Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Đi Đại Tiện Nhiều Lần Trong Ngày Là Do Đâu? Cách Khắc Phục mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí
Bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng, này nên được khắc phục sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
9 tháng 10 ngày mang thai là giai đoạn cực kỳ khó khăn và vất vả với phụ nữ. Ngoài việc bà bầu đi đại tiện nhiều lần ra thì bà bầu còn thường gặp những triệu chứng như: đau lưng, chuột rút…Đây là những triệu chứng thường thấy ở bà bầu. Nhưng, không phải ngẫu nhiên mà các bà bầu lại xuất hiện các triệu chứng này. Vậy, nguyên nhân gì khiến bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Nguyên nhân khiến bà bầu đi đại tiện nhiều lần
Nếu hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày chỉ xuất hiện một hai ngày rồi tự mất thì có thể không quá nghiêm trọng. Nhưng khi hiện tượng này lặp đi lặp lại thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ tùy theo mức độ nặng nhẹ của hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Qua quan sát tính chất và hình dáng của phân mà có thể đưa ra một số phán đoán về nguyên nhân gây ra bệnh.
Thay đổi trong khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai bà bầu phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hoàn toàn. Nhiều bà mẹ trước đó đang phải ăn kiêng để giảm cân hoặc có chế độ ăn ít hơn bình thường thì nay phải ăn nhiều hơn. Mục đích là để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Sự thay đổi đột ngột lượng thực phẩm hấp thụ có thể khiến bụng, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa gặp khó chịu, từ đó gây ra hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày.
Trường hợp này không quá nguy hiểm, sau một vài ngày dạ dày cũng như cơ quan tiêu hóa sẽ thích ứng dần và bà bầu sẽ trở lại thói quen đại tiện như bình thường.
Bà bầu nhạy cảm với một số loại thức ăn khi mang thai
Đây là nỗi khổ sở của rất nhiều bà bầu. Một số thực phẩm mà trước khi mang bầu sử dụng có thể không gây ra những tác dụng phụ gì nhưng bây giờ sử dụng thì có thể gây ra một số những tác dụng như chướng bụng, đầy hơi. Thậm chí nhiều bà bầu còn thấy đau bụng và đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Thay đổi hocmone thai kỳ
Hocmone thai kỳ thay đổi nhất là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa phải làm việc chậm lại. Nhu động ruột sẽ kéo dài thời gian làm việc và thư giãn quá nhiều gây ra tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày và đại tràng lâu hơn. Từ đó khiến bà bầu thường xuyên bị đầy hơi, khó chịu ở bụng dưới.
Do tác dụng phụ của vitamin thai kỳ
Bà bầu cần thiết phải sử dụng một số các vitamin bổ sung cho sự phát triển hệ xương, răng và thần kinh của thai nhi như sắt, canxi, DHA…Tuy nhiên một số loại vitamin này có thể gây khó chịu cho bộ máy tiêu hóa của bà bầu. Khiến bà bầu chướng bụng và đại tiện nhiều lần trong ngày.
Lúc này bà bầu nên tham khảo với bác sĩ sản khoa để đổi sang các loại vitamin dòng khác phù hợp hơn.
Không dung nạp lactose
Đường lactose có nhiều trong sữa của bà bầu. Tùy theo cơ địa của từng người mà có phụ nữ không dung nạp đường này. Nếu vẫn cố sử dụng thì đường lactose sẽ phân hủy thành chất lỏng và khí. Từ đó gây ra các triệu chứng tiêu chảy hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày ở bà bầu.
Nhiễm trùng đường ruột
Thai kỳ là thời kỳ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của bà bầu hết sức nhậy cảm. Nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì bà bầu có thể bị nhiễm trùng đường ruột ngay. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột có thể chỉ ra như: vi khuẩn e.coli, rota và salmonella.
Khi nhiễm phải những khuẩn này bà bầu sẽ có hiện tượng tiêu chảy, đau bụng, nôn và sốt.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường khiến người bệnh có hiện tượng đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
Bà bầu đi đại tiện nhiều lần có nguy hiểm không?
Hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày chẳng những khiến sức khỏe và tinh thần của bà bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mà còn gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Nếu bà bầu đại tiện nhiều lần và thường xuyên đại tiện phân lỏng, nhiều nước thì sẽ khiến bà bầu bị mất nước. Mất nước khiến bà bầu suy kiệt và mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn hiện tượng mất nước trong thời gian dài khiến việc hấp thu và dung nạp chất dinh dưỡng của thai nhi cũng bị tác động. Trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu chất và chậm phát triển.
Cách khắc phục khi bà bầu đi đại tiện nhiều lần
Hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày thực sự khiến sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng. Vì thế nên nhanh chóng khắc phục sớm để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài thăm khám ngay các bác sĩ sản khoa hoặc chuyên khoa tiêu hóa để tìm đúng nguyên nhân gây ra bệnh, bà bầu nên thực hiện một số lưu ý sau:
Lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Một số những thực phẩm lành mạnh rất có lợi cho hệ tiêu hóa mà bà bầu nên sử dụng thường xuyên như: chuối, táo, khoai tây, cà rốt, bánh mì nướng, sữa chua, thịt nạc. Những thực phẩm này sẽ giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột và cung cấp chất dinh dưỡng cho bà bầu.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước sẽ khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần nhưng đây là cách bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Và giúp bổ sung lượng nước bị thiếu hụt khi bà bầu đi đại tiện nhiều lần.
Việc đi tiểu nhiều không gây ảnh hưởng bất kì đến sức khỏe mà còn giúp bà bầu thanh lọc cơ thể, chỉ là hơi bất tiện mà thôi. Vì vậy, bà bầu nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Ăn chín uống sôi
Đây là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn hay rối loạn hệ tiêu hóa. Bà bầu nên nhớ tuyệt đối không ăn những thực phẩm chưa chín, thực phẩm sống, thực phẩm tái. Nên ăn chín uống sôi để hạn chế được rủi ro và phòng được bệnh tật hiệu quả.
Bà Bầu Đi Đại Tiện Ra Máu Nguyên Nhân Do Đâu? Bệnh Hậu Môn Trực Tràng
Bà bầu đi đại tiện ra máu nguyên nhân do đâu?
Dấu hiệu đi đại tiện ra máu ở bà bầu có thể do những nguyên nhân bệnh lý sau đây:
Bệnh trĩ: Bệnh trĩ là một chứng giãn tĩnh mạch trong và ngoài xung quanh trực tràng – ống hậu môn. Bệnh xảy ra khi áp lực hậu môn tăng cao do sức nặng của thai nhi, cùng với sự giảm lượng máu ở vùng chậu, lưu thông máu kèm chất lượng với chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ. Căn bệnh này rất phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ.
Táo bón: Táo bón khiến phân khô cứng, khi đi qua niêm mạc ống hậu môn – trực tràng sẽ làm trầy xước và chảy máu hậu môn, dẫn đến đi cầu ra máu khi mang thai.
Táo bón là vấn đề khá thường gặp và phổ biến ở phụ nữ mang thai. Một phần của nguyên nhân này do sự gia tăng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh. Cùng với đó, nếu chế độ ăn thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu.
Nứt kẽ hậu môn: Đây là hiện tượng thường thấy đi kèm với táo bón hoặc trĩ. Hiện tượng này xảy ra là do sự tăng giãn quá mức của các cơ quan quanh ống hậu môn. Ở những trường hợp bị nặng, tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng khi bệnh nhân cố rặn phân ra ngoài.
Khi nứt kẽ hậu môn, phụ nữ mang thai sẽ đi ngoài ra máu vùng niêm mạc hậu môn cũng như kèm theo cảm giác đau rát.
