Đề Xuất 3/2023 # 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Domperidon stada 10mg

Domperidon stada 10mg được dùng nhiều cho các bà bầu bị đau dạ dày. Bởi loại thuốc này an toàn, chỉ tác động đến co bóp dạ dày chứ không ảnh hưởng đến bài tiết.

Thành phần chính của thuốc Domperidon stada 10mg là hoạt chất Domperidon và các tá dược khác. Thuốc giúp mang đến một số công dụng như:

Cải thiện triệu chứng buồn nôn, nôn do bệnh đau dạ dày ở mẹ bầu

Giúp ăn ngon miệng, giảm cảm giác chán ăn, chướng bụng, khó tiêu

Thuốc được dùng nhiều cho bà bầu bị viêm loét dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Sucralfate

Sucralfate là một trong những thuốc đau dạ dày cho bà bầu được nhiều bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Thuốc được đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Sucralfate.Thuốc giúp mang đến một số công dụng như:

Hỗ trợ làm lành nhanh các vết loét ở tá tràng, niêm mạc dạ dày

Giúp tạo lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh dạ dày.

Kích thích dạ dày để tiết ra nhiều chất nhầy phòng chống bệnh.

Cải thiện chứng ợ chua, ợ hơi, giảm các cơn đau bụng

Rabicad

Thuốc chữa đau dạ dày cho bà bầu Rabicad giúp giảm vết viêm loét, cơn đau dạ dày khá tốt. Thuốc mang lại hiệu quả nhanh và tác dụng ổn định nên được dùng khá phổ biến.

Thành phần chính của thuốc gồm Rabicad và các tá dược khác. Nhờ vậy, thuốc giúp mang đến công dụng gồm:

Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày

Kiểm soát các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày

Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori đến dạ dày

Omeprazole 20mg

Thuốc chữa đau dạ dày Omeprazole là loại thuốc được đánh giá an toàn và phù hợp với cả người đang trong quá trình mang thai.

Thuốc có thành phần chính là biệt dược Omeprazole và các tá dược khác. Thuốc mang đến nhiều công dụng cho người bị bệnh dạ dày, có thể kể đến như:

Phòng ngừa và điều trị triệu chứng đau dạ dày

Giảm tình trạng tiết dịch axit dạ dày nhờ vậy cải thiện tốt chứng ợ hơi, ợ chua.

Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, tá tràng

Điều trị các bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ

Gastropulgite

Gastropulgite là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa trong đó có đau dạ dày. Thuốc được đánh giá an toàn với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Dùng Gastropulgite mang đến nhiều công dụng tốt trong điều trị các vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hóa như:

Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng…

Cải thiện nhanh tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…

Giảm triệu chứng ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày, đau vùng thượng vị…

Thuốc phosphalugel có dùng được cho bà bầu

Phosphalugel còn được gọi là thuốc đau dạ dày chữ P, là thuốc kháng acid an toàn với phụ nữ mang thai.

Thuốc dạ dày Phosphalugel có thành phần gồm: Aluminum phosphate, pectin, agar 800, canxi sulphate dihydrate, kali sorbate, sorbitol lỏng, chất tạo hương cam.

Thuốc dạ dày chữ P giúp những người mắc bệnh về dạ dày giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và nóng rát thượng vị. Thêm vào đó, loại thuốc này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết axit khá tốt. Phosphalugel thường được chỉ định khi điều trị các bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, viêm/xuất huyết dạ dày, rối loạn chức năng ruột…

Gaviscon

Thuốc dạ dày Gaviscon khá nổi tiếng trên thị trường trong điều trị triệu chứng đau dạ dày và an toàn với cả phụ nữ đang mang thai.

Gaviscon có thành phần chính gồm: Natri alginate, canxi cacbonat, natri bicarbonat và các tá dược khác. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh về dạ dày như:

Giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày…

Cải thiện tình trạng viêm/loét dạ dày

Rối loạn chức năng đường ruột

Thuốc đau dạ dày Rolaids Advanced Antacid được nhiều chuyên gia y tế chỉ định trong điều trị bệnh về đường ruột. Rolaids Advanced Antacid phù hợp với mọi đối tượng trong đó có cả bà bầu.

Thuốc có các thành phần chính gồm: magie hydroxit, canxi cacbonat, simethicone và các tá dược khác.

