Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Ăn Rau Cần Ta Có Tốt Không? Những Món Ngon Cực Bổ Từ Rau Cần Cho Mẹ • Adayne.vn # Top 4 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Bà Bầu Ăn Rau Cần Ta Có Tốt Không? Những Món Ngon Cực Bổ Từ Rau Cần Cho Mẹ • Adayne.vn # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Ăn Rau Cần Ta Có Tốt Không? Những Món Ngon Cực Bổ Từ Rau Cần Cho Mẹ • Adayne.vn mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Home

Mang Thai

Bà bầu ăn rau cần ta có tốt không? Những món ngon cực bổ từ rau cần cho mẹ

Mang Thai

Bà bầu ăn rau cần ta có tốt không? Những món ngon cực bổ từ rau cần cho mẹ

admin

55 Views

Save

Saved

Removed

0

Bà bầu ăn rau cần ta có tốt không? Những món ngon cực bổ từ rau cần cho mẹ được gợi ý qua bài viết này hầu hết là món ăn có tính an thai cực hiệu quả mà mẹ nên ghi chú lại trong cuốn sổ tay nhật ký dinh dưỡng mang thai của mình ngay từ bây giờ. Có thể mẹ chưa biết nhưng rau cần có rất nhiều công dụng bất ngờ, có khả năng phòng ngừa căn bệnh tiền sản giật hiệu quả, một căn bệnh được xem là cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, thành phần giá trị dinh dưỡng của rau cần nên được nhắc tới đó là, rau cần có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, nicotinic acid, vitamin C, các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Cũng có nhiều cách chế biến loại rau này tùy theo khẩu vị và sở thích người dùng như trộn gỏi, ăn sống, nấu canh hoặc xào với thịt bò, thịt heo sẽ hấp dẫn lạ miệng lắm luôn đó.

1. Những công dụng lợi ích bất ngờ từ rau cần đối với

bà bầu

1.1 Giúp giảm ho, viêm phế quản

Mùa đông chứng bệnh nay rất hay gặp nhất là đối với trẻ em và người già. Để điều trị bệnh nhẹ, bạn có thể dùng nước ép rau cần thêm chút muối rồi hấp cách thủy cho nước rau nóng uống sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, người mắc chứng ngứa hoặc bị bệnh vẩy nến thì không nên dùng nhiều rau cần, bởi nó chứa arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn.

1.2 Cải thiện chứng thiếu máu

Lượng chất sắt, phốt pho có trong rau cần tương đối nhiều giúp cho những người chứng thiếu máu cải thiện được bệnh tật. Bạn có thể dùng rau cần ta xào với thịt bò càng có tác dụng hơn.

1.3 Giúp giải độc cơ thể

Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, bà bầu ăn rau cần có thể chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng.

1.4 Hạ huyết áp

Rau cần nhiều chất xơ, không có chất béo, lại ít đường nên là món ăn tốt cho bệnh cao huyết áp. Người bệnh có thể dùng bằng cách nấu ăn đơn thuần và cũng có thể dùng nấu cháo rau cần ăn 1 tuần 2 – 3 bữa trong một thời gian huyết áp sẽ ổn định hơn. Mặt khác, đối với người muốn giảm béo cũng có thể dùng rau cần thường xuyên giúp tăng chất xơ, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

2. Gợi ý những món ngon cực bổ dưỡng từ rau cần cho bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh

2.1 Bún cá rau cần

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

2-3 con cá rô phi loại to, 1 bó râu cần, 4 quả cà chua,

Gừng, thì là, hành hoa, bún, xương ống…

Cách làm bún cá rau cần:

Xương ống ninh lấy nước dùng.

Cá rô lọc lấy thịt riêng, xương riêng. Mỗi thứ đều ướp với muối, gừng khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại.

Lấy xương cá cho vào nồi nhỏ, đổ ít nước, luộc lấy nước ngọt chừng 30 phút.

Rau cần cắt khúc dài khoảng 5-7cm, chần qua nước sôi. Cà chua bổ múi cau.

Nước xương cá sau khi nấu xong, nên đổ lẫn vào nước hầm xương qua một cái rây, để lọc xương cá, hành, gừng còn sót lại.

Thịt cá thái thành từng bản, đem rán vàng

Bắc nồi nước dùng lên bếp, nêm gia vị vừa miệng, thả cà chua vào, đun cho sôi lại lần nữa.

