Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Ăn Thịt Dê Được Không? Lợi Ích Bất Ngờ Cho Sức Khỏe mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu ăn thịt dê được không?
Thịt dê từ lâu được xem như một thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Theo y học cổ truyền, hầu hết các bộ phận của thịt dê đều được xem như vị thuốc trị bệnh. Thịt dê nằm trong số những nguồn đạm quan trọng mà mẹ cần. Bà bầu ăn thịt dê sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ nếu như ăn đúng cách và ở mức vừa phải.
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt dê
Là thực phẩm bổ dưỡng, thành phần dinh dưỡng có trong thịt dê gồm:
Lợi ích khi bà bầu ăn thịt dê
Tốt cho xương và răng
Thịt dê có một lượng lớn kẽm và kali, là hai thành phần quan trọng để mẹ bầu duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Bà bầu ăn thịt dê giúp giảm thiểu tình trạng đau chân, mỏi gối xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài ra, nó còn giúp cho sự phát triển xương và răng của thai nhi được tốt hơn.
Ngăn ngừa thiếu máu
Hàm lượng sắt trong thịt dê được cung cấp dưới dạng heme nên cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Bà bầu ăn thịt dê giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, kết hợp cùng các thảo mộc sẽ tránh được tình trạng hoa mắt, chóng mặt,…
Tăng cường thể lực cho mẹ bầu
Như đã nói, thịt dê cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho mẹ bầu. Đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường hay bị mất sức và mệt mỏi. Bà bầu ăn thịt dê giúp cho việc tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng khi mẹ bị nghén trong giai đoạn này.
Món ngon từ thịt dê tốt cho bà bầu
Thịt dê hấp
Nguyên liệu
500gr thịt dê ba rọi hoặc bụng dê
5 nhánh sả
100gr tía tô, lá chanh
1 quả ớt sừng
1 củ hành tím
1 củ tỏi
1 nhánh gừng
Tương bần
Gia vị: bột ngọt, sa tế, tiêu xanh, đường, muối, bột canh
Cách làm
Bước 1: Sơ chế thịt dê cho hết mùi hôi, thái thành từng miếng vừa ăn. Lá tía tô, lá chanh rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Sả bóc vỏ, thái từng miếng nhỏ. Hành tím, tỏi, bóc vỏ, băm nhuyễn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Ớt sừng thái thành từng lát.
Bước 3: Dùng nồi hấp cách thủy, lót 2/3 sả bên dưới, đặt những miếng thịt lên trên, tiếp tục cho lá tía tô, gừng, sả, ớt còn lại vào nồi hấp cùng. Hấp thịt dê trong 40 phút thì tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.
Bước 4: Pha nước chấm bằng cách: Dùng nước chao + đường + bột ngọt + dầu hào khuấy đều lên.
Xương dê nấu măng
Nguyên liệu
Cách làm
Bước 1: Xương dê đem rửa sạch, trụng qua nước sôi sau đó sơ chế để hết mùi hôi tanh. Chặt xương thành từng miếng vừa ăn. Măng tươi rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
Bước 2: Hành lá rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc dài 3 – 4cm, phần lá phía sau cắt thái vừa phải.
Bước 3: Cho xương vào nồi hầm khoảng 1 tiếng cho thêm một chút muối để ngọt nước, ngọt xương.
Bước 4: Đến khi xương mềm thì cho măng vào nấu cùng. Cho thêm gia vị: muối + mắm + tiêu + bột ngọt. Nếm thử cho vừa với khẩu vị của gia đình.
Bước 5: Khi cả măng và xương đều chín mềm thì cho hành lá vào, khuấy đều, tắt bếp.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn thịt dê
Bà bầu bệnh tim
Đối với những mẹ bị bệnh tim hay cao huyết áp khi mang thai nên hạn chế ăn thịt dê. Bởi nó sẽ làm tăng độ nóng lên và làm tăng đường huyết. Bà bầu ăn thịt dê ở mức độ vừa phải sẽ mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe.
Bà bầu bị viêm gan
Bà bầu bị viêm gan nên tránh ăn thực phẩm này, vì đây là món ăn giàu protein và chất béo. Khi ăn đòi hỏi gan phải làm việc nhiều hơn, nếu gan yếu thì cơ thể không kịp tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng. Điều này sẽ tạo gánh nặng cho gan và tiêu hóa khó khăn.