Thuốc Rolaids Advanced Antacid mang đến nhiều công dụng như:

Giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày như: ợ chua, ợ hơi, chướng bụng…

Giảm tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng

Mylanta Maximum Strength

Thuốc đau dạ dày Mylanta Maximum Strength là thuốc giảm các triệu chứng đau dạ dày. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú theo chỉ định của bác sĩ.

Mylanta Maximum Strength có các thành phần gồm magnesium hydroxide, aluminum hydroxide, dimethicone và các tá dược khác. Thuốc mang đến các công dụng như:

Trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi

Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày.

Có thể bạn muốn biết:

Lưu ý khi dùng thuốc đau dạ dày cho bà bầu

Bà bầu sử dụng thuốc đau dạ dày nói riêng và các loại thuốc điều trị bệnh lý khác nói chung đều cần đặc biệt cẩn trọng. Bởi nếu không chú ý, bạn có thể vô tình dùng phải những loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, bà bầu chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Với mẹ bầu bị đau dạ dày, ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Đồng thời, mẹ bầu không lạm dụng các loại thuốc chữa đau dạ dày có thể gây tác dụng phụ không tốt.

Mẹ bầu cần ngưng sử dụng thuốc đau dạ dày cho bà bầu nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Bài viết tổng hợp 9 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu được đánh giá cao trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị đau dạ dày tốt nhất thì bà bầu cần thăm khám bác sĩ chuyên môn và dùng thuốc theo đúng chỉ định. 

Lỡ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Đau dạ dày là một trong số những bệnh lý dễ mắc phải ở mẹ bầu với các triệu chứng như đau vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua… Chúng dần trở thành nỗi ám ảnh lớn với các mẹ bầu. Các triệu chứng bệnh đi kèm với tình trạng nghén khi mang thai thời gian đầu sẽ khiến các triệu chứng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa tăng với tần suất lớn hơn.

Các cơn đau dạ dày khiến chị em mang bầu không khỏi khó chịu, căng thẳng làm ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé. Do đó, để thoát khỏi các cơn đau này, nhiều mẹ chưa tìm hiểu kỹ lưỡng đã tự ý mua thuốc về để uống.

Theo khuyến cáo, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên sử dụng bất cứ loại thuốc Tây nào. Bởi trong thuốc Tây đều có chứa các chất gây hại cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ, chúng dễ gây nên các biến chứng và dị tật cho bé khi sinh ra.

Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh xa thuốc có chứa các thành phần gồm Famitidin, Bismuth salicylat, Lansopazol,Cimetidin, bởi chúng khiến tăng nguy cơ sảy thai. Trường hợp mẹ đau dạ dày, mẹ hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa và chỉ được dùng đúng các loại thuốc mà bác sĩ đã kê.

Như vậy việc lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai gây nên nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chúng có thể gây nên những dị tật bẩm sinh cho trẻ sau khi sinh hoặc thậm chí gây sảy thai.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mắc bệnh đau dạ dày trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu mang thai như: Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khi ốm nghén sẽ không có triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, trào ngược, ợ chua hay có cảm giác đau râm ran.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến và nguyên nhân thường do tử cung phát triển hoặc do nôn nhiều. Tử cung lớn dần sẽ khiến cho dạ con bị thay đổi về vị trí, khi thức ăn tiêu hóa xuống dạ dày sẽ bị ứ đọng và khó tiêu, gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân bà bầu đau dạ dày trong 3 tháng đầu cũng có thể do cơ thể sản sinh ra hormone progesterone. Đây là loại hormone ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây ra các cơn đau dạ dày, tiêu chảy và đầy bụng ở bà bầu. Nghiêm trọng hơn, đau dạ dày trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể là biểu hiện của sảy thai.

Chảy máu nhiều hoặc ít ở âm đạo.

Xuất hiện chất dịch lỏng từ âm đạo.

Xuất hiện cơn đau thắt hoặc bị chuột rút ở vùng bụng.

Đau, bị chuột rút ở lưng.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có thể do thai nhi phát triển to lên và gây chèn ép tới dạ dày, làm ứ đọng thức ăn, dạ dày bị tổn thương dẫn tới bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, còn phải kể tới một số nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối như:

Khi mang bầu nội tiết tố trong cơ thể rất dễ bị rối loạn và không thể tiết ra dịch vị khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém.

Một số trường hợp bà bầu bị bệnh đau dạ dày trong tam cá nguyệt thứ 3 do nhiễm khuẩn HP.

Do chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều tinh bột, đường, sữa khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn.