Mỗi một bát bún sẽ kèm vài lát cá rán vàng, ít rau cần, thêm nước dùng cùng cà chua đỏ bắt mắt, thì là, hành hoa thái nhỏ.

2.2 Nộm rau cần

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

200gr rau cần 2 trái ớt

Băm nhỏ 1 củ tỏi

Ruốc thịt

Bột nêm, đường, giấm.

Cách làm nộm rau cần:

Rau cần nhặt bỏ gốc, lá, rửa sạch, xắt khúc.

Cho nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi vặn lửa to cho nước sủi bong bóng, cho rau cần vào chần qua thật nhanh, vớt ra cho rau vào bát nước đun sôi để nguội, sau đó tãi đều trên mặt rổ cho ráo nước.

Pha đuờng, dấm (có thể thay bằng chanh), bột nêm cùng với tỏi và ớt băm nhỏ rồi rưới lên đĩa cần, trộn đều, để một lúc cho ngấm, gắp ra đĩa trước khi ăn rắc ruốc thịt lên trên. Có thể trộn thêm một chút rau răm thái nhỏ cho thơm.

* Lưu ý: Bạn chỉ nên cho chút xíu bột nêm thôi, nếu cho nhiều rau cần sẽ bị nhũn lại tiết nước nhiều mất độ giòn.

2.3 Muối rau cần bắp cải

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Rau cần (chọn loại thân có màu xanh đậm thì dưa sẽ giòn hơn)

Bắp cải trắng

Rau răm

Ớt quả, hành lá, hành tím

Nước muối dưa.

Cách làm muốn rau cần bắp cải:

Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm.

Bắp cải thái sợi.

Rau răm thái nhỏ.

Hành lá cắt khúc.

Ớt tươi thái vát.

Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

Vị chua chua, giòn giòn của dưa rau cần khiến bữa cơm thêm hấp dẫn.

Bà Bầu Ăn Bưởi Ngọt Buổi Tối Có Tốt Không? • Adayne.vn

Home

Mang Thai

Bà bầu ăn bưởi ngọt buổi tối có tốt không?

Mang Thai

Bà bầu ăn bưởi ngọt buổi tối có tốt không?

admin

45 Views

Save

Saved

Removed

0

Bà bầu ăn bưởi ngọt buổi tối có tốt không? cùng với những giải đáp về công dụng lợi ích của quả bưởi đối với phụ nữ mang thai sẽ được thông tin đến các mẹ ngay bây giờ. 3 tháng đầu của thai kỳ chính là khoảng thời gian mẹ cần bổ sung nhiều nhất các loại trái cây giàu dưỡng chất vào khẩu phần ăn uống vì nó không chỉ giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn nhóm chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu mà còn khiến thể trạng người mẹ cảm thấy dễ chịu phần nào. Dinh dưỡng mang thai đóng một phần quan trọng trong quá trình phát triển thai kỳ và chế độ ăn uống của mẹ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới em bé đang lớn dần từng tuần từng tháng trong bụng. Chính vì vậy hãy tìm hiểu thật kĩ xem bà bầu nên hay không nên ăn bưởi và bưởi có lợi gì với thai phụ qua nội dung sau đây.

Bà bầu ăn bưởi có tốt không? 14 lợi ích tuyệt vời của quả bưởi đối với mẹ bầu và thai nhi ít ai biết

1. Làn da khỏe

Người ta nói khi mang thai da dẻ hồng hào, thế nhưng một làn da tươi hơn, sáng hơn không phải lúc nào cũng có. Điều này là do hormone thay đổi và đôi khi các chứng dị ứng mới gặp trong đời có thể xuất hiện, gây ra các kiểu bệnh về da từ nhẹ đến nặng. Vitamin C có trong bưởi giúp chăm chút cho làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu tổn thương do mặt trời và ô nhiễm.

2. Phòng tránh cảm cúm

Mang thai đã vất vả rồi, nếu còn bị ốm nữa thì còn gì cực bằng. Hơn nữa, bạn luôn muốn càng khỏe mạnh càng tốt vì con. Nhờ vào “gia sản” giàu có vitamin C, bưởi giúp bạn hiện thực hóa điều này.

