Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Có Nên Ăn Mãng Cầu Xiêm Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mãng cầu xiêm, còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai… tùy theo vùng trồng. Cây có thể cao từ 3 – 10m, rậm, lá màu đậm, không lông, xanh quanh năm. Hoa màu xanh, mọc ở thân. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm.
Bà bầu được khuyến cáo không nên ăn mãng cầu xiêm
ThS. Lương Quốc Chính, BV Bạch Mai trả lời trên báo Dân trí cho hay, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư, nhưng thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (Annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần.
Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng mãng cầu xiêm.
– Ăn mãng cầu xiêm làm hạ huyết áp.
Theo các thử nghiệm được tiến hành trên động vật, mãng cầu xiêm làm giãn các mạch máu và giảm huyết áp. Vì vậy những người bệnh cao huyết áp trước khi ăn mãng cầu xiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra việc ăn quá nhiều mãng cầu một lúc có thể dẫn tới buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy bạn đọc không nên ăn quá nhiều. Với những bà bầu ( đặc biệt bị cao huyết áp ) thì nên hạn chế ăn loại quả này.
– Thường xuyên ăn mãng cầu xiêm sẽ gây nhiễm trùng.
Thường xuyên ăn mãng cầu trong thời gian dài có thể là nguyên nhân phát triển của các loại nấm và nấm men trong cơ thể. Vì vậy dù là người thường hay bà bầu, cũng không nên ăn mãng cầu xiêm trong thời gian dài.
– Mãng cầu xiêm ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.
Hoa quả thường rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số loại hoa quả lại gây nên một vài tác dụng phụ nghiêm trọng không mong muốn. Mãng cầu xiêm cũng không nằm ngoài danh sách này !
Nếu ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, hệ tim mạch của người ăn sẽ không được khỏe mạnh như bình thường. Quả này được biết đến có tác dụng giảm đau hiệu quả, vì vậy những người bị bệnh tim phải hoàn toàn kiêng mãng cầu xiêm. Đặc biệt là bà bầu, nếu những bà bầu có bệnh về tìm thì cần tuyệt đối không được sử dụng loại quả này cũng như các chế phẩm từ mãng cầu xiêm như trà, thuốc, các sản phẩm bổ sung tinh chất mãng cầu xiêm…
– Bà bầu ăn mãng cầu xiêm dễ sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài những tác hại nêu trên nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài. Mãng cầu xiêm còn gây ra tác hại ghê ghớm đến phụ nữ mang thai. Cụ thể là tử cung sẽ bị co thắt nếu bà bầu ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, lâu dài. Bà bầu không nên ăn loại loại trái cây này để tránh sinh non ngoài ý muốn hoặc bị sảy thai .
Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm (phần thịt của quả không bị hạn chế) trong các trường hợp phụ nữ có thai. Lá, rễ và hạt có tác dụng gây hạ huyết áp, ức chế tim, người dùng thuốc trị áp huyết cần bàn với thầy thuốc điều trị.
Bà Bầu Có Nên Ăn Mực Không
Mang thai là điều hạnh phúc vô bờ bến của mỗi bà mẹ. Điều mà rất nhiều bà bầu băn khoăn trong giai đoạn mang bầu nên thức ăn gì và nên kiêng cử những thức ăn nào? Nhiều người lớn cho rằng bà bầu không nên ăn mực, nhưng món mực là món được nhiều ưa thích. Vậy bà bầu có nên ăn mực không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mực là thực phẩm vô cùng giàu protein, kẽm, đồng, các loại vitamin, canxi, omega-3, iốt.. Các chất dinh dưỡng có trong mực cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời còn nhiều tác dụng đối với sức khỏe, cụ thể:
Giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt: Mực có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn đồng (mực chứa 90% đồng), một chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thụ, lưu trữ và trao đổi chất của sắt và sự hình thành hồng cầu. Thiếu máu có thể là biểu hiện của thiếu đồng.
Giảm bệnh đau nửa đầu: Trong mực có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin B2 – một loại vitamin có thể giúp làm giảm đi các cơn đau nửa đầu. Bổ sung nhiều vitamin B2 trong các loại thực phẩm khác cũng hỗ trợ việc ngăn ngừa chứng đau nữa đầu vô cùng hữu ích.
