Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Bị Viêm Phụ Khoa: Liệu Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không? # Top 12 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Bị Viêm Phụ Khoa: Liệu Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Bị Viêm Phụ Khoa: Liệu Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà bầu bị viêm phụ khoa đã không còn là điều quá xa lạ. Thế nhưng, các mẹ vẫn “loay hoay” chưa biết nên làm gì để bệnh viêm này không ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ đề cập đến vấn đề bị viêm phụ khoa khi mang thai và cách xử lý thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm phụ khoa?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị viêm phụ khoa. Một trong số nguyên nhân tác động lớn nhất đó là sự thay đổi hormone nội tiết. Nồng độ estrogen tăng cao so với mức thông thường, làm cho pH sinh lý tại âm đạo biến đổi.

Khi độ pH tăng khiến môi trường âm đạo trở nên kiềm tính, tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn trong âm đạo phát triển nhanh. Đồng thời, các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cũng dễ dàng gây ra các bệnh phụ khoa nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, dịch âm đạo luôn được tiết ra khiến cho âm đạo ẩm ướt. Vô tình điều này khiến cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây mùi vùng kín và dễ viêm nhiễm hơn. Nếu các chị em không vệ sinh đúng cách cũng sẽ càng tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Yếu tố góp phần gây bệnh phụ khoa đó là sức đề kháng của mẹ bầu sẽ kém hơn thông thường. Điều này khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh, đặc biệt là bệnh phụ khoa.

20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ

TỪ TỔ CHUYÊN GIA

Vùng kín của bạn đang gặp vấn đề như khí hư bất thường, có mùi lạ, nổi mẩn ngứa…..và các dấu hiệu khác của bệnh viêm nhiễm, hãy để lại thông tin ngay để được chuyên gia của X-Secret tư vấn

Chuyên môn cao

Hỗ trợ 24/7

Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới mẹ và thai nhi?

Viêm phụ khoa ảnh hưởng tới mẹ bầu

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai như: nhiễm trùng âm hộ, âm đạo… Thế nhưng, việc điều trị viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai gặp nhiều khó khăn. Nguyên do là tử cung đang có thai nhi, mọi phương pháp đều phải cẩn trọng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và mùi hôi khi bị viêm nhiễm khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn.

Mẹ nên tìm hiểu thêm về kiến thức âm đạo. Trong đó, có một thông tin quan trọng là âm đạo không phải môi trường vô khuẩn. Trong âm đạo luôn tồn tại một hệ vi khuẩn với hơn 500 loài khác nhau (bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn). Âm đạo cũng là môi trường ký sinh lý tưởng của một số loại vi khuẩn như nấm Candida, trùng roi, tạp khuẩn…

Nếu như người mẹ sinh thường, âm đạo của người mẹ có nhiều vi khuẩn gây hại thì trẻ sơ sinh sẽ phải tiếp xúc với các vi khuẩn, vi nấm từ âm đạo. Đây chính là lý do gây ra một số bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh như: tưa lưỡi, viêm da… Đồng thời, một số loại vi khuẩn nguy hiểm từ vùng viêm nhiễm của người mẹ có thể bơi ngược và lây lan sang cho thai nhi ngay trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, ngăn ngừa viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai là việc cần thiết và quan trọng để bảo vệ thai nhi từ trong bụng mẹ.

 Dùng thuốc viêm phụ khoa có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bất kỳ loại thuốc nào dùng khi có thai đều phải cẩn trọng. Việc dùng thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu tiên là hết sức quan trọng. Bởi các thuốc bà bầu dùng trong thai kỳ, dù theo đường tiêm, đường uống, đường đặt (dưới lưỡi, viên đặt trong âm đạo, trong hậu môn), xịt họng hay nhỏ mũi… thậm chí thuốc bôi ngoài da… cũng đều có thể theo máu mẹ đi trực tiếp vào thai nhi qua hệ tuần hoàn thai. Chính vì vậy, có rất nhiều thứ thuốc có thể gây độc cho thai nhi nếu mẹ chủ quan.