3. Hạn chế mất nước và táo bón

Quá trình mang thai có thể gây ra một loạt vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, cực kỳ phiên hà lúc này. Mất nước khi mang thai vào mùa hè cũng như khi ốm nghén có thể bắt tay với chứng táo bón “hành hạ” bà mẹ trẻ. Vì là một trong những loại quả chứa nhiều nước nhất và chứa đầy đủ các chất điện giải, bưởi có thể giúp hạn chế mất nước và táo bón.

4. Loãng xương

Canxi là một chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình mang thai, nhưng không may là một vài bà mẹ lại gặp khó khăn trong việc thu nhận đủ canxi, dẫn đến nhiều vấn đề cả cho mẹ lẫn cho bé sau này. Một quả bưởi cung cấp khoảng 2% lượng canxi cần nạp vào mỗi ngày. Khi kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác còn giúp chống lại bệnh loãng xương cho mẹ và giúp hình thành xương cho bé.

5. Sưng và tích nước

Sưng và tích nước ở chân và bàn chân là một hiện tượng rất thường gặp trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Vì bưởi chứa cả bioflavonoid và vitamin C, “cặp đôi hoàn hảo” giúp loại trừ khả năng giữ nước và sưng tấy.

6. Phòng ngừa bệnh hen suyễn

Vitamin C dồi dào trong bưởi giúp làm giảm nguy cơ bệnh hen suyễn phát triển. Mặc dù lợi ích này có thể có thể hoặc không thể truyền sang cho em bé, nhưng dù sao thì đây cũng là một điều quan trọng cần nhớ, bởi vì khi mắc phải hen suyễn trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trong con.

7. Hạ guyết áp và ngăn ngừa tiền sản giật

8. Giảm nguy cơ thiếu máu

Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn giàu vitamin B có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu. Đây là một vấn đề rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Quả bưởi vừa giúp phòng ngừa vừa được dùng để ăn kết hợp với uống thuốc nếu đã mắc chứng bệnh này.

9. Ốm nghén

Tùy mỗi người mà dấu hiệu và mức độ ốm nghén diễn biến khác nhau. Bưởi có thể giúp đỡ các mẹ bớt đi cảm giác khó chịu khi đó, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Hương vị chua ngọt giúp hạn chế buồn nôn, và hàm lượng chất xơ trong bưởi giúp điều hòa dạ dày.

10. Chứng khó tiêu và ợ nóng

Khi thai nhi bắt đầu lớn lên sẽ “chiếm chỗ” các cơ quan trong cơ thể mẹ, chèn ép các cơ quan đó, gây ra các triệu chứng ợ nóng và khó tiêu. Bưởi giúp trung hòa acid trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng này.

11. Duy trì cân nặng

Lên đúng số cân thích hợp trong thai kỳ là điều bắt buộc, tuy vậy có một số bà mẹ lại phải vật lộn khổ sở vì tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh. Lúc này, bưởi lại là vị cứu tinh cho các mẹ khi vào vai một món ăn vặt hay món tráng miệng tuyệt hảo. Chỉ chứa khoảng 50 calories, bưởi giúp hạn chế tăng cân nhanh hoặc tăng quá nhiều.

12. Mất ngủ

Trong ba tháng cuối thai kỳ, giấc ngủ có thể rất khó chịu. Kết hợp với nỗi lo lắng, bồn chồn khi con sắp sửa chào đời càng khiến mẹ thêm trằn trọc suốt đêm. Khoa học đã chứng minh được rằng bưởi giúp làm nhẹ bớt các triệu chứng này, đặc biệt là nếu thưởng thức trước khi đi ngủ.

13. Cholesterol

Người mẹ có tỷ lệ mỡ trong máu cao? Đừng lo lắng quá. Nhờ chứa chất xơ và pectin, nên có thể xem bưởi như là vị thuốc giãn mạch tự nhiên. Tuy vậy, không nên trông cậy hết vào quả bưởi, sự chăm sóc của bác sĩ là điều cần thiết nhất.

14. Tiểu đường và các vấn đề về glucose

Đối với các bà mẹ trẻ, đái tháo đường là một vấn đề đáng suy nghĩ ngay từ khi bắt đầu thai kỳ, đôi khi với một số người thì chậm hơn, rơi vào khoảng quý thứ 2 và 3. Bưởi rất hữu ích trong việc làm giảm tinh bột và đường trong cơ thể. Vì đây là một loại quả ít đường nên ăn rất an tâm, không như những loại trái cây khác.

