Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu bị zona thần kinh phải làm sao?
Zona thần kinh là căn bệnh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên. Bệnh zona thần kinh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, thường gặp nhất ở người trưởng thành và chỉ mắc một lần vào mùa thu hoặc xuân. Phụ nữ mang thai bị zona thần kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng. Vậy bà bầu bị zona thần kinh phải làm sao?
Bà bầu bị zona thần kinh được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Zona thần kinh là căn bệnh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên. Loại virus này gây bệnh thủy đậu và bị các bạch cầu kiềm chế nên sau khi bị thủy đậu chúng nằm không hoạt động trong mô thần kinh gần tủy sống và não đợi cơ hội thuận lợi sẽ kích hoạt gây bệnh zona thần kinh. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường suy giảm và yếu hơn so với bình thường nên rất dễ bị virus zona thần kinh tấn công. Vì thế, những mẹ bầu có tiền sử bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ bị zona thần kinh khi mang thai là khá cao.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị zona thần kinh
Các triệu chứng của zona thần kinh thường dễ nhận biết, có thể chia theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu: Thường là đau rát và ngứa da giống như bị kim châm.
Tiếp theo đó: Các mẹ bầu sẽ thấy tăng cảm giác rát da, ngứa, căng, bỏng hoặc cảm giác đau nhức ở một phía của cơ thể.
Sau khi cơn đau xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày: Các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ.
Vài ngày sau có thể gây sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiểu khó, tiêu chảy.
Các dải ban sẽ nhanh chóng tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày.
Sau khoảng 2 – 3 tuần, bạn sẽ biến mất, bong vảy và có thể để lại sẹo.
Những tình trạng zona thần kinh thường gặp ở bà bầu
Zona thần kinh khi mang thai 3 tháng đầu.
Bầu 38 tuần bị zona.
Bà bầu bị dời leo bôi thuốc gì?
Cách điều trị zona thần kinh cho mẹ bầu
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị zona thần kinh, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của zona thần kinh.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị zona thần kinh tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ) sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị zona thần kinh
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm nước ấm và tuyệt đối không được gãi sẽ làm vỡ mụn nước.
Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm, rộng rãi, tránh cọ xát làm đau vết thương.
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên tự ý sử dụng thuốc.
Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với bà bầu bị zona thần kinh:
Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt.
Liệt mặt, mất vị giác do tổn thương vào dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt).
Viêm não khi có tổn thương não.
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Những ảnh hưởng đối với thai nhi
Nhìn chung phụ nữ có thai bị zona thần kinh về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng tới thai nhi. Các bệnh nhân zona thần kinh có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên:
Nếu mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu cần cảnh giác với bệnh zona thần kinh vì đây là giai đoạn bào thai đang trong quá trình hình thành các cơ quan. Rất có khả năng sẽ gây dị tật.
Từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã dần hoàn thiện thì mức độ ảnh hưởng tới bào thai rất hiếm.
Những lưu ý khi bà bầu bị zona thần kinh
Bà bầu bị zona thần kinh nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh zona thần kinh:
Lysine là thành phần của nhiều loại protein. Có công dụng duy trì hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh loét da, rộp mụn. Có thể tìm thấy chúng nhiều trong: sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, phomát, thịt gà, cá ngừ, đậu nành, tôm, trứng,…
Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường nhờ kẽm, bởi nó hoạt hóa hệ thống này thông qua cơ chế kích thích các đại thực bào, tăng các limpho T. Trong khi đó, Vitamin C giúp tạo colagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở da, giúp mau lành các vết thương.
Vitamin B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng hoạt tính của vitamin C. Còn Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng trưởng của tế bào thần kinh và hồng cầu, duy trì hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Chuối, khoai lang và khoai tây, sò, gan, cá, ngũ cốc, cá ngừ, cá, sữa và sữa chua… là những thực phẩm chứa nhiều 2 chất này.
Bà bầu bị zona thần kinh không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bệnh zona thần kinh không nên ăn:
Ngũ cốc tinh chế.
