Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Nguyên nhân cảm cúm ở bà bầu
Bà bầu bị cảm cúm xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Sốt cao khoảng 38 – 39 độ C
– Cảm giác ớn lạnh, rét run
– Đau đầu, mệt mỏi, uể oải chân tay
– Bà bầu bị cảm và ho, có thể kèm theo đau họng, ho khan hoặc ho có đờm
– Hắt hơi sổ mũi nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
– Đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng.
Các triệu chứng trên kéo dài trong khoảng 3 đến 5 ngày, cảm cúm ở mức độ nhẹ có thể khỏi trong vòng 5 – 10 ngày tuỳ theo sức đề kháng của mẹ bầu. Tuy nhiên những biểu hiện ốm nghén của thai kỳ cộng thêm những triệu chứng mỏi mệt khiến sức khoẻ của bà bầu không được đảm bảo. Vì vậy cần phải tìm hiểu và hỏi bác sỹ về việc điều trị cho bà bầu bị cúm một cách an toàn và hiệu quả nhất.
3. Bà bầu bị cảm cúm phải làm sao?
Nếu bạn chưa biết khi bà bầu bị cảm phải làm sao? nên làm gì? thị bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Ai ai cũng biết, trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh giữ giúp cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Chúng ta thường chế biến thức ăn hằng ngày ngày dùng tỏi sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật, bệnh cúm cũng tan nhanh.
Bà bầu bị cúm có thể xông hơi với tỏi bằng cách đun một lít nước sôi rồi thả vào 3-4 tép tỏi đã bằm nát vào. Và hít từ từ để hơi nước kèm tinh dầu trong tỏi sẽ làm thông mũi và khiến chứng sổ mũi hắt hơi biến mất, vừa an toàn, và tiết kiêm. Cần chú ý khi sử dụng tỏi để xông mũi, bởi sẽ có tác dụng phụ như tiêu chảy, nóng dạ dày, rát cổ họng, buồn nôn hoặc có thể khiến người lâng lâng.
Bầu bí thường thích dùng chanh và ăn chua. Đây là thực phẩm rất tốt để giảm dịch nhày trong cổ họng, bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng tốt nhất cho cơ thể và chống lại virus cúm. Có thể dùng một cốc nước chanh ấm mỗi ngày để phòng bệnh cũng như làm giảm tiết dịch trong cho bà bầu bị cúm.
Tinh chất gừng chứa tinh dầu và chất béo, có vị cay, tính hơi ôn vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, trong dân gian gừng dùng hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, cảm mạo, phong hàn.
Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, trị bệnh cảm cho bà bầu bằng cách làm ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa sốt nóng, giúp trị cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cảm cúm trị bệnh cảm cho bà bầu tốt nhất là sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi bệnh một cách an toàn.
Bạn lấy lá kinh giới, tía tô nhiều hơn cam thảo một ít. Đem nấu đun sôi lấy nước uống, cách này nhanh chóng giúp mẹ bầu thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm.
Ngoài việc uống lá kinh giới, tía tô, trị bệnh cảm cho bà bầu bằng cách kết hợp thêm với cách trị cảm cúm khác là xông mặt bằng lá thuốc, sẽ giúp mẹ thoái mái hơn và bệnh cũng nhanh khỏi. Sử dụng một vài loại cho xông mặt như: lá bưởi, húng quế, bạc hà, rau tần, ngổ, gừng, tía tô, hành, chanh riềng,… xông hơi cần chú ý tránh bị bỏng.
Cách xông hơi giúp trị bệnh cảm cho bà bầu như sau: Đun sôi nồi chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Cần ngồi xông khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, sau đó lấy khăn lau cho khô mặt. Một ly nước chanh muối sẽ cho cung cấp cho bạn lượng nước nhanh nhất bị thất thoát khi xông hơi.
Cách trị cảm khi mang thai cho các mẹ có thể là dùng lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt).
+ Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần. + Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu bị cảm cúm?
a, Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không ?
Theo các chuyên gia khoa sản, khi mẹ bầu bị cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng nguy hiểm, trong 3 tháng đầu hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm vì vậy họ rất dễ bị mắc bệnh cảm cúm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ mà virus cúm còn gây ra các dị tật cho thai nhi.
b, Bà bầu bị cảm có nên xông không?