Bà bầu đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, việc bà bầu đi ngoài ra máu có thể coi là bình thường nếu nó chỉ xảy ra 1 – 2 ngày sau đó tự hết. Tuy nhiên, nếu hiện tượng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần thì nó có thể gây nguy hiểm ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài, lượng máu không đủ cung cấp cho thai nhi dẫn tới tình trạng thai nhi phát triển chậm, khi sinh trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, Nặng nề hơn, thai nhi có thể bị sảy do sức khỏe của mẹ bầu kém, cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa…
Do đó, dù bà bầu đi ngoài ra máu vì bất cứ lý do gì, các mẹ đều tuyệt đối không được chủ quan, thờ ơ mà phải chú ý điều trị. Nếu bà bầu phát hiện đi ngoài ra máu thì cần tới cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Bà bầu cũng cần tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc khi chưa rõ nguyên nhân, vì việc này có thể gây tác hại cho cả mẹ và bé.
Việc làm cải thiện tình trạng bà bầu đi đại tiện ra máu
Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng
Để quá trình đại tiện được diện da thuận lợi các mẹ bầu nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng bằng cách ngồi xổm khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh việc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên tập một số bài tập thể dục, bài yoga nhẹ nhàng để gân cốt thư giãn và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra một cách thuận lợi.
Không nên ăn đồ ăn cay nóng
Những món đồ ăn cay nóng chứa nhiều chất kích thích không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy để quá trình đi ngoài được thuận lợi các chị em nên tránh xa đồ cay nóng. Khi điều trị khỏi, các mẹ cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn này.
Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng
Để giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa thì phụ nữ mang thai cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu chất xơ, chất xơ giúp cải thiện chức năng ruột già, tạo khối phân, bình thường hóa trạng thái phân. Một số thực phẩm chất xơ có thể kể đến như: gạo nâu, các loại đậu. mâm xôi, đu đủ, cam, chuối, các loại rau xanh…
Hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ
Việc làm này cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp hạn chế tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu. Chị em nên tạo cho mình thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy. Đặc biệt bạn nên lưu ý không nhịn đại tiện vì việc này sẽ làm hoạt động tiêu hóa kém đi.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Khi bị trĩ, viêm nứt kẽ hậu môn mà các mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho các ổ apxe hình thành, khiến hậu môn nóng rát, niêm mạc sưng đỏ, nặng hơn và kèm theo các ổ mủ chảy dịch. Chính vì vậy, sau khi đại tiện, các mẹ nhớ chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
B.S
Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, TP.HCM.
Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn
Website: https://phongkhamminhchau.vn/
Địa chỉ phòng khám: 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, chúng tôi
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Bà Bầu Bị Sôi Bụng Nguyên Nhân Do Đâu ? Cách Khắc Phục
Bà bầu bị sôi bụng nguyên nhân do đâu ?
Nguyên nhân bà bầu bị sôi bụng đến từ nhiều nhân khác nhau, nhưng một số yếu tố tác động đến triệu chứng này có thể kể đến là :
Trong quá trình mang bầu, cơ thể người mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi và đây cũng chính là yếu tố tác động đến việc bà bầu bị sôi bụng.
Việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn khó tiêu cũng chính là nguyên nhân mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, những thói quen ăn quá nhanh cũng chính là yếu tố khiến tình trạng này kéo dài hơn.
Một số thói quen của một số phụ nữ mang bầu là nằm ngay sau khi ăn, đây cũng là lí do dẫn đến tình trạng sôi bụng bởi dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết lượng thức ăn mà cơ thể đã cung cấp.
Những thói quen trong chế độ ăn, bổ sung thiếu các chất xơ cho cơ thể và thay vào đó là việc sử dụng nhiều chất béo, đường bột, đạm cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bà bầu sôi bụng.
Đối với những người phụ nữ mang bầu và có tiền xử mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì tình trạng sôi bụng cũng chính là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.
Những triệu chứng đi kèm sôi bụng của bà bầu
Một số triệu chứng của sôi bụng bà bầu đi kèm chính là hiện tượng xì hơi, tiêu chảy. Thậm chí, bụng có thể kêu rất to ngay cả khi bụng đói.