Thức ăn nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm chứa arginine (làm kích hoạt các vết loét) như: bánh mì, nước nho, bơ đậu phộng, lúa mì, yến mạch,…
Thức uống chứa cồn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị zona thần kinh phải làm sao? Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị zona thần kinh trong thai kỳ?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bị zona thần kinh khi mang thai không còn là bệnh lý xa lạ đối với các chị em phụ nữ khi mang bầu. Zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu bị zona thần kinh có sao không? là những thắc mắc được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Zona thần kinh khi mang thai thường xuất hiện ở những mẹ bầu từng bị thủy đậu và gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ của chuyên trang BacsiOnline.Org đã có những chia sẻ với bạn Quỳnh Nga qua nội dung bài viết dưới đây:
Chào bác sĩ! Tôi đang mang thai 5 tháng và đang mắc phải bệnh zona thần kinh. Da chân và da tay của tôi xuất hiện rất nhiều chùm mụn nước mọc dọc theo dây thần kinh ở mặt, lưng, bụng và tay chân. Điều này khiến tôi vô cùng lo lắng, tôi sợ bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tôi muốn được hỏi bác sĩ rằng bệnh zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu bị zona thần kinh phải làm gì thưa bác sĩ?
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chuyên trang Bacsionline.Org của chúng tôi. Thắc mắc của bạn được các bác sĩ giải đáp như sau:
Bà bầu bị zona thần kinh ảnh hưởng đến thai nhi không?
Quỳnh Nga thân mến! Zona thần kinh là một bệnh lý da liễu khá phổ biến do virus thuộc họ Herpes simplex gây ra. Đây là loại virus từng gây ra bệnh thủy đậu, sau đó chúng tiếp tục ẩn nấp và gắn kết với AND của các tế bào hạch thần kinh giao cảm tủy sống. Các bạch cầu trong cơ thể có chức năng kìm hãm sự phát triển của loại virus này. Tuy nhiên, khi có những yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của loại virus này, sẽ dễ dàng khiến chúng tái xuất, phát tán dọc các dây thần kinh và gây ra bệnh zona thần kinh.
Khi mang bầu, hệ miễn dịch của cơ thể phụ nữ thường suy giảm và yếu hơn so với bình thường. Vì thế, rất dễ tạo điều kiện để virus zona tái xuất và tấn công lên da. Bên cạnh đó, đối với các mẹ bầu từng mắc bệnh thủy đậu thì nguy cơ bị zona thần kinh khi mang bầu sẽ rất cao.
Bị zona thần kinh khi mang thai có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đối với thai phụ, bệnh zona thần kinh có thể khiến sưng mí mắt, đỏ mắt, gây đau mắt, củng mạc mắt, thậm chí có thể gây mù lòa. Nghiêm trọng hơn, có một số ít trường hợp mẹ bầu mang thai bị zona thần kinh còn dẫn đến tình trạng đột quỵ và viêm màng não.
Với thắc mắc ” bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? ” mà bạn đưa ra. Chúng tôi khẳng định là có bạn nhé! Cụ thể, nếu mẹ bầu mắc zona thần kinh trong 3 tháng đầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện và hình thành các cơ quan của thai nhi. Đối với trường hợp mang thai 3 tháng giữa sẽ có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Đối với 3 tháng cuối, bệnh zona thần kinh cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn so với các tháng thai kỳ trước đó. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không được chủ quan mà nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.
Với trường hợp của bạn, bạn có chia sẻ là mình đang mang thai được 5 tháng tuổi. Khi bị zona thần kinh ở giai đoạn này, bệnh có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Lời khuyên của bác sĩ cho các bà bầu
Bạn thân mến! Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chữa bệnh một cách cụ thể. Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, việc thăm khám và điều trị bệnh là vấn đề rất cần thiết. Hơn nữa, tình trạng bệnh zona thần kinh mà bạn đang mắc phải khá nặng. Việc điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ gây ra biến chứng cho bạn và thai nhi.
Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hay bất cứ loại kem bôi nào vào các đám phát ban khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại kem bôi đều có những tá dược và tác dụng phụ khác nhau, việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Việc điều trị bệnh zona thần kinh cần phải tuân theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị và đưa ra những lời khuyên cần thiết phù hợp với tình trạng bệnh để giảm thiểu các triệu chứng và biến chứng của bệnh zona.
