Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Bị Ốm Phải Làm Sao? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Là người đã từng trải qua thời kỳ mang bầu nên mẹ Bắp rất hiểu nỗi lo của các mẹ bầu khi bị ốm. Bản thân mình lúc mang bầu gặp khá nhiều vấn đề, nào là cảm cúm, đau đầu, ngứa, đau tai…Nhưng dù gặp vấn đề nào mình cũng nhất quyết không chịu uống thuốc mặc dù có loại thuốc chuyên dành cho bà bầu bởi vì mình rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy thì khi bà bầu bị ốm phải làm sao?
1. Cách xử lý khi bà bầu bị đau đầu
Đau đầu là tình trạng mà hầu hết các mẹ bầu gặp phải khi mang thai, thường là trong những tháng đầu thai kỳ vì lúc này cơ thể mẹ bầu chưa quen với việc có thai nhi nên sức khỏe thay đổi. Đặc biệt, những mẹ nào bị nghén không ăn uống được nhiều thì sẽ dễ bị mệt mỏi hơn.
Và mẹ Bắp cũng không ngoại lệ, 3 tháng đầu thai kỳ, mình hay bị đau đầu, bị nghén, nhất là những hôm thay đổi thời tiết là mình lại bị đau đầu. Cứ mỗi lần như thế mình thường làm như sau:
– Uống trà gừng:
Cách này đơn giản thôi, mẹ chỉ cần lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, cắt thành những lát mỏng rồi cho vào một chiếc cốc, đổ nước nóng vào và chờ cho nước âm ấm là mẹ có thể uống ngay.
Các mẹ cũng có thể mua miếng dán salonpas dán vào 2 bên thái dương.
– Trứng ngải cứu:
Các mẹ có thể ăn món trứng ngải cứu trị đau đầu rất hiệu quả. Mẹ Bắp thường được mẹ ruột, mẹ chồng làm cho món này ăn rất tốt.
Các mẹ nên ăn ngay khi còn nóng sẽ dễ ăn hơn. Viết tới đây lại thèm.hihi. Ai mà ăn được đắng thì món này ăn cực thích luôn.
2. Cách xử lý khi bà bầu bị cảm cúm
Nhớ lại hồi mang bầu, ngoài chứng đau đầu thì có một lần mình bị cảm cúm, người nóng ran. Lúc đó, có chồng chăm sóc, và sau 2 ngày không cần uống thuốc đã khỏi. Kinh nghiệm đó là:
– Uống trà gừng: giống với khi bị đau đầu.
– Trườm khăn ấm liên tục để không bị sốt.
– Uống sữa tươi không đường nếu như không ăn được gì. Mình lúc ốm cứ ăn gì vào là lại bị ói hết ra nên không dám ăn gì luôn, chỉ uống sữa.
– Đánh cảm bằng phương pháp dân gian: rang cám gạo cùng lá tàu bi hoặc lá ngải cứu, sau đó cho vào một chiếc khăn mỏng, cuộn chặt lại và lau lên người. Lau từ trán, mặt xuống 2 tay, 2 chân rồi vùng bụng, vùng lưng.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết này của mẹ Bắp.
Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe để thai nhi cũng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Bị Ốm Nghén Nặng Khi Mang Thai Phải Làm Sao?
Bị ốm nghén nặng khi mang thai phải làm sao? Ốm nghén là triệu chứng thường gặp của mẹ bầu nhưng ốm nghén nặng vào đầu hay cuối thai kỳ đều có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con.
>> Bà bầu cần làm những gì trong thai kỳ để luôn cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh?
Chứng ốm nghén nặng khi mang thai
Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là buồn nôn, và với đa số bà bầu thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.
Chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường là vào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ, tình trạng này thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.
Mặc dù biết mức độ dao động của hoóc môn chắc chắn có đóng một vai trò nào đó, nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu rõ được nguyên nhân thực sự của chứng ốm nghén nặng này. Chỉ có thể đảm bảo 100% rằng, sau khi em bé được sinh ra thì triệu chứng này sẽ hầu như hoàn toàn dứt hẳn.
Những bà bầu bị ốm nghén nặng thường lo lắng con mình sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp các bé đều ổn.