Bà bầu bị nóng trong người
Thịt dê là thực phẩm có tính nhiệt cao, khi ăn thịt dê dễ bị bốc hỏa, nổi nhiệt. Vì vậy, với những mẹ đang nóng trong người hay nhiệt miệng thì không nên ăn chúng. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung rau xanh, uống nhiều nước vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Bà bầu bị đau viêm
Vì tính nóng cao, nên thực phẩm này không phù hợp với bà bầu đang bị sốt, ho, đau răng hay viêm ruột. Hạn chế ăn thịt dê vào những trường hợp này giúp mẹ có một sức khỏe tốt hơn.
Không ăn khi thịt chưa chín
Tuy có nhiều dưỡng chất nhưng bà bầu ăn thịt dê nên chế biến thịt chín kỹ. Do loại thịt này chứa nhiều lý sinh trùng, dễ nhiễm khuẩn, virut,… Khi chọn mua nên chọn những cơ sở uy tín, chọn thịt tươi và an toàn.
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Ăn Mãng Cầu Xiêm Được Không? 8 Lợi Ích Bất Ngờ Cho Sức Khỏe
Bà bầu ăn mãng cầu xiêm được không?
Mãng cầu xiêm còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai… tùy theo vùng trồng. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm, thịt quả vị ngọt và hơi chua thanh, hạt có màu nâu sậm. Theo kinh nghiệm dân gian, ngoài dùng như một loại trái cây, mãng cầu còn được dùng như một loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như thấp khớp, trầm cảm, co giật, tiêu chảy, bệnh ung thư…
Bà bầu ăn mãng cầu xiêm không chỉ ngon miệng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên điều đặc biệt cần lưu ý cho các mẹ đó là không ăn quá nhiều trong thời gian dài.
Giá trị dinh dưỡng 100 g
Calo (kcal) 66
Lipid 0,3 g
Natri 14 mg
Kali 278 mg
Cacbohydrat 17 g
Chất xơ 3,3 g
Đường thực phẩm 14 g
Protein 1 g
Vitamin A 2 IU
Vitamin C 20,6 mg
Canxi 14 mg
Sắt 0,6 mg
Vitamin B6 0,1 mg
Magie 21 mg
Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn mãng cầu xiêm
1. Chống viêm
Việc tăng cân khi mang thai có thể làm nặng thêm các tình trạng như viêm khớp ở các mẹ bầu. Quả mãng cầu xiêm hoạt động như một thuốc giảm đau. Do đó, mẹ bầu hãy thêm mãng cầu xiêm vào danh sách trái cây cần tiêu thụ để nhận được lợi ích tuyệt vời này.
2. Nhiễm trùng
Do có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus nên quả mãng cầu xiêm trở thành một trong những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, loại quả này rất giàu vitamin C có công dụng hỗ trợ giảm đau nhanh và hạ sốt.
3. Ngừa trầm cảm và chống tăng huyết áp
Lo lắng và trầm cảm khi mang thai là những trạng thái cảm xúc xảy ra ngày càng phổ biến ở các thai phụ hiện nay. Nguyên do là cơ thể và tâm trí bạn phải mất một thời gian để điều chỉnh theo những thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể và lối sống. May mắn thay, bà bầu ăn mãng cầu xiêm có thể giúp mẹ bầu kiểm soát những vấn đề này một cách hiệu quả.
4. Ngăn ngừa thiếu máu
Tình trạng thiếu máu khi mang thai là một vấn đề sức khỏe phổ biến của hầu hết thai phụ. Mãng cầu là loại trái cây hoàn hảo mà bạn nên thêm vào chế độ ăn để có thể bổ sung sắt cho thai kỳ. Bà bầu ăn mãng cầu xiêm sẽ giúp cơ thể mẹ bầu duy trì số lượng hồng cầu đầy đủ, điều này rất cần thiết để thai nhi phát triển thành một em bé khỏe mạnh.
5. Nâng cao mức năng lượng cho cơ thể
Mãng cầu xiêm là loại trái cây rất giàu vitamin B tổng hợp. Việc tiêu loại quả này giúp mẹ bầu luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, thúc đẩy bạn thực hiện những công việc hàng ngày và cả các hoạt động thể chất lành mạnh. Các chất trong thịt quả mãng cầu cũng góp phần duy trì chu kỳ ngủ và thức của bạn, giúp bạn ngủ ngon và thức dậy sảng khoái hơn mỗi ngày.