* Chú ý: Nếu đang uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đưa bưởi vào thực đơn hằng ngày, vì bưởi có thể làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc. Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh thận cũng nên xem xét về tác dụng phụ có thể có khi ăn loại quả này.

Gợi Ý Cách Chế Biến Món Ngon Và An Toàn Cho Mẹ Bầu Từ Rau Má

Có bầu ăn rau má được không?

Thời tiết Sài Gòn đã bước vào những ngày hè nóng bức, khó chịu khiến cơ thể dễ bị mất nước và nổi mụn nhiệt.

Đặc biệt là với các mẹ bầu, do nội tiết tố trong người thay đổi nên cơ thể mẹ bầu sẽ rất dễ bị nóng trong người. Vì vậy, mẹ nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh có tính mát để giải nhiệt cho cơ thể.

Trong đó, rau má là loại rau có tính hàn, giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Vậy có bầu ăn rau má được không? Câu trả lời là có. Ăn rau má khi mang bầu rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhờ một số lợi ích như sau:

Giúp lợi tiểu, nhuận tràng, trị táo bón

Thành phần chống oxy hóa giúp làm đẹp da, trị mụn nhọt, thâm nám

Giảm stress, giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng trí nhớ kém khi mang thai

Cải thiện lưu thông máu huyết, hạ huyết áp, tốt cho hệ tim mạch

Bà bầu nên lưu ý gì khi ăn rau má?

Không ăn quá nhiều và liên tục

Tuy rau má rất tốt cho sức khỏe, nhưng với đặc điểm dược tính cao, mẹ bầu không nên ăn rau má quá nhiều và liên tục từ 4 – 6 tuần vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Khi ăn quá nhiều rau má, mẹ bầu có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy.

Ngâm, rửa thật kỹ trước khi ăn

Trước khi ăn rau má, mẹ bầu nên ngâm với nước muối và rửa rau thật sạch. Ăn rau má sống có thể gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc do mẹ chưa rửa sạch được hết dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau. Vậy nên để an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ nên chế biến rau má thật chín trước khi ăn.

Những ai tuyệt đối nên tránh ăn rau má trong thai kỳ?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn rau má vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai không nên ăn rau má

Nếu có thể trạng sức khỏe kém, hệ tiêu hóa yếu mẹ nên tránh ăn rau má vì sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy,…

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên tránh xa loại rau này vì chúng có thể làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu.

2 món ngon phổ biến nhất từ rau má cho bà bầu

Canh rau má nấu thịt băm

Ngoài ăn sống hay xay sinh tố thì cách chế biến rau má phổ biến nhất đó chính là nấu canh. Canh rau má có thể nấu với thịt bò, tôm, thịt heo băm,…

Nguyên liệu:

Rau má: 300 gram

Thịt nạc: 120 gram

Bột nêm

Hành lá, tiêu

Sơ chế:

Bằm nhỏ thịt nạc, bạn cũng có thể mua thịt băm sẵn ngoài hàng.

Rau má rửa sạch, sau đó cắt khúc rồi để cho ráo nước.

Hành cắt nhỏ.

Cách nấu:

Để nồi lên bếp, mở lửa cho nóng rồi cho 1 muỗng canh dầu ăn vào.

Cho hành vào xào thơm rồi cho thịt bằm vào cùng, đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại.

Đổ nước vào nồi thịt, mở lửa lớn cho sôi lên rồi vớt bọt, nêm nếm với bột nêm cho vừa ăn.

Cuối cùng cho rau má vào, đợi nước sôi lên lần nữa rồi tắt bếp.

Khi múc ra tô bạn có thể cho thêm ít tiêu lên trên.

Rau má xào thịt bò

Nguyên liệu

Rau má: 200 gram

Thịt bò: 150 gram

Củ hành trắng: 1 củ

Cà rốt: nửa củ

Hành khô

Hành tỏi băm, ớt, chanh

Dầu ăn, dầu hào, gia vị

Giấm: 1/3 chén

Sơ chế:

Rau má lặt rồi rửa sạch, ngâm nước muối trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.

Cà rốt bào vỏ, cắt sợi.

Hành trắng gọt vỏ, cắt lát mỏng.

Ớt cắt lát.

Thịt bò cắt lát mỏng, ướp với tỏi bằm, tiêu và dầu hào trong 10 phút

Hành trắng ngâm vào nước giấm đường khoảng 5 phút cho bớt hăng.