Cụ thể hơn, nếu mẹ bầu bị viêm âm đạo, thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và kê đơn thuốc. Thông thường, loại thuốc đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn sẽ phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm là: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B. Các thuốc này cho tác dụng điều trị tại chỗ đối với bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn.

Đặc biệt lưu ý, việc sử dụng thuốc thời điểm này khá nhạy cảm. Vì vậy, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đôi khi, một số loại thuốc chỉ làm giảm tình trạng bệnh tạm thời, sau đó bệnh lại tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên tắc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các chị em hãy chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và của thai nhi bằng cách:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Lau chùi từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn), không thực hiện ngược lại.

Sử dụng đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt.

Hạn chế dùng các dung dịch có xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn, cung cấp lợi khuẩn ngăn ngừa viêm âm đạo.

Hạn chế ăn uống thực phẩm nhiều đường, vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.

Tránh quan hệ vợ chồng khi mắc bệnh phụ khoa.

Nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, bà bầu bị viêm phụ khoa sẽ được chữa khỏi, không ảnh hưởng thai nhi. Vì vậy, nếu có biểu hiện đau, ngứa rát,… vùng âm đạo, nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa, phụ nữ nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

LiveSpo X-Secret, sản phẩm ứng dụng phương pháp cân bằng hệ vi sinh vùng kín vào việc hỗ trợ xử lý viêm nhiễm phụ khoa

Theo PGS. TS Bùi Thị Việt Hà, giảng viên cao cấp môn sinh vật học, trường ĐH KH&TN, ĐH Quốc gia Hà Nội:

“Sự khác nhau giữa phụ nữ khoẻ mạnh và phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo là ở khu hệ vi sinh vật âm đạo. Khi bổ sung các lợi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Lactobacillus hay Bacillus chúng sẽ làm cho khu hệ vi sinh vật âm đạo trở nên cân bằng, khoẻ mạnh do các lợi khuẩn này sinh ra các chất như: acid lactic, hydropeoxit (H2O2), hay một số các chất kháng khuẩn bacteriocin… các chất này sẽ ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây nhiễm âm đạo. Ngoài ra các lợi khuẩn còn có khả năng bám dính, sinh biofilm, cạnh tranh với các tác nhân gây bệnh khác vào biểu mô âm đạo do đó sẽ làm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây hại.

Đặc biệt đối với trường hợp nặng, phải dùng kháng sinh thì sử dụng lợi khuẩn rất cần thiết cần thiết do các chủng lợi khuẩn thường có đặc tính kháng kháng sinh nên không làm mất sự cân bằng khu hệ vinh sinh vật trong âm đạo.

Giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi và cảm giác ngứa ngáy khó chịu của vùng kín.

Phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản.

Hỗ trợ

phục hồi và duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh âm đạo

của người đang trong thời gian tuân thủ theo phác đồ điều trị bằng kháng sinh.

Hỗ trợ phục hồi và cân bằng hệ vi sinh âm đạo.

Tìm hiểu thêm: Vai trò của lợi khuẩn trong việc bảo vệ sức khỏe vùng kín phụ nữ

Tại sao nên dùng Xịt phụ khoa LiveSpo X-Secret?

Thứ nhất: LiveSpo X-Secret được ứng dụng đồng thời công nghệ “Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH” được tiền hoạt hóa và phương pháp cân bằng sinh học vào trong cùng một sản phẩm giúp bào tử lợi khuẩn sau khi vào vùng kín nhanh chóng nảy mầm và phát huy vai trò. Dạng xịt tiện lợi, không gây khó chịu, kiêng khem cho người sử dụng. 

Thứ hai: LiveSpo X-Secret là sản phẩm xịt phụ khoa có thành phần không hóa chất, không kháng sinh tổng hợp – đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo dẫn tới các bệnh lý như viêm nhiễm, nấm ngứa. Sản phẩm chứa hơn 5 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus và nước muối sinh lý. Các lợi khuẩn này khi được bổ sung sẽ phát huy một số vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe vùng kín:

 Sản sinh acid để duy trì giá trị pH âm đạo luôn dao động từ 3.5 đến 4.5.