6. Tốt cho đường tiêu hóa
Quả mãng cầu xiêm rất giàu chất xơ, một dưỡng chất có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Lượng chất xơ này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh. Bà bầu ăn mãng cầu xiêm sẽ góp phần ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe như khó tiêu, buồn nôn và táo bón khi mang thai.
Ngoài ra, việc tiêu thụ mãng cầu trong thai kỳ cũng giúp duy trì niêm mạc đường tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tấn công của các ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
7. Làn da trẻ trung khỏe khoắn
Mãng cầu rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin B tổng hợp có công dụng bảo vệ làn da của mẹ bầu khỏi các gốc tự do. Ngoài ra, loại quả này rất giàu vitamin C giúp bảo vệ da khỏi nguy cơ nhiễm trùng và các dấu hiệu lão hóa.
Do đó, mẹ bầu nên ăn loại quả này để cơ thể có thể hấp thu được các vitamin thiết yếu giúp làm da trông tươi sáng hơn khi mang thai.
8. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe thai kỳ mà nhiều mẹ bầu phải đối mặt.
Mãng cầu xiêm không chỉ ngon miệng, dễ ăn mà còn giúp duy trì lượng đường trong máu và bảo vệ mẹ bầu khỏi các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này.
1. Sinh tố mãng cầu xiêm dừa tươi
Nguyên liệu
1 cốc mãng cầu xiêm bỏ hạt
1/3 cốc dừa nạo
1 cốc nước cốt dừa hoặc nước dừa
Đá viên
Cách làm
Bước 1: Cho tất cả các thành phần vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn trong khoảng 1-2 phút.
Bước 2: Đổ sinh tố vào ly. Rắc một ít dừa nạo còn lại và hạt chia lên trên cùng.
Nguyên liệu
1/2 quả mãng cầu xiêm
200ml sữa tươi
1 hộp sữa chua
Sữa đặc có đường
Đá bào
Cách làm
Bước 1: Rửa sạch mãng cầu xiêm rồi gọt vỏ, cắt thành từng miếng và tách bỏ hạt.
Bước 2: Cho mãng cầu tươi vào ly. Thêm các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều. Sau đó cho đá bào vào và thưởng thức.
Bà bầu có thể ăn được mãng cầu nhưng ăn với lượng vừa phải, nếu không sẽ gây một số tác hại ngược lại cho mẹ và bé. Khi ăn mãng cầu xiêm các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
Tránh ăn mãng cầu chưa chín hay vừa chín tới, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiêu hoá. Ngoài ra, bạn chỉ nên mua mãng cầu trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 (Âm lịch) vì đây là thời điểm chính vụ.
Mẹ bầu tuyệt đối không ăn/cắn thử hạt mãng cầu, vì trong hạt có chứa độc tố annonacin, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Mẹ có bệnh hoặc đang dùng thuốc cao huyết áp, tiều đường, gan, thận, hay điều trị tiểu cầu thấp đều không nên sử dụng.
Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu chưa từng sử dụng loại trái cây này trong chế độ ăn uống thì chỉ nên ăn thử một lượng nhỏ và quan sát các biểu hiện của cơ thể. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì hãy dừng ăn ngay.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.
Ăn Củ Đậu Trong Thai Kỳ, Mẹ Bầu Sẽ Nhận Được 7 Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ
Chế độ ăn uống của bà bầu luôn được quan tâm và chăm sóc kĩ càng nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn em bé trong bụng. Trong quá trình lựa chọn thực phẩm, có lẽ nhiều mẹ sẽ băn khoăn có nên ăn củ đậu hay không, thì lời khuyên là có.
1. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn củ đậu
Củ đậu rất giàu canxi và photpho. Đây là hai khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Vì thế, nếu bà bầu thường xuyên ăn củ đậu trong thai kỳ sẽ giúp tránh được các nguy cơ loãng xương hoặc các vấn đề về răng miệng khác.
Trong củ đậu có khoảng 80 – 90% là nước, 4.5% đường glucoza, 2.4% tinh bột nên sẽ rất có lợi cho những bà bầu bị cơn ốm nghén hành hạ. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn, tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn củ đậu sẽ không thấy ngán mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.