Như vậy, việc bà bầu xông lá khi bị cảm là không phù hợp và không nên.
c, Bà bầu bị cảm kèm sốt phải làm sao?
Khi bà bầu bị cảm cúm và kèm theo sốt, thì có thể áp dụng một số phương pháp dân gian đã nêu ở trên, đồng thời có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơn sốt thuyên giảm…
d, Bà bầu bị cảm uống thuốc gì? Thuốc cảm giành cho bà bầu
Theo khuyến cáo của bác sĩ thì bà bầu bị cảm không nên dùng thuốc đặc biệt là các loại thuốc tây. Bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Một số loại thuốc cảm cho bà bầu mà tuyệt đối không được dùng đó là:
Thay vào việc sử dụng thuốc cảm giành cho bà bầu thì sử dụng các bài thuốc dân gian sẽ vừa đem lại sự an toàn và đem lại hiệu quả cho các bà bầu.
– Nên chế biến các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
– Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn luôn đa dạng các loại rau củ, trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất và khả năng đề kháng cho cơ thể. Những loại trái cây có vị chua thường hợp khẩu vị với nhiều bà bầu cũng như bổ sung lượng vitamin C cần thiết, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Nếu bị cảm cúm nhẹ, cần trị bệnh cảm cho bà bầu ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô. Nên ăn khi cháo trứng phải còn nóng để cơ thể toát ra mồ hôi. Thức ăn này sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng vừa là cách trị cảm cho bà bầu an toàn.
– Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế mất nước khi bị sốt cao. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít. Không nên uống nước đá để tránh nguy cơ bị viêm họng.
5. Bật mí những cách phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
– Đeo khẩu trang khi ra đường
Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp, do vậy đeo khẩu trang sẽ giúp bà bầu phòng tránh được căn bệnh này. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa là khoảng thời gian virus cúm có điều kiện phát triển mạnh thì các bà mẹ cần chú ý giữ ấm đường hô hấp bằng cách hạn chế ra ngoài và sử dụng khăn quàng cổ, sử dụng khẩu trang cả khi tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh cảm cúm.
– Rửa tay thường xuyên hơn
Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy giảm nên dễ mắc bệnh. Sử dụng xà phòng, nước rửa tay… giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh lan truyền qua đường tiếp xúc.
Cảm cúm thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, thời tiết trở lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng khăn, mũ, tất… là một cách hữu hiệu bảo vệ cả mẹ và thai nhi trước sự tấn công của các virus bệnh đường hô hấp nói chung và cảm cúm nói riêng. Bên cạnh đó trong thời gian này mẹ cũng nên kiêng những món ăn có tính lạnh như kem, uống nước đá… để hai mẹ con luôn được khỏe mạnh.
– Tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Tầm quan trọng của việc duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi là rất lớn. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, luôn thoải mái tâm lý và thư giãn tinh thần chính là bí quyết để bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh.
– Tiêm phòng cúm hàng năm
Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc xin trong thai kì.
Một mũi vắc xin không chỉ giúp ngừa bệnh cúm mà còn có thể bảo vệ trẻ sơ sinh bị mắc cúm. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin cúm bảo vệ trẻ em đến 6 tháng nếu mẹ đã tiêm vắc xin khi mang thai. Đó là vì kháng thể của mẹ (một phần quan trọng trong hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật) vẫn còn trong hệ miễn dịch của trẻ sau khi trẻ được sinh ra.
Mặc dù bạn đang khỏe mạnh, vẫn nên cần vắc xin cúm. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ phải vào viện hơn khi mắc cúm trong khi mang thai. Bị cúm nặng khi đang mang thai cũng không tốt cho sự phát triển của trẻ vì làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và đẻ non.
Nếu bạn không tiêm phòng cúm khi mang thai, bạn có thể tiêm sau, trong khi đang cho con bú. Mũi tiêm phòng cúm an toàn với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Hiện tại, các bà bầu bị cúm cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc, nước trái cây để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, theo dõi và làm xét nghiệm Triple test mới biết được chính xác.
Bạn khi đi khám nên nhờ bác sĩ xem có nguy cơ sẩy thai sớm và sinh non hay không qua việc siêu âm đo chiều dài cổ tử cung và đo lỗ trong cổ tử cung, bạn nên tránh hắt xì bằng cách điều trị cho tốt viêm mũi, thực sự có thể không ảnh hưởng nhiều trên thai kỳ.
