ diệu cho sự phát triển của thai nhi
Lưu ý: bà bầu không nên ăn cá gì?
Sản phẩm được chưng cách thủy thủ công từ 100% tổ yến nguyên chất, cân đo đong đếm theo liều lượng và định mức theo tiêu chuẩn từ chuyên gia
Đảm bảo 100% Yến Thật, không pha tạp, không sử dụng thuốc tẩy, chất phụ gia tạo mùi, chất bảo quản
Yến chưng tươi được chưng mới mỗi ngày, giữ được độ tươi, mềm dẻo và dinh dưỡng của sản phẩm, giao ngay nóng hổi chỉ ngay sau 2 giờ đặt hàng.
Đóng chai theo khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng với 3 định mức 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml, vỏ chai thủy tinh được đầu tư thiết kế kỹ lưỡng, đạt chuẩn an toàn khi chưng ở nhiệt độ cao.
Mẹ bầu được thoải mái chọn lựa 12 vị tùy theo sở thích và thay đổi độ ngọt tùy theo khẩu vị
Có giấy chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhiều mẹ bầu vẫn hoang mang vì sợ bổ sung quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể thì sẽ bị tăng cân như thai nhi lại không hấp thụ được nhiều. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, để dinh dưỡng vào con mà không vào mẹ, khi mang thai mẹ bầu có thể ăn yến sào – một món quà đến từ tự nhiên với 45 – 55% protein, 18 loại axit amin, hơn 30 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Thay vì phải mất thời gian chế biến tổ yến sào, Thượng Yến đã cho ra đời một giải pháp hoàn toàn mới, mẹ chỉ mất 1 phút mỗi ngày là có thể nhận được tất cả những công dụng mà món ăn này mang lại, đó chính là yến chưng tươi Thượng Yến . Tại sao đây lại giải pháp hoàn hảo cho mẹ?
Những Loại Cá Mẹ Bầu Không Nên Ăn
Cá được xem là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu, cung cấp nhiều canxi, chất béo cho thai nhi. Nhưng có những loại cá không nên ăn khi mang thai, mà không phải bà bầu nào cũng biết.
Giai đoạn thai kỳ rất quan trọng, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang đến cho thai nhi một sức khỏe tốt, cùng sự phát triển đầy đủ của não bộ khi chào đời. Vì vậy nhiều bà bầu rất chú ý ăn uống để tẩm bổ cho con, nhưng đôi khi do quan niệm sai lầm hoặc do thói quen ăn uống, nhiều bà bầu vô tình gây hại cho con mà không biết.
Ảnh: Internet
Cá được xem là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu, cung cấp nhiều canxi, chất béo cho thai nhi. Ở những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu ăn cá còn giúp giảm nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.
Tuy nhiên, ngoài thành phần dinh dưỡng, một số loại cá cũng chứa một lượng thủy ngân đáng kể, mang đến nguy cơ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, nhiễm độc thủy ngân trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, có thể khiến bé chậm nói, chậm biết đi hoặc thậm chí, chậm phát triển khả năng tư duy.
Cá thu, cá kiếm, cá kình, các loại cá thuộc họ cá mập
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các loại cá biển này rất giàu chất béo omega-3, vitamin B, iốt, selen và vitamin D, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ.
Tuy nhiên, bà bầu ăn quá nhiều cá sẽ tăng nguy cơ đẻ non, ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh của thai nhi. Nguyên nhân là trong cá biển thường chứa nhiều thủy ngân, khi vào cơ thể, nó ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh bào thai.
Theo khuyến cáo của viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA, EPA năm 2004, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bà bầu nên tránh xa 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân “ngất ngưởng” là cá kiếm, cá thu lớn, cá kình, và các loại cá thuộc họ cá mập. Vì khi thủy ngân lắng đọng vào nước, sẽ tự động chuyển hóa thành methylmercury, được cá hấp thụ và gắn chặt vào từng tế bào trong cá. Vì vậy, dù đã chế biến thế nào, lượng thủy ngân này vẫn nằm nguyên trong thịt cá. Đặc biệt, cá càng lớn sẽ càng chứa nhiều thủy ngân. Theo các chuyên gia, các loại cá lớn sẽ có tuổi thọ lâu hơn, và lượng thức ăn chúng tiêu thụ mỗi ngày thường là các loại cá nhỏ, khiến nồng độ thủy ngân càng tích tụ nhiều hơn.
Cá ngừ
Cá ngừ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được coi là rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, nếu vượt quá mức quy định có thể sẽ gây hại cho cả mẹ và con.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai chỉ nên ăn trung bình khoảng 170 gram cá ngừ tươi hoặc đóng hộp một tuần. Hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ thuộc mức cao, hơn 7 lần so với các loại cá chứa nhiều thủy ngân khác, mà lại kèm theo các chất bảo quản do đánh bắt xa bờ, có thể gây ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, bà bầu hãy ăn cá ngừ một cách khoa học với lượng vừa phải, để kiểm soát hàm lượng thủy ngân được hấp thụ vào cơ thể.
Cá chưa được chế biến kỹ
Khi mang bầu, dù ăn bất cứ loại cá nào, bà bầu cũng cần nhớ ăn cá đã được chế biến kỹ. Tuyệt đối không nên ăn những loại cá chưa chế biến kỹ.
Lý do là vì khi cá chưa được làm chín bằng nhiệt độ thích hợp sẽ khiến cho lượng vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.