Cách khắc phục tình trạng bụng sôi an toàn
Bà bầu bị sôi bụng là tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và thậm chí là trẻ em. Và sau đây là một vài phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị sôi bụng mà bạn có thể áp dụng.
Khám bác sĩ có chuyên môn
Nếu tình trạng sôi bụng của bà bầu kéo dài thì bạn cần tìm gặp các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn kịp thời, tránh có những biến chứng không lường trước được.
Và một số biến chứng mà bạn cần lưu ý chính là : sôi bụng liên tục, đau 2 bên bụng thường xuyên, những cơn đau sẽ xuất hiện liên tục và tăng lên khi cơ thể người mẹ có dấu hiệu đại tiện.
Điều chỉnh chế độ ăn khoa học
Một chế độ ăn khoa học sẽ là yếu tố then chốt để làm giảm tình trạng bà bầu bị sôi bụng. Việc cung cấp vào cơ thể những thực phẩm lành mạnh và chìa khóa để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Những thực phẩm mà bà bầu nên bổ sung chính là rau xanh, chất đạm, chất xơ, đường bột..Và cơ thể của bà bầu sẽ trở lên khỏe mạnh hơn, khi đó tình trạng sôi bụng cũng sẽ được giảm đi phần nào.
Thực hiện Massage bụng
Massage cho bà bầu sẽ là cách làm giảm sôi bụng đơn giản mà bà bầu có thể thực hiện hàng ngày. Ngoài tác dụng giảm sôi bụng thì massage bụng cũng sẽ giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng trong quá trình mang bầu.
Đặc biệt, khi kết hợp với chườm nóng quanh bụng thì tình trạng này cũng sẽ được giảm bớt đi rất nhiều. Một cách đơn giản mà bạn có thể làm chính là sử dụng túi ấm để lên trên phần bụng trong khoảng 10 phút.
Uống trà gừng hoặc nước ấm
Uống nước ấm hay trà gừng cũng là cách được nhiều bà bầu áp dụng. Gừng có tính ấm nên khi uống sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và làm giảm tình trạng bụng sôi hiệu quả.
Nhưng đây chỉ là cách tạm thời và không nên sử dụng nước gừng ấm quá nhiều, chúng sẽ gây nên những cơn co bóp tử cung.
Bà bầu bị sôi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không ?
20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ TỔ CHUYÊN GIA
Bạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống… hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trơ kịp thời.
Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
& Đội ngũ các chuyên gia hàng đầu
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.
Quan Hệ Xong Bị Đau Bụng Do Đâu? Cách Khắc Phục
1. Phản ứng cảm xúc
Hoạt động tình dục gây xáo trộn cảm giác và cảm xúc, bao gồm hưng phấn, lo lắng và có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Ngoài ra, các vấn đề về mối quan hệ, căng thẳng, áp lực công việc và các lo lắng về tình dục nói riêng cũng có thể kích thích cơ bụng, xương chậu và dẫn đến tình trạng đau bụng.
2. Quan hệ thâm nhập sâu
Các tư thế quan hệ tình dục thâm nhập sâu cũng có thể gây đau bụng sau khi quan hệ tình dục thông qua âm đạo hoặc hậu môn. Các cơn đau này thường là tạm thời có thể được cải thiện sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng đau bụng sau khi quan hệ trong tương lai, bạn có thể thay đổi vị trí quan hệ hoặc tránh sử dụng lực quá mạnh.
3. Cực khoái
Các cơ xương chậu có thể thường xuyên co thắt trong khi đạt cực khoái. Đối với một số người, những cơn có thắt này có thể ảnh hưởng đến vùng bụng dưới và xương chậu. Điều này có thể dẫn đến đau bụng khi đạt cực khoái.