Trong giai đoạn ốm nghén mẹ bầu nên ăn thêm củ đậu (Nguồn: Internet)
1.3 Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Củ đậu là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn củ đậu sống hoặc chế biến thành những món ăn khác cũng đều có thể cung cấp chất xơ vào cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc phải các triệu chứng thường gặp như táo bón, trĩ. Không những thế, lượng chất xơ này sẽ giúp mẹ bầu duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ.
1.4 Thanh nhiệt cho bà bầu
Do có tính mát nên củ đậu có công dụng giải nhiệt. Vào những lúc thời tiết nóng nực, bà bầu có thể ăn củ đậu sẽ giúp cơ thể được thanh mát hơn.
1.5 Cung cấp vitamin và chất sắt
Vitamin C được tìm thấy rất nhiều trong củ đậu. Đây là loại vitamin cần thiết cho cơ thể vì có thể tăng cường sức đề kháng để chống lại một số bệnh tật thông thường. Bên cạnh vitamin C, hàm lượng chất sắt trong củ đậu cũng được đánh giá rất cao. Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
Bà bầu thường xuyên chóng mặt do thiếu máu nên bổ sung củ đậu trong khẩu phần ăn (Nguồn: Internet)
Với đặc điểm chứa nhiều nước nên bà bầu ăn củ đậu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp duy trì độ ẩm của làn da, giúp da luôn mịn màng, tránh khô sần.
1.7 Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Hàm lượng lớn folate trong củ đậu sẽ góp phần thúc đẩy sản sinh tế bào, tham gia quá trình xây dựng AND mang thông tin di truyền ở thai nhi. Khi mẹ bầu bổ sung đủ folate sẽ giảm nguy cơ sưng não và tủy sống, cũng như dị tật ống thần kinh ở trẻ.
2. Một số lưu ý khi bà bầu ăn củ đậu
Có thể thấy rằng củ đậu đem lại khá nhiều lợi ích với sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên hãy ăn một lượng vừa đủ, để đảm bảo hấp thụ cân bằng các dưỡng chất.
2.1 Không ăn nhiều liên tục
Bà bầu chỉ nên ăn từ 2-3 củ một ngày, không ăn liên tục quá 4 bữa một tuần, bởi loại thực phẩm này có thể tạo ra cảm giác “no giả” do chứa nhiều nước. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ bầu khó tiêu thụ những loại thực phẩm khác, từ đó làm mất cân bằng dinh dưỡng, khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, uể oải. Cùng với đó, do củ đậu có tính hàn nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Thời điểm tốt nhất để ăn củ đậu nên vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn, tránh ăn vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ. Mẹ bầu có thể ăn củ đậu trực tiếp hay chế biến thành những món ngon từ củ đậu. Ngoài cách lấy nước ép hay chế biến thành món nộm, các mẹ có thể chế biến củ đậu thành một số món ăn khác như: củ đậu xào thịt, củ đậu cuốn tôm, củ đậu xào tép….
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong thai kỳ là khá quan trọng và ăn củ đậu sẽ không thể cung cấp đầy đủ hết những dưỡng chất cần thiết. Do vậy, chị em cần phải ăn đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau như rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa…. để đảm bảo duy trì sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của bé thật tốt.
Bà Bầu Ăn Bắp Chuối Được Không? 6 Lợi Ích Bất Ngờ Từ Bắp Chuối
Bà bầu ăn bắp chuối được không? Bắp chuối là món ăn phổ biến trong nhiều mâm cơm và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Bà bầu ăn bắp chuối giúp cải thiện và khắc phục một số bệnh thường gặp khi mang thai
1. Bà bầu ăn bắp chuối được không?
Khi mang thai, việc dung nạp các thực phẩm luôn là những lựa chọn kỹ càng của mẹ bầu. Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu ăn bắp chuối có tốt không? Bà bầu ăn bắp chuối rất tốt cho sức khỏe của mẹ. không những tốt cho sức khỏe mà bắp chuối còn mang lại nhiều lợi ích, giúp bà bầu đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén, ngăn ngừa tiểu đường và tăng cường tiết sữa sau sinh.
