Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối Nên Khắc Phục Như Thế Nào? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mất ngủ là hiện tượng khá phổ biến ở tất cả mọi người. Đặc biệt, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối càng xảy ra thường xuyên hơn. Nếu mất ngủ kéo dài và không được khắc phục kịp thời, cả mẹ lẫn bé đều sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
Vậy làm thế nào để bà bầu có thể khắc phục tình trạng mất ngủ cuối thai kỳ và đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất? Bài viết sau đây gợi ý cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối!
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối – chuyện ngỡ bình thường nhưng hệ quả khôn lường!
Theo một số thống kê khoa học, khoảng 50% bà bầu sẽ phải đối mặt với chứng mất ngủ trong suốt thai kỳ.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu
Đến kì tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể bà bầu phải đối mặt với nhiều biến chuyển lớn. Chính những thay đổi này là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ.
Hormone nội tiết tố thay đổi
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cho bé chào đời. Thay đổi về hormone nội tiết tố và tâm sinh lý là sự “điều chỉnh” được thể hiện rõ ràng nhất.
Nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể mẹ cần có thời gian để kịp thích nghi, ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp sinh học bà bầu.
Đặc biệt, những thay đổi bên trong cơ thể càng khiến tâm lý và tinh thần bà bầu khó chịu. Vì vậy mà tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu thường xuyên xảy ra.
Ảnh hưởng của thai nhi 3 tháng cuối
3 tháng cuối là giai đoạn “tăng tốc” của thai nhi về mọi mặt nên kích thước bụng mẹ cũng “tăng tốc” theo. Với chiếc bụng cồng kềnh này, mẹ không thể nằm thoải mái như trước được nên cũng khó ngủ hơn.
Chỉ cần xoay người, mẹ cũng đau nhức khắp người, giấc ngủ càng khó đến hơn. Sự “tăng tốc” về kích thước của thai nhi sẽ khiến các bộ phận khác trong cơ thể mẹ bị ảnh hưởng.
Dạ dày, bàng quang bị chèn ép dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ nóng khiến hệ tiêu hoá có vấn đề, thường xuyên tiểu đêm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ.
Đặc thù của việc mang thai
Việc mang thai sẽ kèm theo những tác động thường thấy như chứng đau đầu do thiếu máu não, đau lưng, chuột rút nửa đêm, thai nhi hoạt động mạnh về đêm, .. Những tác động này thực sự là “kẻ thù” với giấc ngủ của bà bầu.
Nhạy cảm tâm lý khi mang thai
Khủng hoảng tâm lý trước khi sinh là vấn đề chung của các bà bầu. Rối loạn tâm lý, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi căng thẳng, hay mê sảng, …. đều có thể gây xáo trộn giấc ngủ của bà bầu. Chính vì gần ngày sinh nên bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối là vấn đề khá phổ biến.
Mất ngủ 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?
Một người bình thường cần được ngủ đủ 8 tiếng. Đó là một trong những “chìa khoá vàng” để chúng ta có thể đảm bảo sức khoẻ. Khoa học cho rằng: 8 tiếng là thời gian cần thiết cho cơ thể được hồi phục hoàn toàn sau một ngày làm việc mệt mỏi và tái tạo năng lượng chuẩn bị cho ngày mới.
Với bà bầu, độ dài giấc ngủ còn có giá trị nhiều hơn. Nếu không ngủ đủ giấc và đủ sâu thì cả mẹ lẫn bé đều bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thực sự, nếu mẹ bị khó ngủ bởi những âm thanh bên ngoài thì thai nhi sẽ vẫn “ngủ ngon” vì có lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc. Tuy nhiên, nếu mẹ mất ngủ vì những nguyên nhân từ bên trong thì thai nhi sẽ bị tác động đấy!
Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bà bầu dễ mệt mỏi, đầu óc hay choáng váng, không đủ tỉnh táo nên dễ vấp ngã, đi đứng không vững vàng. Mẹ thức khuya sẽ khiến bé chậm phát triển trí não vì não không được “nghỉ ngơi” đầy đủ.