Bà bầu bị cảm do đâu? liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách chữa bà bầu bị cảm cúm an toàn được chuyên gia Ích Nhi cung cấp bên trên, mong rằng những thông tin này sẽ đem đến một nền tảng sức khoẻ tốt cho bà bầu và thai nhi.
Theo: DS.Hương Giang
Trẻ Bị Ho Kéo Dài Phải Làm Sao? Nguyên Nhân + Cách Chữa Trị
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài không khỏi
Trẻ bị ho kéo dài do lạm dụng kháng sinh
Sai lầm phổ biến nhất mà hâu hết các bà mẹ thường mắc phải khi điều trị trẻ bị ho là dùng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi, không theo sự chỉ định của bác sĩ không những không có tác dụng mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể như vi khuẩn kháng thuốc làm cho bệnh khó điều trị và trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn tiêu diệt một số loại vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn gây hại phát triển, tấn công khiến bé bị ho kéo dài không khỏi. Bên cạnh đó, các mẹ không chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ, sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, không chống lại được các tác nhân gây bệnh, làm cho trẻ rất dễ bị mắc bệnh.
Một số bà mẹ khi thấy con có những biểu hiện nghẹt mũi, khó thở thường lạm dụng thuốc xịt thông mũi mà không biết rằng điều này đang gây hại cho bé. Trong thuốc xịt mũi có chứa thành phần corticosteroid giúp chống viêm, dị ứng, nếu dùng thuốc lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như nấm họng khiến trẻ bị ho kéo dài không khỏi ở trẻ.
Không chú ý đến dinh dưỡng cho bé khi ho
Khi trẻ bị ho thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng nên bé thường ăn rất ít. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể bé không đủ dinh dưỡng để chống lại những tác nhân gây bệnh và phục hồi cơ thể. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của bé, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bé mệt mỏi và lâu hồi phục.
Cách chữa trẻ bị ho kéo dài bằng tỏi và mật ong
Thuốc kháng sinh chưa hẳn là lựa chọn tốt cho mọi trường hợp, nhất là khi bị ho lâu ngày không khỏi. Thay vào đó, các mẹ có thể dùng tỏi và mật ong để trị ho lâu ngày không khỏi cho bé rất hiệu quả mà lại an toàn.
Tỏi và mật ong đều chứa chất kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tỏi và mật ong còn có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như tỏi giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, hạ huyết áp,… mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, giúp kháng khuẩn, trị bệnh tim,…
Khi tỏi kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây viêm họng khiến trẻ bị ho kéo dài không khỏi. Các mẹ chỉ cần lấy một vài tép tỏi, rửa sạch, đập dập (để cả vỏ) rồi cho vào bát cùng với mật ong, hấp cách thủy khoảng 15 phút là được. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.
Theo: Chuyên gia Ích Nhi
Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Ngứa Và Cách Chữa Trị
by Nguyễn Phương247 Views
Phụ nữ mang thai thường dễ bị ngứa, thường là không gây nguy hiểm gì cho thai nhi song cũng có trường hợp ngứa là dấu hiệu của một vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe.
Nguyên nhân bà bầu bị ngứa
Do sự thay đổi hormone khi mang thai.
Tử cung lớn dần do sự phát triển của thai nhi khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.
Bà bầu có tiền sử da khô hoặc làn da nhạy cảm.
Bị dị ứng: với thức ăn, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật hoặc bất kì thứ nào đó.
Thời tiết thay đổi.
Căng thẳng tinh thần.
Ứ mật trong gan: khoảng 2% phụ nữ mang thai phát triển tình trạng này. Xảy ra khi mật không chảy bình thường trong các ống nhỏ của gan, dẫn đến sự tích tụ muối mật trong cơ thể và có thể gây ngứa quá mức.
Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Các trường hợp bị ngứa
1.Bà bầu bị ngứa khắp người.
Thông thường do sự thay đổi hoocmon estrogen khi mang thai có thể dẫn đến ngứa nhẹ, nổi mẩn đỏ một số vùng trên người.
Hệ miễn dịch của người mẹ thường suy giảm khi mang thai cộng với thân nhiệt luôn cao, do đó dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hơn.
Làn da luôn ẩm ướt hoặc quá khô cũng dễ bị ngứa hơn.
Trường hợp hiếm gặp là chốc lở, gây ngứa toàn thân, làn da bị bong tróc và kèm theo buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, sốt và ớn lạnh.