Đối với các phụ nữ đang mang thai khác, cần lên kế hoạch phòng ngừa bệnh zona thần kinh bằng cách tránh tiếp xúc với nguồn bệnh ở nơi đông người khi mang thai để hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tiêm ngừa thuốc phòng bệnh zona để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Lưu ý, nên tiêm trước khi mang thai khoảng 3 tháng để tăng cường hiệu quả ngừa bệnh cho thai phụ và tránh các tác dụng phụ lên của thuốc lên thai nhi.
Vừa rồi là câu trả lời cho thắc mắc ” bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?” gửi đến bạn Quỳnh Nga. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí bạn nhé!
Bị Zona Thần Kinh Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi?
Zona là một bệnh do virus varicella-zoster gây phát ban và đau đớn. Đây là một loại virus gây nên bệnh thủy đậu. Khi đã mắc bệnh thủy đậu và chữa khỏi, virus này nằm yên trong mô thần kinh gần tủy sống và não. Một thời gian sau thì virus sẽ được kích hoạt và gây nên bệnh Zona. Vị trí mắc Zona có thể là bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như đùi, tay, bẹn, mặt, ngực, … Bệnh sẽ bị đối xứng theo dây thần kinh, ví dụ như bạn đang bị zona ở vùng cánh tay trái thì vài ngày sau nó sẽ chuyển sang vùng cánh tay phải.
Ảnh hưởng của bệnh Zona tới thai nhi?
Bẹnh Zona khi bình thường đã có tính lây lan. Do đó, khi mẹ mang bầu mà bị Zona cũng gây ảnh hưởng cho thai nhi. Theo chuyên gia da liễu Khuất Thu Hồng, phụ nữ mang thai trong thời gian 3 tháng đầu cần cảnh giác cao độ với bệnh Zona bởi virus gây bệnh varicella-zoster sẽ tác động tới quá trình hoàn thiện các cơ quan trong bào thai. Tới khi sinh con ra trẻ dễ bị dị tật bẩm sinh, và thiểu năng trí tuệ. Ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ sau này. Từ tháng thứ 4 trở đi, khi bào thai đã dẫn hoàn chỉnh thì mức độ ảnh hưởng tới thai nhi vẫn còn nhưng không nhiều.
Dựa trên cơ sở này, chúng tôi có thể nói với bạn rằng bạn mang thai ở tuần thứ 8 thì khả năng ảnh hưởng của Zona là rất thấp. Nếu vẫn còn lo lắng về tình trạng này bạn nên tới cơ sở y tế chuyên môn để được bác sĩ tiến hành kiểm tra cụ thể. Bệnh này không quá nghiêm trọng nên bạn không cần lo lắng quá không tốt cho sức khỏe cũng như thai nhi.
Chúng tôi khuyên bạn không nên tự ý mua thuốc bôi ngoài da để chữa bệnh Zona vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi. Ngay cả với thuốc uống cũng không nên sử dụng. Tất cả trường hợp muốn dùng thuốc đều phải hỏi ý kiến bác sĩ trước để ngăn chặn những khả năng xấu không thể xảy ra.
Theo BS. Khuất Thu Hồng, hiện nay an toàn nhất chỉ có loại thuốc bôi ngoài da có tên là Acyclovir. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm, viêm nhiễm vùng da do Zona gây ra mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc này nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
Để ngăn chặn Zona không lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể cũng như cho người khác chị Xuyến nên vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng băng sinh học và rửa bằng nước muối sinh lý, tuyệt đối không được gãi sẽ làm vỡ mụn nước. Bên cạnh đó, cần ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh để không xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi.
Ban biên tập chúc chị sớm chữa khỏi bệnh!
Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
Bà bầu bị trĩ phải làm sao?
Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng khiến những tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sa xuống, viêm và sưng tấy. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong ống hậu môn, mô nâng đỡ chùn xuống, búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn. Trĩ ngoại là khi các khoang tĩnh mạch trĩ ngoài phồng to, búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn, bọc ngoài búi trĩ ngoại là da. Chứng bệnh này không chỉ gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt mà còn khiến các mẹ bầu gặp cản trở trong vấn đề sinh nở. Vậy bà bầu bị trĩ phải làm sao?