Cơ thể mẹ uể oải sẽ rất biếng ăn, như vậy thì sao có thể đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi? Nếu thai nhi không được cung cấp đủ chất, bé sau sinh sẽ không khoẻ mạnh, phát triển thể chất chậm hơn so với tiêu chuẩn.
Chưa kể ngủ không sâu, tinh thần không phấn chấn, mẹ sẽ dễ cáu gắt khó chịu khiến thai nhi cũng được thoải mái. Sau này, bé sẽ hay quấy khóc, nhăn nhó.
Thậm chí, các chuyên gia còn cảnh báo rằng: ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ, bà bầu sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.
3 cách khắc phục tốt nhất dành cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Nằm ngủ nghiêng về bên trái
Tư thế ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng đến dạ con, thai nhi và thận. Bà bầu chỉ cần nằm nghiêng về bên trái, chân phải co và chân trái duỗi.
Để tim hoạt động tốt hơn, bà bầu có thể gác chân lên gối ôm, chèn vài gối mỏng ở bụng. Như vậy, bà bầu dễ thở và hạn chế được sức đè nặng của thai nhi lên tĩnh mạch dẫn máu từ chân về tim.
Để hỗ trợ hệ tiêu hoá, bà bầu cũng có thể ngủ với chiếc gối cao kê đầu. Tư thế ngủ này sẽ hạn chế tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, tức ngực, mang lại giấc ngủ ngon và sâu.
Không uống quá nhiều nước vào buổi tối
Vào 3 tháng cuối, các bà bầu tiểu đêm thường xuyên hơn, nếu nhịn tiểu sẽ rất nguy hiểm. Nếu muốn tránh tiểu đêm, bà bầu đừng uống quá nhiều nước vào buổi tối. Bớt được một lần thức dậy đi tiểu, bà bầu sẽ có kéo dài giấc ngủ thêm được một chút đấy!
Tránh xa tivi, điện thoại vào buổi tối giúp chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong thời gian rảnh rỗi, bà bầu rất thích lướt điện thoại, xem ti vi để “góp nhặt” kinh nghiệm cho thai kỳ tốt nhất. Nhưng đây cũng là kẻ gây hại vô hình.
Bức xạ điện từ của điện thoại, tia cực tím từ ti vi sẽ gây hại không nhỏ đến mẹ và bé. Tránh xa điện thoại và ti vi sẽ giúp giấc ngủ dễ đến hơn rất nhiều.
Bên cạnh 3 cách chính vừa nêu, bà bầu có thể khắc phục chứng mất ngủ bằng cách:
Massage hoặc ngâm chân trong nước ấm cùng những thảo dược như trà, muối, gừng, chanh, sả…trước khi ngủ. 15 phút ngâm chân mỗi ngày sẽ giảm tình trạng chuột rút khi mang thai.
Ít ngủ ngày: giảm thời gian ngủ ban ngày sẽ tăng độ dài giấc ngủ đêm.
Hạn chế thức ăn cay nóng, tránh xa đồ uống có caffeine.
Giữ tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ. Đừng nên quá căng thẳng hay lo lắng, bà bầu hãy thư giãn và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” nào!
Chúc bài toán “bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối” sẽ được mẹ giải quyết hiệu quả!
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Và Cách Khắc Phục
Mất ngủ, khó ngủ là một trong những hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng giữa thai kỳ. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như chế độ sinh hoạt và ăn uống nên dễ dẫn đến chứng mất ngủ. Mẹ bầu bị mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ sẽ giúp cho các mẹ biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Những nguyên nhân chính gây nên chứng mất ngủ ở bà bầu
Bà bầu là đối tượng dễ mắc phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là 3 tháng giữa thai kỳ. Theo nhiều nghiên cứu thì đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ lẫn thai nhi. Những nguyên chính gây mất ngủ ở bà bầu thường do:
– Rối loạn tiêu hóa: Với những bà bầu, các rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất đó là táo, ợ hơi, ợ nóng, bệnh trĩ. Thêm vào đó, việc bổ sung nhiều dưỡng chất trong thời gian mang thai khiến cho cơ thể mẹ không thể hấp thụ hết, việc thay đổi các hooc mon trong cơ thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Đây được xem là một trong những lý do hàng đầu khiến bà bầu mất ngủ.