2.Bà bầu bị ngứa vùng kín.
Vi khuẩn Vaginosis: chúng thường sống ở vùng âm đạo để giúp giữ cho nó được khỏe mạnh. Đôi khi, chúng phát triển, rơi sai xuống, gây ra nhiễm trùng. Không chỉ ngứa, nó còn gây ra đau, viêm, chảy dịch, mùi hôi và nóng.
Nhiễm nấm men: khi hệ thống miễn dịch suy giảm, các loại nấm phát triển quá mức gây nhiễm trùng. Biểu hiện thường là có mùi chua, dịch trắng đục, ngứa dữ dội và đau nhức.
Bệnh qua đường tình dục: giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas được lây truyền qua đường tình dục và gây ngứa âm đạo, có mùi hôi, khó chịu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: thường là do chủng vi khuẩn E-Coli. Chúng gây ngứa và rát khi đi tiểu. Ngoài ra còn gây ra sốt và giảm thân nhiệt.
Rận (chí): nó thường sinh sống và phát triển ở vùng lông mu, gây ra ngứa và đóng vảy.
3.Bà bầu bị ngứa ở bụng.
Bị rạn da quá mức khi mang bầu, đặc biệt là vùng bụng dễ làm làm cho phụ nữ bị ngứa.
1% phụ nữ mang thai có triệu chứng sẩn mày đay: bị ngứa, mụn đỏ và có các vùng da khác màu trên bụng.
Trong trường hợp rất hiếm hoi, bà bầu có một phát ban lớn gây ngứa liên tục ở bụng hoặc tay chân. Xuất hiện các mụn nước sau đó gây phồng rộp cho làn da. Phát ban này được gọi là gestationis pemphigoid (khác với nhiễm virus herpes).
4.Bà bầu bị ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân.
Những va chạm nhẹ, gây xước da hoặc nhiễm khuẩn cũng dễ làm bà bầu bị ngứa hơn.
Bà bầu tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc dị ứng có gây nên mẩn ngứa.
Cách chữa trị và phòng tránh bị ngứa cho bà bầu
1.Cách phòng tránh bị ngứa.
Không nên tắm nước nóng mà chỉ nên tắm nước ấm, phòng tránh kích ứng da, da không bị khô hơn.
Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh dùng các loại xà bông có chất tẩy mạnh, nên lau khô người sau khi tắm.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, nên chọn chất liệu sợi tự nhiên dễ thấm mồ hôi và có thành phần không gây dị ứng.
Uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên, hạn chế ăn đồ nhiều gia vị, nên ăn sữa chua.
Sử dụng bao cao su và chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Sử dụng kem dưỡng ẩm.
Cho bột yến mạch vào nước tắm.
Tránh tắm nước nóng, sử dụng xà phòng có tính tẩy mạnh,…để không bị nặng thêm.
Luôn giữ vùng da khô thoáng.
Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống: cách này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trường hợp bị ứ mật trong gan bạn cần được khám, xét nghiệm và được chăm sóc y tế.
Tránh ra đường lúc nắng nóng và những khu vực bị ô nhiễm.
Các bà bầu bị ngứa thường xảy ra vào giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kì, hầu hết dễ được chữa trị và nhanh chóng biến mất sau khi sinh. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách chăm sóc cơ thể phù hợp để không bị ngứa.
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Và Cảm Lạnh Biểu Hiện Thế Nào Và Cách Chữa Trị
Khi mang thai hệ thống miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn bình thường nên rất dễ ốm, dễ bị cảm hơn. Bầu bị cảm có 2 loại là cảm cúm và cảm lạnh. Cả 2 loại cảm này đều cần phải có cách chữa trị đúng để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị cảm cúm và những cách chữa trị phù hợp
Cúm là một bệnh do virus truyền nhiễm lây lan qua ho và hắt hơi. Cúm có thể gây hại cho thai nhi với những triệu chứng phổ biến là sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể…
Bà bầu bị cảm cúm thường kéo dài 7 – 10 ngày và hầu hết sẽ bình phục bình thường. Nhưng những mẹ bầu có sức đề kháng quá yếu thì cúm có thể gây nên nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong do biến chứng gây nên. Vì vậy, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý tới những triệu chứng của bệnh và có cách chữa trị kịp thời hạn chế ảnh hưởng cho thai nhi.