Đau dạ dày khi đang có thai trong tam cá nguyệt thứ 3 chị em cũng không lo lắng, vì đây là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày bà bầu thường ăn kém và gây ảnh hưởng tới lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Nếu như tình trạng này kéo dài và không được khắc phục sẽ khiến thai nhi kém phát triển, nhẹ cân.

Có bầu uống thuốc đau bao tử được không?

Như đã trình bày, tác hại của thuốc dạ dày với sức khỏe mẹ và bé là rất lớn. Dù vậy, nhiều mẹ vẫn khá chủ quan tự ý sử dụng các sản phẩm chữa đau dạ dày mà không nắm được các tác dụng phụ của chúng.

Vì thế, nếu bạn lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai, bạn hãy dừng lại và mang thuốc tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Để giảm các tác dụng phụ của thuốc, mẹ nên uống nhiều nước lọc để lọc bớt thuốc ra khỏi cơ thể. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tình trạng bệnh qua các bài test cho mẹ và bé.

Sau đó, bác sĩ sẽ lên liệu trình theo dõi phản ứng, các xét nghiệm khác để chắc chắn không còn tác dụng phụ nào nghiêm trọng với mẹ và bé. Ở các mẹ mắc chứng viêm loét dạ dày nặng, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ các loại thuốc chữa trị phù hợp và an toàn nhất.

Điều cần thiết là mẹ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ sau khi uống thuốc đau dạ dày. Đồng thời mẹ nên sử dụng thuốc uống theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.

Có bầu bị đau bao tử phải làm sao?

Khi bị đau bao tử, các mẹ không nên dùng thuốc và có thể sử dụng các bài thuốc Đông y, bài thuốc dân gian để thay thế. Các vị thuốc này thường là những loại thực phẩm, dược phẩm từ tự nhiên không gây hại và rất an toàn kể cả sử dụng trong thời gian dài.

Nước ép bắp cải

Đây là vị thuốc thiên nhiên lành tính, rất tốt, dễ làm và đơn giản, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm. Phải nấu chín nước ép, không được uống sống bởi vì sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách làm: Tách bẹ bắp cải ra, ngâm rửa sạch với nước muối sau đó cho vào máy ép lấy nước. Lấy phần nước ép nguyên chất đun sôi và sử dụng hằng ngày. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian hơn, có thể cho bắp cải vào luộc rồi lấy nước uống.

Nước ép bắp cải rất tốt, ngoài giảm các cơn đau dạ dày còn giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 1 lít nước ép mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 200ml. Phương thuốc này không có tác dụng ngay mà cần sử dụng đều đặn trong khoảng 10 ngày.

Nước ép cà rốt, dưa chuột, củ cải trắng

Loại nước ép này vừa giúp làm mát cơ thể vừa cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu. Lượng β-caroten dồi dào trong cà rốt và các chất dinh dưỡng trong dưa chuột và củ cải đường có tác dụng bảo vệ chất nhầy ở niêm mạc khỏi bị acid dịch vị ăn mòn, hỗ trợ điều trị viêm loét bao tử – tá tràng.

Cách làm: Rửa sạch các loại củ quả rồi mang ép chung thành hỗn hợp nước ép, uống hằng ngày.

Khoai tây chứa nhiều tinh bột, vitamin và các chất khoáng vừa có tác dụng cung cấp năng lượng vừa giảm bớt những triệu chứng khó chịu bởi các cơn đau bao tử và một số bệnh lý đường tiêu hóa.

Chuẩn bị: Khoai tây và mật ong.

Cách làm: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ rồi mang ép lấy nước. Cho nước ép khoai tây và mật ong lên bếp nấu với tỷ lệ 1 nước ép khoai tây – 2 thìa mật ong. Khuấy đều đến khi cảm thấy hỗn hợp sánh thì tắt bếp, cho vào lọ dùng dần.

Dùng hằng ngày, mỗi lần nên dùng khoảng 2 muỗng cafe trước khi ăn 30 phút, nên sử dụng 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thịt gà hầm xương cá mực và táo đỏ

Chuẩn bị: 150g thịt gà, 30g xương cá mực, 2 quả táo tàu, 2 nhánh gừng.

Cách làm: Sơ chế nguyên liệu cho đảm bảo vệ sinh. Sau đó cho tất cả thịt gà, xương cá mực, táo đỏ và nồi hầm nhừ. Khi gần tắt bếp thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm một vài lát gừng tươi để tăng hương vị cho món ăn.