Bà bầu bị trĩ được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Chứng táo bón khi mang thai
Bà bầu bị trĩ do táo bón khi mang thai. Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
2. Sự chèn ép của tử cung
Tử cung phát triển trong quá trình mang thai gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
3. Thay đổi nội tiết trong thai kỳ
Sự gia tăng hàm lượng nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến các mẹ bầu dễ bị táo bón.
4. Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị trĩ
Thói quen ít vận động cơ thể khi mang thai.
Quá trình rặn đẻ thường quá 20 phút làm cho các tĩnh mạch, mão mạch bị tác động một lực mạnh, làm bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
Giãn nở tĩnh mạch khi mang thai do lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng kéo theo sự giãn nở tĩnh mạch ở hậu môn.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị trĩ
Các triệu chứng của bệnh trĩ thường bao gồm:
Xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.
Búi trĩ sưng to sẽ gây cảm giác nặng và căng tức ở hậu môn.
Ngứa ngáy vùng hậu môn.
Đau và nóng rát khi đi cầu.
Xuất hiện búi trĩ có hình dáng như cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn ( trĩ nội ) hoặc hình thành tại ngay các nếp gấp ở cửa hậu môn ( trĩ ngoại).
Khu vực ảnh hưởng bị ngứa và ẩm ướt do chất dịch từ búi trĩ tiết ra.
Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực ngoài ống hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị trĩ, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị trĩ tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ) cộng với việc thường xuyên vận động sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Bà bầu bị trĩ hãy tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm. Nước ấm có tác dụng giảm đau, rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng cho bà bầu bị trĩ. Các mẹ có thể ngâm mình trong bồn chứa nước ấm 15-20 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen hai lần một ngày. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm. Đừng mặc đồ lót khi hậu môn còn ẩm ướt bởi đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy dữ dội hơn.
4. Chườm đá lạnh
Mẹ bầu có thể lấy một miếng vải sạch có chất liệu mềm mại và đặt vài viên đá vào đó, nhẹ nhàng áp lên khu vực bị ảnh hưởng. Chườm nước đá rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.
5. Chữa trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá
Thành phần Quercetin và Isoquercetin có trong lá diếp cá được cho là có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho bà bầu bị trĩ. Ngoài ra, đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên của tinh dầu lá diếp cá sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ. Bà bầu bị trĩ lấy lá diếp cá tươi đem nấu nước, đổ ra một cái bô sạch và ngồi lên trên xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt xác lá diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nếu bệnh trĩ khi mang thai có thể ngày càng trở nặng khiến bà bầu có nguy cơ gặp phải một số biến chứng:
Tâm lý của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, mất ngủ, lo lắng.
Thiếu máu, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu.
Viêm nhiễm hậu môn.
Tắc mạch. Búi trĩ là các đoạn tĩnh mạch bị xung huyết và bị căng giãn quá mức. Khi bị sa ra ngoài hậu môn, chúng dễ dàng gây đông và tụ máu, do hoạt động co thắt của cơ vòng hậu môn. Vì vậy hầu hết bệnh nhân đều phải tiến hành mổ hoặc cắt trĩ để giải phóng khối huyết ra khỏi tĩnh mạch.
Những lưu ý khi bà bầu bị trĩ
Bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Uống nhiều nước.
Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
Trái cây tươi để bổ sung vitamin.
Các loại thực phẩm nhuận tràng như: chuối, bưởi, cam quýt,…
Thực phẩm giàu sắt như: hải sản, gan, bí đỏ, cà chua,…
Các loại dầu thay thế mỡ như: dầu oliu, dầu lanh, dầu cá.
Bà bầu bị trĩ không nên ăn gì?
Những thực phẩm không nên ăn nếu bị trĩ trong thai kỳ:
Thực phẩm nhiều muối.
Các món cay nóng.
Đồ ngọt.
Thức ăn giàu chất béo.
Các loại chất kích thích: bia, rượu,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị trĩ phải làm sao? Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi mắc bệnh trĩ trong thai kỳ?
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không
Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không
Bà bầu bị sa búi trĩ phải làm sao
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!