Đau bụng do đạt cực khoái sau khi quan hệ thường ảnh hưởng đến một số đối tượng như:
Đang mang thai
Phụ nữ có khối u nang buồng trứng
Lạc nội mạc tử cung
Bệnh viêm vùng chậu
Mắc Hội chứng viêm vùng chậu mãn tính
Viêm tuyến tiền liệt
4. Tích tụ khí nén
Quan hệ tình dục thâm nhập có thể đẩy không khí vào âm đạo hoặc hậu môn. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau ảnh hưởng đến bụng hoặc vùng thượng vị.
Đau do nén khí thường tạo ra cảm giác cơn đau có thể di chuyển. Vì vậy cơn đau có thể lan tỏa ra các khu vực xung quanh và gây đau toàn bộ khoang bụng. Các triệu chứng thường được cải thiện khi bạn thả khí.
5. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu thường dẫn đến đau và khó chịu ở phần dưới đường tiết niệu, bao gồm bàng quang và niệu đạo. Các hoạt động tình dục thâm nhập có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng dưới, bàng quang và xương chậu.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:
Đau hoặc rát khi đi tiểu
Tăng tần suất đi tiểu
Nước tiểu có màu đục
Có máu trong nước tiểu
Đau trực tràng
6. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Tình trạng quan hệ xong bị đau bụng có thể là dấu hiệu nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia. Bên cạnh đau bụng, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu như:
Có điểm mềm ở khu vực xương chậu
Đau hoặc rát khi đi tiểu
Tiết dịch âm đạo hoặc dương vật bất thường
Dịch sinh dục có mùi hôi
7. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ có thể dẫn đến các cơn đau mãn tính ở khu vực xương chậu hoặc bụng dưới. Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
Rò rỉ nước tiểu hoặc tiểu không tự chủ
Đi tiểu thường xuyên với số lượng nước tiểu mỗi lần nhỏ
Có cảm giác cần thường xuyên đi tiểu, ngay cả khi vừa đi tiểu xong
8. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi và đau dạ dày. Đôi khi người bệnh có thể bị táo bón hoặc đau bụng trong và sau khi quan hệ tình dục.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Đầy hơi chướng bụng
Bệnh tiêu chảy
Thay đổi tính chất phân
Nguyên nhân quan hệ xong bị đau bụng chỉ ảnh hưởng đến nữ giới
Một số nguyên nhân và bệnh lý gây đau dạ dày sau khi quan hệ chỉ ảnh hưởng đến nữ giới bao gồm:
1. Vị trí tử cung
Theo một số thống kê, có khoảng 20 – 30% phụ nữ có tử cung bị nghiêng. Nếu tử cung bị nghiêng, quá trình thâm nhập khi quan hệ tình dục có thể chạm đến tử cung.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng bất ngờ trong và sau khi quan hệ tình dục. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn sau ở các tư thế thâm nhập sâu, thâm nhập từ phía sau hoặc sử dụng lực quá mạnh trong quá trình quan hệ.
2. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một túi chứa đầy các chất lỏng phát triển bên trong hoặc bên trên bề mặt buồng trứng. Thông thường u nang buồng trứng không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau vài tháng.
Mặc dù u nang buồng trứng không gây đau, nhưng các u nang lớn có thể dẫn đến đau bụng dưới. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình thâm nhập khi quan hệ tình dục.
Các triệu chứng u nang buồng trứng khác có thể bao gồm:
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung là tình trạng phổ biến, lành tính, không tăng trưởng thành ung thư. Các khối u xơ thường không dẫn đến các triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, các khối u xơ có thể tăng trưởng theo thời gian và dẫn đến tình trạng đau bụng. Ngoài ra , cơn đau cũng có thể phát triển phụ thuộc vào vị trí khối u xơ.
Đối với một số người, hoạt động tình dục thâm nhập âm đạo có thể gây đau bụng hoặc khiến các triệu chứng đau bụng dưới trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng u xơ tử cung khác có thể bao gồm:
Chảy máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn một tuần
Táo bón hoặc đau bụng nhưng không thể đi ngoài
Đau lưng
4. Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản nữ. Tình trạng này thường được gây ra với vi khuẩn gây bệnh lậu và chlamydia.