Sản sinh kháng sinh để tiêu diệt hại khuẩn.

Cạnh tranh chỗ bám với hại khuẩn, khiến chúng không có cơ hội gây bệnh tại âm đạo.

Kiểm soát việc tiết cytokine giúp làm giảm khả năng viêm nhiễm của âm đạo.

Sản sinh biosurfactants để phá vỡ các biofilm của hại khuẩn. Kích thích niêm mạc âm đạo sản sinh kháng thể IgA giúp ngăn ngừa sự xâm nhiễm của virus và hại khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo

Thứ ba: Theo báo cáo nghiên cứu của Indochina Survey, gần 90% chị em đã dùng thử X-Secret có phản hồi tích cực về hiệu quả của sản phẩm.

Người nổi tiếng chia sẻ gì sau khi sử dụng LiveSpo X-Secret

Nhờ những ưu điểm trong hiệu quả sử dụng và sự khác biệt nổi trội về công nghệ, LiveSpo X-Secret đã và đang được đông đảo người dùng lựa chọn, bao gồm cả những người nổi tiếng.

Phụ Nữ Bị Viêm Phụ Khoa Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm phụ khoa?

Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan sinh dục của phụ nữ như âm đạo, phần phụ, tử cung, vòi trứng… bị các phản ứng viêm tấn công do sự xâm nhập của các loại vi nấm, vi khuẩn.

Các bệnh viêm phụ khoa phổ biến thường gặp như:

Viêm âm đạo

Viêm phần phụ

Viêm cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm phụ khoa có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng chị em phụ nữ đã trải qua quan hệ tình dục và qua sinh nở thai kỳ. Nhất là trong những tháng đầu mang thai.

Sự thay đổi nội tiết tố: Trong khoảng thời gian khi mới có thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ yếu tố nội tiết sẽ có nhiều thay đổi do sự tăng giảm không ổn định của hàm lượng estrogen và progesterone khiến môi trường âm đạo mất cân bằng tự nhiên khiến các tác nhân như vi khuẩn, vi nấm sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Vệ sinh kém: Vệ sinh không sạch sẽ và khoa học là một trong những nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu. Khi có thai, huyết trắng thường ra nhiều hơn, nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ rất dễ dẫn đến bị viêm nhiễm.

Sức đề kháng: Khoảng thời gian đầu khi mang thai, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của phụ nữ thường yếu khiến các loại vi khuẩn, vi nấm dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.

Căng thẳng, mệt mỏi: Những thay đổi đột ngột trong cơ thể khi có dấu hiệu mang thai ở khoảng thời gian đầu như tình trạng ốm nghén sẽ dễ khiến cho chị em phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi, stress. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh viêm phụ khoa khởi phát.

Các triệu chứng bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, chị em phụ nữ thường có các triệu chứng biểu hiện như:

Vùng kín sưng đỏ và ngứa rát, khó chịu

Khí hư bất thường về màu sắc và có mùi hôi tanh

Xuất huyết âm đạo

Đau âm ỉ vùng bụng dưới

Cơ quan sinh dục sưng đau

Âm đạo khô rát, ngứa ngáy

Các triệu chứng viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu làm cho thai phụ cảm thấy khó chịu lo lắng và phiền toái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Vì vậy, khi có triệu chứng bất thường xảy ra tại vùng kín, chị em cần thăm khám sớm để được các chuyên gia hỗ trợ kịp thời.

Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bác sĩ CKI Lại Kiều Hoa chuyên gia sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Nếu không may bị bệnh viêm phụ khoa xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu cần hết sức chú ý, bởi các bệnh phụ khoa có thể khiến thai phụ gặp phải các vấn đề về sức khoẻ nếu không được điều trị sớm.

Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm nhất. Bởi trong khoảng thời gian này, thai nhi vừa mới hình thành, chưa có khả năng bám chắc vào tử cung. Các bệnh lý viêm phụ khoa có thể gây lây lan chéo dẫn đến nhiễm trùng màng ối và khiến thai phụ đứng trước nguy cơ bị sảy thai rất nguy hiểm

Tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu nếu không được kiểm soát chặt chẽ và để kéo dài dai dẳng sẽ dễ tái phát nhiều lần. Mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề như vỡ ối non, sinh non hay nhiễm nấm sang thai nhi rất nguy hiểm đối với thai kỳ và sức khỏe an nguy của cả mẹ và bé trong bụng.