Sử dụng món ăn này đều đặn ít nhất 2 lần/tuần vừa cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào vừa có hiệu quả cao trong giảm các triệu chứng đau bao tử.

Uống nước gạo rang và ổi

Chuẩn bị: 30g búp ổi non, 50g gạo rang.

Cách làm: Búp ổi non rửa sạch, giã dập. Trộn gạo rang với búp ổi đã giã với 500ml nước lọc, đun sôi đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.

Nên sử dụng nước uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần và không nên uống vào khi đói. Đây cũng là bài thuốc dân gian có hiệu quả mà các mẹ nên thử.

2 Loại Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn Tin Cậy

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vậy, tại sao bà bầu bị đau dạ dày? Thuốc giảm đau dạ dày cho bà bầu loại nào an toàn? Đáp án sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.

Tại sao bà bầu thường bị đau dạ dày?

Đau dạ dày có thể khởi phát ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở bà bầu thường là do ốm nghén, căng thẳng quá mức, chế độ ăn uống không khoa học,… Để điều trị dứt điểm, trước tiên bà bầu cần hiểu rõ về những nguyên nhân.

Đau dạ dày do ốm nghén: Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở bà bầu đó chính là ốm nghén. Những cơn đau sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng ốm nghén làm cho bà bầu luôn cảm thấy buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi,… Đặc biệt, buồn nôn và nôn thường xuyên khiến dạ dày co bóp mạnh và dẫn đến đau dạ dày.

Đau dạ dày do ăn uống thất thường: Do ảnh hưởng của Hormone nên bà bầu thường xuyên cảm thấy không ngon miệng, ăn không đúng bữa, thậm chí bỏ bữa. Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen ăn đêm và đây là một trong những nguyên nhân khởi phát cơn đau dạ dày.

Đau dạ dày do stress: Các chuyên gia cho biết, căng thẳng quá mức và kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày ở bà bầu. Bà bầu bị đau dạ dày là do chịu ảnh hưởng từ các Hormone sản sinh khi căng thẳng. Thực tế, bà bầu thường phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý dẫn đến các cơn đau dạ dày.

Thuốc giảm đau dạ dày cho bà bầu an toàn

Theo các chuyên gia tiêu hóa, bà bầu bị đau dạ dày có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian để tránh những ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Thuốc giảm đau dạ dày cho bà bầu thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

Bà bầu là đối tượng cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Một số loại thuốc có thể khiến thai nhi bị tổn thương, dị tật thậm chí là sảy thai và nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Khi bị đau dạ dày, bà bầu có thể sử dụng Paracetamol.

Paracetamol khá an toàn, nó không gây sảy thai trong 3 tháng đầu hoặc sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ. Khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày cho bà bầu Paracetamol cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp

Không dùng thuốc liên tục trên 3 ngày trừ khi có chỉ định từ bác sĩ

Nếu bà bầu gặp các vấn đề khác về sức khỏe (thiếu máu, suy gan, suy thận,…), nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Ibuprofen thường được chỉ định cho bà bầu bị đau dạ dày mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc có khả năng làm giảm tổng hợp Prostaglandin E2α, giảm tính cảm thụ với tác nhân gây đau của ngọn các sợi thần kinh cảm giác. Khác với các loại thuốc giảm đau thông thường, Ibuprofen không gây khoái cảm và không gây nghiện.

Thực tế, nhiều bà bầu bị đau dạ dày sử dụng thuốc này và không thấy xuất hiện tình trạng dị tật bẩm sinh, sinh non. Thế nhưng, theo một số nghiên cứu, Ibuprofen có thể tăng nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ibuprofen giảm cơn đau dạ dày cho bà bầu:

Bà bầu bị hen suyễn, tim, co thắt phế quản, huyết áp cao, suy tim xung huyết không nên sử dụng thuốc Ibuprofen

Không nên sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tránh dùng Aspirin khi đang sử dụng Ibuprofen

Không nên uống rượu, bia khi dùng Ibuprofen giảm cơn đau dạ dày

Bà bầu bị đau dạ dày có thể dùng thuốc giảm đau nhưng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc giảm đau dạ dày 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Bà Bầu Đau Đầu Nên Uống Thuốc Gì Để Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Vì sao bà bầu đau đầu trong thời kỳ mang thai?

