Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Ăn Sắn Được Không? Những Điều Mẹ Cần Biết Để Tránh Nguy Hiểm mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu ăn củ sắn có tốt không
Trước khi giải đáp thắc mắc có bầu ăn sắn được không thì chúng ta cùng tìm hiểu xem củ sắn có những thành phần dưỡng chất gì có lợi cho cơ thể.
Ở Việt Nam thì sắn không còn xa lạ gì, chúng được trồng và tiêu thụ với rất nhiều mục đích như: củ sắn làm thức ăn cho người, lá sắn để chăn nuôi gia súc, cây sắn để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thuộc nông nghiệp.
Cứ trong 100gr củ sắn đã qua luộc thì sẽ có các giá trị dinh dưỡng như sau: 112 Kcal Calo, 5% RDI Phot pho, 2% RDI Canxi,..và các vitamin nhóm B, các khoáng chất như Kalo, chất xơ.
Củ sắn chứa hàm lượng tinh bột lớn nên thường đem lại cảm giác no lâu do đó sắn được mọi người ưa thích làm thành món ăn sáng quen thuộc. Thêm vào đó, lượng chất xơ khá dồi dào giúp cho hoạt động của hệ tiêu hoá cải thiện hơn.
Thêm vào đó, chỉ số đường huyết GI có trong củ sắn tương đối thấp giúp người ăn kiểm soát được lượng đường cũng như các chất béo bất lợi trong máu.
Tuy có khá nhiều dưỡng chất tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể thì bà bầu ăn củ sắn có tốt không thì cũng chưa thể kết luận được. Bởi củ sắn vẫn còn những thành phần có hại như các acid amin không cân đối có trong củ Sắn. Lúc này cơ thể gặp hiện tượng thừa một lượng arginin nhưng lại thiếu hụt đi acid amin chứa lưu huỳnh.
Hơn nữa ở lớp vỏ đỏ bên ngoài và hai đầu của củ Sắn có chứa một lượng lớn axit cyanhydric HCN. Đây là một hợp chất có khả năng gây ra các bệnh lý về đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm,..rất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Có thai ăn củ sắn được không
Bà bầu ăn sắn được không? Các chuyên gia dinh dưỡng thì khuyên rằng bà bầu nên hạn chế ăn thực phẩm này. Điều này lý giải bởi củ sắn bên cạnh việc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt thì nó cũng tồn tại những thành phần độc tố và hàm lượng của thành phần này sẽ tăng sinh nếu như tích trữ trong thời gian dài.
Cụ thể phần độc chủ yếu nằm trên phần vỏ, phần đầu và phía đuôi của củ sắn. Phụ nữ trong thời gian mang thai nếu ăn phải củ sắn chưa được loại bỏ hết các độc tố thì rất dễ bị nhiễm độc gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, chóng mắt, hoa mắt, suy nhược, rối loạn tiêu hoá hay tiêu chảy.
Tuy nhiên thì độc tố trong củ sắn này lại rất dễ để loại bỏ trong quá trình chế biến, dễ bay hơi cũng như tan trong nước. Vì vậy nếu biết cách để chế biến thì có thể sử dụng một cách an toàn.
Bà bầu có được ăn rau sắn muối chua
Bên cạnh củ sắn thì rau sắn muối chua cũng là một trong những thực phẩm mà mẹ bầu hay thắc mắc rằng có được ăn hay không. Những thực phẩm muối chua thường khiến mẹ bầu cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên thì rau sắn muối chua hay bất cứ rau củ nào qua quá trình lên men đều sẽ sản sinh ra những vi khuẩn hoặc chứa những chất không tốt cho cơ thể. Vì vậy, trong khoảng thời gian mang bầu mẹ cần hạn chế ăn rau sắn muối chua để đảm bảo sức khỏe.
Bà bầu ăn rau sắn có sao không
Tuy nhiên, lá sắn ngọt khi được chế biến luôn thành các món ăn như lá sắn xào tỏi, canh rau sắn, rau sắn luộc,..lại được xem là một thực phẩm xanh giàu đạm và các giá trị dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu.
Cách chế biến và sử dụng củ sắn an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu ăn sắn được không thì cần loại bỏ độc tố khi chế biến đúng cách là điều cần thiết. Bởi vậy mẹ bầu cần chú ý những điều sau để tránh nguy hiểm cho cơ thể.