Phụ nữ bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu, việc điều trị bệnh tương đối phức tạp. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em phụ nữ cần biết cách xử lý khi mắc bệnh, để tránh những vấn đề nghiêm trọng có thể phát sinh, bằng cách:

1. Thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh

Việc điều trị bệnh viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chị em phụ nữ cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của vùng kín để kịp thời phát hiện nhằm chữa trị hiệu quả.

Đặc biệt, khi vùng kín có triệu chứng bị đau rát, ngứa ngáy hay ra nhiều khí hư bất thường, chảy máu âm đạo… thì thai phụ cần phải thăm khám ngay để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cụ thể và có hướng khắc phục điều trị phù hợp.

2. Biện pháp khắc phục điều trị

Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết: Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, việc sử dụng thuốc điều trị viêm phụ khoa thường không được khuyến khích.

Tuy nhiên, với một số bệnh viêm phụ khoa bị viêm nhiễm nặng, nếu không sử dụng thuốc thì tình trạng viêm nhiễm sẽ không thể khỏi được hoàn toàn.

Các loại thuốc đặt âm đạo này có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn hay tạp trùng, tạp khuẩn. Từ đó giúp khắc phục và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa.

Mẹ bầu cần chú ý sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý dùng thuốc để tránh tác dụng phụ nguy hiểm có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và bé.

Để phòng tránh nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bất cứ thời điểm nào trước và sau khi mang thai, chị em phụ nữ cần chú ý các vấn đề sau:

Duy trì thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Chỉ nên vệ sinh bên ngoài ở vị trí môi lớn, khe rãnh môi nhỏ, không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo gây mất cân bằng tự nhiên.

Khi lau rửa vệ sinh, chú ý dùng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh lau từ trước ra sau, tuyệt đối không lau theo chiều ngược lại. Điều này có thể khiến vi khuẩn có hại từ hậu môn xâm nhập vào trong vùng kín và gây bệnh.

Tránh mặc đồ lót bó sát hay ẩm ướt sẽ gây bí bách không tốt cho vùng kín. Tốt nhất chị em nên chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát và thấm hút tốt.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như thịt cá, trứng, rau xanh hoa quả tưới để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Nên hạn chế các loại đồ ngọt bởi chúng dễ khiến dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn, khiến vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển

Không nên quan hệ tình dục khi bị bệnh viêm phụ khoa chưa được điều trị hoàn toàn hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh

Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu là vấn đề nhạy cảm và nguy hiểm mà mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Khi có dấu hiệu mang thai cần thường xuyên thăm khám kiểm tra sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi để phòng tránh rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì về sức khỏe sinh sản hay bệnh lý phụ khoa, chị em phụ nữ vui lòng liên hệ qua số hotline 0243.9656.999, các chuyên gia sản phụ khoa sẽ tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho bạn.

Viêm Gan B Ở Trẻ Em &Amp; Phụ Nữ Mang Thai Liệu Có Nguy Hiểm?

Viêm gan B ở trẻ em và phụ nữ mang thai đều rất dễ để có thể xảy ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus (HBV) gây nên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan… Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ở trẻ em và phụ nữ mang thai hãy tìm hiểu các thông tin trong bài viết sau đây.

Đây là căn bệnh có diễn biến tự nhiên rất phức tạp ở trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi. Các triệu chứng trong thời kỳ đầu rất giống với các bệnh lý thông thường như cảm cúm, sổ mũi. Hiện nay thị trường chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này. Virus sẽ xâm nhập vào máu nên trẻ em có thể phải chung sống suốt đời với bệnh mà vẫn học tập, sinh hoạt và phát triển bình thường.