Củng cố xương và răng: Cũng giống như cá và tôm, mực cũng chứa nhiều phốt pho. Phốt pho hỗ trợ can xi trong việc xây dựng xương và răng. Bà bầu ăn mực giúp xương trẻ phát triển chắc khỏe.
Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp: Magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn thần kinh và cơ bắp. Trong vài năm gần đây các nhà khoa học nhận thấy những người đặc biệt là phụ nữ được cung cấp đủ B6 và magie giảm rõ rệt hội chứng cáu bẳn, khó ở và họ tiếp nhận cuộc sống lạc quan hơn hẳn so với những người bị thiếu hụt hai thành phần trên.
Giảm huyết áp: Ăn vài con mực và sau đó là 1 quả chuối hoặc bơ để cung cấp kali cho cơ thể – một khoáng chất được biết đến với tác dụng giảm huyết áp mạnh mẽ.
Theo thông tin cho biết, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà mẹ bị cấm ăn mực khi mang thai hoặc ăn mực bị sảy thai cả, nhưng cũng không thể nói là bà mẹ ăn sẽ được an toàn cho trẻ. Để đảm bảo điều an toàn nhất, mẹ mang thai vẫn ăn bình thường, nhưng hạn chế trong 3 tháng đầu không nên ăn.
Nói về độ dinh dưỡng, mực chứa nhiều protein, omega-3, kẽm, đồng, vitamin B và i-ốt có thể giảm đau nửa đầu, hàm lượng phốt pho thì lại giúp hỗ trợ đắc lực canxi trong việc hình thành xương và răng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Hiệp hội người tiêu dùng bang Penang Malaysia (CAP), trong 9 mẫu mực và hải sản khô khác được kiểm tra thì 6 mẫu có hàm lượng cadmium vượt quá mức cho phép. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mực để tối đa để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Thực tế cho thấy, hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân, nhưng tùy vào mỗi loại mà chúng ta cần nên tránh.Bởi thủy ngân là chất rất độc hại, khi bị tích tụ trong cơ thể sẽ biến thành chất Methylmercury – là hợp chất có thể gây hại cho thai nhi và cả trẻ sơ sinh. Bà bầu có thể được ăn mực bình thường, nhưng không nên ăn quá nhiều và ăn ít để xem phản ứng như thế nào
Mực hấp gừng đậm đà bà bầu nên thử
Để mực thơm ngon mà đậm đà hương vị gừng thì các mẹ nên chọn nguyên liệu tuyệt vời nhất. Hôm nay, mình chỉ chia sẻ cách làm món mực hấp gừng, còn phần nguyên liệu các bạn tự chuẩn bị nhé. Cách làm món mực hấp gừng đơn giản như sau:
– Mực sơ chế, nên rửa sạch cùng với nước có pha rượu trắng và gừng đập dập cho mực bớt tanh, khi hấp sẽ thơm ngon hơn. Cắt mực thành từng khoanh tròn dài 3cm, khứa nhẹ trên thân mật. Nếu mực cơm nhỏ thì để nguyên con nhé. Ướp mực với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt trong 20 phút cho mực ngấm gia vị.
– Khi mực đã ngấm gia vị, trộn chung mực với gừng – ớt thái chỉ, hành thái khúc, cho vào xửng hấp cách thủy khoảng 10 phút tới khi mực vừa chín tới là được, bạn không nên hấp mực quá lâu sẽ khiến mực mất đi độ giòn ngon nhé. Bày món mực hấp hành gừng ra đĩa sao cho đẹp mắt.
Món mực ăn có ngon miệng và bắt mắt hay không còn phụ thuộc vào nước mắm chấm và ăn kèm rau sạch. Đấy cũng là những lưu ý mà các mẹ nên nhớ. Như vậy có được đĩa mực hấp tươi ngon sẽ là tăng thêm sự thay đổi khẩu phần ăn dành cho các bà bầu nhé.