– Đầu tiên, khi mua củ sắn về thì mẹ cần rửa qua rồi loại bỏ phần vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi củ sắn- đây là các phần mà độc tố tập trung nhiều nhất. Sau khi đã sơ chế xong thì mẹ cho sắn vào ngâm trong nước lọc trong vòng 1 tiếng đồng hồ rồi thay nước, rửa lại cùng nước nhiều lần.
– Lúc luộc sắn mẹ nhớ để ý mở nắp nồi để độc tố khi tan vào nước sẽ bay hơi đi. Luộc càng kỹ thì càng đảm bảo loại hết độc tố.
– Củ sắn sau khi mua về cần tiến hành chế biến càng sớm càng tốt vì khi để trong thời gian dài sẽ sản sinh thêm nhiều độc tố và khó loại bỏ chúng ra khỏi trong quá trình luộc.
Những điều mẹ bầu cần chú ý khi ăn củ sắn đó là
– Ngoài ra thì mẹ nên ăn sắn kết hợp với các thức ăn khác để đa dạng thực đơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng như duy trì một chế độ ăn cần bằng. Đây là điều cần thiết bởi khi cơ thể mẹ nhận được đủ dưỡng chất mới có thể tiến hành chuyển hoá để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
– Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ củ sắn thường sẽ an toàn hơn cho mẹ bầu. Điển hình là bột sắn, mẹ có thể dùng nó để chế biến nhiều món ngon mà không lo về vấn đề các thành phần độc tố tồn dư như khi ăn củ sắn.
– Không nên ăn sắn lúc đói dễ gây say sắn và nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
– Ăn sắn cùng mật ong cũng là cách để trung hoà thành phần độc tố.
Cách lựa chọn củ sắn mẹ bầu cần biết
Với việc bà bầu có ăn củ sắn được không thì hoàn toàn được, nhưng cần chú ý đến việc lựa chọn sắn sao cho đúng cách để phòng tránh độc tố.
Củ sắn sau khi được thu hoạch thì cần chế biến càng sớm càng tốt để tránh sản sinh ra nhiều độc tố có hại. Nếu chưa dùng ngay thì nên vùi củ xuống đất để bảo quản.
Củ sắn khi nổi đốm xanh thì cần vứt bỏ ngay.
Sắn hay khoai mì cao sản không nên ăn vì hàm lượng độc tố HCN lớn.
Sắn khi đã qua các công đoạn sơ chế như cắt thành lát và phơi khô thì sẽ giảm đi lượng độc tố ban đầu.
Hướng dẫn cách làm món ngon từ củ sắn cho mẹ bầu
Chè cốt dừa chuối và sắn
– Chuẩn bị: Sắn, chuối, bột năng, nước cốt dừa, lạc rang, bột báng, đường.
– Hướng dẫn thực hiện: Mẹ lột bỏ phần vỏ ngoài của sắn, cắt đi phần đầu và đuôi rồi thì rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Chuối mẹ cũng lột bỏ phần bỏ rồi cắt thành từng miếng.
– Đem phần bột báng ngâm tầm 10 phút trong nước.
– Sau khi sơ chế xong thì mẹ cho sắn và luộc đến khi gần chín thì thêm bột báng vào đun cùng cho mềm ra thì bỏ chuối cùng đường vào. Cuối cùng thì cho nước cốt dừa vào trong nồi đun đến khi nước bắt đầu sánh lại thì tắt bếp. Mẹ múc chè ra thì rắc lạc rang giã nhỏ lên trên cho thơm bùi rồi thưởng thức.
Bánh tằm khoai mì – sắn
– Chuẩn bị: Sắn, nước cốt dừa, bột năng, đường, lá dứa, củ dền, mè rang, muối, dừa sợi.
– Hướng dẫn thực hiện: Có bầu ăn sắn được không? Thì mẹ cần đem ngâm sắn sau khi đã lột bỏ phần vỏ rồi cắt thành lát mỏng đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến mẹ chắt nước để trong khoảng 30 phút cho phần tinh bột lắng xuống thì giữ lại phần tinh bột. Đem phần tinh bột này trộn với bột năng cùng nước dừa và muối để trộn cho đều đến khi thành hỗn hợp dẻo.
– Các nguyên liệu củ dền, thanh long đỏ, lá dứa thì mẹ xay từng phần để chắt lấy nước làm màu cho bánh. Chia phần bột sắn đã trộn bên trên thành 3 phần cho 3 màu nước trên và rồi cho nước màu lượng vừa đủ vào bột mỳ tránh để bị nhão.