Bệnh ở trẻ em khi cơ thể yếu virus sẽ tác động mạnh và gây ra các đợt tình trạng cấp tính nguy hiểm. Ở thời kỳ đầu trong 7 đến 10 ngày xuất hiện các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…

Người bệnh cần phải đến cơ quan y tế để giám sát và theo dõi thường xuyên tiến triển của bệnh, đặc biệt là các chỉ số men gan. Tùy theo độ cao của men gan mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

Trẻ em bị viêm gan B có men gan ALT tăng cao liên tục: Đây là giai đoạn 2 của bệnh, cần dùng các loại thuốc bổ để hạ men gan và theo dõi trong vòng 6 tháng, nếu tình trạng cải thiện tốt thì không cần phải điều trị.

Các trường hợp cần điều trị lâu dài sau đây:

Bị suy giảm chức năng gan.

Men gan tăng cao, xơ gan.

Mắc bệnh nguy hiểm về gan.

Bị nhiễm virus HBV sau khi cấy ghép gan.

Trẻ em bị mắc bệnh khi gia đình có tiền sử bị bệnh gan.

Khoảng 90% các trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn sơ sinh. Để điều trị bệnh này ở trẻ sơ sinh, trẻ sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay sau khi sinh và sau đó tiếp tục tiêm mũi vắc xin cho trẻ ở một vị trí khác. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi (1 mũi sau khi sinh, mũi thứ 2 tiêm lúc 1 tháng tuổi và mũi thứ 3 tiêm lúc được 6 tháng đến 12 tháng).

Hầu hết trong suốt thời kỳ thơ ấu, trẻ em bị nhiễm bệnh mãn tính không có bất kỳ dấu hiệu và các triệu chứng gây bệnh cũng ít xảy ra. Nhưng các biến chứng nguy hiểm rất có thể sẽ xảy ra vào độ tuổi trưởng thành bao gồm cả bệnh xơ gan và ung thư tế bào gan.

Trẻ bị nhiễm virus HBV cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên. Bệnh được coi là mãn tính khi nhiễm virus HBV mà kháng nguyên bề mặt (HbsAg) vẫn tồn tại trong máu bệnh nhân trên 6 tháng. Các trẻ em bị nhiễm virus HBV đều được yêu cầu phải có sự chăm sóc và theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

Đối với tiến triển của bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh thì cần khám lâm sàng và đánh giá các xét nghiệm huyết thanh của AFP,HBeAg, ALT, HBsAg, anti-HBe, DNA HBV. Ngoài ra cần liệt kê chi tiết thông tin khi kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm tiểu cầu và sử dụng thuốc bổ gan theo chỉ định.

Hiện nay các loại thuốc chữa trị hoàn toàn chưa có nhưng đã có thuốc điều trị làm giảm sự phát triển của virus và khống chế các biến chứng của bệnh. Trước khi sử dụng thuốc đặc hiệu, bác sĩ sẽ dùng thuốc bổ gan có các thành phần như: Vitamin nhóm B , Legalon, kế sữa, nghệ, các loại thảo dược khác… Để đạt được hiệu quả cao nhất, nên sử dụng các loại thuốc gây ức chế sự sinh sôi của virus.

Viêm gan B ở phụ nữ mang thai

Hiện nay theo các nghiên cứu chỉ khoảng 40% tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh từ người mẹ và trong số đó không phải trẻ nào cũng sống chung với bệnh suốt đời. Tỷ lệ bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con là rất cao, nên việc người mẹ cần phải hết sức chú ý trong chu kỳ mang thai của mình. Vì bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn tới cả mẹ và thai nhi.

Nhưng tốt nhất nếu bạn có kế hoạch sinh con thì cần phải đi xét nghiệm máu để có thể kiểm soát căn bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai nhưng được điều trị sớm thì việc kiểm soát các biến chứng có thể trở nên dễ dàng.