Cách nấu:

Hành, tỏi băm nhỏ rồi phi thơm. Sau đó vớt ra đĩa để riêng.

Cho thịt bò vào chảo dầu trên rồi xào nhanh tay tới khi chín thì cho ra bát để nguội

Pha nước trộn gỏi: Nêm 2 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, 1 ít tỏi băm, ớt lát vào bát giấm ăn rồi khuấy đều cho đường tan. Đoạn này bạn có thể nếm thử xem đã vừa miệng chưa rồi nêm thêm gia vị cho phù hợp.

Món này thường ăn với rau má sống tuy nhiên với mẹ bầu, bạn có thể trụng sơ rau má, cà rốt với nước sôi để rau chín rồi mới trộn gỏi.

Cho toàn bộ nguyên liệu trừ thịt bò vào một cái tô lớn, sau đó rưới 2/3 phần nước trộn gỏi vào trộn đều rồi để 10 phút cho ngấm.

Tiếp theo mẹ cho phần thịt bò vào rồi rưới tiếp phần nước chấm còn lại vào trộn đều.

Cuối cùng, cho toàn bộ ra đĩa rồi rắc thêm hành, tỏi đã phi thơm là xong. Món này ăn kèm với nước chấm chua ngọt và bánh phồng tôm rất ngon.

Tóm lại, có bầu ăn rau má được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cách ăn cũng như liều lượng ăn của các mẹ. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp mẹ hiểu thêm về rau má đối với sức khỏe mẹ bầu.

Top Món Ngon Từ Khoai Môn Cho Bà Bầu Cực Tốt Cho Sức Khỏe

Khoai môn là một trong những loại củ tốt cho mẹ bầu. Trong khoai môn chứa nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, giảm suy nhược cơ thể, nâng cao đề kháng. Bà bầu ăn khoai môn đúng cách sẽ mang đến một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi hơn. Có phải mẹ đang tự hỏi khoai môn nấu món gì? Đừng lo lắng, hôm nay Medplus mang đến cho mẹ những công thức nấu món ngon từ khoai môn cho bà bầu đây. Đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới mẹ nha!

Thành phần dinh dưỡng của khoai môn

Trong 100gr khoai môn có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như:

Bà bầu ăn khoai môn/khoai sọ có lợi gì?

Những lợi ích của khoai môn đối với bà bầu:

Hàm lượng gluxit trong khoai môn giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Bà bầu ăn khoai môn giúp chống suy nhược cơ thể, hồi phục sức khỏe nhanh chóng…

Ăn khoai sọ khi mang thai giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, đầy bụng, trĩ… ở mẹ bầu. Ngoài ra chất xơ còn giúp giảm các cholesterol xấu, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch vành, huyết áp…

Khoai môn chứa tinh bột kháng, hỗ trợ việc lưu thông máu hiệu quả.

Món ngon từ khoai môn cho bà bầu

1 Canh thịt bò khoai môn

Canh thịt bò khoai sọ là món ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng. Thịt bò vốn là món ăn tốt cho bà bầu, là nguồn cung cấp sắt dồi dào giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Ngoài ra canh khoai môn thịt bò còn có tính mát, ăn một chén canh này giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Canh thịt bò khoai môn là món ăn nên có trong danh sách món ngon từ khoai môn cho bà bầu. Cách nấu cụ thể như sau:

Nguyên liệu

400g khoai môn đã gọt vỏ

225g thịt bò phần ức

2 nhánh tỏi băm nhỏ

1 muỗng canh nước mắm

1 muỗng cà phê muối

1 ít hành lá

Gia vị

Cách nấu

Bước 1:

Khoai môn rửa sạch, gọt vỏ sau đó cắt khúc vuông vừa ăn.

Sau đó ngâm khoai môn trong nước lạnh để khoai không bị thâm đen.

Bước 2:

Thịt bò rửa với nước muối để khử mùi hôi, sau đó cắt miếng vừa ăn.

Cho nồi nước lên bếp, nước sôi thì cho thịt bò và tỏi vào nấu với lửa vừa khoảng 10 phút.

Bước 3: Cho khoai môn, 1 muỗng nước mắm và 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi thịt bò, đậy nắp và tiếp tục nấu thêm 20 phút. Bạn có thể thay đổi liều lượng gia vị để hợp với khẩu vị gia đình.