– Sau khi màu được trộn đều thì cho vào khuôn, tạo áp lực ép chặt rồi cho vào nồi hấp. Khi bánh chín thì mẹ để ra cho nguội bớt rồi cắt thành từng sợi, trộn với phần dừa bào cùng mè đã chuẩn bị rồi thưởng thức.
Bánh sắn nướng
– Chuẩn bị: Củ sắn, bột năng, nước cốt dừa, sữa đặc, muối.
– Thực hiện: Mẹ sơ chế sắn như trên rồi bào thành các sợi nhỏ. Sau đó cho phần sợi này vào trong túi vải hoặc khăn sạch để vắt bỏ phần nước ra hết.
– Sau đó mẹ cho các nguyên liệu sữa đặc cùng nước cốt dừa vào trộn với nhau khi sền sệt thì cho thêm bột năng và muối vào cùng. Tiếp theo mẹ cho hỗn hợp trên vào máy xay và xay thật nhuyễn. Sau khi xay thì cho vào khuôn rồi thực hiện nướng ở nền nhiệt 145 độ C trong vòng 90 phút là bánh chín.
Như vậy là qua bài viết bà bầu ăn sắn được không quý bạn đã có được đáp án cho mình cũng như có thêm được những thông tin cần thiết khi sử dụng Sắn. Với những hướng dẫn trên mong rằng các mẹ có thể sử dụng sắn đúng cách và an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Hy vọng rằng với những thông tin về sức khỏe mẹ và bé mà MKC cung cấp, các mẹ sẽ xây dựng được thực đơn bổ dưỡng cho sức khỏe.
Mẹ Cần Biết Điều Này Để Tránh Nguy Hiểm Khi Mang Bầu Sau Sinh Mổ 1 Năm
Sinh mổ bao lâu thì có bầu lại được?
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa sản, cơ thể người mẹ sau sinh mổ cần ít nhất 2 năm nghỉ ngơi mới sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. Bởi sau khi sinh mổ, vết mổ ở tử cung phải lành lặn sau thời gian dài, đảm bảo sẽ không bị bục chỉ, vỡ vết thương khi tiếp tục mang thai và sinh con.
Bên cạnh đó, cơ thể người mẹ sau kỳ vượt cạn mất rất nhiều sức, mất máu, đau xương chậu, cột sống. Để có thể sẵn sàng mang thai và cho thai nhi khoẻ mạnh, mẹ cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi dần lại. Việc mang thai và sinh con liên tiếp trong thời gian ngắn có thể bào mòn sức khoẻ mẹ nhanh chóng và để lại nhiều hậu quả về sau khi đã qua tuổi trung niên.
Chưa kể đến vừa sinh bé xong, bé sơ sinh còn trong giai đoạn bú sữa mẹ và cần được đảm bảo đủ dinh dưỡng qua sữa mẹ. Nếu mẹ lại có thai tiếp có thể không đảm bảo chăm bé được khoẻ mạnh. Sinh 2 bé cận nhau cũng khó về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ cũng như đảm bảo việc chăm sóc được đầy đủ, kỹ càng.
Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?
Trên thực tế, không ít mẹ mới sinh mổ lại có bầu chỉ sau 1 năm. Đối với vấn đề này, các bác sĩ có lời khuyên như sau.
Có bầu sau sinh mổ 1 năm có thể được, nếu người mẹ đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về sức khoẻ. Bao gồm: thai phụ dưới 35 tuổi; vết mổ lần trước đã lành; không có hiện tượng viêm nhiễm; không thỉnh thoảng đau, khó chịu ở vết mổ. Hoặc không mang thai đôi; được bác sĩ thăm khám vào theo dõi kỹ càng.
Còn nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì việc có bầu sau sinh mổ 1 năm cần được cân nhắc. Vì nếu “trót lỡ” để có bầu sớm hơn hạn định 2 năm sau khi lên bàn mổ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ và cả thai nhi.
Một số nguy cơ có thể xảy ra
Bục vết mổ. Tỷ lệ vết mổ cũ bị bục tăng cao gấp 3 lần đối với các mẹ bầu mang bầu lần 2 sau sinh khi dưới 18 tháng. Đặc biệt khi thai lớn lên, bụng căng to và khi chuyển dạ, nguy cơ bục chỉ gần như là chắc chắn. Nếu thai phát triển quá lớn, làm rách vểt mổ cũ gây chảy máu, cách duy nhất là mổ sớm lấy thai.