2. Thành phần dinh dưỡng của hoa chuối
Bắp chuối chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe con người. Bắp chuối cung cấp các dưỡng chất như: calo, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, đồng, kali, magie và vitamin E. Hoa chuối còn thực sự là giải pháp giúp cho bà bầu sau sinh kích sữa, đem lại nguồn sữa đủ cho bé yêu.
3. Lợi ích khi bà bầu ăn hoa chuối
Tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh thường gặp ở các bà bầu. nguyên nhân do bà bầu ăn uống không lành mạnh, hấp thụ quá nhiều đồ ngọt dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Ăn bắp chuối là một lựa chọn tuyệt vời giảm hàm lượng đường trong máu. nhưng đồng thời nó cũng có nhiều chất xơ và hàm lượng sắt cao vì vậy nó rất hữu ích để khắc phục vấn đề thiếu máu phát sinh trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Bà bầu ăn bắp chuối được không? Giảm hiện tượng chảy máu
Bắp chuối luộc giúp ức chế sản xuất các hormone progesterone. Đây là thực phẩm giúp bà bầu khắc phục các hiện tượng đau bụng và chảy máu ở ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Hàm lượng magiê trong hoa chuối cũng là thành phần tuyệt vời để cải thiện tâm trạng và điều trị chứng buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai.
Bà bầu ăn bắp chuối được không? Nhanh chóng phục hồi vết thương
Ethanol trong bắp chuối giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau sinh. Ngoài ra, hoa chuối ngăn ngừa sự nhiễm trùng mà nhiều mẹ vô tình mắc phải do hoa chuối có khả năng hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Mẹ nên thường xuyên ăn hoa chuối trong thời gian mang thai để đem lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể.
Bà bầu ăn bắp chuối được không? Tăng cường sức đề kháng
Hàm lượng A, vitamin C và vitamin E có trong hoa chuối còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Bà bầu ăn bắp chuối được không? Tăng tiết sữa
Ngoài ra, hoa chuối cũng có thể giúp thúc đẩy dòng chảy của sữa mẹ. Sau khi sinh, việc ăn các món ăn từ hoa chuối nên được khuyến khích để em bé của bạn có thể ngay lập tức nhận được các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ và nguồn sữa non này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và trí thông minh.
Hợp chất methanol đóng vai trò giúp chống oxy hóa, giảm thiểu mắc các bệnh ung thư. Bà bầu ăn bắp chuối thường xuyên giúp mẹ ngăn ngừa quá trình lão hóa da, đem lại làn da tươi trẻ và rạng ngời.
4. Món ăn từ bắp chuối cho mẹ bầu
Nguyên liệu:
200g tôm tươi
1/2 bắp chuối sứ
Gia vị: ớt, tỏi, chanh, nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu, rau thơm
Cách làm:
Làm sạch tôm phần đầu, bóc vỏ và khứa đôi dọc làm đôi để khi trộn gỏi tôm ngấm đều gia vị.
Bào nhỏ chuối bắp chuối sứ, ngâm trong nước. Cho thêm 2 thìa muối, 1 trái chanh để bắp không bị đổi màu đen. Ngâm 15 phút vớt bắp chuối ra, để ráo nước.
Trộn đều tôm và bắp chuối. Cho thêm gia vị tỏi, ơt, 1/2 quả chanh, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng muối, 1/2 muỗng hạt nêm, 1 chút hạt tiêu, 1 vài cọng rau thơm trộn đều.
Nêm nếm vừa ăn và thưởng thức.
Nguyên liệu:
1 bắp chuối sứ hoặc chuối sắp
Gia vị: chanh, tỏi, ớt, bột ngọt và rau húng lủi
Bắp chuối lột vỏ già bên ngoài. cắt thành từng khoanh dài 5cm rồi xẻ làm 4 phần. Ngâm với hỗn hợp nước muối và chanh. Để 15 phút cho chuối không bị đen, thâm.
Bỏ chuối đã ngâm vào nồi. Đổ nước ngập qua chuối. Luộc trong nồi sôi 5 phút, vớt ra và mẹ cho ngay vào thau nước lạnh ngâm cho tới lúc nguội. Xé từng miếng theo chiều dọc.
Làm nước mắm chua ngọt với ớt, chanh, đường, nước mắm.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn bắp chuối được không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Ăn Thịt Dê Được Không? Lợi Ích Bất Ngờ Cho Sức Khỏe trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!