Bước 4: Kiểm tra xem món ăn chín chưa thì tắt bếp, múc canh ra tô, cho thêm hành lá lên trên là đã hoàn thành món canh thịt bò hầm khoai môn rồi.

2 Chả trứng khoai môn

Nguyên liệu

Khoai môn: 200gr

Thịt lợn xay: 50gr

Tôm: 50gr

Trứng gà: 2 quả

Mộc nhĩ: 10gr

Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm…

Cách làm

Bước 1: Khoai môn rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt khoai cỡ ngón tay. Cho khoai môn vào tô với 1 muỗng nước, 1 ít muối, tiêu, hấp chín. Sau đó lấy ra và dùng muỗng nghiền nhuyễn. Bạn cũng có thể cho vào máy xay để phần khoai được nhuyễn mịn.

Bước 2:

Trứng gà tách riêng lòng trắng và lòng đỏ.

Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ phần chân, làm sạch rồi thái sợi nhỏ.

Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rửa sạch, rút gân đen, thái nhỏ.

Bước 3: Trộn đều tôm, thịt, khoai, nấm mèo, lòng trắng trứng gà với 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Dùng đũa đánh cho các nguyên liệu trộn đều với nhau.

Bước 4: Thoa một lớp dầu ăn vào tô lớn, cho phần nhân vừa làm ở trên vào tô rồi rải đều lớp lòng đỏ trứng khi nãy. Mang tô trứng đi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sau 20 phút cẩn thận mở nắp nồi ra kiểm tra xem trứng chín chưa. Nếu chưa có thể hấp thêm 5-7 phút nữa.

Bước 5: Cho món chả trứng khoai môn đã hoàn thành ra mâm, khi ăn ăn kèm cơm trắng, thêm chén nước tương với ớt cay cay là ngon hết ý.

3 Chả khoai môn

Chả khoai môn là món ăn tiếp theo Medplus muốn gợi ý đến mẹ trong danh sách món ngon từ khoai môn cho bà bầu. Chả khoai môn có vị mềm mềm, dai dai, khi ăn vào thì dẻo, bùi, thơm vô cùng hấp dẫn. Chả khoai môn có lớp vỏ bên ngoài màu vàng đẹp mắt, hơi giòn giòn còn lớp vỏ bên trong mềm thơm. Khi ăn chấm kèm tương ớt, tương cà rất ngon. Nào, vào bếp với công thức làm chả khoai môn vô cùng đơn giản ngay thôi.

Nguyên liệu

500g khoai môn

2 củ khoai tây

1 miếng đậu hũ trắng

1/2 chén thính bánh mì

Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,…

Cách làm

Bước 1: Khoai môn rửa sạch, cạo vỏ sau đó rửa sạch lại, cắt khúc nhỏ rồi đem đi hấp chín, tán nhuyễn.

Bước 2: Đậu hũ nghiền nhuyễn, chắt bớt nước. Sau đó cho tất cả nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, nêm gia vị cho vừa ăn, trộn đều.

Bước 3: Lấy một lượng vừa đủ, vo từng viên chả tròn, sau đó đè cho hơi dẹp rồi lăn qua thính bánh mì. Xếp những miếng chả viên vào dĩa để riêng, lần lượt vo đến hết nguyên liệu.

Bước 4: Dùng một cái chảo không dính, cho vào đó một ít dầu ăn và đặt lên bếp. Lần lượt cho từng miếng chả khoai môn vào chiên chín vàng, khi chiên nhớ lật đều cho hai mặt chả vàng chín đều. Chả chín đều thì lấy ra dĩa, đặt lên giấy thắm dầu cho ráo bớt dầu khi ăn sẽ đỡ ngấy.

Lưu ý khi bà bầu ăn khoai môn

Khoai môn có tính dị ứng, do đó khi ăn khoai môn mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thì cần phải ngưng ăn ngay.

Không ăn khoai môn đã mọc mầm.

Bà bầu bị tiểu đường, có mức đường huyết cao thì không nên ăn khoai môn. Thay vào đó, những món ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường đó là: cá, thịt gà, trứng, trái cây, rau xanh…

Nguồn: Tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Ăn Rau Cần Ta Có Tốt Không? Những Món Ngon Cực Bổ Từ Rau Cần Cho Mẹ • Adayne.vn trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!