Tình trạng sinh non phổ biến. Nguy cơ này xảy ra với đa số các ca mẹ bầu vừa mổ lại mang thai sớm. Thai non, kém phát triển, khi sinh ra bé cũng có nhiều vấn đề về sức khoẻ, trí não.
Nguy cơ thai bám vào vết sẹo. Tương tự như có thai ngoài tử cung, nếu thai nhi làm tổ và bám vào vết sẹo cũ, ở giai đoạn sớm gây ra chảy máu nặng và thường phải bỏ thai. Có trường hợp nguy hiểm hơn khi bánh rau bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo mổ cũ, gây tình trạng cài răng lược. Thậm chí có nguy cơ phải cắt bỏ tử cung nếu tình hình chuyển xấu.
Nếu có bầu 1 năm sau sinh mổ thì sao?
Tuy đối diện với các nguy cơ trên và được khuyên là nên đợi 2 năm, nhưng nếu các mẹ lỡ có bầu sớm mới 1 năm sau sinh mổ thì cũng có nhiều giải pháp. Nếu thai phát triển khoẻ mạnh và cơ thể mẹ bình thường thì đừng vội phá thai. Chưa kể việc phá thai cũng ảnh hưởng không tốt đến tử cung còn đang phục hồi sau khi mổ.
Điều đầu tiên các mẹ cần làm khi phát hiện lỡ có bầu sớm hơn dự định là đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám. Nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đừng ngại ngùng hay chờ đợi khi thai lớn lên thì càng khó xử lý nếu có chuyển biến xấu.
Khi gặp bác sĩ, các mẹ bầu nên nêu rõ tình hình mang thai lần trước, sinh mổ có vấn đề gì không, tình hình lành lặn của vết mổ ra sao. Đồng thời yêu cầu được thăm khám cơ thể mẹ và để bác sĩ đưa ra lời khuyên nên giữ thai nhi hay không.
Nếu có thể giữ thì hãy đảm bảo mẹ bầu nên khám thai thường xuyên, có chế độ chăm sóc đặc biệt và theo dõi kỹ càng kết mổ. Đặc biệt giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là cực kỳ quan trọng, cần quan sát và chú ý bất cứ sự chuyển biến nào ở vùng tử cung và khu vực mổ. Nếu được thì nên chủ động sinh sớm ở tuần thứ 38 để an toàn cho mẹ và thai nhi.
Kết
Để tránh những nỗi lo lắng như sau sinh 1 năm có bầu lại được không, các đôi vợ chồng nên chú ý tránh thai khi vợ mới sinh hay có con nhỏ. Nên tìm hiểu các điều cần tránh để đảm bảo sức khoẻ người phụ nữ, đồng thời luôn xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Khó Thở Khi Mang Thai, Những Điều Mẹ Nên Biết Để Tránh Nguy Hiểm Đến Sức Khỏe Thai Kỳ
Khó thở khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 3/4 thai phụ sẽ cảm thấy khó thở vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ.
Khi thấy triệu chứng khó thở trong thai kỳ, bạn có thể sẽ rất hoảng sợBạn có thể bắt đầu cảm thấy khó thở trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn hai của thai kỳ. Lúc đầu, khi thấy triệu chứng này, bạn có thể sẽ rất hoảng sợ. Ngoài ra, khó thở khi mang thai còn có thể do thai nhi phát triển đủ lớn, gây chèn ép lên các bộ phận lân cận hoặc trong trường hợp song thai, đa thai, bạn cũng có thể đặc biệt cảm thấy rất khó thở.
Tại sao khi mang thai bạn lại bị khó thở?
Khó thở khi mang thai là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể để thích ứng với sự tồn tại của em bé trong bụng mẹ.
Trong kỳ đầu mang thai, xung quanh lồng ngực của bạn phải đấu tranh tìm không gian và thích ứng với sự chèn ép của thai nhi ngày một lớn. Lồng ngực của bạn sẽ di chuyển cao hơn trong thời gian bạn mang thai để cung cấp một dung tích lớn hơn cho phổi hoạt động.
Các hormone progesterone tăng cao cũng làm cho bạn bị khó thở khi mang thai do phải thích nghi với cách thức nó hấp thụ oxy trong máu thông qua phổi. Kết quả là cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nồng độ carbon dioxide mà bạn thở ra.