– Vị trí ngủ không phù hợp: Vị trí ngủ không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng mất ngủ ở bà bầu. Khi thai nhi phát triển ngày một lớn, bạn sẽ không thể ngủ úp bụng, cũng không thể nằm ngửa. Chủ yếu là phải nằm nghiêng, hầu như những tư thế này đều khiến mẹ bầu không thể thoải mái nên thường hay bị mất ngủ.
– Ảnh hưởng bởi những giấc mơ: Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, stress. Vì vậy, việc xuất hiện những giấc mơ gây xáo trộn giấc ngủ là điều không thể nào tránh khỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng mất ngủ ở bà bầu.
– Đi tiểu lúc nửa đêm: Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng giữa thai kỳ em bé đã lớn, áp lực của em bé đè lên bàng quang của thai phụ, khiến cho các mẹ thường hay bị buồn tiểu lúc nửa đêm. Khi thức dậy đi tiểu nhiều lần sẽ trở thành thói quen và dẫn đến tình trạng mất ngủ.
– Bà bầu bị chuột rút: Chuột rút hành hạ lúc nửa đêm ở các bà bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ.
– Ngoài ra, trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường bị tăng lượng Ure, thiếu các vitamin B, đường huyết giảm, nhịp tim tăng, khó thở, đau nhức chân và lưng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ ở bà bầu.
2. Cách khắc phục chứng mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ
Với các mẹ bầu, nếu như chứng mất ngủ thường xuyên diễn ra, không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi. Đặc biệt là chứng biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, nhức đầu sẽ dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Nếu không may mắc chứng mất ngủ trong suốt 3 tháng giữa thai kỳ, các mẹ nên áp dụng một số phương pháp đơn giản sau đây để giúp cải thiện giấc ngủ.
+ Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, nên ăn tối trước khi ngủ khoảng 2-3 giờ để cơ thể còn có thời gian tiêu hóa hết phần thức ăn, giúp bạn ngủ ngon hơn.
a. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tránh mất ngủ
+ Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.
+ Nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn chậm rãi, nhai kỹ để dạ dày không phải hoạt động quá sức, tránh trường hợp bị ợ nóng.
+ Nếu các mẹ hay bị hạ đường huyết lúc nửa đêm, hãy bổ sung thêm một số thực phẩm như sữa, sữa chua, hạt hạnh nhân, mè, các món ăn nhẹ buổi tối.
+ Hạn chế những thức ăn chứa nhiều gia vị, đồ ngọt vì sẽ rất dễ gây nên chứng ợ nóng.
+ Nếu như bị mất ngủ nhiều lần trong đêm vì chứng tiểu đêm thì trước khi đi ngủ nên hạn chế uống nước. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm gây kích thích như cà phê, trà, socola vào ban đêm.
+ Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giúp cho các bà bầu giảm được stress. Điều này giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn rất nhiều.
+ Tập thể dục đều đặn, chẳng hạn như đi bộ mỗi ngày, có thể giúp cho đôi chân hạn chế bị chuột rút. Hoặc bạn có thể thực hiện một số tư thế yoga hay các bài tập thư giãn
+ Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên luyện tập nhiều sát thời điểm đi ngủ. Vì trong lúc tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra một số chất có thể gây ra sự khó ngủ. Bạn chỉ nên thư giãn nhẹ nhàng 15 phút trước khi ngủ như đi dạo, tắm nước ấm, uống một ly sữa ấm.
+ Ngâm chân trước khi ngủ bằng nước gừng và muối ấm sẽ giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ hơn.
+ Nếu chân bạn bị tê chân sưng phù thì hãy bổ sung thêm canxi và massage chân thường xuyên.
+ Không nên ngủ nhiều vào ban ngày vì như vậy mẹ sẽ khó ngủ vào ban đêm. Giấc ngủ trưa chỉ nên ngủ trong khoảng 30-60 phút, sẽ giúp tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn, giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ mang thai.
+ Cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
c. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho bà bầu tránh mất ngủ
+ Nếu bạn quá lo lắng về mang thai và sinh con thì hãy tham gia một lớp học làm mẹ để giúp bạn hiểu rõ hơn, từ đó không phải lo lắng quá nhiều nữa.
+ Tư thế ngủ thích hợp nhất cho phụ nữ mang thai được các chuyên gia sản khoa khuyên là nên nằm nghiêng về bên trái để cung cấp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Đặc biệt chị em không nên nằm ngửa khi mang thai vì thai sẽ không được cung cấp đủ oxy. Cũng không được nằm sấp vì thai nhi quá lớn và gây nguy hiểm cho thai nhi.
+ Sử dụng các loại gối chuyên dụng dành cho bà bầu, chèn gối mềm, mỏng để kê bụng sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn.
+ Bạn cũng nên lưu ý đến loại nệm nằm, cần lựa chọn loại nệm cứng sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và sẽ tác động tích cực đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho ngày hôm sau.
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu Có Sao Không, Phải Làm Như Thế Nào?
Phụ nữ bị khó ngủ khi mang thai 3 tháng đầu kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tinh thần. Cụ thể:
Sau một đêm mất ngủ, bà bầu thức giấc với cơ thể kém tỉnh táo, mệt mỏi và không thể tập trung làm bất cứ việc gì.
Mất ngủ diễn ra liên tục trong 3 tháng đầu khiến mẹ bầu bị kiệt sức.
Mang thai 3 tháng đầu khó ngủ các mẹ sẽ bị thiếu oxy và dưỡng chất lên não. Từ đó tăng nguy cơ bị cao huyết áp và đau đầu trong thai kỳ.
Kéo dài quá trình chuyển dạ, khiến mẹ khó sinh.
Bà bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ tính tình thay đổi, dễ nổi nóng và cáu gắt.
Bị mất ngủ trong 3 tháng đầu mang thai dễ tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh
Dễ bị thiếu máu bởi thời gian từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng là lúc cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu mới.
Thực tế, không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ mà bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ nếu kéo dài còn gây ảnh hưởng tuần hoàn máu vào trong bào thai. Điều này khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ oxy cũng như dưỡng chất cần thiết để phát triển.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu điều trị như thế nào?
Phân bổ thời gian ngủ trong ngày hợp lý
Một trong các biểu hiện ốm nghén ở bà bầu là nghén ngủ. Các mẹ thường xuyên rơi vào cơn buồn ngủ kéo dài, mất tập trung trong công việc do hormone progesterone trong cơ thể gia tăng.
Để đối phó với tình trạng này, mẹ bầu có thể để cơ thể mình nghỉ ngơi và thư giãn thông qua các giấc ngủ trưa. Một giấc ngủ tầm khoảng 30 – 60 phút vào buổi trưa sẽ giảm các triệu chứng ốm nghén và tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, lạm dụng giấc ngủ ban ngày có thể gây hiện tượng khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy, mẹ cần tập thói quen ngủ trưa đúng giờ và ngủ không kéo dài quá 60 phút.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Tránh ăn quá no và uống quá nhiều nước trước đi ngủ. Nên ăn trước khi ngủ tối thiểu là 2 giờ để thức ăn được tiêu hóa hết.
Nên ăn với nhiều bữa nhỏ và nhai kỹ để tránh tình trạng đầy hơi, ợ hơi gây khó ngủ khi mang thai tháng đầu.
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B như ngũ cốc, các loại rau lá xanh.
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ nên hạn chế ăn đồ ngọt để không bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ.
Không dùng hoặc hạn chế uống socola, cafe và trà để cải thiện tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ.
Tăng cường vận động mỗi ngày
Tập thể dục và vận động mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu như: kích thích lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa chuột rút. Bà bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga, bơi lội, tập thở… Một khi cơ thể khỏe mạnh và tâm trạng được thoải mái thì bà bầu cũng sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Những cách trị mất ngủ khi mang thai tháng đầu khác
Chỉ nên dùng bóng đèn ngủ nhỏ, ánh sáng dịu nhẹ để dễ ngủ hơn.