Không ăn cá được nuôi trong môi trường ô nhiễm
Bà bầu cũng cần mua những loại cá sạch, cá không bị nuôi trong môi trường ô nhiễm, độc hại. Vì ăn những loại cá sống trong môi trường ô nhiễm dễ bị bẩn, ngộ độc, cực hại cho sức khỏe.
Bà bầu nên ăn cá, hải sản thế nào mới tốt?
Bà bầu không nên kiêng ăn cá tuyệt đối, mà cần phải có chế độ ăn uống với khẩu phần cá hợp lý, vì những lợi ích rõ ràng mà cá mang lại cho thai nhi. Bà bầu chỉ nên ăn dưới 350g cá và các loại thủy hải sản trong một tuần.
Bà bầu cần tuyệt đối tránh những thực phẩm biển sống, cá phải được nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa chín kỹ, hoặc tái chín như gỏi cá, vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe bà bầu.
Bà bầu cần tuyệt đối tránh những thực phẩm biển sống, không ăn các món cá chưa chín kỹ, hoặc tái chín. Ảnh: Internet.
Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.
Thay vì sử dụng các loại cá được đánh bắt từ biển thì bà bầu có thể ăn cá nước ngọt được khai thác trực tiếp và đảm bảo an toàn.
Cá hồi, cá chép, cá cơm, cá thu nhỏ, cá chích … là những loại cá bà bầu có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Không nên ăn cá khi không rõ nguồn gốc hoặc không xác định được độ an toàn với sức khỏe.
Ngoài cá, nếu muốn bổ sung thêm omega 3, bà bầu cũng có thể tăng cường thêm trứng, sữa, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
6 Loại Cá Bà Bầu Không Nên Ăn?
6 loại cá bà bầu không nên ăn?
Giàu dưỡng chất: DHA, Protein và khoáng chất…
Hàm lượng thuỷ ngân thấp.
1. Các loại cá thuộc họ cá mập, cá thu, cá kiêm, cá kình
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại cá biển rất giàu omega-3, vitamin B, Iốt, selen và Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, việc bà bầu ăn quá nhiều các loại cá này sẽ tăng nguy cơ đẻ non, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh của thai nhi bởi trong các loại cá biển có chứa nhiều thuỷ ngân. Khi được bổ sung vào cơ thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Theo khuyến cáo của viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA và EPA năm 2004 thì để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần tránh xa nhóm cá biển có hàm lượng thuỷ ngân cao gồm cá kiếm, cá thu lớn, cá kình và các loại cá thuộc họ nhà cá mập.
Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho phụ nữ mang thai. Cá ngừ có hàm lượng Protein cao, giúp bổ sung khoáng chất, Vitamin D, Omega-3 thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Vậy tại sao cá ngừ lại được liệt kê trong danh sách những loại cá bà bầu không nên ăn?
Bởi mỗi bà bầu chỉ nên ăn 170g cá ngừ/tuần, nếu vượt quá mức này thì có thể gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi bởi hàm lượng thủy ngân có trong cá ngừ thuộc mức cao, cao gấp 7 lần so với các loại cá biển khác. Khi cơ thể mẹ bị nhiễm thuỷ ngân sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ sau này, trẻ sẽ gặp những vấn đề như chậm đi, chậm nói hay khả năng tư duy chậm.
Còn CÁ LÓC(thuộc bộ cá quả) lại là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu.
Lý giải cho điều này chính là bởi phương pháp chế biến cá khô bằng muối và phơi khô trong điều kiện tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn Listeria xâm nhập và tồm tại gây nguy hại cho thai nhi.
Thêm nữa, trong thành phần cá khô có chứa một hàm lượng muối cao nên khi bà bầu ăn có thể khiến cơ thể mẹ bầu tăng tuyền nước bọt, khiến dịch dạ dày bị pha loãng và giảm khả năng tiêu hoá dẫn tới bệnh cao huyết áp, sơ cứng động mạch. Ngoài ra, việc này còn làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung cấp máu tới các tổ chức ở não dẫn tới tình trạng thiếu máu khi mang thai, thiếu dưỡng khí ở tế bào não khiến mẹ bầu bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm.
Cá hộp có an toàn với phụ nữ mang thai không?
Tất nhiên, bà bầu không nên ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc tái chín chứ không nói riêng cá bởi trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều loại vi khuẩn hay kí sinh trùng gồm salmonella, toxoplasmosis, sán…có hại cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của con.
Một số nguyên tắc cơ bản mẹ bầu cần nhớ khi ăn cá
Ngoài việc hạn chế hay tránh xa những loại cá được liệt kê trên thì khi sử dụng cá để chế biến món ăn cho bà bầu. Các mẹ cần nhớ:
Không nên ăn vượt quá mức 350g cá hay các loại thuỷ hải sản mỗi tuần.
Khi chế biến cá, hãy làm thật sạch nội tạng và khoang bụng cá để loại trừ triệt để nguồn bệnh tiềm ẩn.
Thay vì sử dụng các loại cá biển thì mẹ có thể thay thế bằng các loại cá nước ngọt để đảm bảo an toàn.
Thay vì bổ sung Omega-3 từ cá, mẹ có thể tham khảo việc bổ sung Omega 3 từ trứng, sữa, trái cây, các loại hạt tốt cho bà bầu, ngũ cốc.
Kết luận: Cá là một loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khoẻ bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng tốt, đặc biệt là các loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá kình, cá nóc hay những loại cá đóng hộp, các loại cá được chế biến một cách thủ công và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Nên Ăn Cá Nào? Những Loại Cá Nên Và Không Nên Ăn Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!