Kích thước thai nhi lớn cũng có thể làm cho bạn bị khó thởNhững thay đổi này có nghĩa là cơ thể bạn phải làm việc tốt hơn để thích nghi với sự thay đổi của nồng độ oxy và carbon dioxide trong cơ thể. Bạn đang thở ở mức tương tự như trước khi thụ thai, chỉ có điều mỗi lần thở phải sâu hơn và đó là lý do giải thích tại sao bạn lại có cảm giác khó thở khi mang thai. Một số bà mẹ sẽ cố gắng để thích nghi nhanh với thay đổi này nhưng số khác lại cảm thấy rất khó chịu và do đó lại càng cảm thấy khó thở hơn.
Đến cuối giai đoạn 3 của thai kỳ, kích thước thai nhi lớn cũng có thể làm cho bạn bị khó thở. Ở giai đoạn này, tử cung của bạn đã đẩy lên rất cao và nằm ngay dưới lồng ngực, vì thế nó sẽ gây ra áp lực lên phổi. Có lẽ bạn sẽ càng cảm thấy khó thở hơn ở giai đoạn này nếu mang thai lần đầu, đặc biệt lại là khi thai nhi nằm cao.
Thỉnh thoảng bạn cũng có thể cảm thấy như sắp tắt thở tới nơi những lúc bước lên bậc thang nhưng đừng lo lắng vì kiểu thở dốc này là bình thường và hoàn toàn vô hại.
Cảm giác khó thở khi mang thai sẽ kéo dài trong bao lâu?
Nếu bạn đang mang thai lần đầu tiên, em bé có thể chúc xuống khung xương chậu từ khoảng 36 tuần. Đây là lúc cảm giác khó thở khi mang thai giảm bớt. Nếu bạn đã từng mang thai trước đây, thai nhi có thể sẽ không chúc xuống ngay từ tuần này cho đến cuối thai kỳ.
Cố gắng uống nước, hít thở sâu để thích nghi với những cơn khó thở bình thườngNếu bạn vẫn có thời gian để đi lại, hãy thử một số tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát tốt hơn nhịp thở của mình. Tuy nhiên, đừng quá gắng sức vì sẽ gây tác dụng ngược, khiến bạn cảm thấy khó thở nhiều hơn, thậm chí nguy hiểm. Trong khi đó, nếu tập thể dục nhẹ nhàng, thậm chí bạn có thể trò chuyện với bạn tập trong lúc tập luyện để giải tỏa tinh thần.
Thai nhi cũng sẽ nhận được nhiều oxy hơn trong khi bạn luyện tập để kiểm soát nhịp thở của mình.
Sau khi sinh, nồng độ hormone progesterone giảm mạnh, đồng thời áp lực lên cơ hoành và tử cung biến mất giúp bạn có thể thở lại bình thường. Tuy nhiên, có thể phải mất một vài tháng để những thay đổi ở lồng ngực và hệ thống hô hấp trở lại bình thường như trước khi mang thai.
Khi nào khó thở trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với bà bầu?
Mặc dù khó thở khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến nhưng bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm như:
– Cảm giác nhịp tim tăng đột ngột, đập không đều hoặc đánh trống ngực
– Khó thở nặng hoặc cảm thấy yếu đi sau vài trận trống ngực đập liên hồi
– Đau ngực, đặc biệt là đau khi bạn gắng sức làm gì đó
– Khó thở ngay cả khi bạn đang nằm hoặc vào ban đêm
Khó thở và mệt mỏi cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nồng độ sắt của bạn thấp, một báo động cho thấy tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Nếu bị thiếu máu, cơ thể của bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho bạn và bé.
Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh hen suyễn, rủi ro biến chứng thai kỳ rất lớn khi khó thở. Chính vì vậy, phải báo ngay cho bác sĩ biết trường hợp của bạn.
Khó thở khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu không có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác đi kèm với cảm giác khó thở thì bạn có thể an tâm rằng nó vô hại với đứa con trong bụng. Chỉ cần bạn cố gắng thích nghi, thở sâu và thở đều, bé sẽ có đủ lượng oxy cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Mang Thai Lần 3, Mẹ Nhất Định Phải Biết Những Điều Này Để Tránh Gặp Phải Những Rủi Ro Vô Cùng Nguy Hiểm
Các câu hỏi cần đặt cho chính bản thân mình trước khi chuẩn bị mang thai lần 3
Câu hỏi 1: Bạn có thực sự muốn mang thai lần nữa hay không?