Món mực chiên mắm thơm ngon
Mực chiên mắm về phần nguyên liệu cũng khá đơn giản bạn tự chuẩn bị được nhé. Phần nguyên liệu đã chuẩn bụ xong thì cách làm tiến hành như sau: Bắt chảo dầu nóng, cho mực vào chiên vàng đều các mặt với lượng lửa vừa nhỏ. Tiếp đó, bạn vớt mực ra một cái rổ nhỏ để cho khô dầu, đổ bớt dầu trong chảo chiên ra rồi phi thơm với 1 thìa hành, tỏi băm nhỏ (lượng tỏi nhiều hơn nhé) và một ít ớt bột;
Cho mực vào lấp đầy mặt chảo rồi rưới nước mắm đã pha sẵn lên đều khắp các con mực, vặn lửa thật nhỏ đến khi mực vừa sít nước chuyển sang màu vàng cánh gián đậm, nước mắm bao quanh mực là được. Tắt bếp, rưới ngò rí thái mịn và ½ thìa tiêu lên món ăn để tạo mùi thơm và độ hấp dẫn.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn mực không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Bà Bầu Có Nên Ăn Bí Đao Không?
Bà bầu có nên ăn bí đao không? Bí đao là một loại quả mang tính hàn ăn mát dịu cơ thể có lợi cho sức khỏe nhưng còn loại quả này đối với bà bầu thì ra sao điều đó vẫn còn là câu hỏi. Chính vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về loại quả này đối với cơ thể và thai nhi trong bụng của mình.
Tuy bí đao có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng và ăn bí đao hợp lý.
Nếu không sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn… là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Trong thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid.
Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C…
Bà bầu ăn bí đao rất có lợi ở những tháng cuối thai kỳ. Thời gian này, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không.
Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước lợi tiểu, ngoài ra canh bí đao với thịt hoặc với cá chép còn có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.
Lưu ý khi ăn bí đao
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao cần lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao.Ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy.
Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.
Nên nhớ, trong các món rau sống người Việt mà ông bà ta ăn, không có món bí đao sống.
Những món ngon từ bí đao
Nguyên liệu: bí đao, thịt nạc heo xay nhuyễn, củ hành tây, 1 lọn bún tàu (miến), nấm mèo. Tỏi bằm, tiêu, đường, hạt nêm và muối.
Chế biến: Bí gọt vỏ, bỏ ruột. Bạn có thể cắt khúc ngắn nếu thích. Bún tàu ngâm mềm, thái ngắn. nấm mèo ngâm mềm thái nhỏ, hành tây bằm nhỏ trộn với thịt và gia vị sau đó nhồi vào bí đao. Phi thơm hành, cho nước vào đun sôi. Sau cùng cho bí vào nấu chín, nêm lại gia vị vừa ăn là được.
Nguyên liệu: thịt gà ta, bí đao, củ gừng, hành lá, ngò rí, đường và hạt nêm.
Chế biến: Thịt gà rửa sạch với nước, chặt thành khúc vừa ăn ướp sơ thịt gà với hạt nêm, đường, hành tím giã nát. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát dày. Phi thơm tỏi, cho thịt gà vào xào săn. Cho nước vào đun sôi. Sau đó cho bí đao vào, nêm lại gia vị vừa ăn. Tắt bếp, thêm ít hành lá, ngò rí.
Nguyên liệu: Bí đao, tôm tươi, hành lá, ngò rí.
Chế biến: Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát vừa ăn. Tôm lột bỏ vỏ, đầu. Rửa sạch và giã hơi dập. Ướp tôm với một ít gia vị như muối, đường,nước mắm, tiêu bột. Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn. Cho tôm vào xào sơ qua, cho nước vào với lượng vừa đủ. Đun đến khi nước sôi thì vớt hết bọt, cho bí ngòi vào nấu chín, nêm lại gia vị vừa ăn. Múc canh ra bát, cho ít hành ngò thái nhỏ lên.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn bí đao không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Bạn chưa biết:
Bà Bầu Có Nên Ăn Sữa Chua Không
Bà bầu có nên ăn sữa chua không? Sữa chua là loại thực phẩm mà nhiều người từ già đến bé đều thích không ngoại trừ những bà bầu. Nhưng bên cạnh đó không phải ai cũng biết lợi ích của sữa chua. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho chị em, hãy cùng nhau tham khảo nhé.
Sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng khá cao và cân đối: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100 Kcal, chất đạm trung bình từ 3,1 – 5,3 g, chất béo khoảng 2,3 – 2,6 g, chất bột khoảng 14-15g. 100 g sữa chua có thể cung cấp xấp xỉ 100 Kcal. Và cơ cấu năng lượng trung bình của sữa chua khá cân đối, với tỷ lệ năng lượng của 3 chất P:L:G là khoảng 17:23:60.
Sữa chua còn là một sản phẩm khá giàu canxi cần cho phát triển hệ xương và răng; đa số các loại sữa chua trên bao bì có ghi đủ các thành phần Na, K và phospho, một số loại có Vitamin D khoảng 0,1 mcg và Cholesterol khoảng 5,0 mg; Một số loại còn được bổ sung thêm DHA (chất béo không no nhiều nối đôi) giúp cải thiện phát triển trí tuệ và Probi (cfu), giúp ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng chống được chứng táo bón.
Bà bầu có nên ăn sữa chua không?
Không những bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như là canxi, vitamin ( nhiều nhất là B12), và các khoáng chất vô cùng cần thiết cấu thành nên xương của thai nhi, cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu, bên cạnh đó sữa chua còn chứa những lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa và cấu tạo thành ruột tốt hơn. Ngoài ra, nó còn mang đến những lợi ích khác cho cơ thể của mẹ bầu
Tăng cường can-xi
Sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều can-xi, khoáng chất vô cùng quan trọng cấu thành nên hệ xương của thai nhi, giảm nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng ở thai nhi, giảm dị tật ở thai nhi. Không chỉ thế, nó còn giảm tình trạng lên các cơn co giật, co thắt, do thiếu can-xi ở bà bầu
Tốt cho hệ tiêu hóa
Các lợi khuẩn (Probiotics) trong sữa chua giúp đường ruột của cơ thể thai phụ hoạt động tốt hơn và cải thiện hệ tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng, từ đó bà bầu chống chọi tốt hơn với các bệnh như cúm, cảm lạnh, dị ứng, nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu hơn nhiều.
Giúp giảm cân
Tăng cân quá nhiều, quá nhanh ở bà bầu sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho cả mẹ và cả thai nhi. Bởi thế các mẹ nên bổ sung sữa chua hằng ngày. Vì can-xi trong sữa chua đóng vai trò như chất xúc tác giúp thiêu đốt lớp mỡ thừa nhanh chóng. Ngoài ra, ăn sữa chua hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của hormone cortisol gây ra mất cân bằng hormone và tăng cân.
Giúp ổn định huyết áp
Ngoài những lợi ích trên, sữa chua còn giúp bà bầu giảm cảm giác nóng trong, giảm căng thẳng và stress bằng cách làm “dịu” khu vực điều khiển cảm xúc của não bộ, giúp phần cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh và nhất là giúp làn da sáng hơn, bớt khô ráp đi đáng kể.
Lưu ý khi ăn sữa chua
Mỗi ngày, bà bầu có thể ăn 3 hộp sữa chua (mỗi hộp 200g) để đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày. Bạn cũng không cần phải kham khổ dùng những loại sữa chua không đường mà thoải mái sử dụng những loại sữa chua hương hoa quả hay pha trộn bất kỳ loại trái cây nào vào để tạo ra hương vị ưa thích.
Bạn nên hạn chế các loại sữa chua làm từ sữa nguyên kem vì chúng có chứa chất béo bão hòa không tốt nếu tiêu thụ nhiều, đặc biệt là khiến bạn lên cân nhiều hơn mức cần thiết và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Khi mua sữa chua, bạn nên tìm kiếm những loại có ghi chữ ít béo hoặc không béo trên nhãn. Lưu ý tương tự khi bạn chọn mua các sản phẩm khác từ sữa.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn sữa chua không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Quảng cáo : Không lo ung thư nữa với thuốc Fucoidan của Mỹ : http://muathuoctot.com/doctors-best-fucoidan-thuoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-hieu-qua-nhat-309.html
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Có Nên Ăn Mãng Cầu Xiêm Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!