Chín tháng mười ngày thai kỳ là một hành trình mà mẹ sẽ trải nghiệm những thay đổi tuyệt vời của cơ thể và cảm xúc. Song song với những trải nghiệm tuyệt vời thì cũng có những đổi thay khiến mẹ mệt mỏi, trong đó có hiện tượng nhức đầu. Những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là do:

Hormone thay đổi trong thòi gian thai kỳ

Cân nặng tăng

Lưu lượng máu tăng cao

Ốm nghén

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Tâm lý căng thẳng vì nhịp sống mới

Thiếu ngủ

Ảnh hưởng môi trường sống như tiếng ồn, ánh sáng,…

Và những nguyên nhân khác

Nhìn chung, bà bầu đau đầu thường bị trong 3 tháng đầu nhạy cảm hay vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nhức đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm trạng của mẹ bầu rất nhiều. Có những cách tự nhiên để hạn chế cơn đau đầu, nhưng liệu bà bầu đau đầu nên uống thuốc gì để an toàn cho mẹ và thai nhi?

Thuốc Acetaminophen

Được coi là an toàn nhất trong các loại thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai và em bé, Acetaminophen ngăn chặn các xung động thần kinh đến khu vực não nơi tạo ra tín hiệu đau. Có khá nhiều thương hiệu thuốc cho acetaminophen, và một trong những nổi tiếng nhất là Tylenol.

Khi không được sử dụng đúng cách, acetaminophen có thể gây tổn thương gan ở một số người (có thai hoặc không). Điều này rất có thể xảy ra khi dùng quá nhiều acetaminophen. Một điều bạn nên biết là không nên dùng hơn 4.000 microgam (mg) acetaminophen trong một ngày.

Do đó, hãy luôn đảm bảo rằng hỏi ý kiến bác sĩ khi uống bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, cho dù ngoài tiệm thuốc có nói đây là loại an toàn cho phụ nữ mang thai và ai cũng dùng.

NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, được đánh giá là khá an toàn để dùng chữa cho bà bầu đau đầu khi mang thai. Một số hoạt chất phổ biến như:

Aspirin

Diclofenac

Ibuprofen

Meloxicam

Nhìn chung, nhóm thuốc NSAIDs an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai cho đến tam cá nguyệt thứ ba, theo Tổ chức Chuyên gia Thông tin Sinh lý học (OTIS).

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, hoạt chất ibuprofen có nguy cơ gây ra đóng sớm ống động mạch thai nhi và gây tăng huyết áp động mạch phổi. Liều cao của NSAIDs trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể làm giảm tưới máu của thận thai nhi và làm giảm lượng nước tiểu của thai nhi.

Do đó, một lần nữa, bà bầu đau đầu hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi muốn uống thuốc để chấm dứt tình trạng này.

Nhóm Triptans

Các loại thuốc trong nhóm thuốc triptans theo toa này có hiệu quả nhất đối với chứng đau nửa đầu từ trung bình đến nặng. Triptans hoạt động bằng cách kích thích sản xuất serotonin dẫn truyền thần kinh (hóa học não), do đó làm giảm viêm và co thắt mạch máu.

Bảy chất trong triptans đang được sử dụng để chống lại chứng đau nửa đầu trên thị trường là:

Almotriptan

Eletriptan

Frovatriptan

Naratriptan

Rizatriptan

Sumatriptan

Zolmitriptan

Có một số lo ngại rằng vì triptans hoạt động bằng cách thu hẹp các mạch máu não nên có thể gây thu hẹp các mạch máu cung cấp nhau thai. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy triptans an toàn trong thai kỳ, không có sự gia tăng đáng kể về dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc sảy thai.

Tư vấn sự cho phép và liều dùng từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa và với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn, và mẹ sẽ không bị đau đầu.

Nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ để giảm thiểu mệt mỏi và hồi phục năng lượng.

Vận động thể chất thường xuyên để tăng cường sức khoẻ

Môi trường sống thoải mái, ít tiếng ồn và ánh sáng chói chang. Hạn chế ở những nơi qúa nóng hay có mùi hương gay gắt, điều này cũng góp phần khiến mẹ bỉm sữa đau đầu.

Ngoài thắc mắc “Bà bầu đau đầu nên uống thuốc gì?” thì mẹ và gia đình cũng nên để ý đến những biểu hiện kèm theo đau đầu gây nguy hiểm cho thai phụ. hãy lập tức đến bệnh viện hay cơ sở y tế nếu đau đầu đi kèm theo những hiện tượng sau:

Sốt cao

Ngất xỉu

Đau răng

Tầm nhìn không rõ

Đau đầu một cách dữ dội và kéo dài hơn vài giờ

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bạn đang đọc nội dung bài viết 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!