Tạo hóa thật tuyệt vời khi cho thai nhi thành thạo trong việc tự lấy những gì cần cho bản thân chúng trước tiên, và khi đó người mẹ mới chính là người bị thiếu hụt. Trong những tình huống mà người mẹ không thể ăn hoặc uống vào bất kỳ một thứ gì thì chắc chắn là cần phải nhập viện.
>> Ác mộng mang tên “ốm nghén”
Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng
Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.
Tiểu đường thai kỳ.
Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường
Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng
Khó kiểm soát, nôn mửa liên tụ
Mất nước và tiểu ít.
Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.
Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặ
Ốm nghén nặng là gì?
Một số nhà nghiên cứu tin rằng ốm nghén tự bản thân nó là một cơ chế bảo vệ sẵn có, nhằm giúp ngăn chặn người mẹ và thai nhi khỏi mắc các bệnh do thức ăn gây ra. Thường thì nó sẽ làm cho các bà bầu thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi.
Ốm nghén thường đã là như vậy, khi bị ốm nghén nặng, mọi thứ đều như bị đẩy lên ở mức đỉnh điểm: nôn mửa liên tục và khó kiểm soát, mất nước, và có cảm giác như tuyệt vọng.
Điều trị chứng ốm nghén nặng
Đôi khi cần phải nhập viện để bù nước bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch, thường là dung dịch nước, muối/chất điện giải và glucose. Mục đích là để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải
Với những bà bầu bị hạ kali huyết thì sẽ cần bổ sung, bằng cách truyền thêm dịch vào tĩnh mạch.
Một số người cần phảiđược cho ăn bằng cách đưa một ống silicone nhỏ thông qua lỗ mũi, qua mặt sau của cổ họng và xuống dạ dày. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng hoặc dung dịch thuốc loại tăng cường, dày đặc năng lượng nhưng dễ tiêu hóa, sẽ từ từ nhỏtừng giọt trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh.
Một số người cũng có thể được kê toa với Vitamin B6 “Pyridoxine”, loại rất có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Axit folic,các vitamin, sắt và các khoáng chất bổsung khác cũng rất cần thiết trong trường hợp bị nôn mửa liên tục và không thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thuốc kháng axit cũng là một lựa chọn vì nó giúphạn chế sản xuất axit trong dạ dày.Thỉnh thoảng, cũng có trường hợp bác sĩ kê toa cho loại thuốc giúp làm trống dạ dày.
Các loại thuốc chống nôn thường được chỉ định nhất, bằng hình thức tiêm hoặc truyền dịch.
Các loại thuốc chống dị ứng cũng thường được kê đơn.
Tránh các loại thực phẩm dễ gây ói mửa. Thường thì các loại thức ăn lạnh và thơm dịu sẽ dễ được dung nạp hơn so với thức ăn nóng. Hâm nóng thức ăn sẽ tạo ra mùi nồng hơn, và chỉ vậy thôi cũng đủ để gây ra ói mửa.
Bệnh nhân cần đến thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng chuyên chăm sóc và điều trị cho bà bầu. Mục tiêu của việc chăm sóc và điều trị này là xây dựng chế độ ăn uống nhằm tối đa hóa năng lượng và dinh dưỡng nạp vào thông qua các loại thực phẩm ngon miệng hơn và ít có khả năng gây nôn mửa hơn.
Sự hỗ trợ về mặt tâm lý cũng quan trọng không kém. Tình trạng buồn nôn và nôn mửa liên tục có thể dẫn đến cảm giác chán nản. Từng đợt cảm giác buồn nôn ngắn cũng đã có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy khổ sở, huống gì là những cơn liên tục kéo dài và không thuyên giảm. Chúng có thể làm xói mòn cả những người lạc quan nhất. Thuốc chống trầm cảm chỉ được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp nếu rủi ro cho mẹ và bé là lớn hơn so với tác dụng phụ của việc dùng thuốc.
Đối với một số phụ nữ, dù không có chứng cứ khoa học nhưng việc kết hợp điều trị Tây y với các liệu pháp khác như châm cứu và/hoặc bấm huyệt xem ra có vẻ hữu ích.
Với một số người thì các loại gừng, trà, nước uống có gas, bánh quy, kẹo có thể giúp thoải mái hơn đôi chút.