Không nên xem TV, sử dụng điện thoại hoặc laptop trước khi đi ngủ.
Không gian ngủ thông thoáng và yên tĩnh.
Sử dụng một số cách trị mất ngủ ở bà bầu tháng đầu an toàn như trà thảo dược, tinh dầu…
Nghỉ ngơi nhiều, tránh để thần kinh kích động mạnh hoặc căng thẳng quá mức.
Thư giãn cơ thể với ghế massage sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, từ đó giấc ngủ ngon hơn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Bạn đang đọc bài: Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có sao không, phải làm như thế nào?
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Giữa Phải Làm Thế Nào?
Tam cá nguyệt thứ 2 được xem là “giai đoạn trăng mật” trong thai kì khi các triệu chứng khó chịu đã giảm bớt. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa. Đây liệu có phải hiện tượng nguy hiểm? làm thế nào để khắc phục?
Hiện tượng bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa
Một thai kì sẽ được chia làm 3 giai đoạn: tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa) và tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối). Trong đó, bà bầu thường gặp các vấn đề khó chịu ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi.
3 tháng giữa thai kì vẫn thường là giai đoạn “dễ thở” nhất đối với các mẹ khi thai nhi đã ổn định, và chưa quá to, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, cơ thể mẹ trong giai đoạn này cũng giảm các triệu chứng ốm nghén, là thời gian để phục hồi và tăng cân. Tuy nhiên, một số dấu hiệu vẫn đeo bám dai dẳng, trong đó có mất ngủ. Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Thay vì xuất phát từ sự thay đổi của cơ thể mẹ, hiện tượng khó ngủ khi mang thai tháng thứ 5, 6, 7 thường do thai nhi phát triển nhanh, gây những khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ. Cụ thể:
Sự phát triển của dạ con sẽ gây chèn ép bàng quang mẹ, kích thích cảm giác buồn vệ sinh. Đồng thời những cử động của em bé ở gần khu vực bàng quang cũng khiến mẹ thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, nhiều bà bầu gặp phải chứng thiếu máu do sự đòi hỏi lượng máu ngày càng nhiều của em bé. Hệ lụy của việc này là những cơn đau đầu, mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa.
Dạ dày bị chèn ép bởi thai nhi, thức ăn dễ đẩy ngược lên thực quản, gây ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng… Kết hợp với việc hết ốm nghén, mẹ bầu ăn được nhiều hơn khiến vấn đề tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây khó ngủ, mất ngủ ở giai đoạn nửa sau thai kì.
Các mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đau lưng, đau hông và thậm chí là chuột rút ngay từ tam cá nguyệt thứ hai. Bởi lúc này trọng lượng của thai nhi đã lớn, cơ thể mẹ phải “mang” nặng hơn và nhu cầu canxi tăng cao. Những cơn đau do co thắt cơ (chuột rút) chính là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa.
Trái ngược lại với mẹ, thời điểm yêu thích để hoạt động của em bé là vào ban đêm, khi mẹ nghỉ ngơi. Bởi vậy, nhiều mẹ sẽ phải thức đêm để “dỗ” em bé hay bị đánh thức bởi những chuyển động trong bụng.
Điều trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa
Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y
Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng nhạy cảm, không được tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ bầu trong suốt thai kì không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là thuốc ngủ. Bởi thuốc ngủ chủ yếu chứa các thành phần dược liệu mạnh, giúp an thần và kích thích cơn buồn ngủ.
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc này, sử dụng trong thời gian dài và không theo chỉ định có thể gây hậu quả nghiêm trọng: phụ thuộc thuốc, suy giảm trí nhớ, mất tỉnh tảo, trầm cảm… Thậm chí, mẹ tự ý dùng thuốc ngủ trong khi mang thai có thể gây ảnh hưởng thai nhi, tăng nguy cơ dị tật và các bệnh lý sau khi sinh. Trong trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa nghiêm trọng có thể đi khám để được tư vấn và xin ý kiến bác sĩ trước khi kê thuốc.