Viêm vùng chậu có thể dẫn đến tình trạng đau bụng dưới sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như:
Chảy máu khi quan hệ
Chảy máu dạng đốm bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt
Tiết dịch âm đạo bất thường
Âm đạo có mùi hôi
Sốt
5. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Các mô nội mạc tử cung có thể kéo dài đến buồng trứng và ống dẫn trứng, đôi khi ảnh hưởng đến xương chậu.
Sự phát triển quá mức của mô, tế bào này có thể gây đau ở dạ dày, xương chậu và lưng dưới. Cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong các hoạt động tình dục hoặc thâm nhập sâu vào âm đạo.
Một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết khác bao gồm:
Đau bụng hoặc đau khi đi tiểu
Chảy máu nặng giữa hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt
Đau bụng dữ dội trọng chu kỳ kinh nguyệt
6. Tắc nghẽn ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Hàng tháng, các ống dẫn trứng mang trứng từ buồng trứng đến tử cung để chuẩn bị thụ tinh. Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc bởi chất lỏng hoặc mô, có thể gây đau nhẹ ở bụng. Cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình quan hệ tình dục.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không gặp bất cứu triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Tuy nhiên, tắc ống dẫn trứng có thể dẫn đến tình trạng khó mang thai.
Nguyên nhân quan hệ xong bị đau bụng chỉ ảnh hưởng đến nam giới
Ở nam giới quan hệ xong bị đau bụng có thể là dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước bằng quả óc chó, nằm ở ngay dưới bàng quan, có nhiệm vụ sản xuất tinh dịch. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây sưng, viêm dẫn đến các cơn đau và khó chịu ở khu vực bụng dưới nam giới, đặc biệt là sau hoạt động thâm nhập tình dục. Ngoài đau bụng dưới và vùng chậu, một số người còn bị đau trong hoặc sau khi xuất tinh.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Đau mãn tính ở lưng dưới, hậu môn hoặc bìu
Đau trong và sau khi đi tiểu
Có nhu cầu đi tiểu liên tục
Dòng nước tiểu yếu
Cách phòng ngừa hoặc giảm đau sau khi quan hệ
Thông thường tình trạng đau bụng sau khi quan hệ tình dục có thể cải thiện bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu cơn đau kéo dài hơn 24 giờ hoặc nếu cơn đau liên tục, dữ dội sau khi quan hệ tình dục.
Các biện pháp xử lý, cải thiện tình trạng quan hệ xong bị đau bụng thường bao gồm:
Bôi trơn: Bôi trơn phù hợp có thể giảm ma sát và tổn thương cơ quan sinh dục, vùng chậu và các khu vực khác ở nữ giới. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn được bôi trơn đầy đủ trước khi thực hiện hoạt động quan hệ thâm nhập. Bạn có thể đề nghị bạn tình thực hiện một màn dạo đầu dài hơn để tạo sự hưng phấn hoặc sử dụng chất bôi trơn gốc nước để giảm ma sát khi quan hệ.
Chuẩn bị về mặt cảm xúc: Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng mọi mặt cho hoạt động tình dục. Không sẵn sàng hoặc căng thẳng trong hoạt động tình dục có thể dẫn đến tình trạng đau bụng trong và sau khi hoạt động tình dục.
Chườm nóng: Nếu bị đau sau các hoạt động tình dục, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể ngầm người trong nước nóng để thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Trong nhiều trường hợp, cơn đau sẽ được cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, đến bệnh viện nếu gặp các triệu chứng như:
Cơn đau bụng kéo dài hơn 6 giờ hoặc ngày càng tệ hơn
Thường xuyên nhận thấy đau bụng sau khi quan hệ
Cơn đau nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường
Cảm thấy đau quặn bụng bắt đầu từ rốn và lan sang bụng phải
Bị sốt ở hoặc trên 38 độ C
Có dấu hiệu nhiễm trùng như buồn nôn hoặc nôn
Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng và xác định các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Đi Đại Tiện Nhiều Lần Trong Ngày Là Do Đâu? Cách Khắc Phục trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!