Thôi miên, thư giãn cơ bắp sâu, kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng tích cực cũng có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, không liệu pháp nào trong số này có thể giúp bà bầu lấy lại nước cho cơ thể, mà chỉ đối phó với cảm giác buồn nôn,hoặc hy vọng hơn một chút là cải thiện tình trạng nôn mửa.
Thỉnh thoảng thì việc mút các cục nước đá nhỏ, hoặc uống những ngụm nước đá cũng có thể có ích. Với tình trạng nôn mửa liên tục thì giải pháp thay thế chất điện giải, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là một lựa chọn ngắn hạn hiệu quả để điều chỉnh cân bằng điện giải cho cơ thể.
Ăn với số lượng nhỏ các loại bánh quy giòn, bánh mì nướng, và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu, chống buồn nôn.
>> Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa ốm nghén khi mang thai bằng liệu pháp tự nhiên
Sự khác nhau giữa ốm nghén bình thường và chứng ốm nghén nặng
Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.
Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.
Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi.
Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái.
Không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít.
Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, không giữ lại được chút nào.
Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.
Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.
Một trong những lưu ý quan trọng về chứng ốm nghén nặng là, nó không chỉ là “một trong những điều…”khi mang thai, mà nó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.
Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng thì hơn như vậy, nó có thể đem đến đau khổ thực sự cho các bà mẹ đang mang thai.
Mẹ Bầu Bị Ốm Nghén Nặng Phải Làm Sao? Những Mẹo Điều Trị Hiệu Quả
Khi mang bầu, không ít chị em bị ốm nghén, tùy theo cơ địa mỗi người, mức độ ốm nghén cũng khác nhau. Trong đó, có người bị những cơn ốm nghén, nôn ói “hành hạ” cả ngày khiến cơ thể mất nước, không ăn được gì, người mệt lả, vật vã, thậm chí là kiệt sức. Chính vì vậy, vấn đề ốm nghén nặng phải làm sao chính là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.
Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị ốm nghén nặng?
Những tuần đầu khi mới có thai, trong cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện các protein mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng mẹ bầu, khả năng thích nghi với những “vật thể lạ” này có thể ở mức độ nhanh, chậm khác nhau.
Và chính điều đó quyết định bà bầu bị nghén nặng hay nhẹ. Tình trạng nghén không giống nhau, có mẹ nghén nhẹ, đôi khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, thậm chí có người không nghén.
Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì có thể bị buồn nôn, nôn nhiều đến mức không ăn được, thậm chí sợ hãi những thức ăn vốn quen hàng ngày. Có người thì nghén ăn 1 món nào đó hoặc nghén ngủ, tức là luôn cảm thấy buồn ngủ, bất kể thời gian nào trong ngày. Điều này được lý giải là do hiện tượng ốm nghén gây ức chế thần kinh và mẹ bầu buồn ngủ là phản xạ để cơ thể giải tỏa ức chế đó.
Thông thường, thai phụ hay nghén từ tuần 4 – 20, sau đó, khi cơ thể mẹ đã thích nghi dần với phôi thai thì tình trạng ốm nghén cũng giảm dần và hết. Cá biệt có một số mẹ bị nghén đến tận khi sinh.
Đối với tất cả các mẹ bầu, bị nghén khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, khi bị nghén nặng, mẹ bầu cũng không loại trừ hiện tượng đa thai hoặc chửa trứng (trứng bị hỏng nhưng gai rau vẫn phát triển nhờ máu mẹ). Do đó, khi bị ốm nghén nặng, thai phụ nên đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa sản để tầm soát, loại trừ hai nguyên nhân trên.
Theo 1 nghiên cứu mới đây cho rằng, mẹ bầu bị nghén nhiều chứng tỏ thai nhi đang phát triển hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, nếu cảm giác nghén đang nghiêm trọng mà lại đột ngột chấm dứt thì mẹ bầu cũng nên đi gặp bác sĩ ngay vì khả năng thai chết lưu là rất cao.
Mẹ bầu bị ốm nghén nặng có nguy hiểm không?
Cũng giống như những triệu chứng ốm nghén thông thường, khi bị ốm nghén nặng, mẹ bầu cũng có những dấu hiệu phổ biến như: buồn nôn, nôn ói, đau đầu, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn,… Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì tình trạng nôn ói sẽ trầm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu bị nôn nhiều và nôn khan thường xuyên, chiếm phần lớn thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống, nghỉ ngơi.