Nếu cả hai vợ chồng đều trả lời là có thì còn đắn đo gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch mang thai lần 3. Nếu một người trả lời Có, một người trả lời Không thì hai bạn nên nói rõ quan điểm của chính bản thân mình để làm sao đưa ra được đáp án thống nhất nhất.
Câu hỏi 2: Hai đứa con đầu của bạn đã đủ “ổn” chưa?
Các cặp đôi chỉ nên lên kế hoạch mang thai cho lần tiếp theo khi các bé lớn của mình đã gọi là tạm “ổn” hay tạm trưởng thành. Điều đó có nghĩa là hai bé lớn đã đi học, đã có thể sống tự lập, biết cách chăm sóc lẫn nhau và không còn nhõng nhẽo đòi mẹ như trước. Chỉ khi hai bé lớn đã “trưởng thành” mẹ mới có thể yên tâm dành thời gian chăm lo cho bé thứ 3.
Câu hỏi 3: Gia đình bạn có đủ điều kiện kinh tế tài chính để nuôi 3 con không?
Nuôi 2 đứa trẻ đã tốn thì đương nhiên nuôi 3 đứa trẻ sẽ càng tốn hơn rất nhiều. Khi ấy mọi khoản chi phí sinh hoạt gồm ăn uống, đồ dùng cho trẻ, tiền ăn học sẽ bị nhân lên cấp 3. Do đó nếu gia đình bạn có thể đảm bảo ổn định vấn đề tài chính thì hãy sinh thêm bé, còn nếu không thì chúng tôi khuyên bạn nên dừng lại ở 2 bé.
Câu hỏi 4: Công việc của bạn và chồng có nguy cơ gặp rắc rối gì không nếu bạn mang thai bé thứ 3?
Hiện nay theo kế hoạch hóa gia đình ở nước ta, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con để nuôi và dạy cho tốt. Tuy nhiên nhiều người vẫn “vỡ kế hoạch” và sinh con thứ 3. Thế nhưng nếu bạn nằm trong diện những người làm trong môi trường hoặc giữ chức vị, danh hiệu buộc phải thực hiện chính sách 2 con thì không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo.
Những điều cần phải nhớ khi chuẩn bị mang thai lần 3
Không quên khám tiền thai sản
Cho dù bạn mang thai lần đầu, lần 2 hay lần 3 thì nhất định không thể quên việc khám tiền thai sản. Đây là một trong những điều quan trọng nhất định phải thực hiện trước mỗi lần mang thai để đảm bảo sức khỏe cho vợ chồng, từ đó giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Ở lần khám tiền sản thứ 3, bạn đừng quên cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng chẳng hạn như tình trạng bệnh lý đã mắc, các vấn đề gặp phải trong hai lần mang thai trước đó, vấn đề sức khỏe hiện tại của hai vợ chồng… để họ có thể nắm được sơ qua về sức khỏe của bạn.
Giống như hai lần kiểm tra trước đó, bạn sẽ được tiến hành khám tổng quát, khám phụ khoa, siêu âm vùng bụng, xét nghiệm máu, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hoặc một số bệnh dễ lây nhiễm như rubella, giang mai… Nếu mọi kết quả kiểm tra cho ra chỉ số bình thường, ổn định thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm mang thai.
Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bệnh lý hoặc triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại kết hợp với các số liệu, thông tin về hai lần mang thai trước đó để có hướng điều trị. Do đó, trước khi chuẩn bị mang thai lần 3, bạn và chồng nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để thực hiện các bài kiểm tra cần thiết.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Giống như hai lần mang thai trước đó, ở lần mang thai này các cặp vợ chồng cũng không được phép xem nhẹ vấn đề dinh dưỡng – yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình thụ thai, mang thai và sinh con.
Chính vì đã có kinh nghiệm mang thai 2 lần nên chắc hẳn các mẹ sẽ biết rõ khi mang thai nên ăn gì và không mang gì để tốt cho cả mẹ lẫn con. Những thực phẩm quan trọng mẹ cần bổ sung trong và trước khi mang thai, thậm chí là sau khi sinh đó là:
Chuẩn bị mang thai lần 3: Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những điều quan trọng cần làm để tránh cho mẹ và thai nhi gặp phải các vấn đề không hay trong quá trình mang thai. Thông thường các mũi vắc xin được khuyến cáo tiêm là cúm; mũi tiêm phòng ngừa thủy đậu, uốn ván; tiêm phòng viêm gan b trước khi mang thai ; tiêm phòng rubella trước khi mang thai; vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (tiêm trước 25 tuổi).