1. Triệu chứng cảm cúm khi mang thai
Theo CDC, Cảm cúm ở bà bầu là do virus gây nên, việc điều trị sẽ chủ yếu dựa vào các triệu chứng bệnh. Những dấu hiệu bà bầu bị cảm cúm như sau:
– Sốt
– Ho, đau họng
– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Đau nhức cơ thể
– Nhức đầu
– Ớn lạnh và mệt mỏi
– Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.
2. Cách trị cảm cúm cho bà bầu
Các triệu chứng cảm cúm khi mang thai thường xuất hiện nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Đối với bà bầu 3 tháng đầu không được khuyến cáo sử dụng thuốc. Nếu cần phải uống thuốc thì sẽ được chỉ định bởi bác sĩ.
Việc điều trị cảm cúm tại nhà cho bà bầu có thể áp dụng được với những cách sau:
– Uống nhiều nước để làm dịu đau họng và bổ sung một số chất do mất nước.
– Nghỉ ngơi
– Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng và ho
– Bà bầu bị cúm cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng như cam, bưởi, dứa, cà chua, bông cải xanh, các thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt nạc đỏ, ức gà, trứng, đậu xanh, hạt bí ngô…
– Bà bầu ăn súp gà hoặc sử dụng hỗn hợp chanh ngâm mật ong để làm giảm đau họng (thái chanh lát mỏng cả vỏ, ngâm trong mật ong rồi ngậm).
– Nếu bị nghẹt mũi, sổ mũi thì sử dụng nước muối nhỏ mũi. Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp mũi dễ thở hơn. Có thể sử dụng máy xông để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mũi.
– Mẹ bầu nên tắm nước ấm, giữ quần áo rộng rãi, thoáng, sạch sẽ.
Ngoài ra, còn có những bài thuốc dân gian chữa cảm cúm cho bà bầu cực đơn giản mà lại an toàn cho mẹ và bé đó là:
– Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng: Gừng có thể giúp bà bầu giải cảm nhanh chóng. Mẹ bầu chỉ cần thái vài lát gừng tươi, đun sôi với 200ml nước trong 15 phút để tinh dầu trong gừng thấm ra nước. Lọc lấy nước gừng rồi uống khi nước còn ấm. Nước gừng giúp bà bầu tăng sức đề kháng, kháng khuẩn rất tốt.
– Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô, kinh giới: Lá tía tô và rau kinh giới có đặc tính cay, ấm có tác dụng nhanh trong chữa trị cảm cúm, giảm đau đầu. Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 2 nắm nhỏ lá tía tô và kinh giới, rửa sạch, cho vào nồi đổ nước đun sôi, đậy chặt vung, đun đến khi nào chỉ còn lại khoảng 1 chén nước thì gạn ra uống. Mẹ nên uống khi nước còn ấm.
3. Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc gì?
Để giải cảm cho bà bầu bằng thuốc chỉ được chỉ định bởi bác sĩ. Mẹ bầu không tự ý mua thuốc về uống. Các bác sĩ có thể kê những loại thuốc như:
– Miếng dán thông mũi giảm tình trạng nghẹt mũi
– Viên ngậm chống ho hoặc siro ho
– Paracetamol chấm dứt đau đầu và sốt
– Canxi cacbonat hoặc các loại thuốc tương tự giải quyết các chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày nếu phát sinh.
– Các loại thuốc bà bầu không nên sử dụng như thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen…, kháng sinh… Các loại thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu mẹ bầu uống không theo chỉ dẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
4. Khi nào bà bầu bị cúm cần đi gặp bác sĩ
– Thở khó, khó thở
– Đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng
– Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn
– Co giật
– Đau cơ nghiêm trọng
– Sốt cao rồi giảm sau đó lại sốt cao trở lại
– Giảm hoặc không thấy cử động của thai
Bà bầu bị cảm lạnh và cách chữa trị
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm siêu vi nhẹ rất phổ biến ở mũi, họng, xoang và đường hô hấp. Cảm lạnh có thể gây nghẹt mũi sau đó là sổ mũi, hắt hơi, đau họng và ho. Cảm lạnh ở bà bầu kéo dài bao lâu? Cảm lạnh ở bà bầu thường kéo dài từ 10 – 14 ngày.