Phương pháp Đông y
Khác với Tây y chú trọng và chữa triệu chứng và kích thích các cơn buồn ngủ, Đông y lại tập trung vào nguyên nhân. Các bài thuốc đông y điều trị mất ngủ chủ yếu sử dụng phục linh, cam thảo, điếu đằng câu, nhân sâm… để an thần, bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc 1 (tâm tỳ hư): phục thần, thạch xương bồ, viễn chí, nhân sâm, phục linh, long vỉ theo tỷ lệ đã được kê của thầy thuốc. Sắc thành thuốc, uống 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2 (cơ thể suy nhược): xuyên khung, đương quy, phục linh, điếu đằng câu, truật, cam thảo, sài hồ theo tỷ lệ đã được kê của thầy thuốc.Sắc thành thuốc, uống 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 3 (dạ dày kém, khó tiêu): phục linh, quất hồng bì, chỉ thực, cam thảo, bán hạ, trúc như. Sắc thành thuốc, uống 3 lần mỗi ngày.
Phương pháp dân gian
Hoa thiên lý cải thiện giấc ngủ mẹ bầu thông qua các món ăn: canh cua hoa thiên lý, thịt bò xào hoa thiên lý, mướp xào hoa thiên lý…
Hạt sen hỗ trợ an thần, cải thiện chứng khó ngủ khi mang thai tháng thứ 5: chè sen đường phèn, chè sen đậu đen, cháo sen, chim hầm sen, gà hầm sen… Tuy nhiên, bà bầu không nên lạm dụng hạt sen nếu bị huyết áp thấp.
Đậu xanh giải nhiệt, điều trị mất ngủ có thể được chế biến thành các món: cháo đậu xanh, chè đậu xanh, gà hầm đậu xanh…
Đậu nành không chỉ ngăn ngừa lão hóa sớm, tốt cho phụ nữ mà còn được khuyên dùng trong thai kì. Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa có thể tham khảo các món: sữa đậu nành, đậu phụ luộc, tào phớ…
Trà hoa cúc La Mã – thuốc chữa mất ngủ của người Ai Cập. Một cốc trà hoa cúc La Mã vào mỗi sáng và chiều tối sẽ giúp mẹ bầu giảm stress, căng thẳng, nhờ đó cải thiện giấc ngủ.
Làm thế nào để ngủ ngon hơn khi mang thai 3 tháng giữa?
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc điều trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa, bà bầu còn cần chú ý chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Điều này không chỉ phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ mà còn tăng cường sức khỏe, tạo tiền đề để mẹ dễ dàng sinh nở hơn.
3 tháng giữa là thời kì mẹ bầu dễ bị thiếu máu gây đau đầu, mất ngủ. Do đó, trong giai đoạn này, khi các cơn ốm nghén đã giảm rõ rệt, mẹ nên bổ sung đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất sắt và canxi. Mẹ đừng quên tăng cường thịt bò, thịt lợn, cá, trứng, các loại đậu, rau cải trắng, rau bí, rau dền… Hạn chế các thực phẩm chiên rán, thực phẩm chứa nhiều muối, đồ cay, nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều đạm.
Những bài tập yoga, đi bộ hay ngồi thiền, dưỡng sinh nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ linh hoạt hơn, tạo nền tảng sức khỏe tốt khi đi đẻ. Đồng thời, mẹ cũng dễ ngủ hơn vào buổi tối khi duy trì luyện tập thể thao phù hợp.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa nên lưu ý đi ngủ và thức dậy sớm, vào một giờ cố định mỗi ngày. Tránh thức quá khuya hay ngủ nhiều vào ban ngày.
Mẹ bầu có thể tạo cảm giác thoải mái, xua tan stress bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng, massage và ngâm chân nước ấm.
Khi bụng bầu đã lớn, khó xoay người, mẹ nên ưu tiên tư thế ngủ nghiêng về phía bên trái (tốt cho hô hấp và lưu thông máu).
Nhìn chung, mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa là hiện tượng phổ biến và thường diễn ra ở thể nhẹ, không gây nguy hại tới mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, các mẹ bầu cũng nên bổ sung dưỡng chất qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối Nên Khắc Phục Như Thế Nào? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!