Ở lần mang thai thứ 3, bạn không nên tự ý đi tiêm phòng mà không có lời khuyên, tư vấn và sự chỉ định của bác sĩ. Nếu hai lần mang thai trước đó bạn chưa thực hiện nghiêm ngặt việc tiêm phòng trước khi mang thai thì ở lần mang thai này, nhất định bạn sẽ được bác sĩ nhắc nhở tiêm phòng đầy đủ.
Lựa chọn bệnh viện chất lượng
Càng mang thai nhiều thì nguy cơ mẹ bầu gặp phải rủi ro sẽ càng lớn chính vì thế mẹ cần chú ý chọn lựa bệnh viện cũng như các bác sĩ thực hiện ca sinh một cách cẩn thận, thậm chí còn phải cẩn thận hơn 2 lần trước.
Nếu bệnh viện bạn chọn lựa cho 2 lần sinh trước đảm bảo mọi mặt về kỹ thuật, trình độ bác sĩ thì hãy yên tâm tiếp tục sinh tại đó. Còn nếu không thì bạn nên cùng chồng tìm kiếm một bệnh viện khác để thay thế.
Chuẩn bị mang thai lần 3: Thường xuyên theo dõi cơ thể
Khi mang thai lần 3, bạn cần phải hình thành thói quen theo dõi cơ thể thường xuyên. Nếu thấy bất kỳ một vấn đề bất thường nào, chẳng hạn như chảy máu âm đạo, đau ở vết mổ cũ, tình trạng ốm nghén khác thường, đau mỏi lưng quá mức… thì nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế kiểm tra ngay lập tức.
Những rủi ro mẹ có thể gặp phải khi mang thai lần 3
Có lẽ đối với nhiều người, một lần nữa được mang thai sẽ giúp họ sống lại khoảnh khắc bồi hồi, lo lắng đan xen với những cảm xúc vui mừng khôn xiết như lần đầu được “lên chức”.
Thế nhưng, những chị em phụ nữ nào quyết định chuẩn bị mang thai lần 3 cần biết rằng nguy cơ gặp rủi ro ở lần mang thai này sẽ cao hơn rất nhiều so với các lần trước. Nó có thể dẫn đến một số hệ lụy như:
Giảm tuổi thọ
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports dó nhóm chuyên gia tại Đại học Northwestern (Mỹ) thực hiện, sau mỗi lần sinh đẻ, mức độ lão hóa của chị em phụ nữ sẽ bị đẩy nhanh hơn bình thường. Điều đó có nghĩa là phụ nữ càng sinh nhiều con thì tuổi thọ của họ càng giảm.
Hệ lụy nghiêm trọng khi chuẩn bị mang thai lần 3 sau tuổi 40
Ở tuổi ngoài 40, vấn đề tài chính của gia đình đã ổn định, hai bé lớn cũng có thể gọi là tạm trưởng thành. Lúc này, cuộc sống ở độ tuổi này có thể được coi là thoải mái và an nhàn hơn rất nhiều chính vì thế nhiều người có ý định mang thai thêm một lần nữa cho gia đình càng đông vui.
Bước sang tuổi tứ tuần với hai lần sinh đẻ trước đó, bạn hoàn toàn có thể “vỗ ngực, ngẩng cao đầu” tự hào về kinh nghiệm mang thai của mình. Thế nhưng, trước khi quyết định chuẩn bị mang thai lần 3, phụ nữ trên 40 tuổi cần biết rằng bạn có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro nguy hiểm, điển hình như:
Dị tật thai nhi: Nếu quyết định mang thai lần 3 ở độ tuổi sau 40, bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý vì đứa trẻ có nguy cơ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Điển hình là sinh con sau tuổi 40, nguy cơ trẻ bị hội chứng Down là 1/200 – tỷ lệ rất cao so với 1/700 ở phụ nữ tuổi từ 35 đến 39 . Các vấn đề bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi dễ xảy ra hơn bình thường.
Chuẩn bị mang thai lần 3: Nên sinh thường hay sinh mổ?