1. Triệu chứng cảm lạnh khi mang thai
Whattoexpect chỉ ra cảm lạnh ở bà bầu thường bắt đầu bằng đau họng hoặc cào họng kéo dài 1 – 2 ngày sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm:
– Chảy nước mũi, sau đó là nghẹt mũi
– Hắt xì
– Mệt mỏi nhẹ
– Ho khan, đặc biệt là gần hết cảm lạnh, ho khan có thể kéo dài tiếp tục trong 1 tuần hoặc hơn sau khi các triệu chứng khác giảm bớt.
– Sốt nhẹ hoặc không sốt
Khi cảm lạnh, cơ thể mẹ bầu không quá mệt mỏi nhưng khó chịu nhất là chứng nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi liên tục. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm sau 10 – 14 ngày.
2. Cách trị cảm lạnh cho bà bầu
Cảm lạnh nhẹ hơn cảm cúm nếu không có triệu chứng sốt thì không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy bà bầu bị cảm lạnh không cần quá lo lắng. Mẹ có thể áp dụng những cách giải cảm đơn giản sau đây:
– Uống nhiều nước lọc
– Uống thêm các loại nước ép trái cây như nước ép lựu, chanh, cam… vì chúng có nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
– Ăn tỏi trong bữa ăn hàng ngày vừa có tác dụng giải cảm, tăng sức đề kháng vừa ngăn ngừa cảm lạnh quay trở lại.
– Mẹ bầu cũng có thể uống nước gừng (thái gừng thành lát mỏng, đun với 200ml nước, đun 15 phút rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng). Cách giải cảm cho bà bầu bằng gừng này rất hiệu quả với chứng cảm lạnh.
– Nếu mẹ bầu bị đau họng và ho thì nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng. Mẹ cũng có thể ngậm chanh mật ong để giảm ho.
3. Bà bầu bị cảm lạnh uống thuốc gì?
Đa số các bác sĩ đều khuyến cáo khi bị cảm lạnh bà bầu không uống thuốc, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai.
Bà bầu cũng không nên xông hơi khi bị cảm lạnh bởi nhiệt độ cao trong quá trình xông hơi có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bà bầu bị sốt hãy chườm mát để hạ nhiệt.
4. Bầu bị cảm lạnh khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu sau 10 – 14 ngày mà các triệu chứng cảm không hết mẹ bầu hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu xuất hiện hiện tượng sốt cao (39 – 40 độ), ho ra chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây, hoặc các triệu chứng ho kéo dài hơn 2 tuần thì cần phải tới bệnh viện ngay.
Bà bầu bị cảm nên ăn gì, uống gì?
Dù là cảm cúm hay cảm lạnh thì cũng cần phải bổ sung dinh dưỡng vì cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Bà bầu bị cảm nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?
– Bà bầu bị cảm nên ăn súp gà
Súp gà có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có tính kháng viêm nhẹ nên có thể giảm tiết chất nhầy và sưng cổ họng. Ngoài ra, khi ăn súp gà nóng cũng giúp mẹ tăng nhiệt độ cơ thể vừa phải, tránh nhiễm lạnh.
– Cháo trứng, hành và tía tô
Bà bầu bị cảm nên ăn cháo vì dễ ăn, dễ hấp thụ. Sự kết hợp của trứng, hành và lá tía tô có tác dụng giải cảm cực kỳ hiệu quả. Hành lá có tác dụng làm tan lạnh, giải cảm, sát trùng, an thai. Lá tía tô giúp bầu giảm buồn nôn và đau họng. Trứng chứa nhiều protein cần thiết cho mẹ bầu.
Chứa tinh dầu, tính nóng sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây cảm lạnh. Chất kháng sinh tự nhiên Allicin có trong tỏi giúp diệt khuẩn cực tốt.
– Các loại quả giàu vitamin C
Các loại quả này đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Bà bầu có thể ép các loại hoa quả thành nước ép để uống.
Các loại rau này đều có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Các loại rau mẹ nên ăn như rau muống, rau cải xoăn, súp lơ xanh…
NGUỒN THAM KHẢO:
– Colds During Pregnancy – Whattoexpect
– What to do if you catch a cold when pregnant – Medicalnewstoday
– Cold and flu during pregnancy – Pregnancy Birth Baby
– Pregnant Women & Influenza (Flu) – CDC
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ba-bau-bi-cam-cum-va-cam-lanh-bieu-hien-the-nao-va-ca…
Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!