Hễ miễn dịch con người vẫn có thể chống lại virus mà không cần dùng thuốc. Mặc dù vậy trong vài trường hợp virus vẫn tồn tại và trốn tránh hệ miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính làm gan bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Trong thời kỳ 3 tháng đầu của thai nhi, người mẹ bị bệnh sẽ truyền mầm bệnh cho con chỉ với tỷ lệ khoảng 1%. Vào 3 tháng giữa của thời kỳ thai nhi mà người mẹ bị mắc bệnh thì tỷ lệ truyền bệnh cho con lên 10 %. Nguy hiểm nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối của thời kỳ thai nhi, người mẹ mắc bệnh trong lúc này thì khả năng lây bệnh cho con lên tới 60 đến 70%. Vậy nên tỷ lệ người mẹ lây bệnh cho con khi mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối của thai kỳ là rất cao cần đặc biệt chú ý.

Khi nhiễm virus HBV trong lúc mang thai sức đề kháng của phụ nữ sẽ giảm đi, dẫn tới tình trạng bệnh năng hơn và nguy cơ tử vong cao so với suy can cấp hoặc tối cấp, khi phục hồi được thì cũng dễ gây mãn tính hơn bình thường.

Bà Bầu Bị Ngứa Vùng Kín Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị ngứa vùng kín là tình trạng nhiều người gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm lý của các mẹ bầu mà còn có thể để lại tác động xấu cho đứa trẻ.

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc và kì diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, sự thay đổi về cơ thể cũng khiến mẹ bầu gặp phải không ít phiền toái, điển hình trong số đó là tình trạng vùng kín bị ngứa. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không và phải làm thế nào để trị dứt điểm hiện tượng này?

NGUYÊN NHÂN NGỨA VÙNG KÍN KHI MANG THAI

Bà bầu vị ngứa vùng kín thường do các nguyên nhân tiêu biểu như:

– Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bà bầu có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hormone estrogen tiết ra mạnh, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

– Do viêm nhiễm âm đạo

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, đa số mẹ bầu sẽ bị nhiễm âm đạo với triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín.

– Độ pH tại âm hộ – âm đạo có sự thay đổi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai, tính kiềm tại vùng âm hộ – âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều nên dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

– Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu không may bị trĩ thì nguy cơ bị ngứa vùng kín là tương đối cao.

Một số nguyên nhân khác như:

– Mẹ bầu ra nhiều mồ hôi khiến cho những vị trí như dưới háng khó chịu, ẩm ướt, từ đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy tại vùng kín.

– Trong những tháng cuối, khi kích thước thai nhi lớn lên sẽ dẫn đến hiện tượng rạn da. Tình trạng căng giãn này gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ở vùng háng, vùng mu, bụng, tay, chân, mông hoặc đùi…

– Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng) xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.

– Ngứa vùng kín khi mang thai có thể do mẹ bầu mắc các bệnh xã hội nguy hiểm, có thể kể đến như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…

BÀ BẦU BỊ NGỨA VÙNG KÍN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bà bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng ngứa vùng kín vì nếu không xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như:

– Vùng kín bị tổn thương;

– Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác;

– Nguy cơ dẫn đến sinh non hoặc đe dọa sảy thai;

– Các ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh thiếu tháng, trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn tấn công trong trường hợp thai phụ sinh thường.

Vì vậy khi bị ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

MẸO TRỊ NGỨA VÙNG KÍN BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG CHO BÀ BẦU

Chuẩn bị:

– Khoảng 15 lá trầu không;

– Nồi nước khoảng 3 lít;

– Một cái chậu.

Thực hiện:

– Rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất trên lá.

– Cho lá trầu vào nồi nước và đun khoảng 20 phút.

– Đổ cả nồi nước ra chậu cho bốc hơi bớt.

– Khi nước vừa đủ bốc hơi nhẹ, không quá nóng, mẹ hãy ngồi lên ghế có lỗ hõm ở giữa và xông.

– Sau khoảng 10 phút xông, mẹ lấy nước. trầu không này vệ sinh vùng kín. Dùng nước dội từ trên xuống và dùng tay vuốt từ trước ra sau. Nên nhớ chỉ rửa, tuyệt đối không thụt rửa.

– Mỗi tuần, mẹ chỉ cần làm 2-3 lần.

(https://eva.vn/ba-bau/ba-bau-bi-ngua-vung-kin-co-nguy-hiem-den-thai-nhi-khong-c85a346875.html)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Bị Viêm Phụ Khoa: Liệu Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!