Ở những mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ thì không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng có nhiều bà bầu bị nghén nặng, nôn ói suốt thai kỳ, ăn vào là nôn ra hết. Tình trạng nghén nặng không chỉ làm acid trong máu tăng cao mà còn khiến cơ thể bị nhiễm kiềm do nôn nghén nhiều. Không chỉ có vậy, mẹ bầu nôn nhiều cũng làm rối loạn cân bằng acid ở dạ dày và hạ thấp nồng độ kali của cơ thể rất nguy hại.
Nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng đến nỗi không ăn được gì thì cần uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm có mùi tanh như cá, tôm, cua,… Đồng thời, cần chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thêm rau tươi, trái cây bất cứ lúc nào thấy đói.
Với những trường hợp mẹ bầu bị nôn ói nhiều gây mất nước, suy nhược cơ thể, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Tránh để lâu dài không có biện pháp khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu bị ốm nghén nặng phải làm sao để phòng tránh?
Ngay từ khi mới có thai và đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, việc ăn uống của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Thế nhưng, có một số chị em không thể ăn uống đầy đủ để đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng do thời gian ốm nghén kéo dài 5, 6 tháng khiến họ kiệt sức.
Bởi lẽ, tình trạng ốm nghén nặng làm giảm sức ăn tự nhiên của mẹ bầu nên trong giai đoạn đầu thai nhi tăng trưởng rất ít, cá biệt có những em bé không tăng chút nào so với lúc chưa có thai. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén nặng, ói mửa rất cần được khắc phục để thai nhi phát triển được bình thường.
Những tháng cuối thai kỳ, khi hết ốm nghén, thai phụ cần ăn nhiều hơn để nạp vào đủ năng lượng cho cơ thể. Bằng cách ăn thêm bữa phụ và tăng lượng thức ăn cho cả ngày so với khi chưa mang thai.
Mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên ăn thêm một bát cơm với đầy đủ các thức ăn như thịt, cá, trứng, đậu,… để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần hàng ngày. Bên cạnh đó, thai phụ cần uống thêm khoảng một ly sữa bầu, một viên đa sinh tố – trong đó có cả acid folic mỗi ngày.
Mẹ bầu cần lưu ý những gì trong quá trình mang thai?
Trong thời gian mang thai, chị em cần tránh làm việc nặng, vận động nhiều, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sảy thai, thai lưu. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên cố gắng không để bị các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubella vì các bệnh này có khả năng gây dị dạng cho thai nhi.
Khi có thai, dù đang bị mất ngủ, mẹ cũng không được dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần. Trước đây đã từng có trường hợp những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide để trị mất ngủ, đến khi con sinh ra bị dị tật, không có chân, tay. Cho nên, nếu muốn dễ ngủ hơn, mẹ có thể dùng hạt sen nấu cháo hoặc chè để ăn sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không dùng vitamin A liều cao, ngay cả các loại thuốc thoa bên ngoài để trị mụn trứng cá cũng phải cẩn trọng. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và tránh xa môi trường có khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy và dị tật sau này.
Mẹ bầu nên ăn gì để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?
Mẹ bầu có thể ăn các loại thức ăn thanh đạm, ít gia vị, tránh các đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ,… để giảm các triệu chứng ốm nghén và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Để không bị đói giữa đêm, mẹ bầu nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, mẹ nên uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ để giúp cho dạ dày trung hòa axit đồng thời giúp cho giấc ngủ sâu hơn và không bị cảm giác buồn nôn “đánh thức” giữa đêm.
Mẹ bầu bị ốm nghén nặng phải làm sao? Hàng ngày, mẹ bầu nên cố gắng uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn mềm, lỏng. Theo kinh nghiệm của các mẹ bầu truyền cho nhau, việc uống từng ngụm nhỏ một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh hoặc gừng tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Quả thật, nếu cơn buồn nôn kéo đến, mẹ bầu hãy nhanh chóng kiếm 1 quả chanh tươi và ngửi nó.