Ở lần sinh con thứ 3, mẹ bầu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi lời khuyên, tư vấn của bác sĩ. Lúc này vấn đề sinh thường hay sinh mổ nên để bác sĩ quyết định vì họ sẽ căn cứ vào mọi chỉ số sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi để đưa ra phương án lựa chọn tốt nhất.
Nếu hai lần trước đó mẹ đều sinh thường và hiện tại ở lần thứ 3, sức khỏe thai phụ và em bé đều tốt, không hề có bất cứ một biến chứng nguy hiểm nào thì mẹ hoàn toàn có thể đề nghị bác sĩ được sinh thường. Ngược lại, nếu trong các lần kiểm tra sức khỏe, bác sĩ phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc đến ngày cận sinh, sức khỏe người mẹ giảm sút thì ngay lập tức sẽ được chỉ định sinh mổ.
Còn đối với những phụ nữ đã từng sinh mổ 2 lần trước đó thì ở lần sinh thứ 3, không còn cách nào khác, để đảm bảo an toàn, mọi người sẽ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là tiếp tục sinh mổ. Tuy nhiên, khi tiến hành sinh mổ đến lần thứ 3, các thai phụ cần phải biết rõ việc sinh mổ liên tiếp nhiều lần có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Do đó, khi chuẩn bị mang thai lần 3 các mẹ cần suy nghĩ về vấn đề này và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi mang bầu.
Ngoài các vấn đề về tai biến của gây tê, gây mê, nhiễm trùng thì nguy cơ bị tổn thương các tạng trong ổ bụng sẽ rất cao. Bên cạnh đó, ở những thai phụ đã từng sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo các đối tượng này chỉ nên mang thai tối đa là 3 hoặc 4 lần. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn thắt vòi tử cung để tránh thụ thai.
Sinh mổ càng nhiều lần, mẹ càng có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo hay các biến chứng sau sinh như viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ, dính ruột…
Những đối tượng không nên mang thai lần 3
Không phải ai muốn sinh nhiều con cũng được, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe, vấn đề tài chính, tuổi tác. Do đó nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì nên dừng ngay ý định thực hiện kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 3 để tránh gặp nguy hiểm.
Mẹ bầu ngoài 45 tuổi: Ở độ tuổi này, quá trình lão hóa của chị em phụ nữ diễn ra nhanh chóng. Đồng thời trải qua 2 lần sinh đẻ trước đó, hệ miễn dịch, sức khỏe của mọi người cũng giảm sút đi rất nhiều, chính vì thế nếu tiếp tục mang thai thì khả năng gặp phải rủi ro, biến chứng cho cả mẹ và thai nhi là rất cao.
Cả hai lần trước đó đều sinh non: Theo các chuyên gia khoa sản, nếu hai lần trước đó mẹ bầu đều sinh non thì ở lần thứ 3, lịch sử lặp lại là rất cao, từ 25-50%. Do đó, mẹ nên xem xét việc ngừng mang thai, bởi lẽ một đứa trẻ chịu cảnh sinh thiếu tháng sẽ đối mặt với rất nhiều sự thiệt thòi chẳng hạn như thính giác, tiêu hóa, hô hấp… đều không tốt.
Mẹ bị đái tháo đường, huyết áp cao: Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường hay huyết áp cao đều được xem là những mối nguy đối sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bị bệnh tim: Phụ nữ bị bệnh tim không nên mang thai và sinh con quá nhiều lần. Được biết, khi mang thai, tim thai phụ phải thực hiện hoạt động co bóp nhiều hơn để đưa máu, oxy nuôi thai nhi, từ đó làm tăng gánh nặng cho tim. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối, nếu không được giám sát chặt chẽ, bệnh tim sẽ càng nặng và nguy cơ sảy thai, sinh non sẽ rất cao.
Vợ chồng uống quá nhiều thuốc: Nếu sau hai lần sinh con, cơ thể vợ chồng yếu đi hoặc không may mắc bệnh và phải uống quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc Tây để điều trị bệnh thì nên dừng kế hoạch sinh con tiếp để tránh cho thai nhi gặp phải những biến chứng không mong muốn.
Với những thông tin quan trọng mẹ bầu cần biết trước khi quyết định lên kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 3 ở trên, chúng tôi chúc các mẹ sớm có tin vui và sẽ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Ăn Sắn Được Không? Những Điều Mẹ Cần Biết Để Tránh Nguy Hiểm trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!