Phương châm hàng đầu của mẹ bầu đó là ăn bất cứ khi nào có thể để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Chính vì vậy, nếu bị ốm nghén nặng không ăn nổi, mẹ bầu hãy dành thứ tự ưu tiên các món ăn “khoái khẩu” của mình. Tránh những thực phẩm quá chua, cay, nóng vì sẽ gây đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Đồng thời, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và hãy tập làm quen với tất cả các sản phẩm từ gừng như: kẹo gừng, trà gừng, hàng ngày mẹ có thể dùng gừng tươi đun sôi pha với mật ong để uống thay nước. Mặt khác, cần tránh xa các món ăn có mùi vị lạ khiến mẹ bầu buồn nôn.
Trong thời gian mang thai, cơ thể nặng nề, mệt mỏi, cho nên mẹ hãy ngủ bất cứ lúc nào có thể để nhanh hồi phục sức khỏe. Tránh xa môi trường nhiều mùi hỗn hợp cũng là một cách để mẹ bầu hạn chế các cơn nghén có thể đến bất chợt.
Những cách trị ốm nghén đơn giản mà hiệu quả
Nếu đã thử nhiều cách chữa ốm nghén mà không hiệu quả, chị em có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn hàng ngày gồm:
Buổi sáng ăn 2-3 chiếc bánh quy lạt khô với phô mai và 1 ly sữa. Buổi trưa ăn món hỗn hợp gồm chuối, cơm, táo nấu nhừ, thêm vào một chút đường cho dễ ăn. Buổi tối ăn bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc ngậm gừng đóng viên nang, bia gừng. Sau khi ăn đợi thêm 30 – 45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống khác.
Khi đã khó ăn, bạn không cần phải mất thời gian trong việc chọn các món bổ dưỡng mà chỉ cần ăn bất cứ thứ gì có thể ăn được như kẹo, bánh quy, hoa quả, uống nước mía, nước quả ép, uống súp, canh,… Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, luôn ăn chín, uống sôi.
https://baodinhduong.com/om-nghen-khong-duoc-phai-lam-sao/
https://dongythaiphuong.com/cam-nang-mang-thai/Om-nghen-nen-an-gi-cach-chua-khi-bi-om-nghen-nang-cho-phu-nu-2652.html
https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy/
Bà Bầu Bị Ho Phải Làm Sao?
Thời kì mang thai các bà bầu phải gặp nhiều khó khăn, nên không thể tránh khỏi các , ho, đau đầu, rối loạn tiêu hóa được. Đây là những triệu chứng thường gặp nhất ở bà bầu, đặc biệt là ho cảm cúm, tình trạng này khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Mặc dù ho cảm không nguy hiểm có thể dùng thuốc uống 2 ngày là khỏi, nhưng đối với bà bầu cần hạn chế sử dụng thuốc tây, vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy bà bầu bị ho phải làm sao cho khỏi bệnh? Muốn biết câu trả lời hãy đón xem bài viết dưới đây nào!
Nguyên nhân khiến bà bầu thường bị ho
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh.
Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm.
Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng , dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Trị ho bằng nghệ Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa . Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc nếu bị đau họng do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.
Trị ho với mật ong hấp lá hẹ Lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.
Mật ong hấp quất Quất còn xanh (4-5 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro. Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Lưu ý không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…
Nước củ cải luộc Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, cho 1 bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.
Đường nâu với gừng và tỏi Bà bầu bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nếu chị em có kèm theo triệu chứng ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi uống.
Cam nướng Một quả cam ngọt, tất nhiên nên chọn loại bảo đảm, nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ và ăn 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả dùng thuốc.
Bà bầu bị ho cần tránh đồ ăn thức uống gì?
Thực phẩm để lạnhKhi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Dừa, mía Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.
Cá, tôm, cua Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Thực phẩm ngọt, vị đậm Hàng ngày nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bạn có ý định ăn quýt để chữa ho thì bạn cần lưu ý tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Thực phẩm chiên rán Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Quả quýt Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Qua bài viết bà bầu bị ho phải làm sao hi vọng giúp các bà bầu hiểu rõ hơn về nguyên nhân cùng các mẹo để chữa trị bệnh hiệu quả. Đồng thời, giúp bà bầu hiểu rằng dù bị cảm cúm hoặc ho thì bà bầu không nên tự ý dùng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ.
Chủ đề : Người bệnh ung thư có thể vui sống hơn với thuốc Fuocidan : http://muathuoctot.com/doctors-best-fucoidan-thuoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-hieu-qua-nhat-309.html/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Bị Ốm Phải Làm Sao? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!